Chương 1
Tôi là Cảnh, yêu âm nhạc và giỏi đàn hát. Nhưng bố mẹ tôi không thích điều đó. Điều duy nhất khiến họ vui lòng là có một đứa con không chỉ có sắc mà còn phải có tài. *chấm nước mắt*
Vào năm lớp 12, tôi đã lấy hết can đảm để nói với bố tôi về vấn đề Đại học. Sau khi quăng cho tôi một luồng sát khí bằng cú lườm kinh điển, ông gằn từng tiếng một: "KINH-TẾ-ĐI". Tôi câm nín và trở về phòng, đem theo nỗi buồn thiên cổ pha chút kinh hoàng. Bạn biết đấy, phụ huynh nào cũng muốn con mình học cái gì đó có vẻ vĩ đại. Từ lúc chúng ta nhận thức được về cái thứ gọi là trường lớp thì đã phải chấp nhận cái sự thật chán phèo rằng trình độ con người được đánh giá bằng điểm số. Vì vậy nhiều khi bạn thấy có những nghề trông có vẻ bình thường lắm, chỉ cần cho vào hệ giáo dục cao và lấy điểm sàn trên thiên đường thì mặc nhiên nghề ấy to lắm, cao cả lắm. Tôi đã chứng kiến nhiều bậc phụ huynh cho con đi học kinh tế nhưng lại chửi những người bán hàng rong là lũ người bần tiện, thất học, họ cũng là dân "làm kinh tế" cơ mà...
Rồi thì cuối cùng tôi cũng trở thành sinh viên trường Kinh tế, vừa đủ điểm (tôi mà rớt chắc bố sẽ cạo đầu tôi rồi bỏ vào cái chùa nào đấy). Năm 24 tuổi, tôi trở thành "sinh viên Kinh tế" chính hiệu và thất nghiệp. Sau hơn 6 tháng vật vã tìm việc như cave đứng đường, cuối cùng tôi cũng được một người quen của mẹ cho vào công ty ông ta làm. Ông là Giám đốc của công ty đô thị môi trường gì gì đấy. Và tôi đã trở thành một chú lao công, ô yeah, bạn không nghe lầm đâu. Mẹ tôi khen "đây là công việc có tính ổn định cao", lương 5 triệu mà chỉ cần đem tấm bằng cấp 3 đi xin là được, còn hơn khối đứa ra trường đi làm NEET. OK, tôi thầm nghĩ. Vậy bắt tôi học trường KT làm cái *ồn gì??? Tôi tự hỏi như thế suốt hai năm trời lượm lon quét lá, rồi cũng ngậm mồm mà chấp nhận số phận. Chả nhẽ giờ lại ở nhà tiếp tục ăn bám bố mẹ sao, nahh. Và tôi biết thế nào cũng bị họ hàng cô chú xỉ vả bằng những câu như sau: "Học hành cho lắm vào, giờ lại đi hốt giác"; hay "Kinh tế ra mà thế đấy". À vâng, có những logic tồn tại trên cuộc đời này chẳng để làm gì cả, tỉ dụ như việc con người ta sinh ra là để chết vậy. Nhưng ít ra tôi cũng phải có một cái nghề, yes, khá là ổn định và đau lưng, mà đặc biệt là còn chẳng liên quan gì đến cái trường tôi đã học :)) Tôi biết đầy đứa cũng như tôi thôi...
