Văn bản: Rừng Xà Nu

Đất nước hòa bình, dân làng ấm no, cuộc sống hạnh phúc là ước mơ khát khao của dân làng Xôman trong thời kì kháng chiến chống Mĩ- Diệm được Nguyễn Trung Thành diễn tả bằng ngòi bút viết lãng mạn với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh đã tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng Tây Nguyên, vẻ đẹp sở thi của con người Tây Nguyên nói chung và hình ảnh người anh hùng Tnú nói riêng.
Tnú cái tên làm nên tự hào của dân làng Xôman mỗi khi có ai đó nhắc đến cái tên này. Khi ấy, trong thời kì giặc ráo riết khủng bố phong trào cách mạng, cụ Mết là người chủ trương dân làng nuôi giấu cán bộ trong rừng. Ban đầu là thanh niên, sau đến người già, tiếp đến là bọn trẻ con trong làng. Các thế hệ dân làng Xôman nối tiếp nhau đánh giặc giữ nước, thế hệ sau phát triển mạnh mẽ hơn thế hệ trước. Tnú và Mai là những bọn trẻ tích cực nhất. Tnú đi liên lạc cho cán bộ, bị giặc bắt và bị tra tấn dã man vẫn không khai, ở tù được ba năm rồi vượt ngục trở về, lấy Mai làm vợ và đi theo con đường cách mạng, làm cán bộ cách mạng lãnh đạo dân làng mài vũ khí. Nghe tin dân làng Xôman mài vũ khí, bọn lính đi lùng sục khắp nơi. Cụ Mết, Tnú và thanh niên trong làng đã trốn vào rừng. Không bắt được ai, bọn chúng đã bắt Mai và con ra hành hạ dã man để dụ bắt Tnú, thương vợ con, Tnú mặc sự ngăn cản của mọi người, Tnú chạy ra cứu và đã bị giặc bắt lại, bị đốt hai bàn tay. Tối ấy, nhờ sự dẫn dắt của cụ Mết, Tnú và cả dân làng vùng dậy để giết giặc sau tiếng thét dữ dội của Tnú " Giết". Còn mỗi bàn tay chỉt còn hai đốt ngón tay, Tnú vẫn quyết tâm đi bộ đội để trả thù.
Cuộc đời Tnú đã gắn liền với cách mạng. Lúc nhỏ đi liên lạc cho cán bộ, nhờ sự mưu trí, lanh lợi và gan dạ của mình, Tnú trở thành cậu bé liên lạc. Tnú là một con người có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất dù bị giặc bắt hai lần và bị hành hạ dã man nhưng không khai, không bao giờ chùn bước, là người có ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc mạnh mẽ, khó khăn nào cũng vượt qua, sẵn sàng vượt lên bi kịch cá nhân và gia đình để đi theo con đường cách mạng.
Khi đi liên lạc không may bị giặc phục kích, Tnú đã nuốt lá thư vào bụng để nhằm che giấu và bị bắt đi, ba năm sau vượt ngục trở về, cùng mọi người dân trong làng chuẩn bị chiến đấu. Tnú lên núi Ngọc Linh cõng đá về cho dân làng mài vũ khí để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, đã cho thấy ý chí quyết tâm của người con Tây Nguyên đứng lên giành lại độc lập, giành lại tự do, giành lại sự bình yên cho dân làng, cho đất nước, một lòng hướng đến cách mạng.
Dù khi bị giặc đốt đầu ngón tay vẫn giữ quyết tâm đi bộ đội làm cán bộ. Dù đã cố gắng cứu vợ con, bị bắt lại, tay bị giặc đốt " Một ngón tay bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc". Tnú nhắm rồi mở mắt ra nhìn trừng trừng vào bàn tay đang rực lửa, răng anh đã cắn nát môi rồi nhưng anh vẫn không kêu than, không chịu khuấtvphujc trước kẻ thù, anh nhìn lửa ở mười đầu ngón tay nhưng không cảm thấy đau, không thèm kêu van, không cầu xin. Trong anh như có một ngọn lửa cháy trong lồng ngực, trong tim, cháy cả ruột nhưng vẫn quyết tâm, hứa với mình không kêu gào, một lòng vẫn hướng về cách mạng.
Bàn tay Tnú như một bàn tay vàng, đôi bàn tay ấy đã giúp Tnú vượt qua những gian khó, nhưng lần đi liên lạc, nhờ có sự thông minh,khéo léo đã giúp các anh cán bộ hoàn thành nhiệm vụ tưởng rằng như đơn giản lại là công việc gặp nhiều khó khăn nhất. Bàn tay của Tnú, bàn tay lao động và chiến đấu mong sớm ngày giành lại độc lập cho tất cả người dân Tây Nguyên, bàn tay yêu thương, căm thù giặc Mĩ -Diệm, bàn tay quật khởi cầm vũ khí chiến đấu, bàn tay giúp dân làng đứng lên chống giặc, giúp dân làng càng ngày ấm no, hạnh phúc, mong chờ nhưng ngày bình yên vốn thuộc về nơi Tnú, người anh hùng sử thi đã lớn lên dưới sự chăm sóc của dân làng Xôman
Từ nhỏ đến khi đã trưởng thành, cuộc đời Tnú đã gặp đầy bất hạnh và đau thương. Đây cũng chính là số phận của người dân Tây Nguyên và dân làng Xôman dưới sự áp bức của bọn tay sai

Tnú người anh hùng sở thi, niềm tự hào của dân làng Xôman, người anh hùng sở thi luôn được truyền tai nhau từ trẻ nhỏ đến người già, không ai không biết, người anh hùng không chịu khuất phục số phận đã đứng lên dẫn dắt mọi người kháng chiến và hướng đén con đường cách mạng.

Tác giả Nguyễn Trung Thành đã mượn hình ảnh nhân vật Tnú để diễn tả số phận, phẩm chất của nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Tây Nguyên nói riêng trong quá trình đấu tranh giành lại độc lập, giải phóng đất nước. Để sự sống của đất nước và của nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải chung tay, đoàn kết cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

@.@ mọi người thấy hay thì comment cho mình vui nhé, gạch đá j mjh nhận hết🙃🙃 nếu muốn lấy thì thả (🌸) nhé

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vivi