Chương 8: Hoài Văn
Quốc Tuấn (國峻) đang giữa dòng Lục Nam.
Sông Lục Nam hạ nước lớn bao nhiêu, đông lại ít bấy nhiêu.
Thượng nguồn Lục Nam quanh co hiểm trở, về đến đồng bằng mới yên ả một chút, rồi hội cùng sông Thương. Chiếc thuyền không quá lớn, Quốc Tuấn đứng ở đầu thuyền, tuổi ông đã ngũ tuần, giáng vẻ vững trãi mà bình lặng.
Ngày trẻ, ông cũng đã từng mong muốn tung hoành.
Bao nhiêu kỳ vọng của cha, những nỗi bất bình, đã theo ông từ tấm bé, đến lúc thành niên, lòng ông vẫn mang hoài sự cố chấp. Nay cha đã tạ thế ba mươi năm, mối hận ấy cũng đã vơi đi mấy phần trong lòng ông. Vị hoàng hậu kia dẫu rằng chẳng phải mẹ ruột của ông, nhưng ông cũng chẳng thể nào cư xử với tông thất dòng ấy như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Đứa nhỏ bên cạnh Quốc Tuấn chợt náo động. Hắn vừa hay mười ba tuổi. Đây là chìa khóa luôn nhắc ông nhớ về cha mình. Đứa trẻ này là con trai của một tướng lĩnh đã theo cha từ rất sớm.
Năm ấy, cha ông làm loạn, cha đứa trẻ này đã theo cha ông rồi. Bấy giờ, ông ta mới mười lăm. Sau bị Trung Vũ vương một tay dẹp, khó khăn lắm cha ông mới giữ được mạng cho ông ta. Sau đến phủ cha ông mà nương nhờ. Đứa trẻ này được sinh rất muộn, người ấy sợ Khâm Minh đại vương đã mất, cũng chẳng thể an bình, nên giao phó đứa con này cho Quốc Tuấn nuôi dưỡng. Ông tuy chưa hề thừa nhận công khai đứa trẻ này là nghĩa tử, nhưng mọi người đều nhìn nó như thế.
Cha ruột của Quốc Toản (國瓚) là hoàng thân, lại có Quốc Tuấn, nên hắn sớm được ban tước vị hầu - Hoài Văn (懷文).
Quốc Tuấn thường xuyên ở Vạn Kiếp, kinh thành vẫn có phủ riêng, nhưng ông ít khi ở đó.
Quốc Tuấn có bốn người con trai, nay đều đã thành niên, có người đã tam tuần, cùng hai nhi nữ, một đã nhập cung, trở thành Hoàng Hậu, một người con gái nhỏ nay mới mười tuổi. Là con gái, lại còn rất nhỏ, nên được Quốc Tuấn hết mực yêu chiều. Lại có Quốc Toản, không lớn hơn bao nhiêu, giống như người anh trong nhà, một lòng bảo vệ. Bé con tên Tĩnh.
Vì có chị đã nhập cung từ sớm, lại do quan hệ của cha cùng phía thượng hoàng, nên cũng hiếm khi được gặp chị. Mỗi ngày bé con đều tìm Quốc Toản mà đùa nghịch. Mẹ cô bé cũng biết bao lần nhắc nhở, nhưng Quốc Tuấn lại cảm thấy như thế cũng chẳng sao, con gái lớn của ông vì vốn đã định sẽ phải nhập cung, như là mối liên kết bền chặt giữa ông cùng Thượng hoàng, nên từ nhỏ bao nhiêu lễ tắc cũng phải học. Thế nên, với đứa con gái còn lại này, ông thích nó tùy hứng, vui vẻ như thế hơn.
Mấy ngày trước, Quốc Tuấn nhận được một bức thư từ Chiêu Văn vương. Ông cùng Chiêu Văn vốn chẳng có mấy quan hệ, hắn mới thành niên được vài năm, còn chưa bằng con trai lớn của ông, nhưng theo vai vế, hai người là anh em họ.
