câu2: Ý thức

Câu 2:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Vì vậy, để hiểu đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: là bộ óc con người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người, từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan.

+ Về bộ óc con người:Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. 

+ Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tao: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quanlaf quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mqh này, tyhees giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.

+Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

+Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức, trình độ: phản ánh vật lý, hóa học; p/a sinh học; p/a tâm lý và p/a sinh động,sáng tạo.

  Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ảnh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác động uqa lại lần nhau giữa các dạng vật chất vô sinh.

  Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ.

  Phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.

  Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên giác quan của con người.

Nguồn gốc xã hội của ý thức: lao động và ngôn ngữ

-Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Là qua trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ thể người, vừa làm giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy lật vân đông…của nó qua những hiện tượng mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy thông qua hoạt động của các giác quan, tác động lên bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc, tri thức nói riêng, ý thức nói chung về tg khách quan hình thành và pt.

-Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.

-Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liên với lao động. Mqh giữa các thành viên trong qua trình lao động làm này sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhờ ngôn ngữ người ta đã không chỉ giao tiếp, trao đồi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác.

+Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và pt của ý thức là lao động. Sau lđ và đồng thời vs lđ là ngôn ngữ; đó là 2 sức kích thích chủ yếu ảnh hưởng đếnbộ óc vượn làm cho bộ óc đó dần chuyển thành bộ óc người, khiến tâm lý động vật dần chuyển hóa thành ý thức.

Bản chất của ý thức:

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. 

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm lý, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v…) của con người. 

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. 
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Kết cấu của ý thức

 

Gồm: tri thức, tình cảm và ý chí

Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng đc nhận thức dưới dạng các laoij ngôn ngữ. La fphuwowng thắc ttoonf tại của ý thức và là đk đê ý thức pt.

Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. Là 1 hình thái đặc biệt của sự p/a hiện thực, đc hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh.

Ý chí là biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhẵm vượt qua những cản trở trong qua trình thực hiện múc đích.

Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mqh biện chứng vs nhau, song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phuwng thức tồn tại của ý thức, là nhân tố định hướng đối với suwjpt và quyết định mức đọ biểu hiện của các yếu tố khác.

MQH giữa vật chất và ý thức: Là mqh biện chứng

Vai trò của vật chất đối với ý thức:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: VC có trước, YT có sau, VC là nguồn gốc của YT, quyết định YT vì:

  YT là sàn phẩm của 1 dạng cv có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ con người mới có yt. Con người là kết quả của quá trình pt lâu dài của tg vc, là sản phẩm của thế giới vc. Đó là 1 bàng chứng khoa học chứng minh: vc có trước, yt có sau.

  Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của yt, hoặc chính là bản thân tg vc, hoặc là những dạng tồn tại của vcđã khẳng định vc là nguồn gốc của yt.

  Yt là sự p/a tg vc, là hình ảnh chủ quan về tg vc nên nội dung của yt đc quyết định bới vc. Sự vận động và pt của yt, hình thức biểu hiện của yt bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yeeyus tố này thuộc lĩnh vực vc nên vc không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mooj sự biến đổi của ý thức.

Vai trò của yt đối vs vc :

Yt có thể tác động trở lại vc thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản thân yt tự nó k trực tiếp thay đổi đc gì trong hiện thực. Muốn thay đỏi iện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vc. Sự tác đọng trở lại vc của yt diễn ra theo 2 hướng : tích cực và tiêu cực.

  Tich cực:Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình càm cách mạng, có nghị lực, có ý chí hành động của con người phù hợp vs quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trinhfthuwcj hiện múc đích của mình, tg đc cải tạo.

  Tiêu cực: Nếu yt con người p/a k đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược hiện thưc khách quan, hành động ấy sẽ có tác động tiêu cực đối vs hoạt động thực tiễn, đối vs hiện thực khách quan.

  Yt có thể quyết định hành động của con người, hành động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.

Ý nghĩa phương pháp luận:

-         Chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối vs hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Đó là: Trong hđ nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.

-         Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trong khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thaais độ tôn trọng vs hiện thực khách quan, mà cơ bản là tôn trọng quy luật , nhân thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của vc đối vs đời sống xh. Trong nhận thức và hành động, con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định muc đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan là cơ sở, phương tiện; phải tòm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng để hành động.

-         Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vài trò tích cự, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vài trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này dòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tchs cực học tập, nghiên cức để làm chủ tri thức khoa học lvaf truyền ba svaof quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành củng cố nhân sinh quan cm, tình cảm, nghị lực cm để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.

-         Đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; đó là những hành đống lấy ý chí áp đặt cho thự tế hoặc thay thế hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược. Mặt khác, cần chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bào thủ, trì trệ, thụ động…trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mizumizu