Câu 12: Nêu tóm tắt và phân tích nguồn gốc tư tưởng HCM?

Câu 12: Nêu tóm tắt và phân tích nguồn gốc tư tưởng HCM?

A/KHÁI NIỆM TTHCM : Khái niệm tư tưởng : Trong thuật ngữ TTHCM, " tư tưởng" là 1 hệ thống ~ quan điểm, quan niệm, được xây dựng trên 1 nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của 1 g/c , 1 dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định & quay trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.1 người xứng đáng là 1 nhà tư tưởng, theo Lênin khi người đó biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị - sách lược, các vấn đề về tổ chức, về ~ yếu tố vật chất của phong trào không phải tự phát.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: Khái quát khái niệm TTHCM, Báo cáo chính trị Đại hội IX (tháng 4/2001) khẳng định: "TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện & sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, là kết quả của sự vận dụng & phát triển sáng tạo CN Mác Lênin, vào đk cụ thể nước ta, đồng thời là kết tinh tinh hoa dân tộc & trí tuệ thời đại về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, bao gồm: •Tư tưởng HCM về dân tộc và Cách Mạng giải phóng dân tộc. •Tư tưởng HCM về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. •Tư tưởng HCM về Đảng Cộng Sản Việt Nam. •Tư tưởng HCM về Đại Đoàn Kết dân tộc. •Tư tưởng HCM về Quân sự. •Tư tưởng HCM về Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. •Tư tưởng HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. •Tư tưởng đạo đức HCM. •Tư tưởng nhân văn HCM. •Tư Tưởng văn hóa HCM.

