Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lê-Nin?

+Nội dung định nghĩa vật chất của Lê-Nin:

   -Phương pháp tiếp cận để Lê-Nin định nghĩa:

Phải đối lập phạm trù vật chất và ý thức

Phải trừu tượng hóa được những thuộc tính vốn có của vật chất ở những dạng cụ thể.Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại độc lập với ý thức của con người.

   -Định nghĩa:  Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

+Phận tích nội dung của định nghĩa:

·         Vật chất là một phạm trù triết học:

+ Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực nói chung.

+ Với tư cách là 1 phạm trù triết học thì vật chất chỉ vật chất nói chung là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi, nó khác với dạng vật chất mà khoa học cụ thể nghiên cứu: Đều có giới hạn, sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành các chất khác.Vì vậy không thể quy vật chất nói chung về vật cụ thể.

+ Vật chất là một phạm trù rộng lớn nhất nên không thể định nghĩa bằng cách thông thường trong logic học, không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về phạm trù rộng hơn phạm trù vật. Vật chất chỉ có thể định nghĩa bằng cách đặt nó trong quan hệ đối lập với ý thức, xem cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào..

·         Dùng để chỉ thực tại khách quan:

+ Vật chất có vô vàn các thuộc tính khác nhau, vật chất là vô cùng vô tận. Nhưng thuộc tính quan trọng nhất, chung nhất của mọi dạng khác nhau của vật chất là thuộc tính "thực tại khách quan" tức là sự tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.

+Tất cả những cái gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người đều là những dạng khác nhau của vật chất.

+Thuộc tính tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người chính là tiêu chuẩn để phân biệt những gì là vật chất (cả trong tự nhiên và trong đời sống xã hội) và những gì không phải là vật chất.

+Ví dụ: những quan hệ kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất của xã hội... tuy không tồn tại dưới dạng vật thể, cũng không có cấu trúc phân tử, nguyên tử những chúng tồn tại khách quan, có trước ý thức và quyết định ý thức, bởi vậy chúng chính là vật chất dưới dạng xã hội.

+Thuộc tính tồn tại khách quan còn là những tiêu chuẩn để khẳng định thế giới vật chất là  có thực, tồn tại tự thân, không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào.

·         Được đem lại cho con người trong cảm giác:

            + Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người. Vật chất chính là nguồn gốc, nguyên nhân của cảm giác, có trước cảm giác (ý thức) và quyết định nội dung của cảm giác, vật chất là tính thứ nhất, cảm giác là tính thứ hai.

·         Được chép lại, chụp lại, phản ánh:

           + Vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải là vô hình, trừu tượng mà tồn tại cụ thể, khi tác động đến các giác quan của con người thì tạo nên cảm giác ở con người và con nguời hoàn toàn có thể nhận thức được về vật chất.

           +Như vậy, về nguyên tắc, đối với thế giới vật chất thì chỉ có cái con người chưa thể nhận thức được chứ không thể có cái con người không thể nhận thức.

           +Khả năng nhận thức của con người đối với vật chất xuất phát từ thuộc tính tạo nên cảm giác ở con người của bản thân vật chất.

 +Ý nghĩa khoa học định nghĩa vật chất của Lê-Nin:

Nội dung định nghĩa vật chất của Lê nin đã kế thừa, phát triển được những tư tưởng của Các Mác và Ph.Ăngghen về vật chất, giải quyết đúng đắn về vấn đề cơ bản của Triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận sâu sắc đối với nhận thức khoa học và thực tiễn.

Khắc phục được tính trực quan siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ... do đó làm cho chủ nghĩa duy vật phát triển lên một trình độ mới, trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, tạo cơ sở khoa học cho sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử.

Là cơ sở khoa học và vũ khí lý luận để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan cũng như thuyết không thể biết (thuyết "bất khả tri"cho rằng: con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật hiện tượng chứ không nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng ), phân biệt chủ nghĩa duy vật với nhị nguyên luận...

Góp phần hoàn thiện thế giới quan và phương pháp luận cho các nhà khoa học, động viên cổ vũ họ tin tưởng ở khả năng nhận thức của con người trong nghiên cứu thế giới vật chất vô cùng phong phú. Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội

 +Ý nghĩa phương pháp luận: Giúp chúng ta có thái độ khách quan trong suy nghĩ và hành động.

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top