Ban đầu ông cũng chẳng biết vì chuyện gì mà hắn tìm đến ông, cũng không muốn có liên hệ gì. Sau, hay tin hắn đi đạo Đà Giang, ông mới để ý đến. Có lẽ phía thượng hoàng cũng muốn dò xét một phen. Hôm qua ông đã nghe tin hắn hồi kinh, ông biết sớm muộn gì hắn cũng sẽ đến tìm ông. Quốc Tuấn cũng không nóng vội, sáng nay, ông đưa Quốc Toản ra Lục Nam dạo. Phía biên quan, Tống đã tan, Nguyên cũng mấy lần lăm le, đã cử sứ thần qua, lại hạch sách đủ thứ yêu cầu, có lẽ chẳng bao lâu nữa bọn chúng sẽ tỏ rõ dã tâm của mình bằng hành động. Ông vốn vẫn đang loay hoay với cái thù nước và hận nhà.
Quốc Toản bên cạnh cố với tay xuống nước.
Ông đã dẫn đứa trẻ này đến đây không biết bao nhiêu lần, có lúc chỉ ở bên bờ mà câu cá, có lúc lại đi thuyền giữa dòng, nhưng tâm tư đứa trẻ này dường như vẫn tìm thấy sự thú vị của nơi đây, chẳng hề cảm thấy nhàm chán, cũng chẳng vướng bận nhiều thứ như ông. Nhìn đứa trẻ này ông mới thấy thoải mái hơn, ông cũng đã từng có một thời như thế, càng không ngại ngùng bất kỳ điều gì, nhưng bây giờ lại có quá nhiều điều làm ông đắn đo.
Bên bờ truyền lại tin Chiên Văn đã đến, Quốc Tuấn liền cập bờ. Trời gần trưa, tuy đã vào đông, nhưng ánh mặt trời vẫn nhiều phần nóng gắt. Ông nào có nề hà gì chút nắng gió này, nhưng mồ hôi vẫn bắt đầu tứa ra.
Đường về phủ không xa, mới chốc đã tới.
Bước vào trong phủ, Quốc Tuấn thấy hai người đang ngồi đánh cờ trong đình. Từ xa, ông không thể nhìn rõ thế cờ, chỉ nhìn thấy một người rất bình thản, một người dường như đang cố giấu đi dáng vẻ bực tức của mình. Nhưng hắn còn quá trẻ, chung quy vẫn chẳng thể che đi dáng vẻ sốc nổi ấy cách trọn vẹn. Nhìn hắn chạc tuổi đứa trẻ bên cạnh ông, nhưng thần thái thì lại khác lắm, tuy lúc này hắn đang bực tức, nhưng vẫn nhìn được cái nét văn nhã như học từ tên Chiêu Văn kia, bàn tay hạ cờ vẫn cố gắng từ tốn, so với Quốc Toản của ông bên này thì lại khác xa, chuyện gì cũng bày lên mặt, thường hay bộc phát tính khí.
Hai người đang tập trung vào bàn cờ, không quá để ý đến ông, ông tiến đến chỗ đình thì Hoài Văn nhìn thấy ông trước, nhưng hắn vẫn tiếp tục bàn cờ thêm một chút nữa, còn nói gì đó như thể để cho ông nghe được. Đến lúc Quốc Tuấn vào tận trong đình, đứa trẻ còn lại mới nhận ra, bước lùi để hành lễ với ông. Quốc Toản nhìn thấy Chiêu Văn vương cùng đứa trẻ bên cạnh, cả hai đều rất trẻ, đặc biệt là đứa trẻ kia. Toản nhìn đứa trẻ đối diện có vẻ là đồng niên, toan chào hỏi, lại thấy phản ứng của Quốc Tuấn nên không nói gì nữa.
"Còn trẻ, vốn nên nhiệt huyết như vậy."
"Ngươi cũng như vậy sao?"
Nhật Duật lựa lời mà đáp câu hỏi của Quốc Tuấn. Hắn hoàn toàn hiểu được sự khó khăn của Quốc Tuấn, cũng biết được những trách nhiệm trên người ông. Nếu được chọn, ông chắc chắn sẽ không chọn mang nhiều điều trên mình như thế. Cũng giống như hắn, hắn vốn đã chọn lựa sống an nhàn, ngoan ngoãn là một văn sỹ, một vị vương gia an ổn. Nhưng thế sự không cho hắn làm thế, hắn cũng đành phải thuận nước mà đẩy thuyền.
