Cấp Visa cho trái tim
Phía ngoài cửa sổ, nắng đã tắt. Đám lá cây đang vào mùa đổi lá đượm vẻ trầm buồn. Một tiếng chim bất chợt vang vọng, gợi những gì xa xôi không rõ. Nổi nhớ nhà ập đến khiến tôi bải hoải. Đã hơn 10h tối theo giờ Việt Nam, bẹ tôi hẳn đã tắt điện thoại,bỏ ngoài bàn làm việc và ngủ một giấc thật sâu. Cuộc đời này đôi khi chẳng có chỗ cho những phút giây yếu mềm,muốn nhắc máy và nghe giọng của những người thân yêu, dù sao đó có thể òa khóc nức nở vì cô đơn.Những học viên lục tục đứng dậy. Giờ học văn hóa Việt Nam kết thúc hơi muộn.Nhưng ai cũng đặt câu hỏi về mảnh đất hình chữ S cách họ bốn giờ bay.Những người đi ra sau cùng quay mỉm cười nói"cảm ơn" với tôi.Bỗng chốc,cảm giác bải hoải vì nổi nhớ nhà bắt chợt tan biến.Tôi cúi người phát âm thật chuẩn câu "Cảm ơn" bằng tiếng Hoa. Tắt đèn và khóa cửa, tôi lẳng lặng bước ra phố, nụ cười mỉm tự lúc nào đã hiện rõ trên môi. Thượng Hải bắt đầu vào đêm. Con phố vẫn tấp nập người qua lại. Siêu thị Lotteria hiện ra sáng choang với những ô của kính đầy ắp các mặt hàng đủ chủng loại.Trước cửa, vài người đang đứng chờ xe buýt, ai cũng chăm chú vào chiếc điện thoại cảm ứng khổ lớn trước mặt. Tôi rảo bước thật nhanh ,đẩy cánh cửa nặng trịch và bước vào Lotteria.Hai chàng trai đang ngồi ăn đui gà và uống Pepsi trên dãy bàn cao ngay gần khoảng tường bằng kính. Vài cặp đôi ngồi xen kẻ giữa các bạn ,cười đùa vui vẻ. Thi thoảng là những nụ hôn. Ở quầy gọi đồ,tôi lúng túng vô cùng trước thực đơn đầy rẫy tên các món ăn được lồng trong các hộp sáng trên cao. Bên cạnh dòng chữ tiến Hoa, nguồi ta đã cẩn thận đính kèm tên đã được dịch sang tiếng Anh. Không gì quá khó hiểu. Chỉ đơn giản bởi ví tối tôi không còn nhiều tiền và "ngân sách" ngày hôm nay của tôi đã hết. Chiếc Humburger được phê duyệt khi tôi phát hiện ra giá của nó chỉ vỏn vẹn 480NDT.Cô gái đứng sau quầy nói mà không ngẩn mặt:"Bạn có gọi thêm đồ uống gì không?"
"Hiện tại thì chưa. Tôi sẽ kêu khi cần. Thanks!"
Tôi cố nói bằng giọng bình thản, che giấu cơn khát đang gào cháy cổ họng. Tôi sẽ nốc một chai nước mát lạnh khi về tới hostel. Chắc tôi có thể chờ .- Âm thanh đâu đó vang vọng trong đầu, tựa hồ như tôi đang cố thuyết phục chính mình. Sau chừng đó thông tin ,chừng như biết tôi "ngoại quốc" nhưng chẳng thuộc hạng khách "sộp",cô phục vụ đón nhận tờ 500NDT và trả lại hai đồng xu tròn trịa, không khuyến mãi thêm nụ cười nào. Kế đó cô ta đưa cho tôi chiếc thẻ nhựa màu xanh in số 9 màu đỏ. Tôi ngơ ngác nhìn quanh. Đâu chiếc bàn nào được đánh số? Tôi thắc mắc hỏi lại thì phát hiện ra sự thật vốn tiếng Anh của cô phục vụ chỉ dừng ở mức đưa ra những câu hỏi và câu trả lời"Yes" hoặc "No". Cuối cùng cô cất cao giọng,gọi tên ai đó,hình như là "Long" . Một chàng trai khoác tạp dề và đội mũ từ gian bếp phía sau vội vã chạy ra.............
Cô nhanh chóng giải thích vấn đề bằng tiếng Hoa,và tôi thấy cậu ấy gãi đầu gãi tai. Tôi nghiêng đầu và tỏ ý chờ đợi.Cậu nói những từ rời rạc đến mức tôi tin rằng chính cậu cũng không hiểu được mình nói gì. Gương mặt cậu nhạt nhòa,không rõ đường nét. Tôi vội hỏi:Chiếc thẻ này nói rằng cậu sẽ mang thức ăn ra bàn cho tôi đúng không? Nghe đến đó Long gật đầu lia lịa, rồi cậu quay sang nói gì đó. Tôi đoán cậu bảo đừng cư xử với người nước ngoài như mặc định ,họ hiểu những gì chúng ta đang làm. Sau này có lần tôi nói với Long về ý nghĩa đó, cậu cười phá lên và hỏi sao chúng tôi giống nhau quá chừng.Và vào một ngày rất lâu sau đó ,tôi biết được rằng đó chỉ là chiếc thẻ xác nhận tôi đã thanh toán ,một hình thức tiết kiệm thay thế việc in hóa đơn không cần thiết. Long kêu tôi khờ khờ , tôi đâu dám thú nhận với cậu ấy rằng chẳng phải tôi tò mò chi hết . Đơn giản bởi tôi sợ cầm thẻ trong tay, lúc ăn xong phải trả thêm một khoảng tiền từ trên trời rơi xuống mà trong ví không có,tôi chỉ còn nước ăn vạ. Quay trở lại với bữa ăn đêm bất chợt trong cửa hàng Lotteria. Bước đến bên chiếc bàn tròn và ngồi chờ chừng hai phút,Long bưng một khay vuông đến, trong đó đựng chiếc bánh hamburger và vài tờ giấy ăn mỏng màu nâu nhạt được gấp nếp cẩn thận. Trong chừng đó thời gian , tôi đã kịp phát hiện ra rằng mình là ngoại lệ duy nhất trong quán ăn "tự phục vụ" này. Chẳng rõ nen vui hay... xấu hổ nửa!
"Cậu có thể ngồi với tôi một lúc được không? Nói điều gì đó, kể chuyện của cậu hoặc chỉ ngồi không thôi cũng được!" - Tôi nghe giọng mình tưởng như ai đó đang nói.Xa lắm . Như một kẻ độc bộ mải miết kiếm tìm báu vật và một ngày chợt thấy cô đơn kinh khủng giữa một sa mạc dài và rộng.Buồn đến mức kẻ đó phải nói chuyện với chú lạc đà chạm mặt ngang đường. Nhưng kì lạ không,chú lạc đà biết nói.
"Cậu cô đơn thế sao?" _ Cậu ta "dừng hình" và nhìn tôi dò xét.Ánh mắt và phản ứng trên gương mặt không thể giúp tôi đoán biết bất cứ suy nghĩ nào đang hiện diện bên trong cậu. "Tôi vừa kết thúc ca làm việc, nhớ nhà và muốn khóc nhưng tôi vẫn kìm lại được.và vào giờ này mẹ tôi đã ngủ. Chẳng hay ho gì để đánh thức mẹ tôi dậy và khiến mẹ tôi lo lắng cho đứa con trai đang ở rất xa. Ngoài ra tôi chẳng còn ai..."_ Tôi bắt đầu nuốt miếng bánh đầu tiên và những lời nói phát ra như thể tự nhiên phải thế.Cặp lông mày của Long khẽ cau lại. Cậu toan nói điều gì đó ,nhưng lại thôi. Rồi cậu ngó đồng hồ. "Nhà cậu ở gần đây không?"
"Không hẳn. 10 phút đi bộ. Vào giờ này có thể nói là hơi xa"_ Tôi nhún vai!
"Tôi sẻ hết ca làm trong 5 phút nửa. Xử lí xong chiếc bánh cậu có thể chờ tôi ngoài cửa và tôi sẽ về cùng cậu".
2. Cậu tên Lee Yohan, kém tôi một tuổi. Ngoài việc học ở trường, cậu làm nhân viên phụ bếp trong cửa hàng đồ ăn nhanh Lotteria, mỗi ngày 4 tiếng. Cậu thường đi bộ đến chỗ làm. Vì nhà cậu cũng không quá xa cửa hàng, nếu không muốn nói là rất gần. Bên cạnh hostel nơi tôi ở có một con phố với nhiều ngõ nhỏ. Nhà cậu nằm lọt thỏm trong ngách thứ tư ở bên tay trái của con ngõ số hai bên tay phải. Hóa ra chúng tôi ở rất gần nhau. Vậy mà chưa từng gặp mặt!
