câu 1:phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của cương lĩnh 1
Câu 1: Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên?
1. Hội nghị thành lập đảng:
- Ngày 27/10/1929 Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản An Nam tài liệu về việc cần thiết phải thành lập một chính đảng cộng sản. Trong tài liệu có ghi “ việc thiếu một chính đảng cộng sản trong lúc phong trào cách mạng Đông Dương đang phát triển là một điều hoàn toàn bất lợi đối với cách mạng Đông Dương”.
- Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan) nghe tin hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị phân liệt làm ba tổ chức, đã trở về nước để triệu tập hội nghị hợp nhất đảng.
- 6/1 – 13/2/1930Hội ng hị hợp nhất đảng đã diễn ra tại bán đảo Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tại hội nghị đã quyết định:
- Đặt tên đảng là Đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt (được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam).
- Bầu ra ban bí thư gồm 9 đồng chí, do đồng chí Trịnh Đình Cử đứng đầu.
- 24/2/1930 Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức nộp đơn xin gia nhập đảng cộng sản Việt Nam.
2. Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên.
a. Chánh cương vắn tắt:
v Phương hướng chiến lược: ‘ làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Cách mạng tư sản dân quyền (có 2 kiểu)
· Kiểu cũ: là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đỗ chế độ phong kiến để thiết lập xã hội TBCN.
· Tư sản dân quyền kiểu mới: là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến để giành ruộng đất cho người cày.
- Cách mạng thổ địa: đó là cách mạng ruộng đất.
- XH cộng sản: giai đoạn đầu của xã hội cộng sản là XHCN.
Như vậy phương hướng chiến lược đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: hoàn thành xong cách mạng tư sản dân quyền (đại hội 2 gọi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) sẽ tiến thẳng lên giai đoạn CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN. Đây là sự vận dụng sáng tạo của cương lĩnh về học thuyết cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin được vận dụng vào Việt Nam và trở thành cách mạng 2 giai đoạn;
; Với việc xác định phương hướng chiến lược như vậy hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng VNam.
v Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
- Trên phương diện chính trị: đánh đổ đế quốc và phong kiến; làm cho nước nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông.
- Trên phương diện kinh tế: thủ tiêu mọi quốc trái; thâu hết mọi sản nghiệp lớn của đế quốc chủ nghĩa giao cho chính phủ công- nông- binh quản lý, tịch thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa giao cho dân cày nghèo; mở mang công- nông- nghiệp; xóa bỏ mọi thứ thuế bất hợp lý; thực hiện ngày làm 8h.
- Trên phương diện văn hóa- xã hội: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo hướng công- nông hóa.
Những nhiệm vụ trên đây bao gồm 2 nội dung: dân tộc dân chủ; nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Trong đó nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
b. Sách lược vắn tắt:
v Lực lượng cách mạng:
- Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày, dựa vào hạng dân cày nghèo để đánh đổ bọn đại địa chủ phong kiến.
- Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tư sản dân tộc, nhân sĩ yêu nước để lôi kéo họ về phía giai cấp vô sản. Còn bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản An Nam bộ phận nào chưa rõ mặt phải cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Còn bộ phận nào chưa rõ mặt phải cách mạng thì phải đánh đổ ( như đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu)
Việc xác định lực lượng cách mạng xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Trong tác phẩm đường cách mạng 1972 Nguyễn Ái Quốc cũng đã khẳng định cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của một hay hai người. Cách mạng chỉ giành thắng lợi khi huy động quần chúng tham gia.
v Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng lấy tư tưởng chủ nghĩa Mác-LêNin làm nền tảng tư tưởng.
cương lĩnh đã xác định đúng vai trò của giai cấp công nhân VN, phù hợp với xu thế cách mạng thế giới và trong nước để đưa cách mạng Vn đi đến thắng lợi.
v Về đoàn kết quốc tế: trong khi tuyên truyền các khẩu hiệu nước AN Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với giai cấp vô sản, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
3. Ý nghĩa ra đời của ĐCS Việt Nam:
- Sự ra đời của ĐCS Việt Nam đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và tình trạng đen tối không có đường ra kéo dài suốt 2/3 thế kỉ.
- Nó đã quy tụ được toàn bộ phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất về chính trị tư tưởng và hành động.
- Chuẩn bị mọi điều kiện cho những thắng lợi oanh liệt có tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam kể từ đó về sau.
- Khẳng định giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top