Câu 12: Khiếu kiện hành chính

Câu 12: Khiếu kiện hành chính

a/ Khái niệm KKHC

Về mặt pháp lí, cho đến nay vẫn chưa có 1 VBPL nào cho ta định nghĩa về khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng thuật ngữ " KKHC", tại pháp lệnh 1996 và việc sử dụng của các luật gia, các nhà khoa học thì nó đc hiểu theo 2 cách:
Theo nghĩa hẹp, KKHC đc hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị QPHC, HVHC xâm phạm. Với ý nghĩa này thì khái niệm KKHC đồng nhất vs khái niệm khởi kiện hành chính.

Theo nghĩa rộng, KKHC là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại đến cơ quan hành chính NN có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị QHHC và HVHC xâm phạm

KKHC là sự biểu hiện của tranh chấp HC phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lí NN giữa 1 bên là cơ quan NN, ng có thẩm quyền trong cơ quan NN vs 1 bên là các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ PLHC

b/ tính chất KKHC

KKHC có những tính chất như: Tính khách quan, tính lệ thuộc vào chính trị và hthong' chính trị, Tính hệ thống, thứ bậc, Tính bảo đảm bằng pháp luật

Tính khách quan:

KKHC là sự việc mang tính chất khách quan trong quá trình quản lí NN của mỗi quốc gia, ko phụ thuộc vào hình thức chính thể và chế độ chính trị của quốc gia đó. bởi lẽ về mặt lí luận, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lê thì mâu thuẫn chính là động lực của sự phát triển, mà KKHC là 1 sự thể hiện mâu thuẫn của các chủ thể tham gia vào quan hệ PLHC. Về mặt thực tiễn thì những sơ suất, sai sót của cơ quan NN, những bất cập của bộ máy hành chính là những vấn đề khó tránh khỏi khi tác nghiệp. Mặt khác, vs sự phát triển không ngừng của xã hội thì mỗi một thao tác hành chính trong thực tế cũng luôn chứa đựng các yếu tố không phù hợp, dù rất nhỏ và ngay bản thân các chủ thể là đối tượng bị quản lí khi tham gia vào quan hệ hành chính cũng luôn đòi hỏi nhận đc 1 sự quản lí hoàn hảo, mà sự hoàn hảo thì luôn mang tính tương đối

Luôn tồn tại vs tư cách là 1 thực thể khách quan, KKHC đòi hỏi các quốc gia không đc phủ nhận mà phải nhìn nhận và có các hình thức, biện pháp tổ chức giải quyết các khiếu kiện này 1 cách hợp lí, hiểu quả nhằm làm lành mạnh hóa các QHPL hành chính, thúc đẩy XH phát triển theo đúng định hướng của nhà cầm quyền

Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

NN nói chung, hệ thống hành chính của NN nói riêng có 2 chức năng: duy trì trật tự chug, lợi ích chung của XH và bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Theo quan điểm của Mác thì chính trị là lĩnh vực thể hiện lợi ích, ý chí của giai cấp thống trị. Như vậy, KKHC trc hết phải phù hợp vs lợi ích của giai cấp cầm quyền, ko làm hại đến lợi ích chung của giai cấp cầm quyền. Ở nc ta, NNCHXHCNVN là NN của dân, do dân và vì dân, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức do ĐCS lãnh đạo. Do đó, KKHC cũng phải đc thực hiện phù hợp vs lợi ích chung của giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động

Tính hệ thống, thứ bậc

Quản lí NN là 1 hệ thống theo thứ bậc chặt chẽ, thông suốt từ trung ương đến địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị, mệnh lệnh và  chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi cơ quan, mỗi cán bộ công chức làm việc trong cơ quan NN đều hoạt động trong phạm vi thẩm quyền đc giao. Do vậy, KKHC cũng phải đc thực hiện theo thứ bậc tương ứng, tức là việc khiếu kiện cũng phải đc thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên trên

Tính bảo đảm bằng pháp luật

QHPLHC là 1 QHPL ko bình đẳng giữa 1 bên là các CQHCNN, ng có thẩm quyền trong CQHCNN thực hiện chức năng quản lí NN vs bên kia là các cá nhân, cơ quan tổ chức là đối tượng bị quản lí phải tuân thủ các quyết định quản lí, hành vi quản lí của chủ thể quản lí theo nguyên tắc phục tùng. Do đó để đảm bảo quyền KKHC của ng khiếu kiện và bảo đảm trật tự của quản lí NN, việc KKHC phải đc quy định bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: