Chương 1

Ngàn năm Lương Chúc mối tơ duyên,
Bi thảm làm sao nợ bút nghiên.
Trúc gãy thôi xanh sầu gió thảm,
Mai vàng mượn lệ khóc triền miên.
Ba năm đèn sách tình như biển,
Một khắc chia lìa tựa mấy thu
Dám hỏi cao xanh sao khắc nghiệt,
Vì đâu bạc đãi mối lương duyên ?!....

Sân khấu kịch - trường mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội , 1929.

Khuôn mặt đẫm lệ của cô thiếu nữ trên sân khấu kịch hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp sầu ly khiến tất cả mọi người trong hội trường phải vỗ tay xuýt xoa trước dung mạo của nàng  , trong làn khói mờ ảo bỗng cất lên một giọng đọc dịu dàng ,thướt tha. Đôi mắt to tròn ,đen sâu như ẩn chứa bao nỗi niềm tâm sự, mái tóc đen bồng bềnh xõa dài ngang lưng trong dáng vẻ kiều diễm, thanh tao khó tả . Cô gái trên sân khấu giờ đây chẳng khác gì nàng Chúc Anh Đài bước ra từ trang sách . Dường như mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía người con gái ấy, họ chăm chú quan sát từng cử chỉ,  từng câu thoại của nàng.

Vẻ đẹp hút hồn đó như một tiếng sét nổ giữa trời xanh làm rung động trái tim của chàng trai trẻ Đỗ Tử Bạch. Vẻ đẹp đó làm tâm trí của chàng rối loạn và con tim chàng tràn đầy cảm xúc ,rạo rực đến ngất ngây. Giọng nói của nàng như khiến chàng bay bổng trong không trung, giờ đây cả thể xác và tâm hồn của chàng đều chìm ngập trong giọng nói và đôi mắt của nàng. Sau khi cô gái trên sân khấu dứt lời và kết thúc vở kịch Lương Sơn Bá –Chúc Anh Đài thì những trào vỗ tay nổi lên không ngừng ,một số người còn không ngần ngại chạy thẳng lên sân khấu để tặng cho nàng những bó hoa .Trong niềm phấn khích đó Tử Bạch cũng nhanh chân vượt qua hàng người đang xô lấn để bước lên sân khấu tặng hoa cho nàng nhưng thật không may Tử Bạch còn cách cô gái đó chừng vài bước chân thì nàng bỗng vội quay người bước đi về phía sau hậu trường để nhường lại sân khấu cho các tiết mục khác. Tử Bạch đứng sững trên sân khấu, trên tay vẫn cầm đoá hồng nhìn theo bóng hình cô trong sự tiếc nuối.

Khi trở về ,  chàng như người trên mây dường như hình bóng cô gái đóng vai Chúc Anh Đài vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của chàng. Đêm lạnh trời thu ,Tử Bạch trở về phòng ký túc xá trằn trọc, trong đầu chàng lâu lâu lại hiện lên khuôn mặt với đôi mắt buồn của cô gái ban tối biểu diễn ở trường. Thấy bạn mình trằn trọc mãi không ngủ Thế Vỹ-bạn cùng phòng của Tử Bạch, quay ra hỏi :

-Cậu làm sao thế ? từ lúc đi xem văn nghệ ở trường về trông cậu như người mất hồn vậy ?

Tử Bạch thở dài quay ra đáp:

-Cậu thấy cô ấy thế nào ? đẹp chứ !

Thế Vỹ hỏi lại :

-Ai cơ ?

Tử Bạch  :

-Cô gái với đôi mắt to tròn đóng vai Chúc Anh Đài trong vở kịch mộng uyên ương hồ điệp biểu diễn tối nay ý .

Thế Vỹ cười một tiếng rồi đáp :

-À ! Tưởng là ai thì ra là hoa khôi của trường trung học  Alber Sarraut ! Nay trường ta mời qua biểu diễn văn nghệ nhân ngày thầy trưởng khoa mới về.

Tử Bạch bất ngờ vùng dậy quay sang hỏi Thế Vỹ :

-Nữ sinh trung học à ! cậu biết cô ấy tên là gì không ?

Thế Vỹ nghĩ một hồi lâu rồi đáp :

-Tôi thấy vài người trong hội trường gọi cô ấy là Lạc Mai. Chẳng biết đó là tên thật hay là biệt hiệu nữa ? mà cậu quan tâm làm gì ?

Tử Bạch im lặng hồi lâu không lên tiếng. Thế Vỹ lại hỏi :

-Sao không trả lời tôi ? rốt cuộc là có chuyện gì ?

Tử Bạch đáp lại với giọng điệu dửng dưng :

-Không có gì đâu ! thôi cậu ngủ sớm đi ngày mai chúng ta còn phải đi học đấy .

Tử Bạch tiếp tục suy nghĩ vẩn vơ. Những suy nghĩ của chàng về cô gái cứ tuôn trào ra như nước suối thượng nguồn không sao ngừng được. Chàng thả hồn theo những dòng suy nghĩ đến với cõi mông lung, một chân trời đầy tình yêu...Chàng mỉm cười trong bóng tối. Nhưng chỉ được trong giây lát chàng lại trở về thực tại, chàng ái ngại về những suy tư này của chàng. Chàng vùi đầu vào chăn và nhắm chặt mắt lại cố rủ mình vào giấc ngủ nhưng bất thành. Chàng nhìn ra cửa sổ rồi thở dài trong nỗi niềm suy tư. Cuối cùng giấc ngủ rồi cũng đến với Tử Bạch, trong giấc ngủ chàng thấy mình đang đứng ở bên hồ dưới những tán liễu đang đu đưa theo làn gió ,chàng bỗng nghe thấy tiếng vỹ cầm cất lên từ phía cầu xa xa, chàng tiến lại thì thấy thấp thoáng hình bóng một cô gái đang say sưa kéo những giai điệu trong bài ca "love in the moonlight". Giai điệu thật là hay nhưng lại phảng phất một nỗi buồn gì đó rất khó tả. Tử Bạch tiến lại gần thêm chút nữa thì cô gái bỗng vội chạy đi về phía chân cầu trong làn sương trắng, chàng chạy theo nhưng không sao đuổi kịp.Tử Bạch hoảng hốt đưa mắt tìm kiếm nhưng chỉ thấy những hàng liễu thướt tha rủ mình dưới mặt hồ lặng thinh  còn cô gái thì đã biến mất lúc nào chẳng hay.

Sáng hôm sau Tử Bạch đang say trong giấc ngủ thì Thế Vỹ bỗng tới lay người chàng dậy và nói :

-Tử Bạch ! cậu còn không mau dậy đi. Chúng ta sắp muộn rồi đấy !

Tử Bạch đáp lại với giọng điệu còn lơ mơ chưa tỉnh :

-hơ..mấy giờ rồi nhỉ ?

Thế Vỹ đáp :

-Gần 8 giờ rồi ông tướng ạ ! cậu định nằm ngủ đến trưa à

Tử Bạch gãi đầu đáp lại :

-Chiều nay chúng ta mới phải học mà ! cậu cho tôi ngủ thêm chút nữa

Thế Vỹ la toáng lên :

-Cậu quên sáng nay chúng ta có hẹn lúc 9 giờ với ông chủ Lý à ! Dậy mau lên.

Tử Bạch cười trừ rồi đáp lại :

-Ừ nhỉ ! suýt nữa thì tôi quên mất ! Cậu cứ xuống dưới nhà trước đi ,tôi sửa soạn xong sẽ xuống ngay.

Thế Vỹ gật đầu nói :

-Nhanh lên đấy ! Hôm qua đã bảo ngủ sớm rồi không nghe.

Sau khi sửa soạn xong Tử Bạch và Thế Vỹ cùng nhau đạp xe đến tiệm tranh Long Khánh của ông chủ Lý để nói chuyện về mấy bức tranh của nhóm hội họa Nam Phong. Đến nơi vì cửa tiệm đang đông khách nên ông chủ Lý đã bảo hai người bọn họ ngồi đợi đến xế trưa. Thế là Tử Bạch và Thế Vỹ kiên nhẫn chọn một cái bàn trong góc tiệm mà ngồi đợi, Thế Vỹ bình thản ngồi xuống nhâm nhi tách trà vẫn còn đang nóng trong khi Tử Bạch thì ngồi suy tư bên cửa sổ, lâu lâu lại lôi trong cặp ra vài cuốn sách mà chàng đang đọc dở để giết thời gian. Chàng đang đọc say sưa thì bỗng giọng của một người con gái cất lên từ phía sau :

-Anh cũng đọc quyển sách này ư ! anh thấy nó thế nào ?

Chàng giật mình quay lại thì ra là một cô gái chừng mười tám đôi mươi vô cùng xinh đẹp với mái tóc đen dài và làn da trắng trong một bộ váy kiểu phương tây. Một vẻ đẹp rất hiện đại và mang đậm phong cách âu châu. Tử Bạch còn đang ngây người trước vẻ đẹp thì cô gái tiếp tục lên tiếng :

-Anh làm gì mà ngây người ra thế ! trả lời tôi đi chứ !

Tử Bạch thấy cô gái nói vậy liền ấp úng trả lời :

-Quyển này tôi thấy đọc cũng được nhưng không hay bằng mấy quyển trước kia tôi từng đọc.

Cô gái mỉm cười nói tiếp :

-Anh hay đọc tác phẩm của nhà văn J.B.Hoobell à !

Tử Bạch đáp :

-Ừ ! tôi cũng hay đọc các  tác phẩm văn học nước ngoài như mấy cuốn của : Mike kenny, John cahill ,đặc biệt là các tác phẩm của J.B.Hoobell trong đó có cuốn bông hồng trắng

Cô gái đáp :

-Cuốn đó tôi cũng đã đọc rồi.

Tử Bạch tiếp lời :

-Cô có thích cuốn đó không ?

Cô gái trả lời :

-Tôi không thích cuốn đó lắm. Kết truyện mang đến cho tôi một cảm xúc rất hụt hẫng. Tại sao chàng trai trong truyện lại yếu đuối đến vậy, không dám theo đuổi tình yêu của mình và rồi tận mắt chứng kiến người mình yêu lên xe hoa với một chàng trai khác mà chàng ta biết chắc sẽ không tốt đẹp gì. Kết quả rồi sao ? Cô gái đó đã không có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và sớm ra đi ở độ tuổi đôi mươi trong khi chàng trai chỉ biết đau lòng ân hận nhưng mọi chuyện giờ đã ngã ngũ.

Tử Bạch nói :

-Tôi thì có cảm nhận khác. Chàng trai đó vừa đáng trách vừa đáng thương. Trách là bởi anh ta quá nhu nhược, không dám theo đuổi tình yêu và rồi cuối đời phải ân hận nhưng suy cho cùng cũng chỉ vì môn đăng hộ đối, địa vị giai cấp mà khiến chàng ta không dám theo đuổi tình yêu của mình. Chàng quyết định từ bỏ mọi thứ chỉ để mong người mình yêu sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thôi thì cũng là số trời đã định.

Cô gái thở dài đáp :

-Anh nói cũng có lý. Suy cho cùng thì chính những định kiến về giai cấp, xã hội đã giết chết những tình yêu đẹp.

Để xua tan đi bầu không khí đang có vẻ trầm lắng, Tử Bạch liền nói lái sang một chủ đề khác. Chàng hỏi cô :

-Cô đọc được nhiều sách của J.B.Hoobell chưa ?

Cô gái đáp :

- Tôi mới chỉ đọc được mấy quyển gần đây của J.B.Hoobell thôi ,còn mấy quyển trước đó tôi chưa có dịp đọc.

Tử Bạch cười đáp :

- Trong cặp tôi hiện đang có mấy quyển của J.B.Hoobell nè ! cô cầm lấy mà đọc.

Cô gái mừng rỡ đáp :

-Anh nói thật không !

Tử Bạch đáp :

-Đương nhiên là thật rồi ! cô thích quyển nào thì cứ lấy mà đọc.

Hai người trò chuyện thêm một lúc thì cô gái cho biết mình là cháu gái của ông chủ Lý và là con gái thứ hai của ông chủ tiệm vàng lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ là Lý Đình Bắc. Tên của cô ấy là Lý Phương Nghi.

Đang nói chuyện rôm rả thì chú Trường đi đến chỗ Tử Bạch rồi nói :

-Ông chủ đã xong việc xin mời hai cậu theo tôi .

Tử Bạch quay ra gọi Thế Vỹ :

-Này Thế Vỹ ! Ông chủ Lý đang đợi kìa, đi thôi !

Cả hai cùng từ biệt Phương Nghi rồi cùng nhau theo chú Trường lên tầng 2 đến phòng làm việc của ông chủ Lý . Vừa bước vào phòng ,Tử Bạch đã vô cùng kinh ngạc trước cách bày trí ở đây. Một không gian rất truyền thống nhưng vẫn có chút hơi hướng hiện đại , xung quanh phòng treo những bức tranh thủy mặc với đủ kích cỡ khác nhau. Đặc biệt là bức tranh Thất Mã thêu bằng lụa rất đẹp. Đang mải ngắm nhìn thì ông chủ Lý bỗng lên tiếng :

-Xin lỗi vì đã để hai cậu phải chờ lâu.

Tử Bạch vội đáp :

-Dạ không sao ạ.

Ông chủ tiếp lời :

-Ta được thầy Cường giới thiệu rằng nhóm hội họa Nam Phong của các cậu có tài năng hội họa hơn người, không biết chuyện này có thật không ? Nay mời hai cậu đến để kiểm chứng.

Tử Bạch cười rồi đáp :

-Dạ thầy Cường quá lời rồi ạ ! chúng tôi chỉ là những người họa sĩ bình thường mang trong mình tình yêu nghệ thuật mãnh liệt và khát khao phát triển nền mỹ thuật nước nhà.

Ông chủ Lý cười lớn :

-hahaha ! khẩu khí cũng khá lắm chàng trai trẻ.

Vừa dứt lời ông chủ Lý liền quay ra nói với Tử Bạch :

-Cậu mang theo tranh đến đây không ? Để ta xem các cậu định phát triển nền hội họa nước nhà ra sao .

Tử Bạch đáp:

-Có ạ ! Thế Vỹ mau mang tranh lên cho ông chủ Lý xem.

Thế Vỹ mang tranh đặt lên bàn, ông chủ Lý xem chăm chú một hồi lâu rồi lắc đầu cười bảo :

-Hahaha...xem ra các cậu chỉ được cái nói hay còn làm thì như mèo mửa.

Cả phòng sau khi xem tranh xong cũng cười rộ lên. Trong đó có cả mấy đối tác của ông chủ Lý. Họ cho rằng tranh của cậu quá tục tĩu, không còn giữ cái vẻ đẹp thuần túy của mỹ thuật mà nó còn đang làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc, thật dơ bẩn.

Câu nói đó như cái tát vào mặt Tử Bạch. Cậu không thể tin nổi bức tranh mà mình tâm huyết ,được cậu vẽ bằng cả trái tim của mình nhưng giờ đây lại bị chê một cách tơi tả.

Tử Bạch bỗng đứng bật dậy nói :

-Cái gì ? tranh dơ bẩn ? Mất thuần phong mỹ tục ư ? mấy người thật không biệt gì về nghệ thuật cả.

Một người đàn ông ngồi trong góc bỗng lên tiếng :

-Thật không hiểu nổi đám trẻ bọn cậu bây giờ nghĩ gì ? quá hiếu thắng ! Có tí tài mọn thì cho mình là nhất.

Một người khác tiếp lời :

-Các cậu thử nhìn lại tranh của mình mà xem, thiếu gì thứ để vẽ mà các cậu lại vẽ tranh khỏa thân , thật không ra thể thống gì.

Tử Bạch không kiềm chế được mà lao xồ tới hai vị kia rồi la lớn :

-Mấy ông thật là lạc hậu ! ở phương tây tranh khỏa thân từ lâu đã được công nhận là tác phẩm nghệ thuật rồi.

Vừa nói Tử Bạch vừa dơ bức tranh của mình lên.

-Các ông thử nhìn đi ! Khỏa thân là một truyền thống trong nghệ thuật phương tây. Tranh khoả thân được sử dụng để thể hiện lý tưởng về vẻ đẹp nam và nữ và các phẩm chất khác của con người.

Thế Vỹ tiếp lời :

-Chúng ta đang ở thời kì nào rồi mà các ông vẫn còn giữ cái định kiến cũ rích đấy. Chúng ta hãy nên học hỏi các nước phương tây thì nền nghệ thuật mới phát triển rộng rãi được.

Mấy vị kia cũng không chịu kém cạnh lên tiếng :

-Thật ngông cuồng ! Mỹ thuật của người Việt không thể để du nhập mấy cái thể loại này được.

Cả hai bên cãi nhau một trận nảy lửa mãi không thôi. Thấy hai bên mãi không chịu ngừng, ông chủ Lý liền đập tay xuống bàn la lớn :

-Đủ rồi ! Tất cả im lặng đi.

Ông chủ Lý quay ra phía Tử Bạch nói :

-Mấy cậu quậy vậy đủ rồi, xin mời về cho.

Thế Vỹ vội đáp:

-Thế tranh của chúng tôi thì sao ? nó có được triển lãm ở Tràng Tiền không ?

Ông chủ Lý cười rồi đáp:

-Ta thực sự lấy làm tiếc nhưng ta không thể cho tranh của các cậu đi triển lãm được.

Thế Vỹ nghe vậy vẫn không từ bỏ mà tiến tới van xin ông chủ Lý.

-Ông đừng từ chối vội như vậy ! Ông hãy xem kĩ hơn đi. Chúng tôi thực sự cần buổi triển lãm này.

Trước sự van xin của Thế Vỹ ông chủ Lý chỉ đáp lại bằng những cái lắc đầu. Thấy vậy Tử Bạch liền tiến tới vỗ vai bạn mình rồi nói :

-Chúng ta đi thôi ! tôi không tin tranh của chúng ta lại tệ đến thế. Nghe bạn mình nói vậy Thế Vỹ vẫn còn lưỡng lự không đi. Tử Bạch liền kéo tay Thế Vỹ đi rồi nói :

-Đi thôi ! Họ quá bảo thủ. Chúng ta sẽ mang tranh đến nơi khác.

Thế Vỹ quay ra hỏi với giọng điệu buồn bã:

-Đi đâu ? chúng ta còn có thể đi đâu được.

Tử Bạch nói :

-Đâu cũng được miễn là không phải nơi này. Bầu trời rộng lớn tôi tin tranh của chúng ta sẽ sớm ngày được mọi người nhìn nhận .

Vừa nói dứt lời Tử Bạch liền lôi tay bạn mình ra về. Đôi mắt tràn đầy nhiệt huyết của Tử Bạch khiến cho ông chủ Lý cảm thấy vô cùng ấn tượng. Ông thấy bóng dáng hồi trẻ của mình trong con người của Tử Bạch. Ông đưa mắt nhìn theo hai người bọn họ cho đến khi bóng dáng họ dần khuất lối.

Sau khi rời khỏi tiệm tranh Long Khánh hai người bọn họ liền đạp xe về trường để kịp cho giờ học chiều nay. Trên đường đi Tử Bạch vẫn không thôi ấm ức, vừa đi chàng vừa lẩm bẩm nói : " Các người cứ chờ xem, tranh của tôi nhất định sẽ được mọi người công nhận " thấy vậy Thế Vỹ quay sang nói với Tử Bạch :

-Nghĩ cũng tức thật ! Tôi tưởng đâu hôm nay tranh của chúng ta sẽ được chọn để đi triển lãm...ai ngờ bị đổ bể hết.

Nói đến đây thời gian như ngừng trôi, hai người cứ lặng thinh không ai nói lời nào và cứ thế đạp xe lẳng lặng đi về phía cuối con đường. Tối hôm đó về phòng , Tử Bạch ngồi trên giường mà bần thần suy nghĩ. Chàng nhớ lại những lời nói của ông chủ Lý và mấy vị thương gia ở tiệm tranh Long Khánh mà lòng băn khoăn, phải chăng chàng thực sự không có tài năng, tranh của chàng thực sự rất tệ. Nghĩ đến đây chàng lại lắc đầu như cố lay mình về với thực tại, Tử Bạch gạt đi những suy nghĩ vừa rồi và xốc lại tinh thần bằng một câu nói như tự an ủi mình rằng : " mình thực sự có tài, tranh của mình không tệ như bọn họ nghĩ " bỗng nhiên chàng vùng dậy như vừa nhớ ra điều gì. Chàng lục tung chiếc tủ cũ kĩ ở phía góc phòng như thể đang tìm kiếm thứ gì đó, Thế Vỹ thấy thế liền lên tiếng hỏi :

-Cậu đang tìm gì đấy. Có cần tôi giúp gì không ?

Tử Bạch đáp :

-Cậu có thấy quyển sách "Bầy thiên nga "của tôi đâu không ?

Thế Vỹ cười nói :

-hahaha...Cậu quên rồi à quyển sách đấy chẳng phải cậu đã cho cô gái ở tiệm tranh mượn rồi sao.

Tử Bạch gãi đầu cười trừ nói :

-Ừ nhỉ ! Tôi quên mất. Phải làm sao bây giờ?

Thế Vỹ lại hỏi tiếp :

-Cậu làm gì mà cần nó gấp thế

Tử Bạch quay ra nói :

-Tôi có kẹp trong quyển sách mẩu giấy ghi địa chỉ của ông chủ Khương mà thầy Cường giới thiệu cho tôi, giờ tôi đang cần để đến đó.

Thế Vỹ thấy vậy liền hùa vào trêu ghẹo Tử Bạch :

-Cho chừa cái tội bạ đâu vứt đấy. Thôi cậu không phải lo mấy hôm nữa đến chỗ thầy xin lại địa chỉ là được.

Nghe Thế Vỹ nói đến đây Tử bạch mới an tâm mà lên giường đi ngủ.Chàng nằm trên giường mà trong lòng vẫn còn nặng trĩu những suy tư, có quá nhiều chuyện xảy ra trong ngày hôm nay khiến chàng phải suy nghĩ, tưởng chừng những suy tư này sẽ khiến chàng trằn trọc mà thức giấc nhưng thật kì lạ đêm nay mọi thứ không diễn ra như vậy. Chàng không còn suy nghĩ về những thứ đó quá lâu ,chỉ ngay sau khi đặt lưng xuống giường là chàng đã chìm vào giấc ngủ, phải chăng hôm nay chàng đã quá mệt hay một lý do nào đó khiến chàng ngủ sớm như vậy ?

Hôm sau, Tử Bạch dậy từ khá sớm sau một giấc ngủ ngon mà bấy lâu nay chàng hiếm khi có được. Đỗ Tử Bạch hăng hái, hớn hở sửa soạn quần áo cầm thêm chiếc cặp da cũ đạp trên chiếc xe đạp Peugeot mà cha chàng tặng để đi đến tiệm tranh mua thêm giấy và cọ vẽ. Nói đến chiếc xe đạp Peugeot thì có thể thấy rằng gia cảnh của chàng không phải dạng tầm thường thậm chí còn thuộc diện khá giả, trong xã hội bấy giờ xe đạp vẫn còn chưa phổ biến chỉ có 1 vài gia đình khá giả mới đủ sức mua cho mình một chiếc xe đạp Peugeot . Gia đình Tử Bạch từ đời ông cố nội đến nay đều là những địa chủ lớn ở Hải Dương. Vào dịp sinh nhật năm ngoái Tử Bạch được cha mua tặng cho chiếc xe đạp Peugeot sau khi ông đi công tác ở Quảng Châu về.

Hôm nay tâm trạng chàng thật sảng khoái, chàng vừa đạp xe vừa huýt sáo níu no, chân thì không thôi đung đưa theo nhịp, lâu lâu lại ngước nhìn lên bầu trời mà thưởng thức cái vẻ đẹp của bình minh.

Đến nơi chàng chống xe rồi đi vào tiệm. Thấy chàng bước vào ông chủ bỗng lên tiếng với vẻ ngạc nhiên :

-Ôi chao ! Nay mặt trời mọc ở đằng tây ư.

Tử Bạch ngạc nhiên hỏi :

-Sao ông lại nói vậy ?

Ông chủ vuốt râu cười đáp :

-Mọi lần tôi có thấy cậu đi mua tranh sớm như vậy đâu . Tôi có hẹn cậu vài lần đến lấy cọ vẽ vào buổi sáng nhưng cậu đều từ chối với lý do còn phải ngủ nướng còn gì. Nay thấy cậu đến cửa hàng sớm như vậy chẳng phải là mặt trời đã mọc ở đằng tây hay sao...

Tử Bạch chỉ cười trừ mà đáp lại qua loa :

-Ông nói cũng đúng , hình như đây là lần đầu tôi đến đây vào buổi sáng thì phải.

Ông chủ tiếp lời :

-Hôm nay cậu đến đây mua gì ?

Tử Bạch đáp :

-Lấy cho tôi như mọi lần. Ông dặn Lý Phúc bọc cẩn thận giúp tôi nhé.

Nói rồi ông chủ bảo chàng đứng đợi một lát để ông ấy sai Lý Phúc đi bọc hàng. Trong lúc chờ đợi chàng lượn một vòng quanh tìm xem có thứ gì để mua thêm không. Tử Bạch đi được một đoạn thì bỗng chàng dừng trước gian hàng tranh thủy mặc ở gần cửa phía tây. Chàng vô cùng ấn tượng với bức tranh vẽ cảnh sông nước Tây Hồ đang được treo ngay ngắn trên tường, Tử Bạch ngắm nghía hồi lâu miệng thì tấm tắc khen ngợi: " Bức tranh này quả là một tuyệt tác". Thật vậy bức tranh thủy mặc này thực sự rất đẹp, nét bút thì uyển chuyển, mềm mại toát lên cái hồn của người họa sĩ mà ai xem qua cũng có thể cảm nhận được. Cảnh trong tranh tuy đẹp nhưng lại phảng phất một nỗi buồn man mát của một kẻ cô đơn. Góc phải tranh còn đề hai câu thơ bằng chữ Hán "Giang thôn độc quy xử /Tịch mịch dưỡng tàn sinh." Tử Bạch liền quay ra hỏi ông chủ Trần :

-Ông chủ bức tranh này bán bao nhiêu tiền vậy ? tôi muốn mua thêm cái này.

Ông chủ đáp :

-Ta xin lỗi nhưng cái đấy không bán cho cậu được đâu.

Tử Bạch ngạc nhiên hỏi :

-Tại sao vậy ? À tiền phải không ? Ông yên tâm nay tôi mang đủ tiền mà.

Ông chủ cười rồi đáp lại :

-không phải chuyện đó. Bức tranh này tôi đã bán cho ông chủ Triệu ở Kiến An rồi.

Tử Bạch nói :

-Vậy sao. Hay là ông cứ để lại bức tranh đó cho tôi đi. Ông ta trả giá bao nhiêu thì tôi sẽ trả cho ông gấp đôi.

Ông chủ nói :

-Ta là người làm ăn thì phải giữ chữ tín. Bức tranh này ngày mai ông chủ Triệu cho người đến lấy rồi nên ta không bán cho cậu được đâu. Cậu chọn sang bức tranh khác đi.

Tử Bạch cố nài nỉ :

-Thôi mà ông chủ ! Để lại bức tranh đó cho tôi đi. Tôi thực sự rất thích bức tranh này

Ông chủ chỉ biết lắc đầu từ chối :

-Thôi ! Cậu đừng làm khó tôi nữa. Tôi không thể thất hứa với người ta được đâu,

Tử Bạch không chịu từ bỏ nói tiếp :

-Hay là thế này đi. Ông để tôi nói chuyện trực tiếp với người ta, biết đâu tôi sẽ thuyết phục được họ nhường lại tranh thì sao.

Ông chủ liền gật đầu cho là phải. Rồi ông quay vào trong nhà gọi lớn :

-Phúc ! Phúc ơi ! Ra đây ông hỏi xíu

Nghe thấy thế Lý Phúc đang bọc hàng trong nhà liền chạy ra. Cậu hớt hải hỏi :

-Có chuyện gì thế ông chủ ?

Ông chủ ôn tồn hỏi :

-Ta nghe nói người bên phía ông chủ Triệu đã đến Hà Nội vào hôm qua, cậu có biết anh ta đang ở lại quán trọ nào không ?

Lý Phúc đáp :

-Con nghe thằng Toàn bảo hình như là đang ở chỗ quán trọ Xuân Đường gần tiệm vải Trung Nguyên.

Ông chủ quay ra Tử  Bạch nói :

-Đấy ! cậu nghe thấy chưa. Anh ta đang ở quán trọ Xuân Đường, cậu mau đến thuyết phục đi kẻo không kịp.

Nói đến đây Tử Bạch cúi đầu cảm tạ và vội vã ôm sấp đồ đặt lên xe chạy thẳng đến nhà trọ Xuân Đường.


Chú thích :
*Trường mỹ thuật Đông Dương : Trường được thành lập vào năm 1924. Đây là một trường đại học hàng đầu của Đông Dương về đào tạo nhóm ngành Mỹ thuật.

*Trường Trung học Alber Sarraut : Đây là một trong những ngôi trường trung học nổi tiếng ở Đông Dương. Trường được xây dựng năm 1919, ban đầu trường được biết đến với cái tên " Paul Bert " và "Trung học Hà Nội " cho đến năm 1925 trường được đổi tên thành Alber Sarraut.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top