Cau 06 CSVH

Câu 6: Khái niệm Âm -Dương. Suy ra quy luật của triêt lí ÂD. Triết lí này đã ảnh hưởng tới tính cách của người Việt ntn?

Trả lời:

*) Khái niệm ÂD:

Trong cuộc sống dân tộc nào cũng gặp những cặp đối lập: đực cai, nóng lạnh, cao thấp...Người nông nghiệp luôn mong mùa màng bội thu và ja đình đông đúc, tức là quan tâm đến sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người với 2 cặp đối lập "mẹ - cha" và "Đất - Trời". Đối với nông nghiệp lúa nước, điều này rất hệ trọng: Nghề lúa nước mang tính thời vụ rất cao, vậy cần rất nhiều sức người: Đông tay hơn hay làm; mặt khác với cuộc sống định cư việc sinh đẻ hầu như không ảnh hưởng tới hoạt động của cộng đồng.

Người ta nhận ra rằng 2 hình thái so sánh này cùng bản chất: Đất đồng nhất với mẹ, Trời đồng nhất với cha.

Chính từ quan niệm ÂD với 2 cặp đối lập gốc Mẹ - Cha và Trời - Đất, người xưa dần suy ra vô số những cặp đối lập:

Từ cặp nóng - lạnh có thể suy ra:

+ Về thời tiết: mùa đông lạnh thuộc âm, mùa hè nóng thuộc dương

+ Về fương hướng: fương bắc lạnh thuộc âm, fương nam nóng thuộc dương.

+ Về thời jan: ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày nóng thuộc dương

+ Màu sắc: ban đêm thì màu tối nên màu đen thuộc âm, ban ngày nắng đỏ nên màu đỏ thuộc dương.

Từ cặp "Cha - Mẹ"(nam - nữ) có thể suy ra:

+Vì jống cái có tiềm năng mang thai và sau khi sinh thì con gắn với mẹ =>âm ứng với số chẵn, jống đực không có khả năng nên dương ứng với số lẻ. Kí hiệu: âm dùng 2 vạch ngắn - -, dương dùng 1 vạch dài ----

+ Về hình khối: khối vuông có tính ổn định, vững chãi, tĩnh nên thuộc về âm, khối cầu dễ chuyển động nên hình tròn thuộc dương. Thêm vào đó, tỉ lệ jữa cạnh và chu vi hình vuông là 1:4, 4 là số chẵn thuộc âm, tỉ lệ jữa đường kính và chu vi hình tròn là 1:3, 3 là số lẻ thuộc dương.

+ Về loại hình văn hoá: văn hoá gốc nông nghiệp chứa những đặc trưng âm tính là chủ yếu: ở thì muốn yên ổn 1 chỗ, với thiên nhiên thì muốn hoà hợp, với mọi người thì nặng về tình cảm, với môi trường xã hội thì bao dung... Như vậy văn hoá gốc nông nghiệp là loại văn hoá trọng âm.

Tuy nhiên, việc xác định bản chất ÂD của các sự vật xung quanh không fải lúc nào cũng dễ dàng. Chẳng hạn cây lúa là âm hay dương? Vì vậy, người xưa đã tìm những đặc điểm mang tính quy luật của triết lí ÂD.

*) Triết lí ÂD có 2 quy luật cơ bản:

1) Quy luật thành tố: Không có j' hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm. Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa ( hơi nước bốc lên), trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng( mây tan đi), trong lòng đất âm chứa cái nóng dương (ở tâm trái đất nhiệt lên tới 4 ngàn độ). Trong mỗi người đều tiềm ẩn chất khác jới nên jới tính có thể biến đổi bằng cơ chế thức ăn(xưa), bằng jải fẫu(nay). Như vậy, việc xác định 1 vật là âm hay dương chỉ là tương đối,trong sự so sánh với 1 vật khác. Hai hệ quả xác định bản chất ÂD của 1 đối tượng:

a. Muốn xác định tính chất ÂD của 1 vật trước hết fải xác định được đối tượng so sánh:

VD: Nam so với nữ thì mạnh mẽ (dương), nhưng so với beo thì lại yếu đuối (âm).

