Cán cân thanh toán+ biện pháp rủi ro tỷ giá
Khái niệm: là 1 bảng thống kê ghi chép và phản ánh tất cả những giao dịch kinh tế của người cư trú và người không cư trú.
Ý nghĩa:
- Vĩ mô:
+ Đối với CS KTĐN và CS TMQT: hỗ trợ quản lý và điều hành CS.
+ Kiểm soát sự di chuyển của các luồng vốn.
+ Điều hành CS Tỷ giá.
- Vi mô:
+ Hỗ trợ cung cầu ngoại tệ và dự đoán tỷ giá.
+ Hỗ trợ hoạt động KD XNK.
+ Hỗ trợ hoạt động KD ngoại tệ.
Kết cấu:
- Cán cân thường xuyên:
+ Cán cân TM: ghi lại các khoản thu chi từ hoạt động XNK
+ Cán cân DV: khi lại các khoản thu chi từ hoạt động DV: TCNH, BH, BCVT, y tế, giáo dục…
+ CC TN: bao gồm thu nhập của người lao động, các khoản thu nhập từ đầu tư và tiền lãi của người cư trú và người không cư trú.
+ CC chuyển giao vãng lai 1 chiều: bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại, những khoản quà tặng và chuyển giao khác bằng tiền.
- Cán cân vốn:
+ CC di chuyển vốn dài hạn: bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dài hạn khác.
+ CC di chuyển vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào dưới cá hình thức: tín dụng TM, tín dụng NH…
+ CC chuyển giao vốn 1 chiều: bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, xóa nợ…
Tình hình CCTTQT của VN thời gian gần đây:
· Cán cân thường xuyên của Việt Nam thường xuyên ở vào tình trạng thâm hụt trong khoảng 10 năm gần đây (năm 2000, 2001 Việt Nam có thặng dư trong cán cân thường xuyên, tuy nhiên từ năm 2002-2010 cán cân thường xuyên liên tục rơi vào tình trạng thâm hụt).
· Cán cân vốn của Việt Nam có được thặng dư lớn trong giai đoạn 2005-2008 do lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Từ năm 2009 trở đi cán cân vốn vẫn thặng dư nhưng có xu hướng giảm sút so với giai đoạn trước.
· Cán cân dự trữ: Dự trữ chính thức của Việt Nam dưới dạng vàng và ngoại tệ có dấu hiệu giảm sút từ sau năm 2008. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tính đến cuối năm 2010 chỉ có thể đáp ứng cho nhu cầu khoảng 8 tuần nhập khẩu. Đây là mức dự trữ rất thấp và sẽ rất khó khăn cho việc điều chỉnh cán cân thanh toán, bù đắp thâm hụt cán cân thường xuyên.
· Nhìn tổng thể, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam tính đến hiện tại đã trải qua một thời kỳ thâm hụt dài và cần thiết phải có các biện pháp để cải thiện cán cân thanh toán hiện nay.
Câu 7: Xem xét biện pháp cắt giảm chi tiêu khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt.
Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế-xã hội khác. Do vậy, việc áp dụng những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân khi bội chi là một việc làm hết sức cần thiết nhằm cải thiện cán cân. Một trong những biện pháp đó là giảm bớt chi tiêu công. Giảm chi tiêu công sẽ tác động đến tổng cầu do đó góp phần cải thiện cán cân ngắn hạn. Chi tiêu công bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. Chi thường xuyên gồm: chi hành chính sự nghiệp, chi tiếp khách, chi mừng sự kiện này kia... nếu ko hiệu quả or ko thực sự cần thiết thì N2 cần cắt giảm. Còn đối với chi đầu tư, để cắt giảm, Chính phủ cần rà soát, sắp xếp để tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, hiệu quả. Theo đó, những công trình chưa cấp thiết thì dừng lại chưa triển khai.Giảm chi tiêu công cũng thường đi đôi với chính sách thắt chặt tiền tệ, thuế khóa như: tăng lãi suất cho vay để giảm đầu tư, dùng công cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Vận hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu khiến cho tổng cầu giảm, gây sức ép làm giảm lãi suất trong nước dẫn đến 1 dòng vốn chảy ra nước ngoài, đồng nội tệ giảm giá. Việc giảm giá trị đồng nội tệ làm cho xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, do đó cải thiện được cán cân vãng lai.Cắt giảm chi tiêu công không chỉ hạn chế thâm hụt ngân sách mà còn đạt mục tiêu giảm lạm phát, hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai.Đồng thời chính sách này còn kiểm soát sự án đầu tư tràn lan và không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước,cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, cắt giảm chi tiêu về lâu dài sẽ gây ra những vấn đề như suy giảm kinh tế, thất nghiệp và là nguyên nhân dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội.
