Câu 11. Trình bày mục tiêu và quan điểm cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị

Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới.
a, Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị.
Mục tiêu
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội VII thông qua đã xác định: Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Văn kiện Đại hội VII của Đảng cũng khẳng định: Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị.           Quan điểm
Một là, dùng khái niệm “hệ thống chính trị” thay cho khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản và khái niệm làm chủ tập thể được sử dụng trong các giai đoạn trước đây.
Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Năm là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b, Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị.
Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị
Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, vấn đề mấu chốt nhất và cũng khó khăn nhất là đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, khắc phục cả hai khuynh hướng thường xảy ra trong thực tế: hoặc Đảng bao biện,  làm thay, hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ đối với các mặt của công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức hoạt động của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị  (HTCT) phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ  chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.
Đối mới phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.
Xây dựng Nhà nước trong hệ thống chính trị
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử, nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới hơn quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.
Đẩy mạnh cải các hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.
Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.
Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Thực hiện tốt luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, luật Thanh niên, Luật Công đoàn… Quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị- xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
Đổi mới hoạt động của Mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức; nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: