Cạnh tranh k lành mạnh trong lĩnh vực SHTT hàng nông sản
LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu, nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh diễn ra. Cụ thể hơn là lĩnh vực cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tồn tại một cách đương nhiên và ngày càng gia tăng trong hoạt động thương mại quốc tế. Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế xuất phát từ mối quan hệ vốn có, chặt chẽ giữa ba yếu tố: cạnh tranh - sở hữu trí tuệ - thương mại quốc tế.
Nền kinh tế Việt Nam ngày cạng hội nhập rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy sự cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Mục đích của nhà kinh doanh là luôn luôn mang lại những điều có lợi cho doanh nghiệp mình. Đôi khi đó là sự trả giá của người khác. Không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn sử dụng những chiêu thức "đen" nhằm hạ thấp và loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực ngành nghề để độc chiếm thị trường. Đó là những hành vị cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ và hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ em xin chọn đề tài: "Cạnh tranh không lành mạnh trong SHTT đối với một số mặt hàng nông sản như rau, củ, quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng và giải pháp" cho bài tiểu luận của mình. Do kiến thức còn hạn chế nên trong bài không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được thầy giáo nhận xét và góp ý để cho bài tiểu luận thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cám ơn!
NỘI DUNG
I. Những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ đối với rau củ quả.
1) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế.
· Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu nói chung chứa đựng các yếu tố sau: (i) chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh tước đoạt thành quả kinh doanh, lợi dụng danh tiếng và uy tín của đối thủ cạnh tranh; (ii) gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, xuất xứ, tính chất, đặc điểm hàng hóa/dịch vụ; và (iii) gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh.
· Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế được ghi nhận từ rất sớm trong các công ước quốc tế. Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (được sửa đổi tại Brussels năm 1910) đã đưa ra định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 10bis. Theo đó: “bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Đồng thời, Điều 10 bis Công ước Paris đưa ra một danh sách không đầy đủ bao gồm ba hình thức cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, đó là:
- (i) Mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.
- (ii) những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.
- (iii) những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc số lượng của hàng hóa.
2) Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền đối với giống cây trồng.
· Xác lập quyền đối với giống cây trồng: trước hết là phải đăng ký quyền đối với giống cây trồng để có quyền bảo hộ đối với giống cây trồng của mình trước pháp luật nếu có tranh chấp.
· Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (Điều 188 mục 1): các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:
- Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;
- Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
- Sử dụng tên giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này.
Dựa vào những hành vi này chúng ta có thể nhận diện được một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với giống cay trồng và đặc biệt đối với các loại rau, củ quả.
II. Thực trạng những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh đối với hàng rau, củ quả.
1) Hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.
· Nhiều thương hiệu, sản phẩm rau củ đã bị mất thương hiệu tại chính nơi xuất xứ. Việc hàng nông sản như rau, củ, quả nổi tiếng được đặc trưng cho một vùng, một khu vực địa phương về sản phẩm nào đó đã hình thành trong lòng người tiêu dùng về một sản phẩm rau củ quả thương hiệu, nhờ thương hiệu đó cũng như sự chứng nhận chất lượng đặc biệt và tốt hơn các loại rau, củ, quả tại địa phương khác. Tuy nhiên, để đạt được mục đích kinh doanh của mình, nhiều thương lái đã không ngại “mượn” mác thương hiệu của những khu vực nổi tiếng nhằm gây nhầm lẫn về xuất xứ, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm. Chẳng hạn như quả vải Thanh Hà (Hải Dương) được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý đã đem lại thêm giá trị tài sản cho sản phẩm này. Tuy nhiên, người dân Thanh Hà và quả vải Thanh Hà chưa thực sự được hưởng từ lợi ích này. Rất nhiều nơi trồng vải đã lạm dụng “khoác” chỉ dẫn địa lý Thanh Hà cho quả vải trồng ở nơi khác để bán với giá cao. Không riêng gì quả vải Thanh Hà mà còn rất nhiều các nhãn hiệu nông sản có giá trị ở nước ta đang bị vướng trong việc bảo hộ thương hiệu.
· Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều đến các thương hiệu nông sản nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc… bị nước ngoài đăng ký sở hữu nhãn hiệu. Dường như chúng ta vẫn khá lúng túng trong việc giải bài toán xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho những sản phẩm nông sản của mình. Chính từ những vụ việc đó, người tiêu dùng mất dần lòng tin đối với các sản phẩm tại địa phương đó, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó không chỉ làm thiệt hại cho chủ doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm được đặc trưng cho cả một vùng, một địa phương vốn đã có hình ảnh thương hiệu lâu đời trong lòng người tiêu dùng.