"Ta chỉ là văn sĩ, càng ưa an nhàn, những nếu cần, cũng phải ra dáng người trẻ. Dáng vẻ ấy, không biết Hưng Đạo đại vương có vừa ý?"
"Việc của Chiêu Văn, đâu đến phiên ta luận."
"Hưng Đạo vương nặng lời rồi. Nhật Duật ta một lòng với xã tắc, với họ Trần, không có lòng khác. Vốn là trước tiên muốn lấy một cái công xứng đáng với danh trạng Hưng Đạo đại vương, sau mới dám đến mà gặp gỡ. Ngài xưa nay là danh tướng có ai không biết, còn ta chỉ là một tên thư sinh mà thôi." Nhật Duật uyển chuyển. "Quan gia ban cho ta cơ hội để chứng tỏ, lại càng không có đường thoái lui, nên mới dùng một chút mưu kế, may mắn lắm mới bình được man, không phải đụng binh đao. Cũng xem như có một chút công trạng, mới dám đến gặp đại vương."
"Văn sĩ nói chuyện đều vòng vo thế sao? Chiêu Văn cứ nói thẳng."
"Một năm, Nhật Duật sẽ nắm vùng tây bắc. Nhật Duật biết rằng, Hưng Đạo vương đại nghĩa, sẽ không làm ra chuyện gì trái với pháp tắc, ta cũng vậy. Chỉ mong gia thất luôn bình an. Sau, mọi chuyện đều cố gắng hết lòng ủng hộ vương."
"Thế nước đang bất ổn, Nguyên triều nhiều lần quấy nhiễu, vậy mà Chiêu Văn vương còn tâm lo những chuyện này?"
"Thuận theo ý Quan gia, phải yên việc trong nhà, mới đồng lòng đối ngoại được. Vậy nên, tiên, bình man tây bắc. Nhật Duật một lòng phò Quan gia, sao lại là chuyện khác."
Nhật Duật biết Quốc Tuấn cùng Thượng hoàng chẳng mấy hòa thuận, còn Quan gia nay lại là con rể nhà Quốc Tuấn, muốn mượn danh, cũng phải xem mặt ai. Tuy Quan gia đế vị ngồi chưa vững, nhưng với ý tứ thế, là sẵn lòng phò tá hậu duệ nhà Quốc Tuấn. Quốc Tuấn đương nhiên cũng hiểu.
Trước vì đức Thái Tông muốn yên lòng dòng dõi nhà ông, mà muốn nhân dịp Thượng hoàng bấy giờ đương thượng vị thân chinh, mà đem chức tể tướng cho ông, đã càng làm ông cùng thượng hoàng càng khó hòa hợp. Chuyện cũ đã qua gần ba năm, chẳng nên đề lại.
"Nhật Duật cùng Hưng Đạo vương trước nay ít qua lại, vốn vì sợ phật ý Thượng hoàng. Nhưng nay việc nước đương trọng, mới đến ngỏ lời chào cùng vương. Dã tâm của Nguyên triều đã rõ, chỉ trực chờ nơi biên ải. Ta chỉ mong góp chút tài mọn, lúc bình man lại có lời cùng các tướng nơi biên ải. Các tướng ấy nghe danh đại vương từ lâu, cũng muốn một lời kính vương. Tựu chung, cùng là Đại Việt ta một lòng, mới có khả năng đối cường địch."
Quốc Tuấn tỏ chuyện nơi kinh đô, lại càng tỏ quan hệ của Chiêu Văn cùng Chiêu Quốc, tuy là anh em cùng mẹ, nhưng cũng chẳng quá thân thiết, lại càng lo nghi kỵ của Thượng hoàng. Nay chọn về phía ông, tuy cũng có thể phật lòng Thượng hoàng, nhưng dẫu sao quan hệ của ông cùng Thượng hoàng tuy có chút vướng mắc nhưng đã định sẵn là không thể tách rời, không ai muốn bọn họ đối đầu trong cảnh nước thế này. Thượng hoàng dù có biết chuyện Chiêu Văn đến, cũng sẽ lặng lẽ mà cho qua.