Trời đã bắt đầu vào thu. Nghĩa là đã hơn một tháng trôi qua kể từ ngày đầu tiên tôi đặt chân đến mảnh đất này, theo một chương trình thực tập sinh quốc tế. Tổ chức của chúng tôi mang đến nhiều dự án khác nhau và kêu gọi sự tham gia của những người trẻ nhiệt tình trên khắp thế giới. Tôi ngay lập tức tham gia và trở thành một trong những người ghé thăm Hàn Quốc để trở thành giáo viên dạy về văn hóa, con người Việt Nam cho những người quan tâm và muốn tìm hiểu, không phân biệt giới tính, lứa tuổi. Tôi và hai cô bạn nữa, một từ thành phố Hồ Chí Minh, một đến từ Indonesia cùng share tiền phòng trọ thuê ở hostel nhỏ trên phố Dangsan-ro, gần trung tâm nơi tôi thực tập. Chuyến đi kéo dài hai tháng. Ngày bay, mẹ nắm tay tôi và khóc, nói hay là con đừng đi nữa. Tôi xị mặt. Tôi đã cố gắng biết bao và háo hức như thế nào khi biết mình được chọn tham gia dự án này. Khó khăn và vất vả đến mấy, tôi cũng sẽ đi. Ý nghĩ khao khát chứng minh bản thân mãnh liệt hơn lúc nào hết. Tôi xốc lại ba lô, tiến lên máy bay, lòng vui không sao tả xiết. Tôi đâu nghĩ đến một ngày mình buồn và nhớ nhà, nhớ Việt Nam đến mức vô tư khóc rưng rức trước mặt người lạ.
Yohan ít nói. Hoặc cũng có thể bởi tôi là một người lạ và chúng tôi không cùng ngôn ngữ. Quá nhiều khó khăn để có thể hiểu và thông cảm, để sẵn sàng trải lòng với một cô gái lạ lẫm như tôi. Tôi biết.
Tối hôm ấy, khi đưa tôi về đến cửa hostel, cậu đã xoa đầu tôi và nói "Khờ quá đi thôi!". Tôi cúi mặt, cố ngăn mình không khóc. Trở về phòng, hai đứa bạn đã ngủ khì, tôi tắm đồ và chui vô chăn, ngủ mệt nhoài trong khi tay vẫn vô thức nắm chặt mẩu giấy ghi số điện thoại của cậu ấy. Yohan dặn nếu gặp khó khăn hay cần người tâm sự, cứ a lô cho cậu. Khi đó, tôi chợt nhớ đến câu quảng cáo ở nhà, "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Với Yohan, liệu có phải là "luôn luôn lắng nghe và lâu lâu mới hiểu" không?
3. Nắng từ từ xâm chiếm cả căn phòng rộng của chúng tôi. Sẽ là một ngày nghỉ thật đã với giấc ngủ có thể kéo dài tới trưa, để tiết kiệm bữa sáng. Tôi toan dậy kéo rèm và tiếp tục ngủ nướng. Nhưng ánh mắt bất ngờ bắt gặp sau những tán lá cây, một chiếc xe ô tô với những hình vẽ sặc sỡ và ngộ nghĩnh, nom hệt như một nhà trẻ mẫu giáo di động. Từ trong nhà, một đoàn những đứa trẻ nối đuôi nhau, cười nói hớn hở. Hai cô bảo mẫu đi kèm lo lắng chạy theo, hết chỉnh đứa này lại dắt tay đứa kia. Hình như hôm nay trường đi dã ngoại.
Tôi ngay lập tức tỉnh táo, như thể cơn ngái ngủ chưa từng tồn tại. Tôi lấy điện thoại và bấm số của Yohan. Tôi nói về lời đề nghị cùng ghé thăm ngôi làng nghệ thuật Mullage. Yohan đang ngủ, tôi biết chắc chắn. Giọng cậu lè nhè, không rõ tiếng. Nhưng cậu bảo sẽ chuẩn bị xong xuôi trong vòng 20 phút và chúng tôi sẽ gặp nhau ở dưới tàu điện ngầm, line 2.