· Không chỉ là những hành vi gây tổn hại đến thương hiệu sản phẩm, uy tín doanh nghiệp trong nước mà hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng vào nền kinh tế hội nhập, thị trường trong nước cũng được mở cửa giao lưu, trao đổi với các sản phẩm khu vực và quốc tế thì những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ còn ảnh hưởng đến cả hình ảnh và thương hiệu quốc gia của nước ta với người tiêu dùng quốc tế. Một hành vi khác mang tính chất gian lận thương mại, đó là sản xuất nông sản ở quốc gia khác nhưng lại mang thương hiệu Việt Nam hay nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam mà báo chí hay gọi là “đội lốt hàng Việt”. Điển hình như các vụ rau, củ, quả được mang nhãn hiệu Việt Nam, thông số sản phẩm bằng tiếng Việt, nơi sản xuất cũng là ở Việt Nam nhưng thực ra lại hoàn toàn là nông phẩm của một nước láng giềng. Điều đáng nói là những nông phẩm này lại là những thứ gây hại cho sức khoẻ con người và hoàn toàn bị cấm ở chính quốc gia đó. Hậu quả là người tiêu dùng lại mất niềm tin vào thương hiệu nông sản Việt Nam.
· Nghiêm trọng hơn, theo một số cơ quan chức năng còn có những hành vị đánh tráo nhãn hiệu hàng hoá một cách trắng trợn. Thực trạng được đưa ra là tại các chợ đầu mối, nông sản được nhập về hiện nguyên hình là hàng Trung Quốc. Nhưng cũng hàng đó khi đến các chợ lẻ, lập tức nó trở thành... hàng Việt! Trong khi tại chợ đầu mối hàng nông sản nhập từ Trung Quốc chiếm tỉ trọng áp đảo thì khi về chợ lẻ “vết tích” để công khai hàng có xuất xứ từ Trung Quốc gần như không có. Có một sự thật đáng ngạc nhiên vẫn diễn ra hằng ngày đó là do các thương lái không ngại ngần xoá nhãn Trung Quốc khi về chợ lẻ nhằm lừa dối người tiêu dùng. Tại chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội, mỗi đêm có hàng chục xe container đông lạnh chở gừng, cà rốt, khoai tây, bông cải, bắp cải... nhập khẩu từ Trung Quốc tập kết về chợ, xe nào cũng đầy ắp hàng và sau đó được các tiểu thương chuyển đi tiêu thụ ở các chợ lẻ.
- Quýt đóng trong các thùng xốp, có dán một số thông tin bằng chữ Trung Quốc. Tuy nhiên, các tiểu thương mang về chợ lẻ bán lại xóa hết dấu vết hàng Trung Quốc, sau đó họ khẳng định với người tiêu dùng là “quýt Thái”. Đến nay vẫn rất nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng trái quýt nhỏ, có vỏ màu vàng là quýt Thái. Ở đồng bằng sông Cửu Long, gần đây nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven đường dưới mác là “nho Mỹ” để đánh lừu người mua.
- Phải đến 90% các mặt hàng nông sản hiện nay mập mờ xuất xứ. Trong đó, nhiều mặt hàng khác đã bị người bán thay tên đổi họ. Tại các chợ đầu mối, rau, củ, quả... được đóng trong các thùng xốp trắng muốt có dán chằng chịt chữ Trung Quốc tuy nhiên, khi mang về chợ lẻ các tiểu thương đã xóa hết dấu vết, sau đó khẳng định với người tiêu dùng là hàng Đà Lạt, Tiền Giang bán như thường”. Theo các đầu mối nhập hàng nông sản Trung Quốc, các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng ăn uống là những nơi tiêu thụ lượng hàng không nhỏ. Chưa kể đặc thù là rau củ tươi sống, bán lẻ số lượng theo yêu cầu của người mua nên các tiểu thương chỉ cần lấy hàng ra khỏi bao, thùng... là có thể giấu nhẹm xuất xứ. Cũng vì thế, người tiêu dùng khó biết được thông tin xuất xứ của các loại rau củ Trung Quốc.
- Đặc biệt, tại chính địa phương có hàng rau, củ, quả mà việc “thay tên đổi họ” cho sản phẩm cũng diễn ra thường xuyên gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các sản phẩm, thương hiệu rau củ quả được trồng tại cơ sở xuất xứ. Như chúng ta đã biết Đà Lạt là nơi có khí hậu ôn đới và hài hoà quanh năm thích hợp cho việc trồng rất nhiều loại rau củ quả cho chất lượng tốt. Bên cạnh đó để phát huy tối đa lợi thế so sánh cho sản phẩm địa phương, nhiều nhà sản xuất nông sản đã đầu tư nhiều cho việc trồng các loại sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Đà Lạt với chất lượng tốt, mẫu mã bao bì ấn tượng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chính nhiều hàng rau củ quả chính gốc Đà Lạt lại “điêu đứng” tại chính quê hương Đà Lạt. Hàng Trung Quốc gắn nhãn mác Đà Lạt được bán tràn lan ở chợ như thế này khiến cho người tiêu dùng "hoa cả mắt", chẳng phân biệt được đâu là hàng đặc sản Đà Lạt thứ thiệt và đâu là "đặc sản" Đà Lạt giả hiệu. Các mặt hàng Trung Quốc nhập về Việt Nam rồi được "phù phép" thành hàng đặc sản Đà Lạt trong thời gian gần đây rất đáng để lên tiếng báo động. Trên địa bàn Đà Lạt, hai mặt hàng Trung Quốc đội lốt nhãn hiệu Đà Lạt trong thời gian gần đây đã bị người tiêu dùng tẩy chay đó là khoai tây và dâu tây; tiếp đến là một số loại rau trái như bắp cải, mơ, hồng... Một số mặt hàng rau củ của Trung Quốc không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm cùng chủng loại của Đà Lạt là bắp sú, cải thảo, khoai tây... Tuy nhiên, do sự chênh lệch về giá khá lớn nên vẫn còn không ít tư thương ở Đà Lạt lấy hàng Trung Quốc về "đánh bóng" rồi gắn nhãn mác đặc sản Đà Lạt để tiêu thụ ở thị trường. Đó là hành vi gian lận thương mại cố ý gây nhầm lẫn về thương hiệu về xuất xứ và chỉ dẫn địa lý, là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí trí tuệ chỉ vì lợi nhuận cá nhân, vì lợi ích trước mắt.
2) Những tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc số lượng của hàng hóa.
· Có một thực tế là ngay chính nông sản Việt Nam cũng đang bị “tấn công” bởi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tới uy tín chất lượng.
- Đơn cử gần đây nhất cả nước xôn xao về việc một số nông dân đã trộn bùn, phân lẫn vào chè khô (hay còn gọi là trà khô) để bán theo gợi ý của một số người lạ mặt. Những người nông dân đã chất phác khi trả lời phỏng vấn rằng mình làm như vậy là do khách hàng ở nước láng giềng yêu cầu. Người mua dùng chè đó để uống hay sử dụng vào mục đích nào thì đó vẫn là quyền của người mua.
- Không chỉ lừa dối công chúng về bản chất, đặc điểm, chất lượng rau, củ quả mà nhiều người dân, vì thiếu hiểu biết nên có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngay từ phương thức sản suất hang nông sản của Việt Nam. Thương nhân nước ngoài đã hướng dẫn cho nông dân cách tạo ra “nông sản” không cần nuôi, trồng theo lối phát triển tự nhiên. Rau bí chỉ cần giâm cành và phun thuốc sau hai ngày thu hoạch, rau muống chỉ cần phun thuốc một ngày là có thể hái đem bán… Người nông dân khi đã được “nhàn” mà lãi cao thì sẽ bám theo phương thức sản xuất mới mà không quan tâm đến hậu quả của những nông sản này đối với người tiêu dung và hậu quả đối với thương hiệu của nông sản Việt Nam.
· Bên cạnh vấn đề về lợi nhuận và thương hiệu đó là vấn đề về sức khỏe của người dân. Bởi các mặt hàng rau cử quả là những thực phẩm phải sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Không chỉ duy trì sức khỏe, thể lực mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho mọi hoạt động của con người. Chính vấn đề về lừa dối người tiêu dung trong sản phẩm và phương thức sản xuất sản phẩm khiến cho vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên cấp thiết và cũng khiến cho không ít người tiêu dung lo ngại.
