Câu 3: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa.
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
HCM không bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc VN, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức bốc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Trong những tác phẩm của Người, đặc biệt những bài có tiêu đề Đông Dương và nhiều bài khác, Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bốc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hòa được.
- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.
+ Để giải phóng dân tộc cần lựa chọn một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, HCM khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trng bối cảnh thời đại mới là CNXH.
+ Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới mẽ. Từ một nước thuộc địa đi lên CNXH phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản VN, HCM viết: “làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hộ Cộng Sản” con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc, dân chủ và CNXH; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
+ “Đi tới xã hội Cộng Sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc CM chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để. Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độ đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên CNTB ở phương tây.
+ Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa.
- Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được xác lập từ giá trị cách mạng thế giới mang lại.
Nhận thức về quyền con người của Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị tư tưởng trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Cách mạng Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791, trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Như vậy, từ quyền con người mà thành tựu các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp đưa lại, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền dân tộc, Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Từ lý luận về quyền con người mà hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp xác lập, trở thành giá trị phổ biến, khi lý luận xâm nhập vào thực tiễn, cụ thể là thực tiễn của cách mạng Việt Nam đã hình thành một khái niệm mới, đó là quyền dân tộc. Hồ Chí Minh đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc là hợp với lẽ tự nhiên
- Nội dung của độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc đã trở thành một giá trị thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là ý thức về sự thể hiện chủ quyền của dân tộc, tiêu biểu như Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước; Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác”. Hay như Lý Thường Kiệt cũng từng khẳng định tương tự: “Sông núi nước Nam vua Nam ở; Rành rành định phận ở sách trời”. Đây là những tư tưởng thể hiện ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã được ghi nhận. Đó là một lẽ tự nhiên.
Kế thừa những tư tưởng đó, khi Việt Nam mất độc lập, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Trong quá trình hoạt động cứu nước tư tưởng về độc lập chủ quyền dân tộc của Hồ Chí Minh là thống nhất trước sau như một. Bao giờ cũng nung nấu một ý chí, quyết tâm để đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đó là một khát vọng cháy bổng của Hồ Chí Minh và độc lập đã trở thành một nguyên tắc bất biến. Nội dung độc lập dân tộc trong tư tưởng HCM bao gồm những nội dung sau:
+Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
+ Độc lập là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết tự lựa chọn con đường phát triển mà không lệ thuộc bên ngoài
+ Nền độc lập dân tộc phải găn với các quyền tự do cơ bản gắn lền với dân chủ + Độc lập phải gắn liền với CNXH
Chính vì khát vọng mang đến độc lập cho dân tộc nên cả cuộc đời của Người đã phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp đó. Khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam 1930, Người xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”
Khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8(5.1941) và trong thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”[1]. Khi thời cơ thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa đã đến, Người đưa ra quyết tâm “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Cách mạng Tháng 8 thành công, Người khẳng định cho thế giới biết khát vọng của dân tộc Việt Nam “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Đối với Hồ Chí Minh, hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”[2]. Những tư tưởng đó đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.
- Ở các nước đấu tranh giành độc lập dân tộc thì chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn của đất nước.
Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh phát động ở đây, là chủ nghĩa dân tộc chân chính, nó hoàn toàn xa lạ đối lập với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vị kỷ, hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc sô vanh. Chủ nghĩa dân tộc chân chính là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Khi nhấn mạnh yếu tố cần phát động chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu, sự đối kháng giai cấp ở Việt Nam lúc này không diễn ra kịch liệt giống như ở phương Tây. Cho nên, cần phải phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết các giai cấp để làm cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách khéo léo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, phát động chủ nghĩa dân tộc chân chính. Nhưng danh nhân quốc tế cộng sản mà phát động thì chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế. Và Người xem đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời.
Nếu các nhà kinh điển cho rằng, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp, thì Hồ Chí Minh vận dụng vào điều kiện mới của Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa dân tộc là động lực quyết định thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top