Câu 1 Các dạng bulông và đai ốc

Câu 1 Các dạng bulông và đai ốc

Bulông và đai ốc

Bulông và đai ốc được dùng để ghép hai hay nhiều bộ phận lại với nhau trong những thiết bị chịu lực. Thường đầu bulông có sáu cạnh và phần thân được tiện ren với chiều dài ren khoảng gấp ba lần đường kính ren. Đai ốc thường cũng có sáu cạnh và có lỗ tiện ren lắp vừa với bulông.

Bulông thông thường có đường kính lên tới 36 mm và chiều dài lên tới 150 mm. Bulông có kích thước lớn hơn thường là loại bulông chịu lực chuyên dùng cho kết cấu khung và máy móc đặc biệt.

Các dạng đầu bulông

Đầu bulông rất đa dạng. Thông dụng nhất là loại sáu cạnh. Loại lục lăng đỉnh lõm cũng hay được dùng cho bulông chịu lực. Loại đầu loe được dùng với chi tiết có độ cứng thấp giữ cho chi tiết không bị hỏng bề mặt tiếp xúc với đầu bulông.

a) b) c) d) e) f)

Hình 1-1: Các dạng bulông

a - Bulông đầu lục giác; b - Bulông đỉnh lõm lục lăng; c - Bulông đầu lục giác có loe;

d - Vít đầu chìm bốn cạnh; e -Vít đầu tròn bốn cạnh; f - Bulông vòng

Các dạng đai ốc

a) b) c) d) e) f)

Hình 1-2: Các dạng đai ốc

a - Đai ốc lục giác thông thường; b - Đai ốc hoa; c - Đai ốc lục giác vát hai mặt;

d - Đai ốc mũ; e - Đai ốc vòng; f - Tai hồng

Đai ốc lục giác là phổ biến nhất. Đai ốc hoa dùng với chốt chẻ để chống nới lỏng. Mũ đai ốc có tác dụng làm kín đầu ren. Khi cần tháo nắp thường xuyên mà lực xiết không cần lớn lắm thì dùng đai ốc dạng tai hồng.

Vít cấy (gudông)

Trong trường hợp lỗ ren được tiện trên chi tiết, nếu sử dụng bulông tháo lắp thường xuyên có khả năng làm hỏng lỗ ren. Khi đó vít cấy được sử dụng và được bắt chặt vào chi tiết. Vít cấy chỉ được tháo ra khỏi chi tiết khi nó bị hư hỏng hay vì nó gây cản trở cho công việc tháo, lắp các chi tiết khác.

Vít cấy chìm thì có mục đích hoàn toàn khác, nó chủ yếu được dùng để định vị các chi tiết với nhau.

a) b) c)

Hình 1-3: Các dạng vít cấy

a) Gudông; b) Vít cấy chìm đầu phẳng; c) Vít cấy chìm đầu côn

Vít tự ren

Để thuận tiện và nhanh chóng, người ta sử dụng vít tự ren. Vít tự ren có khả năng chống nới lỏng rất tốt

Hình 1-4: Vít tự ren

Các loại ren

Có ba hệ ren cơ bản: ren hệ Anh, ren hệ Mỹ và ren hệ mét. Ngoài ra một số ít hãng sản xuất sử dụng loại ren riêng của hãng.

Bước ren được chia ra làm hai loại chính: ren bước thô và ren bước nhỏ. Khi bulông được bắt vào chi tiết làm bằng vật liệu mềm như hợp kim nhôm hay gang thì ren bước thô được sử dụng.

Ngoài ra còn có khái niêm ren một đầu mối, ren hai đầu mối và ren nhiều đầu mối.

Ren hệ Anh và ren hệ Mỹ

Trước đây người Anh sử dụng hệ ren bước thô BSW (British Standard Whitworth) và hệ ren bước nhỏ BSF (British Standard Fine). Người Mỹ sử dụng hệ ren bước thô ANC (American National Coarse) và hệ ren bước nhỏ ANF (American National Fine).

Sau đó Anh và Mỹ kết hợp sử dụng hệ ren UNC (Unified National Coarse) và UNF (Unified National Fine).

Từ năm 1965, ngành công nghiệp Anh bắt đầu chuyển sang sử dụng ren hệ mét theo tiêu chuẩn của ISO (International Standard Organisation). Tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra quá chậm chạp nên ren hệ Anh hiện vẫn đang được dùng.

Bảng 1: Kích thước bulông hệ Anh - Mỹ tiêu chuẩn UNC và UNF

Cỡ cờ lê

Ren bước thô UNC

Ren bước nhỏ UNF

Số hiệu và đường kính bulông (insơ)

Số ren trên 1 insơ

Số hiệu và đường kính bulông (insơ)

Số ren trên 1 insơ

10

No. 1/4 - 20 UNC

20

No. 1/4 - 28 UNF

28

14

5/16 - 18 UNC

18

5/16 - 24 UNF

24

17

3/8 - 16 UNC

16

3/8 - 24 UNF

24

19

7/16 - 14 UNC

14

7/16 - 20 UNF

20

21

1/2 - 13 UNC

13

1/2 - 20 UNF

20

23

9/16 - 12 UNC

12

9/16 - 18 UNF

18

26

5/8 - 11 UNC

11

5/8 - 18 UNF

18

32

3/4 - 10 UNC

10

3/4 - 16 UNF

16

35

7/8 - 9 UNC

9

7/8 - 14 UNF

14

41

1 - 8 UNC

8

1 - 12 UNF

12

Ren hệ mét

Nhật bản và hầu hết các nước sử dụng ren hệ mét. Ren hệ mét cũng có ren bước thô và ren bước nhỏ. Tuy nhiên với một đường kính bulông có thể có nhiều bước ren nhỏ khác nhau.

Bảng 2: Kích thước bulông hệ mét

Cỡ

cờ lê

Ren bước thô

Cỡ

cờ lê

Ren bước nhỏ

Ký hiệu và đường kính bulông (mm)

Bước ren

Ký hiệu và đường kính bulông (mm)

Bước ren

10

M 6

1

10

M 6

0,75

11

M 7

1

11

M 7

0,75

13

M 8

1,25

13

M 8

1

14

M 9

1,25

M 8

0,75

17

M10

1,5

14

M 9

1

18

M11

1,5

M 9

0,75

19

M12

1,75

17

M10

1,25

21

M14

2

M10

1

24

M16

2

M10

0,75

27

M18

2,5

18

M11

1

30

M20

2,5

M11

0,75

32

M22

2,5

19

M12

1,5

36

M24

3

M12

1,25

41

M27

3

M12

1

46

M30

3,5

21

M14

1,5

50

M33

3,5

M14

1,25

55

M36

4

M14

1

Bulông thường và bulông chịu lực

Vật liệu chế tạo bulông xác định độ bền của nó. Độ bền của bulông được ký hiệu trên đầu bulông. Bulông thông thường làm bằng thép trắng không có ký hiệu này. Ký hiệu về độ bền của bulông chịu lực hệ mét thường dùng nhất là 9,8 và 10,9, số lớn hơn chỉ độ bền lớn hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #magic