- Rau mầm giá đỗ tẩm hóa chất nguy hại. Giá ủ bằng hóa chất màu trắng, thân căng bọng, không có rễ, trông rất bắt mắt. Người sản xuất đã bất chấp tính mạng và sức khỏe của người tiêu dung để trục lợi, thu lời bằng cách sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng. Nhiều vườn rau khu vực quận Long Biên (Hà Nội), cả một cánh đồng rộng xanh mơn mởn, có mỏi mắt tìm cũng không thấy nổi một chiếc lá úa vàng. Rau ở đây thường xuyên được sử dụng thuốc kích thích và một loại thuốc dung để diệt lá vàng. Giá rau tuy không cao nhưng vì muốn nhanh thu được sản phẩm, vì cạnh tranh mà hầu như loại rau (rau muống, rau ngót, su su…) nào cũng bị tưới thuốc sâu, hoặc thuốc kích thích để có vẻ ngoài bắt mắt, tươi ngon.
III. Giải pháp, kiến nghị.
1) Nguyên nhân dẫn đến thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ đối với hàng rau củ.
· Về chính sách pháp luật, đã có rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn. Tuy nhiên có nhiều văn bản vừa chồng chéo, không phân rõ rang trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý lien tục một loại sản phẩm.
· Bên cạnh đó các cấp chính quyền và cơ quan quản lý chưa thực sự quan tâm cấp thiết đối với các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ; đặc biết là đối với hàng nông sản nói chung và rau củ quả nói riêng nên nhiều thương lái mới có thể thực hiện được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lừa dối người tiêu dung như thế.
· Một nguyên nhân nữa là xuất phát từ mục tiêu kinh doanh không lành mạnh nhằm thu lợi nhuận không chính đáng bằng việc sử dụng những loại hóa chất, phụ gia dung trong nông sản, thực phẩm không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng (như hóa chất không cho phép, hoặc hóa chất được sử dụng nhưng lại dùng quá hàm lượng hoặc chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản, chế biến). Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương hiệu uy tín của các doanh nghiệp khác và hơn hết là hình ảnh thương hiệu quốc gia trong mắt người tiêu dung quốc tế.
· Xuất phát từ phía người dân vẫn còn chưa chủ động tẩy chay mạnh mẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các thương lái, chưa đồng lòng lên tiếng với cơ quan quản lý và các bộ ngành.
2) Những giải pháp, kiến nghị được đưa ra nhằm khắc phục thực trạng trên.
· Từ phía cơ quan Nhà Nước, thắt chặt lại các chế độ quản lý từ các bộ ngành. Nâng cao công tác của cục Hải Quan khi xuất hàng hóa của nước ta ra nước ngoài và khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào nước ta đặc biệt tại các cửa khẩu và vùng biên giới tiếp giáp.
· Các cơ quan quản lý phải tăng cường kiểm tra kiểm soát tại các khu chợ đầu mối, các khu tập trung rau củ quả và các khu trồng trọt, cơ sở sản xuất chế biến rau củ quả.
· Từ phía thương hiệu thi xây dựng thương hiệu mình, định hình lại sản phẩm và làm nổi bật đặc điểm khác biệt của sản phẩm trước công chúng để người tiêu dung có thể nhận biết (rau của quả của nước ta thường có bề ngoài không được đẹp mắt, vỏ thường xấu, kích thước thường nhỏ hơn, không bóng đẹp tuy nhiên thường đậm vị và có chất lượng sản phẩm tốt hơn hẳn).
· Có biện pháp chống gian lận thương mại về giá đối với hàng rau củ quả, bảo hộ người trồng trọt và doanh nghiệp trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có biện pháp bảo hộ người tiêu dung trước những hành vị cạnh tranh không lành mạnh.
· Chính người tiêu dung phải trở thành người tiêu dung thông minh phải xem xét các loại rau củ quả thật kỹ trước khi mua, cùng nhau lên tiếng, đoàn kết tẩy chay những hàng kém chất lượng và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ đối với rau củ quả.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố kich thích kinh doanh, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và sự phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa. Khi hàng hóa, dịch vụ được cung cấp càng nhiều, số lượng cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Trong bôi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong thương mại quốc tế ngày càng quyết liệt hơn. Hệ quả dẫn đến các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp khá cao (21,5% GDP năm 2012) như Việt Nam hiện nay thì vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ đối với ngành nông nghiệp nói chung và hàng rau củ quả nói riêng vẫn luôn là một vấn đề lớn. Chính vì thế cần có những giải pháp thiết thực từ phía các cơ quan Nhà Nước, các bộ ngành quản lý về hàng rau củ quả để bảo hộ doanh nghiệp giữa các cơ sở với nhau và giữa thương hiệu Việt Nam với nhiều sản phẩm của các nước khác thời kỳ hội nhập.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top