câu 1-10
Câu 1 : Thương mại điện tử là gì ?. 1
Câu 2: Bản chất và đặc trưng của thương mại điện tử. 2
Câu 3: Khác biệt giữa TMDT và TM truyền thống. 3
Câu 4: Lợi ích của TMDT. 4
Câu 5 Các mô hình TMĐT. 5
Câu 6: Các điều kiện hạ tầng phát triển TMDT ở Việt Nam.. 5
Câu 7: Khái niệm, vai trò của cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội trong TMDT. 6
Câu 8: Những yếu tố KT-XH ảnh hưởng tới TMĐT. 6
Câu 9 : Yêu cầu hạ tầng cơ sở KT-XH cho thực hiện TMĐT. 7
Câu 10 : Tạo lập môi trường KT-XH cho thực hiện TMĐT
Câu 1 : Thương mại điện tử là gì ?
Trả lời
- Theo nghĩa hẹp
Là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử , nhất là internet và các mạng viễn thông khác
Là giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử
- Theo nghĩa rộng
Là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hoá thông qua các mạng mở hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở
Câu 2: Bản chất và đặc trưng của thương mại điện tử
Trả lời
1/ Bản chất TMDT
- TMDT gồm các chu trình và các hoạt động kinh doanh của tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử
- TMDT phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng ( bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế , công nghệ , pháp lý , nguồn nhân lực)
2/ Đặc trưng của TMDT
- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu)
- TMĐT có tốc độ nhanh, rút ngắn thời gian giao dịch
- Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường
- TMĐT không thể hiện các văn bản giao kèo trên giấy (Paperless transactions)
Câu 3: Khác biệt giữa TMDT và TM truyền thống
Trả lời
1/ Khác biệt về công nghệ
§ Ứng dụng thành tựu CNTT và viễn thông
– Mạng LAN, MAN, WAN, Internet, Intranet, Extranet…
– Website bán hàng
– CSDL khách hàng và doanh nghiệp
– Máy chủ, tường lửa
– Dịch vụ mạng, an toàn, bảo mật
A
2/ Khác biệt về tiến trình mua bán
Tiến trình mua bán
TMĐT
TM truyền thống
1. Thu nhận thông tin
Web, Catalog trực tuyến
Tạp chí, tờ rơi, Catalog giấy
2. Mô tả hàng hóa
Mẫu biểu điện tử, email
Thư và các mẫu biểu in trên giấy
3. Kiểm tra khả năng cung ứng
Email, Web, EDI
Điện thoại, thư, Fax
4. Tạo đơn hàng
Đơn hàng điện tử
Đơn hàng trên giấy in
5. Trao đổi thông tin
Email, EDI
Thư, Fax
Tiến trình mua bán
TMĐT
TM truyền thống
6. Kiểm hàng tại kho
Mẫu biểu điện tử, EDI, email
Mẫu biểu in sẵn, Fax
7. Giao hàng
Chuyển hàng trực tuyến, phương tiện vận tải
Phương tiện vận tải
8. Thông báo
Email, EDI
Điện thoại, thư, Fax
9. Chứng từ
Chứng từ điện tử
Chứng từ in trên giấy
10. Thanh toán
EDI, tiền điện tử, giao dịch ngân hàg
Séc, hối phiếu, tiền mặt, ngân hàng
3/ Khác biệt về thị trường
Thị trường truyền thống
Thị trường điện tử
Marketing và quảng cáo rộng rãi
Marketing và quảng cáo mục tiêu, tương tác một – một
Sản xuất đại trà (Sản phẩm và dịch vụ tiêu chuẩn)
Khách hàng hóa quá trình sản xuất
Mô hình giao tiếp một với nhiều người
Mô hình giao tiếp nhiều người với nhiều người
Tư duy thiên về phía cung
Tư duy thiên về phía cầu
Khách hàng là mục tiêu
Khách hàng là đối tác
Thị trường truyền thống
Thị trường điện tử
Thị trường phân tách
Thị trường cộng đồng
Sản phẩm và dịch vụ vật chất
Sản phẩm và dịch vụ số hóa
Sử dụng trung gian
Không sử dụng trung gian hoặc trung gian kiểu mới
Danh mục hàng hóa trên giấy
Danh mục hàng hóa điện tử
Câu 4: Lợi ích của TMDT
Trả lời
1/ Lợi ích chung
- Tạo ra bản chất toàn cầu của công nghệ
- Cắt giảm chi phí
- Tạo cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng trong thời gian ngắn
- Tạo ra khả năng và khai thác tối đa nguồn lực
- Tăng trưởng nhanh Cơ sở hạ tầng
- Tăng lợi ích tiềm năng của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội
2/ Lợi ích với các tổ chức
- Mở rộng phạm vi giao dịch
- Giảm chi phí thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin
- Tạo khả năng chuyên môn hóa cao trong kinh doanh
- Góp phần giảm lượng tồn kho
- Giảm thời gian từ khi thanh toán tới khi nhận hàng hoặc dịch vụ
- Giảm chi phí viễn thông
- Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp
3/ Lợi ích với người tiêu dùng
- Khách hàng mua sắm, thực hiện giao dịch 24/24
- Cung cấp nhiều sự lựa chọn
- Giảm chi tiêu cho khách hàng
- Giao hàng nhanh
- Cho phép khách hàng tham gia đấu giá
- Tạo điều kiện để khách hàng tác động, hỗ trợ nhau trong cộng đồng kinh doanh TMĐT
- Thúc đẩy cạnh tranh, giảm giá bền vững
Câu 5 Các mô hình TMĐT
Trả lời
§ TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C)
§ TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
§ TMĐT giữa khách hàng với khách hàng (C2C)
§ TMĐT giữa khách hàng với doanh nghiệp (C2B)
§ TMĐT giữa các tổ chức phi kinh doanh (Nonbusiness EC)
§ TMĐT trong nội bộ doanh nghiệp (Intrabusiness EC)
Câu 6: Các điều kiện hạ tầng phát triển TMDT ở Việt Nam
Trả lời
1/ Chính sách của NN về phát triển CNTT và TMĐT
- Khuyến khích và ưu đãi tối đa việc phát triển CNPM
- Xây dựng CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho những thập kỷ tới
- Năm 2005 có khoảng 25000 chuyên gia trình độ cao và LTV chuyên nghiệp thành thạo tiếng Anh
- Thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, áp dụng ưu đãi cho doanh nghiệp làm phần mềm…
2/ Hạ tầng cơ sở công nghệ
§ Đảm bảo tính hiện hữu (Availability):
– Có 1 hệ thống chuẩn của doanh nghiệp, quốc gia, phù hợp với quốc tế
§ Đảm bảo tính kinh tế (Affordability)
– Chi phí của hệ thống kỹ thuật và chi phí dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý
§ Gồm 2 phần: Công nghệ tính toán và công nghệ truyền thông
– Công nghệ tính toán: FTP, Lạc Việt, Tinh Vân, CMC…
– Công nghệ truyền thông: VNN, FPT, Viettel…
3/ Hạ tầng cơ sở pháp lý
§ Gồm các đạo luật, chính sách và các quy định cụ thể về TMĐT trong hệ thống quy định pháp lý quốc gia
§ Hoàn chỉnh, đảm bảo tính pháp lý của TMĐT, của hợp đồng và chứng từ điện tử
§ Đảm bảo tính pháp lý của sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, bảo đảm bí mật cá nhân của người tham gia
§ Xử lý các hành vi phá hoại, những hành vi cản trở hoặc gây thiệt hại cho hoạt động TMĐT
4/ Hạ tầng cơ sở nhân lực
§ Nguồn nhân lực có trình độ
– Đội ngũ các chuyên gia tin học
– Nhà kinh doanh, người quản lý, chuyên viên, khách hàng tiêu thụ cần có trình độ về CNTT, khả năng ngoại ngữ và kĩ năng giao dịch qua mạng
5/ Bảo mật, an toàn
§ Thiệt hại do hacker đột nhập ăn cắp dữ liệu, giả mạo quan hệ, phá hỏng hệ thống thanh toán, chiếm dụng tiền
– IP spoofing
– DoS
§ Ứng dụng các kỹ thuật bảo mật
– Mã hóa (Cryptography)
