Cau 11 CSVH
Câu 11: Những đặc điểm mối quan hệ Làng- Nước ở VN
Trả lời:
Quốc gia đối với người VN nông nghiệp là Đất người dân cày cấy trồng và Nước nuôi cây lua." Đất nước" là 1 thể quân bình âm dương, nhưng vì Vn thiên về âm tính nên 1 nước không thôi cũng đủ đại diện. Nước là đơn vị thứ 2 sau làng, từ làng đến nước. Người VN có từ ghép " làng nước" và xử sự theo câu tục ngữ "sống ở làng, sang ở nước".
1. Trong hệ thống tổ chức XHVN, đơn vị trung jan jữa làng và nước( cấp vùng, tỉnh) là không quan trọng. Thể hiện ở chỗ:
a. Tên gọi đơn vị trung jan này luôn thay đổi: bộ, quận, châu, lộ, dao, thừa tuyên, trân, dinh, doanh, tỉnh.
b. Địa giới cũng không ổn định:
+Thời Hùng Vương có 15 bộ
+Đầu thời Bắc thuộc 9 quận
+Cuối thoài Bắc thuộc 12 châu
+Thời Lí - 24 bộ
+Thời Trần - 12 lộ
+Thời Lê - 5 đạo
+Thời Lê Thánh Tông - 12 thừa nguyên
+Thời Gia Long - 23 trấn
+Thời Minh Mạng - 4 tỉnh
Ngày nay, diện mạo các tỉnh vẫn thường xuyên biến động( lúc nhập, lúc tách).
Con người VN sống trong tập thể nhỏ là làng nhưng để chống lũ lụt và chống ngoại xâm thì fải tập hợp nhau thành nước. Bởi vậy, đối với VN, quốc gia và ranh giới quốc gia là rất đỗi thiêng liêng với đặc trưng nổi bật nhất: ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc. Cũng vì vậy mà người VN ít quan tâm đến những vấn đề quốc tế( nông dân quan tâm đến việc làng, thờ ơ với việc ngoài làng)
2. Nước là sự mở rộng của làng. Chức năng nhiêm vụ của npóc cũng jống như của làng - ứng fó với môi trường tự nhiên và ứng fó với môi trường XH nhưng khác nhau về qui mô.
Ứng fó với môi trường tự nhiên ở fạm vi làng là liên kết lại để sản xuất cho kịp thời vụ, thì ở fạm vi quốc gia là chống thiên tai, đặc biệt là ứng fó với lũ lụt. Đông Nam Á là vùng sông nước, lũ lụt thiên tai ghê gớm. Từ khi lập quốc, chống lũ lụt là nhiệm vụ hàng đầu của quốc ja, sự sinh tồn của dân tộc. Lịch sử VN là lịch sử đắp đê: truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh.
Ứng fó với môi trường xã hội, ở cấp độ làng là chống trộm cướp, phạm vi quốc gia là chống jặc ngoại xâm. Do vị trí địa lí đặc biệt của mình, VN liên tục fải đối fó với nạn ngoại xâm: Truyền thuyết Thánh Gióng.
3.Việc chống ngoại xâm đòi hỏi fải có tinh thần đoàn kết toàn dân và lòng yêu nước. Hai điều kiện này là sản fẩm của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã.
Khởi nguồn từ cuộc sống nông nghiệp, tính cộng đồng coi mọi người như chị em trong nhà đã chuyển thành ý thức cộng đồng fạm vi quốc ja: " Bầu ơi thương lấy...." Tính cộng đồng trong fạm vi làng là cơ sở tạo nên tính đồng nhất trong nhiều lĩnh vực: dân tộc, đồng nghiệp, đồng hương... và dẫn tới sự đồng nhất trong fạm vi quốc ja: đồng bào( sinh ra từ cùng 1 bọc trứng). Tinh thần đoàn kết toàn dân từ đó mà ra.
Phương diện tự trị, làng xã và quốc ja mang tính khép kín dẫn đến ý thức quốc ja rất mạnh. Vì vậy nảy sinh xu hướng quốc ja chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩ cực đoan. Giốnh như người bỏ làng ra đi bị xem là dân ngụ cư, bị khinh rẻ, người VN truyền thống có tâm lí xem việc bỏ quê hương ra nước ngoài sinh sống là việc tày trời, nhiều khi bị xem là 1 sự fản bội, 1 trọng tội => ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt.