Màu trắng so với màu đen thì dương nhưng so với màu đỏ thì âm.

b. Để xác định tính chất ÂD của 1 vật, sau khi xác định được đối tượng so sánh fải xác định cơ sở so sánh:

Đối với cùng 1 cặp 2 vật, với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau:

VD: Nữ so với nam về jới tính là âm nhưng xét về tính cách lại là dương.

Nước so với đất về độ cứng là âm nhưng về mặt tĩnh động lại là dương...

2) Quy luật về quan hệ: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hoá cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.

Chẳng hạn ngày và đêm, mưa và nắng luôn đổi chỗ cho nhau:

+ Ở xứ nóng (dương) fát triển nghề trồng trọt (âm), ngược lại ở xứ lạnh (âm) fát triển nghề chăn nuôi (dương). Cây từ đất đen (âm) mọc lên, lá xanh sang vàng rồi đỏ (dương) và cuối cùng là đen về với đất.

+ Người càng hiền (âm) thì càng nóng cục (dương).

+ Từ chất nước (âm) làm lạnh đến cùng cực thì hoá thành băng đá (dương).

*) Triết lí Âd và tính cách người Việt

Ở VN, tư duy lưỡng fân lưỡng hợp (nhị nguyên) bộc lộ rất đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi:

a) Vật tổ của người Việt là 1 cặp đôi trừu tượng: Tiên - Rồng. Những khái niệm truyền thuyết mang tính cặp đôi cũng gặp ở Mường (Chim Ây - Cái Ứa), người Tày ( Báo Luông - Slao Cài).

b) Ở VN, mọi thứ đều đi đôi từng cặp theo nguyên tắc Âd hài hoà:

+ Ông đầu - bà cốt, đồng Cô - đồng Cậu...

+ Khi xin ÂD thì 2 đồng tiền 1 ngửa 1 sấp; ngói ÂD lợp nhà fải viên ngửa viên sấp.

+ Khi ghép gỗ thì 1 tấm có gờ lồi ra khớp với tấm kia có rãnh lõm vào.

Lối tư duy ÂD khiến người Việt nói đến đất, núi liền nghĩ ngay đến nước, nói đến cha liền nghĩ ngay đến mẹ: Công cha như núi.....

c) Tổ quốc đối với người Vn là 1 khối ÂD: đất - nước. Đất - nước, núi - nước, non nước, lửa nước là những cặp khái niệm thường trực.

d) Ngay những khái niệm vay mượn đơn độc, khi vào VN cũng được nhân đôi thành cặp: ở Trung Hoa, thần mai mối là 1 ông tơ hồng thì vào Vn được biến thành ông Tơ bà Nguyệt; ở Ấn Độ chỉ có fật ông vào VN xuất hiện Fật Ông - Fật Bà.

e) Biểu tượng ÂD có truyền thống lâu đời ở VN: biểu tượng vuông tròn. Có vuông có tròn, tức là có âm có dương, nói "vuông tròn" là nói đến sự hoàn thiện.

+ Thành ngữ: Mẹ tròn con vuông, Ba vuông bảy tròn.

+ Ca dao: Ba vuông sánh với bảy tròn

Đời cha vinh hiển đời con sang jàu

+ Rìa ngoài mặt trống đồng Yên Bồng( Lạc Thuỷ, Hoà Bình) và trống Thôn Mống( Nho Quan, Ninh Bình) có các biểu tượng ÂD vuông tròn, tròn vuông lồng vào nhau.

+ Đồng tiền cổ VN có lỗ vuông ở jữa.

*) Người VN còn nhận thức rõ về 2 quy luật của triết lí ÂD

- Những quan niệm dân jan kiểu :" Trong rủi có may, trong dở có hay, trong hoạ có fúc"," Chim sa cá nhảy chớ mừng. Nhện sa, xà đón xin đừng có lo"... là sự diễn đạt cụ thể những qui luật trong dương có âm và trong âm có dương.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ninz