Hơn 9h sáng và Seoul chừng như chưa thức giấc, làng rất vắng người. Các hoạt động biểu diễn còn chưa bắt đầu. Những căn nhà cổ được biến thành nơi triển lãm tranh ảnh, nghệ thuật mang nét quyến rũ lạ kì. Yohan bảo chỉ những người yêu nghệ thuật và muốn khám phá nhiều hơn về nó mới tìm đến nơi này. Giới trẻ Seoul ít khi ghé thăm làng, mặc dù nó được liệt kê vào danh sách những điểm nên đến dành cho khách du lịch.
Nắng dần lên, nhẹ nhàng, xanh xao. Tôi đi bên Yohan, kể cho cậu ấy nghe về nghệ thuật của Việt Nam, vài điểm tôi từng đọc qua trong sách và nhớ mang máng. Thi thoảng Yohan nhíu mày ra vẻ không hiểu, tôi xua tay và nói bỏ đi. Nhưng cậu nằng nặc đòi tôi giải thích. Hai đứa bèn mua một cốc cà phê lớn, đi bộ sang công viên Mullae gần đó ngồi mở điện thoại bắt wifi và... tra từ điển. Việt sang Anh, rồi Anh sang Hàn. Từng chút một! Yohan bảo "Thật khó chịu khi giấu mãi một nỗi băn khoăn trong người!", tôi cười trừ.
Cuối buổi, tôi và Yohan quyết định không quay về theo lối cũ và men theo line 2, qua ba điểm dừng thì xuống để transfer sang line 1 để tới chơi ở Times Square. Phố đông người kinh khủng. Những cặp đôi nắm tay nhau. Ngọt ngào như sợ lạc mất. Những người già cũng đi theo từng đôi. Tôi quay sang nhìn Yohan.
"Sống mãi ở nơi này sẽ khiến tớ tự kỉ vì cô đơn mất thôi!"
Cậu ta chẳng bình luận gì, chỉ đề nghị.
"Chúng ta đi uống rượu sô-chu!"
Trong khi tôi vẫn còn trố mắt vì kinh ngạc, Yohan đã kéo tay tôi đi.
4. Cửa hàng "nhậu đêm" di động trên phố Yeongdeungpo-ro gần như kín bàn. Ông chủ cửa hàng tỏ vẻ ngạc nhiên đôi chút khi nhìn thấy chúng tôi nhưng rồi cũng mỉm cười hỏi hai đứa muốn dùng gì.
"Đồ ăn ta sẽ tính tiền nhưng rượu các cháu có thể thử miễn phí. Trong giới hạn mỗi đứa hai chén, không hơn!"
Yohan quay sang, vẻ tiu nghỉu "Chắc chú ấy nghĩ cậu chưa đủ tuổi đó!"
Tôi ngơ ngác. Yohan lại cười.
"Khờ quá đi! Thôi, uống nào!"
Sô chu cay xè khiến tôi thiếu chút nữa là phun thẳng cốc rượu vừa uống vào mặt Yohan. Gracia, cô bạn cùng phòng người Indonesia hẳn sẽ giận tôi tím mặt khi biết tôi đồng ý đi uống với một cậu bạn người Hàn trong khi luôn từ chối những lời mời nhấp một ly của cô. Nếu đúng Gracia là hình mẫu phổ thông của các cô gái Indonesia, quả thực tôi rất khâm phục tửu lượng cũng như sự yêu thích rượu của họ.
Mùi vị của rượu vẫn đọng trong cổ. Đồ nhậu rặt những ớt không sao nuốt trôi. Đúng là chẳng gì đẹp được như trên phim. Tôi đặt chén xuống bàn, chậm rãi kể với Yohan về những điều tôi từng tưởng tượng về mảnh đất này thông qua những bộ phim được xem, những video giới thiệu.
"Thực tế không tuyệt vời như cậu vẫn nghĩ?"
"Không hẳn! Chỉ là tớ đã quá mộng mơ thôi!" - Tôi lắc đầu.
Yohan bất ngờ chuyển sang chủ đề khác.
"Cậu đã gọi điện được cho bố mẹ chưa?"
"Rồi. Trong lúc đợi cậu ở dưới tàu điện ngầm. Tớ nói tớ mệt mỏi, nhớ nhà và muốn về. Mẹ tớ sụt sịt rồi bảo tớ cố gắng thêm một tháng cho xong xuôi công việc. Đã làm phải làm tới nơi tới chốn!"
"Còn buồn không?"
"Còn! Cậu không thể biết tớ đã trông đợi nhiều như thế nào vào chuyến đi này. Khó khăn từ đoạn xin hỗ trợ tài chính từ nhiều phía. Khó khăn từ việc xin visa và may mắn được trung tâm bên này gửi công văn cho đại sứ quán nhờ giúp đỡ. Vậy mà cũng bị hạch sách đủ đường và suýt nữa phải ở nhà. Khó khăn từ việc không biết cách chi để hòa nhập. Tớ đã cố gắng. Tớ muốn mình thành công và khiến lũ bạn phải ghen tị, khiến bố mẹ phải thay đổi suy nghĩ, rằng tớ đã lớn và tớ có thể làm mọi điều tớ muốn. Nhưng có những khi cô đơn ở bên này, tớ chợt băn khoăn không biết mình phải cố gắng nhiều như thế này vì điều gì, tại sao tớ phải mệt mỏi đến vậy!"
"Thật tuyệt khi cậu có một mục tiêu để phấn đấu, một ước mơ để gắng chạm vào. Nhưng đó đâu phải tất cả. Cuộc đời này còn nhiều thứ đáng giá hơn. Miễn là ta không cho phép mình gục ngã! Một khi đã lựa chọn, ta cần sống toàn tâm với nó. Tớ biết cậu nhớ nhà và cảm thấy cô độc. Nhưng sẽ thế nào khi trở về Việt Nam, cậu cảm thấy hối tiếc và tự hỏi vì sao khi ở Hàn Quốc, cậu không sống và làm việc hết mình. Một chuyến may gần 100.000 won, nếu là tớ, tớ chắc chắn sẽ khác!"
Tôi gắp một miếng thịt cay và bỏ vô miệng. Vị giác bị đánh bại hoàn toàn. Như một phản xạ tự nhiên, tôi co người. Yohan vội vã rót cốc nước khoáng và giục tôi uống cho bớt cay. Đoạn xong xuôi, cậu bụm miệng cười. Tôi vẫn nhớ hôm đó, trời đầy sao.
5. Sang tháng thứ 2, công việc trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Học viên đến lớp chăm chỉ. Những câu hỏi hay ho và thú vị. Hai, ba ngày trong tuần, tôi mò đến Lotteria, chờ Yohan tan ca và cùng ra về. Cảm giác thật tuyệt vời khi đi bên một chàng trai Hàn người còn đượm mùi đồ ăn, lắng nghe cậu ấy kể về vài vị khách kì dị và khác biệt, những ông khách khó tính hay những cô nàng kênh kiệu ngại nấu ăn nhưng lại sợ đồ fastfood,... Ngày nghỉ cuối tuần, trung tâm văn hóa tổ chức cho cả đoàn du lịch temple-stay, nghĩa là du lịch, thăm quan cả ngày sau đó sẽ ngủ nhờ đền, chùa vào buổi tối. Đêm thanh tịnh và bình yên.
Cũng có ngày, tôi và Yohan rủ nhau đến khu phố dành cho xe đạp mang tên Anyangcheon. Yohan thuê xe đạp đôi, hai đứa nhẹ nhàng lướt đi trên đoạn đường dài dẫn ra sông Hàn. Gió thổi vào mặt, mát lịm. Tôi rời vô lăng, đưa tay lên níu nhẹ hai bên áo Yohan. Hình như cậu quay lại và mỉm cười, hình như không.
Tôi giữ thói quen gọi điện cho bố mẹ mỗi tuần ba lần. Những thông tin ngắn gọn và đầy đủ. Vài tối, tôi giục em gái lên mạng để chat webcam. Tôi nói chuyện với cả nhà. Cảm giác xa cách được lấp đầy. Tôi trùm chăn và có những giấc mơ đẹp. Ngày hôm sau lại là một ngày mới, với công việc và lang thang, với bạn bè và... Yohan.
Khi tôi phát hiện Yohan và những tin nhắn quan tâm, những cuộc dạo chơi ngắn ngắn với cậu ấy, những buổi tối muộn chờ cậu ấy xong việc để cùng uống một cốc cà phê, những ngày nắng đẹp ngồi bên cậu ấy và kể chuyện công việc, chuyện ở nhà, chuyện ước mơ, chuyện tương lai... trở thành một phần quan trọng và phải-nhớ của mỗi ngày tôi đang sống, cũng là lúc khoảng thời gian thực tập ở Hàn Quốc của tôi đã gần chạm về mốc số không. Quá tệ!