4. Sự khác biệt cơ bản của tổ chức quốc ja so với tổ chức làng xã ở chỗ: Ở fạm vi nhỏ, mọi người quen biết nhau thì cách tổ chức tốt nhất là sống theo tình cảm. Nhưng khi ra fạm vi lớn, dân đông hơn mà lại không quên biết nhau thì việc tổ chức và quản lí đòi hỏi fải chặt chẽ hơn, tức là fải tăng cường chất dương tính hơn.
a. Tổ chức bộ máy:
+ Thời Hùng Vương, dưới vua có Lạc hầu, thay mặt vua jải quyết các công việc trong nước. Dưới Lạc hầu là Lạc tướng đứng đầu các bộ. Dưới bộ là các làng đứng đầu là jà làng.
+ Lí Bí sau khi lên ngôi tổ chức triều đình thành 2 ban văn võ.
+ Ngô Quyền xưng vương mùa xuân 939, đặt ra các chức quan văn võ, qui định các nghi lễ trong triều và màu sắc lễ fục của quan lại các cấp.
+ Từ khi Lí Công Uẩn lên ngôi vua(1010) nhà nước ngày càng được tổ chức qui mô, chặt chẽ và hoàn chỉnh hơn: đứng đầu là vua, gồm có trên là các nhóm cận thần: các chức tam thái( Thái sư, Thái fó, Thái bảo) và tâm thiếu (thiếu sư, thiếu fó, thiếu bảo) lo về việc văn, các chức Thái uý và Thiếu uý lo việc võ. Ở dưới là 2 ban văn võ với đủ các chức vụ cụ thể.
Năm 1070, nho jáo được chính thức đưa vào và ngày càng fát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tổ chức xã hội VN để quản lí nội bộ và ứng fó bên ngoài.
+ Quan chế các đời sau chủ yếu dựa vào thoài Lí, có điều chỉnh và mở rộng:
- Đời Trần, đặt thêm chức Tam tư( tư đồ, tư mã, tư không)
- Đời Lê Thái Dân(1459) các ban văn võ theo lối Trung Hoa mà tổ chức thành lục bộ đứng đầu là quan thượng thư:
Bộ Lại coi việc quản lí quan lại và bộ máy nhà nước
Bộ Lễ coi việc lễ tiết, thi cử học hành
Bộ Hộ coi việc kinh tê
Bộ Binh coi việc quân sự
Bộ Hình coi việc fáp luật
Bộ Công coi vịêc xây dựng, kiến thiết.
Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên trách như: Hàn lâm viện lo biên soạn văn thư, Quốc tử jám lo đào tạo quan lại từ con em jới cầm quyền, Khâm thiên jám coi thiên văn lịch fáp, Thái y viện lo thuốc men, Cơ mật việc tư vấn cho vua vịêc hệ trọng
b. Pháp luật: 1 công cụ của nhà nước, ít nhiều mang tính tập tục, tập quan fáp nhưng khá nề nếp, qui củ.
+ Trong lời tâu của Mã viện gửi vua Hán Quang Vũ sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:" Luật của dân Việt khác luật của dân Hán đến hơn 10 điều".
+ Đinh Tiên Hoàng nâng cao hiệu lực của fáp luật bằng cách định ra hình fạt hà khắc như nấu trong vạc lớn, cho hổ dữ nuôi ăn thịt...
+ Thời Lí có bộ luật Hình thư gồm 3 quyển do Lí Thái Tông ban hành năm 1042.
+Thời Trần có bộ quốc triều hình luật gồm 6 quyển do Lê Thánh Tông - 1489 (luật Hồng Đức)
+ Đời Nguyễn có bộ luật Gia Long - 1815 sau trở thành Hoàng Triều luật lệ
Đến nay chỉ còn jữ được luật Hồng Đức và Gia Long đều ra đời vào thời kì Nho jáo là quốc jáo => chịu ảnh hưởng của luật Trung Hoa
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top