– SSL (Secure Socket Layer)
– SET (Secure Electronic Transaction)
– Electronic signature, digital signature
6/ Sở hữu trí tuệ
§ Sản phẩm hữu hình
§ Sản phẩm vô hình, chuyển giao tri thức, kinh nghiệm, chia sẻ dữ liệu, chuyển giao công nghệ, phần mềm
§ Dễ nhân bản, khó giữ bản quyền
§ Bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền các thông tin trong TMĐT
7/ Bảo vệ người tiêu dùng
§ Khách hàng không có điều kiện trực quan để đánh giá sản phẩm hay hàng hóa dịch vụ
§ Thông tin của khách hàng dễ bị lộ tẩy
§ Cần có quy định và tổ chức bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, dựa trên phương diện đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ, tăng độ tin cậy của dữ liệu, bảo đảm bí mật thông tin
Câu 7: Khái niệm, vai trò của cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội trong TMDT
- Hạ tầng cơ sở của TMDT là 1 tổng hòa nhiều vấn đề có lquan đến nhiều lĩnh vực của nền KT quốc dân
- Hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của TMDT
- Hạ tầng KT-XH là toàn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về KT-XH nhằm tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của TMDT
Câu 8: Những yếu tố KT-XH ảnh hưởng tới TMĐT
a) Yếu tố kinh tế
- Tiềm năng của nền kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân
- Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền
- Thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư
b) Yếu tố văn hóa xã hội
- Dân số và biến động dân số
- Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội
- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa
Câu 9 : Yêu cầu hạ tầng cơ sở KT-XH cho thực hiện TMĐT
- Dựa trên chuẩn mực quốc tế và quốc gia: chuẩn mực về thanh toán, vận chuyển, hải quan, tài chính…
- Tổ chức tốt các hoạt động thông tin kinh tế, thương mại
- Xây dựng và phát triển được hạ tầng cơ sở CNTT bao gồm tính toán điện tử, truyền thông điện tử
- Tạo ra được đội ngũ đông đảo những người có khả năng sử dụng phương tiện điện tử trong giao dịch
- Xây dựng được hệ thống thanh toán tài chính tự động
- Đòi hỏi người lao động phải có tinh thần làm việc và lối sống theo pháp luật chặt chẽ, kỷ luật
- Xây dựng và thực thi hệ thống các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, người sản xuất
Câu 10 : Tạo lập môi trường KT-XH cho thực hiện TMĐT
a) Về phía Nhà nước
- Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển ngành điện tử tin học
- Hình thành quy tắc kinh tế, ban hành chính sách kinh tế, nguyên tắc, chuẩn mực, cơ chế điều hành, phương thức quan hệ của các đơn vị kinh tế
- Xây dựng và hoàn thiện các đạo luật, văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động TMĐT
- Kiểm tra giám sát trong sử dụng CNTT
b) Về phía các tổ chức, doanh nghiệp
- Tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các chế định pháp luật trong hoạt động TMĐT
- Tăng cường mối liên kết kinh tế
- Có kế hoạch tự xây dựng nguồn số liệu, mạng lưới thông tin vi mô về các hoạt động thương mại
- Xây dựng và đào tạo được đội ngũ lao động có tinh thần làm việc, lối sống theo pháp luật
- Doanh nghiệp cần tạo ra thương hiệu, nhãn hiệu hàng uy tín, cách thức đăng kí tên miền
7
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top