Cảm xúc và sức khỏe của bạn, phần 2
Giải tỏa cảm xúc như thế nào để có thể trị bệnh?
Như tôi đã trình bày trong phần 1 thì việc chữa bệnh hoàn toàn chuyên biệt và phụ thuộc vào cơ thể từng người. Chúng ta có thể bắt đầu ở bất cứ cấp độ nào trên thân-tâm của chúng ta. Có thể bắt đầu với nhục thể: cơ thể bên ngoài, hoặc chúng ta có thể bắt đầu với tâm thể: thể mang trạng thái tình cảm tinh thần. Tuy nhiên thực sự không có một sự khác biệt nào giữa hai thể trên.
Theo khuôn mẫu của Tây y, tất nhiên sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi trước tiên nghiên cứu cơ thể con người, các triệu chứng lâm sàng hay là căn bệnh. Tập trung vào cơ thể con người có thể là điểm khởi đầu cho việc chữa bệnh và các biến chuyển tại nhiều cấp độ sau đó. Tuy nhiên, trừ khi chúng ta xác định được nguồn gốc của các cảm xúc tinh thần cũng như mối liên hệ giữa chúng thì chúng ta không thể chữa trị hoàn toàn cho dù là ở mức độ nào đi chăng nữa.
Suy nghĩ của chúng ta, các loại cảm xúc tinh thần và các triệu chứng lâm sàng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chi tiết xin xem thêm trong một loạt bài trước đây của tôi “Sức mạnh của tinh thần”. Quan sát này đã được ghi lại một cách cụ thể bởi các thiết bị nghiên cứu khoa học của Tây phương và cũng được tìm thấy trong hệ thống lý thuyết thuộc các trường phái trị liệu cổ truyền trên thế giới.
Quen thuộc nhất tại các nước phương Tây phải kể đến hệ thống y học cổ truyền của Trung Quốc (Trung Y) và Y học cổ truyền của Ấn độ hay còn gọi là Ayurveda, hai hệ thống này đã tìm được chổ đứng trong nền y học hiện đại nơi đấy. Các hệ thống này đã xác lập các mối liên hệ giữa những triệu chứng lâm sàng và các trạng thái tinh thần. Trong y học Trung Hoa thì Tạng Phổi là nơi chứa của tâm u sầu; Tạng Can (gan) là nơi chứa sự giận dữ và Tạng Thận là nơi chứa của sợ hãi. Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, Vata (kết hợp giữa Ánh Sáng và Gió) liên quan chứng viêm khớp và sự lo lắng; pitta (kết hợp giữa Lửa và Nước): ung nhọt và sự giận dữ. Khi bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của bạn thì việc tìm hiểu những mối liên hệ này tỏ ra rất có ích.
Có rất rất nhiều cách để chữa bệnh, tôi chỉ nêu tóm tắt ngắn gọn một vài trong số đó
Một vài phương pháp mang tính “bị động”, trong khi một số khác lại có tính “chủ động”. Phương pháp bị động là các phương pháp mà bạn không chủ động, chẳng hạn như châm cứu hay mát-xa. Phương pháp chủ động là phương pháp tự bạn có thể thực hiện được, hoàn toàn dựa vào bạn như pranayama hay chính là các bài luyện thở. Những phương pháp chủ động có thể thực sự mang lại những chuyển biến cho bạn, còn các phương pháp bị động thì cũng có tác dụng tốt. Đôi khi cũng rất cần có những thể nghiệm nâng cao trạng thái thân-tâm mà không cần tổn hao quá nhiều sức lực.
Hô hấp và thực phẩm
Hơi thở chính là động lực và sinh khí cho hai thể thân-tâm của chúng ta. Khoa học phương Tây cũng đã ghi nhận mối quan hệ giữa hô hấp với sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Thật thú vị chính điều này lại là nguyên lý vốn sẵn có của các phương pháp trị bệnh cổ truyền trên thế giới. Theo y học truyền thống Trung Hoa và Ayurveda thì khí và prana được coi là nguồn sinh lực của con người. Nếu không có hô hấp thì chúng ta sẽ không thể tồn tại.
Làm tổn hại tới hoạt động hô hấp có thể gây ra bệnh tật, hô hấp tích cực có thể trị bệnh. Học được cách hô hấp tự nhiên cũng như các phương pháp thở đặc biệt có thể tác động tới thân-tâm chúng ta, trạng thái cảm xúc của chúng ta, và đó có thể chính là con đường trị liệu tâm pháp.
Thức ăn cũng là một loại thuốc đối với thân và tâm. Mọi loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Những ảnh hưởng này đối với từng người là khác biệt. Hippocrates vốn được biết đến như là cha đẻ của nền y học phương Tây đã viết ra những quan điểm cho rằng “thực phẩm phải vừa là thuốc vừa là thức ăn của bạn” và dạy rằng “quan trọng hơn cả là nên biết về người bệnh nhân đang mắc bệnh hơn là biết về căn bệnh mà người bệnh mắc phải”
Những liệu pháp cụ thể
Bất kỳ một liệu pháp điều trị nào đều ảnh hưởng đến cơ thể và tinh thần của con người vì vậy mới hình thành thuật ngữ “thân-tâm”. Điều này cũng đúng trong y học phương Tây. Có rất nhiều phương pháp, công cụ, kỹ thuật và hệ thống. Những phương pháp được liệt kê dưới đây chưa phải là là tất cả, mà chỉ mang tính chất tham khảo.
Kỹ thuật năng lượng y học; kỹ thuật tâm lý năng lượng, các liệu pháp trên thân người như Rolfing; điều trị Ayurvedic và vật lý trị liệu; những phương pháp y học cổ truyền Trung Hoa bao gồm châm cứu, các phương pháp trị liệu dùng tay như chỉnh hình cột sống, thuật nắn xương, liệu pháp cộng hưởng như tinh dầu hoa; liệu pháp thảo mộc; vi lượng đồng cân; các phương pháp chữa trị bằng yoga; liệu pháp tiền căn, luyện thở, liệu pháp tự sự sáng tạo, liệu pháp nhật trình (viết hàng ngày); liệu pháp dịch cân (chữa trị tìm sự cân bằng qua vận động). Một số phương pháp cần có người hướng dẫn còn một số khác thì bạn có thể tự thực hiện được.
Một vài gợi ý sau cùng cho bạn đó là hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn với chính mình. Người thầy chữa bệnh tuyệt vời nhất nằm ngay trong chính bạn, chứ không phải trong phòng khám của các bác sỹ hay do khả năng của bất kỳ kỹ thuật hay hệ thống nào. Chữa bệnh là một hành trình khám phá và phát triển, một hành trình sẽ chỉ và luôn mang lại cho con người tâm trạng tốt hơn
Trong thời gian sắp tới tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân mình trong việc đẩy lùi bệnh tật, những kinh nghiệm này đã dạy tôi về cách chữa bệnh và tôi cũng sẽ đề cập kỹ hơn về một số phương pháp tiếp cận được đề cập đến ở trên.
Xem thêm phần 1: Cảm xúc có thể dẫn đến bệnh tật như thế nào
Tiến sĩ Muehsam là một bác sĩ, nhạc sĩ, và nhà văn sống tại thành phố New York. Địa chỉ email của bà là [email protected]Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top