B/ NGUỒN GỐC : Cơ sở khách quan : a/Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng HCM: - Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: + Phong kiến đang trên đà suy thoái, triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội đối ngoại bảo thủ, phản động,bế quan toả cảng, làm đất nước ta đã suy yếu càng trở lên suy yếu hơn không đủ tiềm lực để chống đỡ các thế lực xâm lăng nước ngoài. + Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều Nguyễn nhanh chóng bị khuất phục .Các cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển & phân hoá, g/c công nhân, tầng lớp tiểu tư sản & tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra ~ tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước giải phóng dân tộc VN đầu thế kỷ XX. + Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu nho học tiến bộ,tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã cố gắng tổ chức & vận động cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo mục tiêu và phương pháp mới. Song chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập của Phan Bội Châu đã thất bại. Chủ trương "Ỷ Pháp cầu tiến bộ", khai thông dân trí,nâng cao dân khí trên cơ sở đó mà lần lần tính chuyện giải phóng...của Phan Chu Trinh cũng không thành công. - Bối cảnh quốc tế : + CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. CNTB đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. + Năm 1917 cách mạng T10 Nga thành công đã làm "thức tỉnh các dân tộc châu Á",lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người và trở thành tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức" mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc"(Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia,Hà Nội,2002, t.8, tr 562). + Tháng 3-1919 Quốc tế Cộng Sản ra đời làm cho phong trào công nhân trong các nước tư bản phương Tây & phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. b/Những tiền đề tư tưởng - lý luận: - Giá trị truyền thống dân tộc : + Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam : Đại Hội II(2/1957) HCM khẳng định: "Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". +Tinh thần nhân nghiã & truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái: Truyền thống này bắt nguồn từ yêu cầu chống thiên tai thường xuyên của dân tộc. Kế thừa nâng cao truyền thống này trong quá trình Cách mạng, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ, Đảng viên, Nhân dân ta phải thực hiện bốn chữ: Đồng lòng, Đồng sức, Đồng tình, Đồng minh. +Truyền thống thông minh, sáng tạo, cần cù, nhẫn nại trong sản xuất và chiến đấu. +Truyền thống hiếu học, cầu tiến, hòa hợp, lạc quan yêu đời: Luôn sẵn sàng đón nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tư tưởng bài ngoại, thủ cựu, hẹp hòi, cực đoan đều xa lạ với truyền thống con người Việt Nam, Bác Hồ là biểu hiện sống động của truyền thống tốt đẹp này. - Quê hương và gia đình : + HCM sinh ra trong một gia đình Nho học, có nề nếp gia phong mẫu mực,có truyền thống hiếu học..., Cụ Nguyễn Sinh Sắc có tư tưởng yêu nước, thương dân, cuộc đời cụ Phó bảng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách & tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. + Quê hương :Nghệ Tĩnh, huyện Nam Đàn, làng Kim Liên có truyền thống cách mạng đậm nét, yêu nước, chống ngoại xâm. Quê hương của Người có nhiều anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu....Bản thân anh trai, chị gái của Bác cũng tham gia chiến đấu dũng cảm. Khi còn học ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, điều đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. - Tinh hoa văn hóa nhân loại : Người viết: "Đức Phật là đấng từ bi cứu nạn cứu khổ. Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phép biện chứng. Chủ Nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách Tam dân thích hợp với ta. Khổng Tử, Giê Su, Mác, Đức Phật, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm đó sao? Các vị ấy đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu các vị ấy còn sống trên cõi đời này, nếu các vị ấy hợp lại một chỗ, tôi tin rằng các vị ấy nhất định sẽ sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân nhất.Tôi nguyện là học trò nhỏ của các vị ấy." +Trước khi ra đi tìm đường cứu nước , Hồ Chí Minh đã được trang bị & hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn.Trên hành trình cứu nước , Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu tri thức của mình phục vụ cách mạng VN. +Văn hóa phương Đông : —Nho giáo: HCM coi trọng kế thừa & phát triển những mặt tích cực của Nho giáo( triết học hành động, hành đạo, giúp đời, triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính, đề cao văn hóa, đạo đức, lễ giáo, nhân nghĩa..). Người phê phán những hạn chế, tiêu cực của Nho giáo như tư tưởng đẳng cấp, quân tử, tiểu nhân, coi khinh phụ nữ, ... —Phật giáo: Người tiếp thu tư tưởng vị tha, Chân,Thiện, từ bi, cứu nạn, cứu khổ, thương người như thể thương thân,sống đạo đức, trong sạch giản dị, chăm làm điều thiện. —Người tiếp thu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) +Văn hóa phương Tây : —30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, HCM sống chủ yếu ở châu Âu nên Người chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây. —Từ khi còn học ở trường Quốc Học Huế , Nguyễn Tất Thành đã được làm quen với văn hóa Pháp.(Từ tuổi 13 tôi đã được nghe đến các từ : Tự do, bình đẳng , bác ái).Khi sang Pháp, Người ham mê lịch sử và tìm hiểu về cuộc đại cách mạng Pháp 1789 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. —Khi sang Mỹ , Người tìm hiểu về Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 của Mỹ với tư tưởng dân chủ , về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. —Khi làm việc ở Paris - thủ đô chính trị của Pháp và là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu , Người cũng tiếp thu tư tưởng của những Nhà khai sáng Pháp như : Voltaire, Rousso, Montesquieu. —Ngoài ra Người còn hấp thu tư tưởng dân chủ và hình thành phong cách dân chủ : tự do hội họp, tham gia đảng phái, trình bày quan điểm của mình trước dư luận...cách làm việc dân chủ trong các câu lạc bộ hay sinh hoạt chính trị của Đảng XH Pháp. —Người tiếp thu lòng nhân ái, hi sinh cao cả của Thiên chúa giáo. - Chủ nghĩa Mac - Lenin : + Chủ nghĩa Mac - Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM. +HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mac - Lenin trên nền tảng của tri thức văn hóa tinh túy được hấp thu có chọn lọc và 1 vốn chính trị, hiểu biết phong phú được tích lũy qua thực tiễn. +Người đã tiếp thu Chủ nghĩa Mac - Lenin và vận dụng 1 cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta.

Nhân tố chủ quan : - Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh: Là người có đầu óc thông minh sáng suốt, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, học vấn uyên bác, năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp sâu sắc. -Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn : +Có sự khổ công học tập, rèn luyện nhằm chiếm lĩnh vốn trí thức đồ sộ của nhân loại, tiếp thu kinh nghiệm, bề dày của phong trào cộng sản và chủ nghĩa quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc. +Có tấm lòng yêu nước, thương dân, thương yêu những con người cùng khổ vô bờ bến, một chiến sĩ cộng sản quả cảm, nhiệt thành sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc, nhân dân, dân tộc và nhân loại. +Có ý chí nghị lực kiên cường, những phẩm chất được tôi luyện đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc, thời đại thành những tư tưởng đặc sắc độc đáo của mình.

ðTóm lại : Tư tưởng HCM có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc , tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là Chủ nghĩa Mac - Lenin thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn của Người.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: