Cau 1 TT.HCM
1.Trình bày điều kiện xã hội và nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Bối cảnh lịch sử xã hội hình thành tư tưởng HCM:
Bối cảnh xã hội Việt Nam
• Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội Phong kiến độc lập, nông nghiệp lạc hậu.
• 1858: Pháp xâm lược VN sau gần 30 năm dùng sức mạnh quân sự, đến gần 1884 chúng nắm trọn quyền cai trị nước ta, chúng áp dụng chính sách cai trị: chuyên chế về chính trị, độc quyền về kinh tế, ngu dân về văn hóa, hậu quả là dân tộc thì mất độc lập, tự do, người lao động sống trong cảnh bần hàn cực khổ, Việt Nam đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Xã hội Việt Nam xuất hiện các mâu thuẫn mới trên nền mâu thuẫn cũ.
• Các nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam về ý thức hệ và đường lối cứu nước: từ khi Pháp xâm lược nhân dân ta vùng lên đánh Pháp, nhiều phong trào yêu nước tiêu biểu kiểu phong kiến như phong trào "Cần Vương" của Tôn Thất Thuyết, phong trào yêu nước chống Pháp của Hòang Hoa Thám..., phong trào yêu nước chống Pháp của nhạn dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục hội...nổ ra rồi đều thất bại.
Cách mạng Việt nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong phong trào yêu nước của dân tộc, Người sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc, đó là: Các phong trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn Tất Thành sớm nảy ra ý định đi tìm đường cứu nước. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Bối cảnh quê hương và gia đình
• Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước , cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà Nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc
• Quê hương Nghệ Tĩnh, Nam Đàn giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, đó cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung; các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,...
• Khi được học ở Huế, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Bối cảnh của thời đại
• Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị là thời đại mà CNTB từ giai đọan tư do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn Tư bản độc quyền, tức Chủ nghĩa đế quốc, hình thành hệ thống thuộc địa. Xuất hiện các mâu thuẫn của thời đại:
+Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa.
+Mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản ở các nước phát triển.
+Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu.
• Chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.
• Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, mở ra thời đại mới; sự hình thành Quốc tế Cộng sản(3/1919) - trung tâm chỉ đạo cách mạng thế giới có ý nghĩa đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Bước ngoặt tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người tiếp xúc với luận cương của Lênin, đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.
• Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính nhằm tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam và do lịch sử của cách mạng Việt Nam quy định.
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng, truyền thống văn hóa VN
Tư tưởng văn hóa truyền thống VN là khởi điểm và là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi người dân VN đặc biệt là đối với Bác Hồ.
Một số nội dung ảnh hưởng đến tư tưởng HCM:
+ CN yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, tinh thần đấu tranh bất khuất cho nền độc lập, tư chủ của dân tộc.
+ CN nhân văn, tinh thần đòan kết ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa nước
+ Truyền thống hiếu học và giữ gìn văn hóa dân tộc
+ Truyền thống lạc quan yêu đời, trong khó khăn không nản chí, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hòan thành nhiệm vụ.
Tinh hoa văn hóa nhân lọai:
Tư tưởng văn hóa phương đông
+ Nho giáo: HCM đã khai thác, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Những mặt tích cực của Nho giáo là: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời; đó là lý tưởng về một xã hội bình trị; là triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính; đề cai văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.
+ Phật giáo: Vào VN từ rất sớm, ảnh hưởng sâu sắc trong nhận thức của nhân dân. những mặt tích cực của Phật giáo:
1. Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân
2. Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
3. Tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp
4. đề cao lao động, chống lười biếng
Những mặt tích cực của Phật giáo VN đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà Nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Chủ nghĩa Tam dân: của Tôn Trung Sơn, Bác tìm thấy trong đó "những điều thích hợp với điều kiện nước ta"
Tư tưởng và văn hóa phương Tây:
Tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp, tư tưởng của các nhà khai sáng. Tư tưởng tự do bình đẳng trong Tuyên ngôn 1791 của Đại cách mạng Pháp.
Tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ, tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn Độc lập 1776
Thiên Chúa giáo.
Chủ nghĩa Mac Lenin, cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của HCM
Cơ sở:
- từ vốn hiểu biết rất sâu rộng về VH VN, văn hóa phương Đông và VH phương tây, Người từ đỉnh cao của chủ gnhĩa yêu nước VN, từ khát vọng cháy bỏng về tìm con đường cứu nước cho dân tộc và qua chục năm bôn ba đi qua rất nhiều nước trên thế giới, Người nắm linh hồn của học thuyết MácLênin
- Thời điểm làm chuyển biến về chất tư tưởng của Bác, đó là vào tháng 7/1920, Bác đọc được tác phẩm sơ thảo lần 1 những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, tác phẩm nàylàm cho Người cảm động, sung sướng, tin tưởng và sang tỏ vì đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc.
12/1920, ngưới tham gia sáng lập ĐCS Pháp, tán thành ĐCS Pháp gia nhập QT3, Người trở thành Đảng viên đầu tiên của ĐCS Pháp, Người khẳng định dứt khóat muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì không có con đường nào khác ngòai con đường giải phóng dân tộc.
Một số nội dung tác động làm thay đổi về chất tư tưởng của Bác:
- thế giới quan và nhân sinh quan, đặc biệt là phương pháp khoa học khi xem xét giải quyết vấn đề gì phải đảm bảo tính lịch sử, hiện đại và phát triển.
- con đường giải phóng dân tộc gắn độc lập dân tộc với CNXH theo thời đại mới
- quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và dùng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền
- lí luận xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin
- lí luận cách mạng không ngừng về xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc
- chính sách kinh tế mới của Lênin
Những nhân tố thuộc về cá nhân của Bác Hồ
- Tư tưởng HCM là một sản phẩm cụ thể của một con người cụ thể Nguyễn Ái Quốc, HCM vì vậy cần chú ý đến cốt cách cá nhân, tinh thần, nghị lực, trí tuệ của Bác.
- quyết tâm rất cao, đi nhiều hiểu rộng, học tập không ngưng nghỉ để có được trí tuệ tối cao, một khả năng tư duy sắc bén
- tư duy độc lập, tự củ, sáng tạo, khả năng tiếp thu nhanh nhạy và đúng những tri thức, kinh nghiệm, lịch sử phong phú của dân tộc và nhân lọai
- khả năng xử lý chuyển hóa những tri thức của nhân lọai thành tri thức của bản thân
- vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đó một cách phù hợp sáng tạo vào 1 không gian, thời gian, tình hình phù hợp không xơ cứng máy móc giáo điều
- tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng, một trái tim, một khối óc vì nước vì dân
Tóm lại: CN Mac Lenin là cơ sở chủ yếu nhất của tư tưởng HCM, đồng thời với CN yêu nước, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa văn hóa nhân lọai đã được tổng hợp qua trí tuệ sáng suốt và nhân cách vĩ đại của Người góp phần hình thành nên tư tưởng HCM
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top