Đa số mọi người nghĩ lao công chỉ đơn giản là : ngày 8 tiếng chỉ có quét thôi, hết ca thì về, xong chuyện và chả áp lực gì. Khuyên mấy bạn có ý định sau này theo nghiệp cầm chổi đứng đường là ĐỪNG BAO GIỜ SUY NGHĨ KIỂU ĐÓ. Thực ra nghề nào cũng có cái giá của nó cả. Nếu bạn ăn hên nhận phần đường vắng vẻ, ít cây cối thì chỉ cần quơ chổi vài cái rồi đợi hết giờ mà về thôi, mà thường những đứa "con ông cháu cha" hoặc phải hổ báo lắm mới có cái "hên" đó, còn những đứa ngoại đạo như tôi thì được phân cho những con đường luôn có người và có rác. Sẽ có những thanh niên ở không - gọi là quản đốc - luôn tức trực canh me bạn đang làm gì, rồi âm thầm ghi lại từng giờ từng phút bạn làm chuyện không-liên-quan-đến-quét-đường, sau đó trừ lương bạn và đem cộng vào tiền thưởng tháng của họ. Tôi đã từng bị mất 1/8 tiền lương chỉ vì ngồi uống chai nước ở một quán ăn trong giờ làm việc. Nhưng chí ít thì tôi cũng không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tiền bạc khi còn đang sống cùng gia đình. Chỉ cần làm đúng nghĩa vụ, đi đúng giờ, hoàn thành đúng việc là sẽ an toàn. Cuộc sống này có lẽ sẽ lặp đi lặp lại đến khi nào tôi nghỉ hưu, nếu ông giám đốc không chán quá mà đuổi việc tất cả nhân viên lao công hoặc thế giới xuất hiện cái máy hút rác tự động và không cần đến chúng tôi nữa (còn nếu nói không có người xả rác nữa thì khó lắm, trừ khi tận thế). Thêm nữa, kẻ thù lớn nhất của dân lao công chính là thời tiết xấu. Gió mạnh sẽ đưa rác đáng lẽ là của thằng bên kia đường qua chỗ bạn vừa quét, đồng thời thổi hết rác vào mặt bạn trước khi bạn kịp hốt nó vào thùng. Trời mưa càng thảm hơn, rác trộn với nước mưa cộng thêm mấy thằng trẻ trâu thích chơi ngu sẽ lượn con xe của chúng nó quanh xe rác của bạn, và Ầm. Rác sẽ từ thùng bay ra mặt đường, còn bạn và lũ kia từ mặt đường sẽ được đưa vào bệnh viện.
Nhưng cũng còn đỡ ức chế hơn là phải gặp những con người như này: Đó là một buổi chiều mùa thu đầy gió và đầy rác. Hắn ta ngồi trên ghế đá, quấn khăn len. Lúc đó tôi vừa quét xong phần đường của mình và chuẩn bị ra về. Từ trong túi, hắn rút ra một cây kẹo mút, bóc vỏ, rồi quăng thẳng xuống mặt đường sạch đẹp mà tôi vừa quét xong và bình sinh ngồi mút kẹo. Lúc đó tôi chỉ muốn quăng cây chổi vào bản mặt gay lọ của hắn. Nhưng tôi cố kìm nén. Những con người này ngày nào chẳng gặp. Nghĩa vụ của những người lao công chính là dọn rác cho những con người này. Tôi định sẽ đi tới thuyết trình cho hắn một bài luận văn về bảo vệ môi trường và tôn trọng người khác. Giữa lúc ấy có một người đi tới chỗ hắn, cười bẽn lẽn. Đó là một em gái trạc tuổi teen có gương mặt xinh xắn với đôi má lúm đồng tiền, cột tóc hai bên bằng nơ đỏ và mặc một bộ váy xanh lơ. Tôi đứng tần ngần một hồi nhìn em ý và bắt đầu suy nghĩ. Đậu xanh rau muống, một thằng buê đuê lại còn vô ý thức cũng có bạn gái xinh như thế tại sao mình vẫn còn FA? Tôi thấy cuộc đời mình thật khốn nạn. Nhìn em ấy đến trước mặt hắn, đôi tay nhỏ nhắn run run cầm một lá thư màu hồng dâng tận mặt hắn, mặt đỏ ửng mà lòng tôi cảm thấy có tí xót xa. Hắn ta cầm lấy bức thư và mỉm cười. Có vẻ như là tỏ tình, nếu là tôi hay thằng trai thẳng nào cũng phải động lòng thôi. Nhưng đó không phải là tôi mà lại là cái thằng thụ lòi quăng rác xuống đường kia. Cô em nọ xấu hổ ôm mặt chạy mất hút. Còn hắn sau đó đã làm một hành động mà bất kì người đàn ông nào cũng không thể tha thứ. Sau khi em gái đi khỏi, hắn - cầm lấy bức thư xé ra thành 8 mảnh và tiếp tục quăng xuống lòng đường. Lúc ấy tôi đã không thể nhịn được nữa. Tôi bước đến, chống cái chổi "thịch" xuống đường, chỉ vào mặt hắn:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top