CÂU 1 ROSTOW
CÂU 1
Hãy nêu nội dung các giai đoạn phát triển kinh tế của ROSTOW , theo bạn nền kinh tế nước ta đang ở giai đọan nào theo mô hình của ROSTOW
Walt.Witman.Rostow (1916-2003) nhà lịch sử kinh tế người Mĩ trong cuốn "Các giai đoạn phát triển kinh tế" (1960) đã phân tích theo tiến trình lịch sử phát triển từ những bước khởi đầu của các nền kinh tế. Lý thuyết này còn có các tên gọi là "Mô hình suy diễn lịch sử" hoặc "Lý thuyết cất cánh". Theo tác giả, các quốc gia trong quá trình phát triển có thể trải qua 5 giai đoạn và có thể có giai đoạn thứ 6.
Giai đoạn 1 - Xã hội truyền thống cũ: Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học, công nghệ tiền Newton với những đặc trưng:
Nông nghiệp là chính mang nặng tính tự cung, tự cấp; năng suất thấp; kỹ thuật lạc hậu, thủ công là chính; Tích lũy nhỏ và không ổn định; Hoạt động xã hội kém linh hoạt, tập tục lạc hậu đang đè nặng lên các hoạt động kinh tế xã hội.
Giai đoạn này kinh tế xã hội vẫn có đi lên, nhưng chậm chạp.
Cơ cấu ngành lấy nông nghiệp làm căn bản. Do vậy đi nhanh ra khỏi giai đoạn này là khó khăn, lâu dài không chỉ do các vấn đề kinh tế mà do các vần đề thể chế.
Giai đọan 2 - Chuẩn bị cất cánh: Giai đoạn này được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống cũ và cất cánh. Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là:
- Những hiểu biết về khoa học - kỹ thuật đã bắt đầu được ứng dụng vào trong các ngành; giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù hợp với sự phát triển; Cầu đầu tư tăng lên thúc đẩy sự ra đời của hệ thống ngân hàng và các hình thức tín dụng; Trao đổi hàng hóa nội địa và với bên ngoài đã thúc đẩy sự hình thành cơ sở hạ tầng về vận tải và thông tin liên lạc;...
Cơ cấu ngành vẫn là nông - công nghiệp.
Giai đoạn 3 - Cất cánh: Đây đã bước vào giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định.Những yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự cất cánh là:
- Huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết làm cho tỷ lệ tiết kiệm vượt 10% thu nhập quốc dân thuần túy, huy động được vốn đầu tư bên ngoài, để kéo theo sự du nhập, đuổi bắt và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ...vào các ngành, kể cả nông nghiệp...
- Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, tăng trưởng cao, ổn định; kéo theo sự thay đổi các ngành và các lĩnh vực khác...
- Hợp tác hóa, thương mại hóa, đô thị hóa phát triển nhanh...
Cơ cấu ngành của giai đoạn này là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 20-30 năm.
- thương mại hóa đã tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của người dân
- các lực cản cho xh bị đẩy lùi.
- hệ thống luật pháp và chính sách thuận lợi cho thúc đẩy tăng trưởng
Giai đoạn 4 - Trưởng thành về kinh tế:
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là:
- Tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, chiếm khoảng 20% thu nhập quốc dân thuần túy;
- Khoa học công nghệ được sáng tạo, du nhập và chuyển hóa nhanh vào trong tất cả các ngành, lĩnh vực, của đời sống kinh tế - xã hội;
- Nền kinh tế "hòa mạng" có hiệu quả với kinh tế thế giới. Các nước biết tận dụng lợi thế so sánh trong sản xuất, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh.
- Xuất hiện những ngành công nghiệp mới (luyện kim, hoá chất…)
Giai đoạn này kéo dài khoảng 60 năm.
- Cơ cấu ngành giai đoạn này là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Giai đoạn 5 - Tiêu dùng cao: Trong giai đoạn này có 2 xu hướng cơ bản:
Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, kéo theo cầu hàng hóa dịch vụ chất lượng cao tăng lên.
Thứ hai, thay đổi trong cơ cấu lao động:
- Nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao và dân cư tăng nhanh ở khu vực thành thị.
- Các chính sách hướng vào tăng phúc lợi xã hội, kích thích tiêu dùng hàng lâu bền, chất lượng cao và giảm bớt bất bình đẳng.
- Đa dạng hóa nền kinh tế.
Theo tác giả, đây là giai đoạn lâu dài nhất, nước Mĩ có thể phải mất 100 năm để hoàn thành cơ bản giai đoạn này. Cơ cấu ngành có thể là dịch vụ - công nghiệp.
Ngoài 5 giai đoạn trên đây, tác giả còn dự báo nhưng chưa đưa vào phân tích là có thể có giai đoạn 6 với tên gọi "Theo đuổi chất lượng cuộc sống".
Vì tăng trưởng là một quá trình liên tục nên chúng ta khó có thể phân biệt được Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào của thuyết tăng trưởng Rostow. Chúng ta chỉ có thể tạm gọi là giai đoạn chuẩn bị cất cánh: từ năm 2001- 2005 đánh dấu sự thay đổi về chất để tham gia vào AFTA. Năm 2006, việt nam trở thành thành viên của WTO. Từ năm 2006- 2010 là giai đoạn nền tảng cho công nghiệp hóa, áp dụng những biện pháp mới trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế tạo, xuất hiện những cơ chế tài chính như; ngân hàng, cải thiện các phương giao thông vận tải để mở rộng thương mại, đã có tầng chủ xí nghiệp có khả năng thực hiện đổi mới cơ cấu hạ tầng sản xuất. Bắt đầu xuất hiện những khu vực có tác động lôi kéo nền kinh tế. Từ năm 2010- 2020 Việt Nam cố gắng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, xây dựng thành một nước công nghiệp
Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu và tiến bộ cả về kinh tế và về xã hội mà nước ta đạt được là rất cao, nước ta đang chuẩn bị những nguồn lực cần thiết để bước vào giai đoạn cất cánh (giai đoạn 3) giai đọan phát triển hiện đại và ổn định. Tuy nhiên, lý thuyết các giai đoạn tăng trưởng của Rostow chỉ nhấn mạnh tăng trưởng mà không chú ý tới quan hệ chính trị – kinh tế giữa nước phát triển chậm, thể chế và quan hệ quốc tế vượt khỏi kiểm soát của nước đang phát triển. Vì vậy, Việt Nam cần thận trọng trong việc áp dụng mô hình của Rostow.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top