cau 1 chinh tri

Câu 1 : Hình thái kinh tế xã hội là j? Vì sao nói sự phát triển của hình thái kinh tế xã  hội là 1 quá trình lịch sử tự nhiên. Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế xã hội và  vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp đổi mới ở Việt

Trả lời :

 Hình thái kinh tế -xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

v       Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên vì : Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát  hiện ra các quy luật khách quan của xã hội C.Mác đi tới kết luận " Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên" . Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống , trong đó , có mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động , phát triển khách quan của xã hội . Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất , quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính sự vận động của các quy luật khách quan đó và mối quan hệ giữa chúng đã làm cho các hình thái xã hội vận động phát triển từ thấp tới cao. Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung , mà còn bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên , về chính trị , về truyền thống văn hoá , về điều kiện quốc tế ... Chính vì vậy lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú , đa dạng . Mỗi dân tộc có những nết phát triển độc đáo riêng , có những dân tộc lần lượt trải qua những hình thái kinh tế - xã hội từ thấp tới cao , những cũng có những dân tộc bỏ qua một số hình thái kinh tế xã hội nào đó . Tuy nhiên việc bỏ qua đó cũng diễn ra trong một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không theo ý muốn chủ quan.

Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế xã hội : Sự ra đời của học thuyết hình thái kinh tế xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học .

Học thuyết chỉ ra :

- Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội , phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội

- Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên máy móc giữa các cá nhân , mà là một cơ thể sống sinh động , các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau , tác động qua lại lẫn nhau . Trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản nhất , quyết định các quan hệ xã hội khác , là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội.

- Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên , diễn ra theo quy luật khách quan chứ không theo ý kiến chủ quan.

- Trong quá trình phát triển thay thế lẫn nhau , thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội , hình thái xã hội cao hơn phủ định hình thái xã hội trước nhưng luôn diễn ra sự kế thừa cái cũ.

- Học thuyết cũng chứng minh một cách khoa học , mặc dù dựa trên cơ sở vận động của hai quy luật cơ bản nhưng do nhiều yếu tố khác cùng tác động mà lịch sử phát triển không đều , có một số dân tộc có thể bỏ quá một vài hình thái kinh tế xã hội  để đi đến hình thái xã hội cao hơn.

v       Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

- Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản:  C.Mác tìm ra quy luật phát triển của các hình thái xã hội và dự báo sự ra đời của các hình thái xã hội cao hơn.Vận dùng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam , Đảng ta khẳng định : độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam . Đảng ta quyết định luôn luôn kiên định với con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Xây dựng một xã hội do nhân dân lao động làm chủ , có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu , có nền văn hoá tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc , con người được giải phóng khỏi áp bức , bóc lột , bất công , làm theo năng lực , hưởng  theo lao động , có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc , có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân , các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết , giúp đỡ cùng tiến bộ , có quan hệ hợp tác hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thì trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta " Đảng và nhà nước ta  chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thì trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chỉ nghĩa.

- Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa ở nước ta . Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra " Con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt . Phát huy những lợi thế của đất nước , tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến , đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học , tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn , phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt đời sống xã hội khác. Gắn liền với phát triển kinh tế , xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị , nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng , xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa , nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng , phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời với phát triển kinh tế phải phát triển văn hoá , xây dựng nên văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân , phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài , giải quyết tốt các vấn đề xã hội , thực hiện công bằng xã hội  nhằm thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: