Cặp phạm trù cái riêng cái chung

CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG

1. Định nghĩa:

    - Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật hiện tượng, một quá trình riêng biệt nào đó. Chẳng hạn là cái bàn này, cái cây nọ, hành tinh kia. Như vậy cái riêng là một chỉnh thể, nó có thể tồn tại tương đối độc lập trước nhiều cái khác.

    - Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung cho nhiều sự vật hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn màu trắng, tư duy…Như vậy cái chung là cái bộ phận nhưng có sự lặp lại nhiều lần.

    Ngoài cái chung và cái riêng còn có cái đơn nhất đó là những mặt, những thuộc tính chỉ xuất hiện ở sự vật duy nhất nào đó, không lặp lại ở những sự vật khác.

    Tóm lại cái riêng là chỉnh thể thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:

    - Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, tồn tại thông qua cái riêng bởi vì mỗi một cái chung chỉ là một mặt, một bộ phận của những cái riêng nên nó không thể tách riêng bởi cái riêng. VD: Tư duy không thể tách rời con người, nó là bộ phận tồn tại trong mỗi con người, lợi ích chung cũng là lợi ích riêng của từng người; Màu trắng được biểu hiện thông qua cái áo…

    - Cái riêng tuy tồn tại độc lập nhưng không hoàn toàn cô lập mà mỗi cái riêng đều phải tồn tại trong mối liên hệ để dần đến cái chung.

    - Cái chung thì bền vững sâu sắc hơn cái riêng, bởi vì nó bao gồm những mặt, những thuộc tính bên trong lặp đi lặp lại nên cái chung bao hàm 1 cách đại khái cái riêng. Ngược lại cái riêng thì phong phú, đa dạng hơn cái chung bởi vì trong cái riêng ngoài những cái riêng còn có cái đặc thù và đơn nhất. Cho nên cái riêng không ra nhập hết vào cái chung.

    - Trong quá trình vận động và phát triển cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá vào nhau, từ một cái đơn nhất ban đầu có thể dần dần chuyển hoá thành cái chung, chẳng hạn sự xuất hiện cái mới… Ngược lại từ cái chung có thể chuyến hoá thành cái đơn nhất, chẳng hạn sự mất đi của một cái cũ..

3. Ý nghĩa, phương pháp luận:

    - Quá trình nhận thức của con người phải đi từ cái riêng đến cái chung.

    - Phải biết vận dụng cái chung vào để cải tạo cái riêng nhưng đồng thời phải tính đến những điều kiện đặc thù riêng có của từng cái riêng cho phù hợp.

            - Phải biết vận dụng mối quan hệ chuyển hoá giữa cái chung và cái đơn nhất qua đó thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triết