Câu 1 2 3

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày về trạng thái cấu tạo rỗng của vật liệu xây dựng? (Định nghĩa, công thức xác định, phân loại lỗ rỗng, phương pháp xác định và ý nghĩa).

Trả lời

- Định nghĩa

Độ rỗng là thể tích rỗng chứa trong một đơn vị thể tích tự nhiên của vật liệu.

- Công thức xác định

r=Vr/V0

                         trong đó: Vr  -  thể tích rỗng của vật liệu

                                        Vo - thể tích tự nhiên của vật liệu

- Phân loại lỗ rỗng

Theo tính chất: lỗ rỗng kín và lỗ rỗng hở.

Theo hình dạng: hình cầu, hình hộp, hình dạng bất kỳ.

Đối với vật liệu hạt: lỗ rỗng trong hạt và lỗ rỗng giữa các hạt.

 + Độ rỗng hở là tỉ số giữa tổng lỗ rỗng chứa nước bão hòa và thể tích tự nhiên của vật liệu.

r=(m2-m1):(V0xpn)

         trong đó: m1 – khối lượng của mẫu vật liệu ở trạng thái khô.

                         m2 – khối lượn của mẫu vật ở trạng thái bão hòa nước.

                         ρn – khối lượng thể tích của nước, ρn = 1g/cm3.

 + Độ rỗng kín: rk = r - rh

- Phương pháp xác định

Độ rỗng thường được xác định thông qua khối lượng riêng và khối lượng thể tích của vật liệu.

- Ý nghĩa

 + Phán đoán một số tính chất của vật liệu: cường độ, khả năng cách âm, cách nhiệt, tính chống thấm…

 + Thiết kế thành phần hỗn hợp cốt liệu, cấp phối tối ưu. Vật liệu càng có độ rỗng nhỏ thì cường độ càng cao, nhưng khả năng cách âm, cách nhiệt giảm.

 + Lựa chọn vật liệu phù hợp với các tính chất cụ thể của kết cấu.

Câu 2. Anh (chị) hãy trình bày về tính chất độ ẩm của vật liệu xây dựng? (Định nghĩa, công thức, phương pháp xác định, các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa). Nước trong vật liệu được chia thành mấy loại? Loại nước nào ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu lớn nhất? Cho ví dụ.

Trả lời

- Định nghĩa

Độ ẩm là đại lượng đánh giá lượng nước có thật trong vật liệu tại một thời điểm thí nghiệm.

- Công thức xác định

 w==(mw-mk)/mkx100%

         trong đó: mw, mk – khối lượng lúc ẩm va lúc sau khi sấy khô của vật liệu

                        mn = mw – mk lượng nước có trong vật liệu

- Phương pháp xác định

 + Tại một thời điểm xác định, cân khối lượn mẫu vật liệu ẩm (mw­).

 + Sấy khô mẫu đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ t = 105 ÷ 1100C, xác định được khối lượng mẫu vật sau khi sấy khô (mk).

 + Áp dụng công thức tính độ ẩm (W).

- Các yếu tố ảnh hưởng

 + Trạng thái cấu tạo, độ rỗng, tính chất của lỗ rỗng

 + Bản chất của vật liêu

                   Vật liệu ưa nước thì độ ẩm tăng

                   Vật liệu kỵ nước thì độ ẩm giảm

 + Môi trường (nhiệt độ, áp suất) khi độ ẩm của không khí tăng thì độ ẩm tăng.

- Ý nghĩa của độ ẩm

 + Dựa vào độ ẩm có thể phán đoán được một số tính tính chất của một loại vật liệu.

 + Dùng để tính toán, chuyển đổi tính chất của vật liệu từ điều kiện lý thuyết về điều kiện thực tế.

*) Các loại nước trong vật liệu

Nước trong vật liệu được chia thành 3 loại:

- Nước hóa học là nước tham gia vào thành phần của vật liệu, có liên kết rất bền với vật liệu. Khi nước hóa học mất thì tính chất của vật liệu bị thay đổi lớn. Đây  cũng là loại nước quan trọng nhất trong vật liệu

ví dụ: khoáng Caolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O) là thành phần chính trong đất sét có tính dẻo cao, khi mất nước do nung ở nhiệt độ cao Caolinit chuyển thành Mulit (3Al2O3.2SiO2) có độ cứng lớn, cho sản phẩm có cường độ cao.

- Nước hóa lý là nước không tham gia vào thành phần của vật liệu nhưng có liên kết khá bền với vật liệu.

- Nước cơ học chứa trong lỗ rỗng các mao quản, loại nước này gần như không có liên kết với vật liệu, dễ dàng thay đổi trong điều kiện thường. Khi nước cơ học thay đổi không làm tính chất của vật liệu thay đổi.

Câu 3. Anh (chị) hãy trình bày tính chất về độ hút nước của vật liệu xây dựng? (Định nghĩa, công thức, phương pháp xác định, các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa).

Trả lời

- Khái niệm

Độ hút nước của vật liệu là đại lượng đánh giá khả năng hút và giữ nước của nó đến mức tối đa ở điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất.

- Công thức xác định

 + Độ hút nước theo khối lượng

Hp=mn/mkx100%=(mu-mk)/mkx100%

+ Độ hút nước theo thể tích

Hv=Vn/Vkx100%=(mu-mk)/(V0xpn) x100%

mn,Vk – khối lượng và thể tích mà vật liệu đã hút.

ρn - khối lượng thể tích của nước  ρn = 1g/cm3.

 mu, mk – khối lượng của vật liệu khi đã hút nước và                                                                               khi khô.

                         Vo – thể tích tự nhiên của vật liệu.

- Phương pháp xác định

 + Để xác định độ hút nước của vật liệu, ta lấy mẫu vật liệu đã sấy khô đem cân để xác định mk(hoặc Vk); sau đó đem mẫu ngâm, vào nước.

 + Tùy vào từng loại vật liệu mà thời gian ngâm vào nước khác nhau. Sau khi vật liệu hút no nước được vớt ra, đem cân để mu(hoặc Vu).

 + Xác định độ hút nước theo khối lượng hay thể tích theo công thức trên.

- Các yếu tố ảnh hưởng

 + Bản chất, thành phần của vật liệu.

+ Độ rỗng , độ tính của lỗ rỗng của vật liệu không phụ thuộc vào môi trường.

- Ý nghĩa

Khi độ hút nước tăng lên sẽ làm cho thể tích của một số vật liệu tăng và khả năng thu nhiệt tăng nhưng cường độ và khả năng cách nhiệt giảm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: