câu 1 TTHCM
Câu 1. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM
1. Cơ sở khách quan
1.1 Điều kiện lịch sử xã hội
- Bối cảnh Việt Nam từ cuối thể ký XIX đầu thế kỷ XX
Người lớn lên và sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động. Trong nước chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách đối nội đối ngoại bảo thủ phản động: tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân. Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đã ký các hiệp ước đầu hàng thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên đất nước ta
Đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” do các sĩ phu văn than lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Điều này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước hoàn cảnh nhiệm vụ của lịch sử
Sự khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã kiheen cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa và chuyển biến rõ rệt, giai cấp công nhân, tiểu tư sản và tư sản xuất hiện tạo ra tiền đề bên trong phong trào yêu nước giải phóng dân tộc
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu nhu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tổ chức vận động cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp. Song chủ trương của hai bậc tiền bối đã đều thất bạ. Còn con đường của Hoàng Hoa Thám thì đã mang nặng “cốt cách phong kiến” chưa phải là hướng đi đúng đắn. Từ đó, phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn thắng lợi thì cần có một con đường mới
- Hoàn cảnh thế giới bây giờ
Lịch sủa thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biến đổi hết sức to lớn. Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang độc quyền và thống trị trên pham vi toàn cầu. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của nhân dân thuộc địa
Các cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước TBCN cuổi thế kỷ XIX đầu TK XX đã dẫn đến một cao trào cách mạng thế giới và đỉnh cao là cách mạng tháng Mười Nga 1917
Cuộc cách mạng này đã lật đổ nhàn nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Việt – mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người và đã thức tỉnh các dân tộc châu Á cũng như toàn thế giới. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (1922). Tiếp đó là sự ra đời của quốc tế Cộng sản (3-1919) đã làm cho phong trào công nhân ở các nước có được mối quan hệ mật thiết với nhau cùng đấu tranh chống CNDQ
1.2 Những tiền đề về tư tưởng lý luận
- Giá trị truyền thống của dân tộc
Những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc VN đã được hình thành từ lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời và trở thành tiêu để tư tưởng xuất phát hình thành tư tưởng HCM. Đó là truyền thống yêu nước kiên trì bất khuất, lòng nhân nghĩa, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, thông minh, tìa sáng tạo
Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống tư tưởng tình cảm cao quý nhất. Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc dục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước đấu tranh giải phóng dân tộc. CŨng chính từ thực tiễn đó HCM đã đúc kết thành chân lý “dân ta cố một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
Đó là sự kết hợp giữa các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với thành tựu văn hóa phương Tây để góp phân hình thành các nhân cách văn hóa HCM
Văn hóa phương Đông đối với HCM là sự chắt lọc lấy nhưng gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, trong tư tưởng của Lào Tử, Mạc Tử, Quản tử… Người còn tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Về Phật giáo, HCM tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người… là nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị. Không những thế người còn tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tâm Dân của Tôn Trung Sơn
Cùng với tươn trưởng triết học phương Đông, HCM còn nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Nhìn chugn lại, trên hành trình yêu nước HCM đã tự làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại. Cngf với đó là sự suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa, đổi mới vận dụng và phát triển
- Chủ nghĩa Mác – Lênin
HCM đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Leenin trên nền tảng của tri thức văn hoa tinh túy được chắt lọc và một vốn chính trị, hiểu biết vô cùng phong phú được Người tích lũy qua thực tiễn hoạt đống đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc khỏi áp bức nô lệ
Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Mác – Lênin, HCM đã dần tiến tới những nhận thức lý tính trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn để rồi tiếp thu học thuyết của họ một cách có chọn lọc, không sao chép giáo điều. Người tiếp thu bằng cách năm lấy tinh thần bản chất để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top