"Trà đã vãn, chi bằng lại thêm một ấm trà mới?" Quốc Tuấn mời Chiêu Văn trở lại ghế, đồng thời, gọi người thay một ấm trà mới.
Bọn họ ngồi một chút rồi vào trong viện dùng bữa. Có Quốc Tuấn cùng Nhật Duật, còn có cả đứa trẻ đi bên cạnh Quốc Tuấn.
Nhật Duật nhìn đứa trẻ ấy hoạt bát, hiếu động, ban nãy còn ở ngoài đình vì chưa rõ ý tứ của Quốc Tuấn, không dám nhiều lời, nhưng đến bữa, sự hoạt bát ấy thể hiện rất rõ. Nhật Duật hỏi cậu mấy câu, cậu ta lại vui vẻ trả lời ngay. Cậu theo Quốc Tuấn, lại có cha là tướng, nên cũng đã sớm bộc lộ sự khẳng khái, hào sảng từ khi còn bé. Nhìn thấy dáng vẻ của Nhật Duật, cậu lại hỏi sao hắn nhìn nho nhã thế, chẳng giống nam nhi mà cậu gặp, cả cậu bé đằng sau hắn cùng thế. Nhật Duật biết cậu nhóc này chỉ là đơn thuần, chẳng có ý gì đả kích hắn, nên cũng nửa đùa mà đáp lại cậu. Sau, Nhật Duật tiếp:
"Con cùng ta một chữ Văn, ta là chào đón cái Văn, còn con là mong nhớ cái Văn."
"Văn là phải nho nhã như ngài ạ?" Quốc Toản liền hỏi.
"Cũng không hẳn, có thể hiểu là một thứ đẹp đẽ."
"Vậy Văn là sông Lục Nam, mấy lần vương gia dẫn con ra đó, con ngồi bên bờ câu cá với ngài ấy, đất trời in lên dòng sông rất đẹp. Có lần ngài bảo con phải im lặng, không thôi không câu được cá, thế là con ngủ trong lòng vương gia luôn."
"Vậy Văn của con còn có cả Hưng Đạo vương nữa."
Hoài Văn chưa hiểu lắm "Nhưng ngài bảo là thứ mà?"
"Thất lễ với vương quá." Nhật Duật hướng về phía Quốc Tuấn. "Là điều đẹp đẽ". "Nếu có về Thăng Long, con ghé phủ ta, ta cho con biết Văn của ta là điều gì."
Cậu nghe lại càng vui vẻ, cảm thấy Nhật Duật dễ gần, càng không ngại ngùng nữa. Quốc Tuấn sau một lúc lâu nghe cậu bé nói trên trời dưới đất, lại nhắc cậu dùng bữa, tránh làm ảnh hưởng đến Chiêu Văn, cậu mới bớt đi mấy câu. Quốc Toản lúc đầu còn để ý đến cậu bé đi bên cạnh Nhật Duật, sau vì cậu ta không nói một lời, lại chẳng thèm để ý nữa.
Sau bữa, Nhật Duật lưu lại một lúc rồi hồi kinh trong ngày.
Hai ngày sau, Quốc Tuấn đưa cả nhà vào kinh.
Trong kinh thành, toàn thành đang nô nức chuẩn bị tiết Thọ Thiên.
_____________________________
Mình dùng tên và tước hiệu hơi bị lộn xộn, nhưng nó sẽ theo luông thế này: Hiện tại mức độ thân quen của hai người là vô cùng thấp, nên phàn dẫn hơi hướng suy nghĩ của Quốc Tuấn sẽ gọi Nhật Duật là Chiêu Văn và ngược lại, phần dẫn chung sẽ gọi tên.
Thân thế của Hoài Văn hầu là hư cấu.
Mùng 4 tết,mình viết mãi mới xong 1 chap, vì loanh quanh và ăn tết nữa, nên khá là lười TT
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top