Câu 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM

I) Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1) Cơ sở khách quan

a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi VN

Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện.

Các cuộc khởi nghĩa đều đã thất bại, chưa có lối thoát rõ rang, hướng đi đúng đắn. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường mới.

- Bối cảnh thời đại.

Lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn.

Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 diễn ra và thành công, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người.

Sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922)

Sự ra đời của Quốc tế cộng sản ( tháng 3-1919)

b) Những tiền đề tư tưởng – lý luận.

- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc VN, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sang tạo và long dũng cảm của người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.

- Tinh hoa văn hóa nhân loại.

Kết hợp giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây- đó chính là nết đặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng, nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh.

Đối với văn hóa phương Đông: Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hào đồng, là triết lý nhân sinh, tu than dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.

Đối với văn hóa phương Tây: người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái qua các tác phẩm, người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hành phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.

- Chủ nghĩa Mác- Lê Nin.

Chủ nghĩa Mác – Lê Nin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê Nin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc.

2) Nhân tố chủ quan.

- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.

- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Phẩm chất, tài năng đó được biểu hiện trước hết ở tư tưởng độc lập, tự chủ, sang tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhân xét, đánh giá các sự vật, sự việc chung quanh

Phẩm chất đó còn được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.

Phẩm chất cá nhân của HCM còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào.

II) Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.

a)Tthời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước.

19/5/1890: Bác sinh ra tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

Trong thời kì này, ở Hồ chí minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân tha thiết, bảo vệ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi tư tưởng của nhân loại.

b) Thời kỳ 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh quay về Pháp, sống và làm việc tại Pháp.

Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xây đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam.

T7/1920, Hồ Chí Minh đã đọc được bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê Nin.

T12/1920, tại đại hội Đảng xã hội Pháp lần 18 ở Tua, Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.

à Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến tột bậc từ giác ngộ chủ nghĩa dân tốc tiến lên thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lê Nin, từ 1 người yêu nước trở thành người cộng sản, đây là bước chuyển biến cơ bản của tư tưởng cứu nước Hồ Chí Minh.

“ muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.

c) Thời kì từ 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

Pháp (1921-1923), Liên Xô( 1923-1924), Trung Quốc( 1924-1927), Thái Lan ( 1928-1929)

Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân.

Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.

à Trong 9 năm, tư tưởng HCM về cách mạng việt nam đã hình thành cơ bản, người đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc, vận động quần chúng tổ chức đấu tranh xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị thành lập ĐCSVN.

3/2/1930, Thành lập đảng cộng sản việt nam

d) Thời kì 1930-1945: thời kì vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng.

Trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam, đã hình thành về cơ bản, Hồ Chí Minh đã thành lập được ĐCSVN, xây dựng cương lĩnh, định ra đường lối cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới CM cộng sản, tổ chức quần chúng dấu tranh trong mấy năm đầu của những năm 30, HCM đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng tả đang chi phối Quốc tế cộng sản, chi phối BCH TW Đảng, phát triển thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập tự do, dẫn đến thắng lợi của nước VN dân chủ cộng hòa vào 2/9/1945

e) Thời kì 1945-1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Xuất phát từ thực tiễn, trong suốt quá trinh lãnh đạo cách mạng nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề đã tiếp tục được bổ sung và phát triển, hợp thành một hệ thống những quan điểm lý luận về cách mạng VN. Đó là: tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH, tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng và chiến lược về con người; tư tưởng về Đảng cộng sản và xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền…

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hpro