Câu 1: Phân loại các yếu tố sinh thái. Nêu định luật Shelfod và ứng dụng
Câu 1: Phân loại các yếu tố sinh thái. Nêu định luật Shelfod và ứng dụng.
1. Phân loại các yếu tố sinh thái.
Các yếu tố môi trường là các thực thể hay hiện tượng tự nhiên cấu trúc nên môi trường. Khi chúng tác động lên đời sống của sinh vật mà sinh vật phản ứng lại một cách thích nghi thì chúng được gọi là các yếu tố sinh thái.
Phân loại theo nguồn gốc và đặc trưng tác động:
- Yếu tố vô sinh: các yếu tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí), địa hình và đất.
- Yếu tố hữu sinh: các sinh vật
Ngoài ra, có thể phân loại theo ảnh hưởng của tác động:
- Yếu tố không phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động. Phần lớn các yếu tố sinh thái vô sinh là những yếu tố không phụ thuộc vào mật độ.
- Yếu tố phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của nó phụ thuộc vào mật độ quần thể chịu tác động, chẳng hạn, dịch bệnh đối với nơi thưa dân ảnh hưởng kém hơn so với nơi đông dân. Hiệu suất bắt mồi của vật dữ kém hiệu quả khi mật độ con mồi quá thấp hoặc quá đông… Phần lớp các yếu tố hữu sinh thường là các yếu tố phụ thuộc mật độ.
2. Định luật Shelfod và ứng dụng.
Định luật giới hạn sinh thái Shelfod:
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố sinh thái mà cả vào cường độ của chúng. Đối với mỗi yếu tố, sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống hoặc hoạt động. Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại được.
Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó là giới hạn sinh thái hay trị số sinh thái (hoặc khoảng chống chịu). Còn mức độ tác động có lợi nhất đối với cơ thể gọi là điểm cực thuận (Optimum). Những loài sinh vật khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau, có loài giới hạn sinh thái rộng gọi là loài rộng sinh thái, có loài giới hạn sinh thái hẹp gọi là loài hẹp sinh thái. Như vậy, mỗi một loài có một giá trị sinh thái riêng. Trị sinh thái của sinh vật là khả năng thích ứng của sinh vật thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.
Nếu một loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một yếu tố nào đó thì ta nói loài sinh vật đó rộng với yếu tố đó, chẳng hạn “rộng nhiệt”, “rộng muối”, còn nếu có giới hạn sinh thái hẹo ta nói sinh vật đó hẹp với yếu tố đó, như “hẹp nhiệt”, “hẹp muối”…
Ứng dụng: Biết được giới hạn sinh thái và điểm cực thuận của các sinh vật giúp tăng cường (đối với các loài có lợi) hoặc giảm bớt (đối với loài có hại) sự sinh trưởng của sinh vật tùy theo mục đích bằng cách điều chỉnh các yếu tố sinh thái hoặc chọn loài phù hợp với các yếu tố sinh thái của vùng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top