Trong đầu tôi chợt hiện ra những bài viết về các cơn say nắng thường gặp trên đường hu hí, tất cả rồi sẽ sớm tan nhanh mà thôi. Rồi tôi sẽ quên Yohan sao? Chỉ cần nghĩ đến điều ấy thôi đã khiến tôi giật mình và thót tim.
Nhưng cuộc đời còn dài và chúng tôi ở quá xa nhau. Mỗi người một dự định mà trong đó chúng tôi không thể nào tìm thấy những điểm giao nhau. Sẽ không dễ để xin được visa trở lại Hàn Quốc thêm một lần nữa, và càng không dễ để duy trì một mối quan hệ ở xa đến vậy... Tôi băn khoăn giữa những chiều suy nghĩ mông lung. Tỉnh giấc đã là một buổi sáng mùa thu mát trong. Chiều ngày hôm đó, tôi ra sân bay.
Suốt đoạn đường dài giúp tôi mang vác đồ lên xuống tàu điện ngầm để đổi line, ngồi cạnh tôi trong tàu, Yohan đều im lặng. Tôi sợ nói ra những điều không cần thiết và ngớ ngẩn sẽ khiến cả tôi và cậu ấy buồn, nên đành lặng im. Cứ rời xa như này, không ràng buộc, không hứa hẹn, có thể chúng tôi còn có cơ hội gặp lại nhau, như những người bạn đã từng rất thân. Dù cơ may là rất nhỏ.
Sau khi scan hộ chiếu vào máy tự động, tôi cầm trong tay chiếc vé máy bay có số ghế ngay cạnh cửa sổ. Chuyến bay sẽ cất cánh lúc 19h, hi vọng lúc đó trời chưa tối. Tôi có thể nhìn ngắm những đám mây và biết từng phút giây mình đang dần rời xa nơi này. Sân bay Incheon, thành phố Seoul,... tất cả sẽ chỉ còn là những chấm nhỏ. Yohan, cậu cũng sẽ nhạt nhòa như một chấm bé xíu và rồi tan biến trong cuộc đời tôi phải không?
Tôi chia tay Yohan để bước vào phòng chờ. Cậu ấy vẫn im lặng, chỉ nắm tay tôi thật chặt và mỉm cười. Tôi đưa hộ chiếu và vé máy bay cho viên hải quan đứng ở cửa vào khoang chờ. Bất ngờ, từ phía sau, Yohan hét lớn tên tôi. Tôi giật mình quay lại. Yohan vẫy tay và bảo:
"Nhớ đọc tin nhắn nhé Đan!"
Tôi cười. Yohan vẫn nói tôi khờ nhưng xem ra cậu ấy còn khờ hơn. Tôi sắp bay, trở về nơi cách xa cậu ấy hơn 2000 km và không biết chắc có thể gặp lại. Vậy mà Yohan chọn trò chuyện bằng nhắn tin thay vì nói trực tiếp. Mặc dù nghĩ thế, tôi vẫn mở điện thoại. Một tin nhắn mới.
"Đừng giận vì tớ không nói gì với cậu trước giờ bay nhé! Cảm giác ngột thở khiến tớ bất an. Tớ không muốn phải nói lời tạm biệt với cậu chút nào. Trở về nhà an toàn nhé! À, Đan này, tớ biết, xin visa Hàn Quốc với một người Việt Nam là việc khá khó khăn. Nhưng cậu sẽ thấy cực kì dễ dàng khi xin cấp visa để bước vào trái tim một chàng trai Hàn Quốc. Chàng trai ấy chính là tớ đây. Chờ tớ nhé! Tớ sẽ làm việc chăm chỉ để có thể sang gặp cậu vào cuối mùa đông Việt Nam, khi rét về thật ngọt, khi tớ biết tớ sẽ nhớ cậu biết bao!"
Tôi quay người, nhưng không thể nào nhìn thấy Yohan nữa. Đoàn người đông đúc phía sau ngăn cản tầm nhìn. Tôi mỉm cười, vào facebook. Lần check in cuối cùng ở Hàn Quốc, tôi viết "Tớ và rét ngọt Việt Nam chờ cậu...". Tôi tắt máy và lên máy bay. Chuyến bay mang tôi trở về với những người tôi yêu, đưa tôi trở về mảnh đất nơi tôi sẽ gặp lại chàng trai đã sẵn sàng cấp visa cho một cô gái ngoại quốc. Chuyến bay trong đêm. Sao tôi thấy trời vẫn sáng?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top