Câu 9: Bình luận các biện pháp, chính sách mà CP thực hiện để điều tiết tỷ giá khi tỷ giá biến động bất lợi.
Khi tỷ giá hối đoái biến động, NHTW có thể tiến hành can thiệp nhằm giảm thiểu những yếu tố bất lợi do biến động tỷ giá đem lại thông qua các công cụ chính sách của mình. Thông thường, NHTW có thể sử dụng các công cụ, biện pháp sau đây: các chính sách ngắn hạn (chính sách lãi suất, chính sách kiểm soát tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ, chính sách thương mại quốc tế) và các chính sách trung và dài hạn khác (kiểm soát tình trạng Dollar hóa, cải thiện cán cân thanh toán, tăng cường dự trữ ngoại hối và phát triển TT ngoại hối).
A – Các chính sách ngắn hạn
Chính sách lãi suất
Điều chỉnh lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khâu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này.
NHTW tăng lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường => NHTM giảm cho vay => cung tiền nội tệ giảm => tác động tăng giá trị đồng nội tệ.
NHTW giảm lãi suất chiết khấu nhỏ hơn lãi suất thị trường =>NHTM tăng cho vay => cung tiền nội tệ tăng => tác động giảm giá trị đồng nội tệ.
Lãi suất chiết khấu có khả năng định hướng cho lãi suất thị trường. Khi lãi suất chiết khấu tăng có tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các nguồn vốn ngoại tệ chảy vào làm đồng nội tệ lên giá. Tình huống ngược lại xảy ra khi lãi suất chiết khấu giảm.
Quy định trần lãi suất tiền gửi đối với ngoại tệ
NHTW có thể áp trần lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn với ngoại tệ trong khi giữ mức lãi suất cao tương đối với lãi suất tiền gửi nội tệ, chênh lệch này sẽ khuyến khích người gửi tiền chuyển đổi ngoại tệ ra nội tệ để đem gửi tại ngân hàng. Cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ được đáp ứng qua đó giúp ổn định tỷ giá, giảm áp lực mất giá đồng nội tệ.
Chính sách kiểm soát tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ
Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ tác động tới chi phí sử dụng vốn vay của các NHTM. Khi NHTW yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho chi phí sử dụng vốn vay của các NHTM tăng lên; để kinh doanh có lãi bắt buộc họ phải giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Điều này làm cho việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, người dân bán ngoại tệ lấy nội tệ đem gửi. Cung ngoại tệ tăng giảm áp lực mất giá nội tệ.
Các chính sách thương mại quốc tế
Tăng cường hàng rào thuế quan và hạn ngạch làm hạn chế nhập khẩu, khiến cầu ngoại tệ giảm, kết quả là có thể khiến nội tệ lên giá.
Khi hàng rào thuế quan và hạn ngạch giảm sẽ có tác dụng ngược lại.
B - Các chính sách trung và dài hạn
Trong dài hạn, chính sách ổn định tỷ giá của NHTW cần tập trung vào những vấn đề là gốc rễ sinh ra biến động tỷ giá.
Chính sách chống “dollar hóa”
Thông qua các quy định liên quan đến kiểm soát thị trường ngoại tệ, loại bỏ dần thị trường “chợ đen” cùng với tăng cường quản lý việc niêm yết, quảng cáo, thanh toán hàng hóa bằng ngoại tệ, cũng như các hình thức kinh doanh ngoại tệ khác, NHTW sẽ hạn chế nạn đầu cơ ngoại tệ và “dollar hóa” trong nền kinh tế qua đó ngăn ngừa bất ổn tỷ giá.
Cải thiện cán cân thanh toán và Tăng cường dự trữ ngoại hối
Hiện tượng thâm hụt cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến bất ổn tỷ giá. Để ổn định tỷ giá cần thiết phải cải thiện cán cân thanh toán. Thông thường NHTW có thể thực hiện 1 số biện pháp như: thay đổi lãi suất chiết khấu, phá giá hoặc nâng giá tiền tệ, sử dụng quyền rút vốn đặc biệt tại IMF, vay nợ nước ngoài… Chính Phủ cũng thực hiện giảm bội chi ngân sách để giảm thâm hụt cán cân thanh toán. Thông qua hàng loạt các biện pháp thì dự trữ ngoại hối sẽ được cải thiện.
Phát triển thị trường ngoại hối hiện đại
Phát triển thị trường liên ngân hàng với trọng tâm là cung cấp các nghiệp vụ thị trường hiện đại để giảm thiểu những rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để giúp ổn định nhu cầu về ngoại tệ cũng như giúp các NHTM chủ động trong cung ứng ngoại tệ cho khách hàng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top