Câu 1: Hàng Hóa
1. Hàng Hóa:
Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị sử dụng:
+ Công dụng của hàng hóa là để thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Giá trị sử dụng do những thuộc tính tự nhiên của vật quy định.
+ Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
+ GTSD được phát hiện dần dần cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
+ GTSD chỉ thể hiện khi sử dụng tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, GTSD là vật mang giá trị trao đổi.
- Giá trị: Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
+ GTTĐ là quan hệ về số lượng, là tỉ lệ trao đổi lẫn nhau giữa hai GTSD khác nhau
VD: 1 Rìu = 10 kg Gạo
Tại sao hai vật phẩm có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được cho nhau và trao đổi theo 1 tỉ lệ nhất định? Đó là bởi vì cả 2 đều có 1 cơ sở chung giống nhau: Chúng đều là sản phẩm do lao động của con người tạo ra, đó là sự hao phí lao động của con người. Chính sự hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung cho sự trao đổi. Nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
=> Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Là phạm trù lịch sử. Chỉ thể hiện ra khi trao đổi, do đó giá trị là một quan hệ xã hội, một quan hệ sản xuât. Là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Khi tiền tệ ra đời, giá trị biểu hiện ra bằng tiền gọi là giá cả.
2. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
Sở dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị là do quá trình lao động sản xuất hàng hóa có tính chất 2 mặt. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
a. Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của những ngành nghề chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao động riêng và đạt được kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn. Phát triển cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
b. Lao động trừu tượng: Là sự hao phí sức lực của người sản xuất hàng hóa nói chung không kể các hình thức cụ thể của nó như thế nào. Đó là sự tiêu phí về sức óc, bắp thịt, thần kinh, bàn tay...của người sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa -> GT hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Là phạm trù lịch sử. Là lao động đồng nhất và giống nhau về chất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top