cải tạo xhcn miền bắc 58-65, cnh miền bắc 61-65 (dài) hạn chế 76-85
9. Cải tạo XHCN và củng cố quan hệ SX ở miền Bắc giai đoạn 1958-1965.
- Nhiệm vụ chủ yếu thời kì này là tiến hành cải tạo XHCN nhằm xóa bỏ các quan hệ phi XHCn. Đồng thời phát triển 1 bước các ngành SX, trong đó chú trọng đến nông nghiệp & SX hàng tiêu dùng.
- Hội nghị TƯ 14 đã đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển KT miền Bắc với nội dung chủ yếu là "Đẩy mạnh cuộc CM XHCN, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo XHCN đối với thành phần KT cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo XHCN đối với thành phần KT TB, tư doanh; đồng thời ra sức phát triển KT quốc doanh".
- miền Bắc phải thực hiện 3 nhiệm vụ lớn:
+ đẩy mạnh phát triển SX NN & CN, lấy SX NN làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực; đồng thời chú trọng SX CN, hết sức tăng thêm các TLSX và phần lớn hàng tiêu dùng,
+ ra sức cải tạo NN, thủ CN và thương nghiệp TB tư doanh theo CNXH, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hóa NN, đồng thời tích cực phát triển & củng cố tp KT quốc doanh.
+ trên cơ sở phát triển SX, nâng cao thêm 1 bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động và tăng cường lực lượng quốc phòng.
* Cải tạo XHCN là 1 cuộc CM về quan hệ SX nhằm thay thế chế độ tư hữu bằng chế độ công hữu về TLSX với 2 hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, xóa bỏ bóc lột và giải phóng sức lao động.
- coi cải tạo XHCN trong nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm vì theo quan niệm lúc đó nước ta chủ yếu là nước nông nghiệp (90% là nông dân). Cần phải tập trung XD XHCN trên lĩnh vực nông nghiệp với các nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ. Hình thức cải tạo: dùng các hình thức hợp tác từ thấp đến cao: các tổ đổi công, HTX bậc thấp, HTX bậc cao. Thực hiện phương châm: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, để tạo ra sự phát triển LLSX, tiến hành song song với quá trình thủy lợi hóa & cải tiến kĩ thuật. Kết quả: đến 1960 căn bản hoàn thành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp. Trên 85% các hộ gia đình nông dân đã tham gia các hình thức hợp tác. Thu hút được 73% diện tích canh tác trong nông nghiệp. HTX bậc thấp là chủ yếu, qui mô nhỏ, bình quân 1 HTX gồm 68 hộ nông dân, 33ha diện tích canh tác, phù hợp với trình độ của nông dân lúc bấy giờ.
- cải tạo đối với công thương nghiêp TB tư nhân: cải tạo hòa bình, không dùng biện pháp quốc hữu hóa hay tước đọat tài sản của các nhà TB. Dùng các hình thức gia công đặt hàng đối với các XN của các nhà TB, dần đưa họ vào guồng máy chỉ đạo của nhà nước. Dùng các hình thức "kinh tiêu đại lí", "xí nghiệp hợp tác", "công thương hợp doanh" để hướng họ vào các kế hoạch phát triển của đất nước. Để từ đố dần dần thu hẹp quyền lợi của họ, thu mua lại các xí nghiệp, xóa bỏ hình thức TB. Kết quả: gần 100% số hộ tư sản công thương đã tham gia các hình thức cải tạo.
- cải tạo thợ thủ công cá thể: dùng các hình thức hợp tác từ thấp đến cao. Đến 1960, đã đưa được gần 80% thợ thủ công vào làm ăn tập thể.
- cải tạo đối với những tiểu thương, buôn bán cá thể: vận động 1 số chuyển sang SX, 1 số được thu hút vào mạng lưới mậu dịch quốc doanh và các HTX bậc thấp đến cao. Đến 1960, đã đưa được 11 nghìn người sang SX, số còn lại hoạt động trong kinh doanh buôn bán, đưa được 45,6% vào các hình thức hợp tác.
- Trong giai đoạn này, ngoài việc cải tạo XHCN, Đảng ta còn chủ trương phát triển các ngành Kt và chấn chỉnh hệ thống tài chính tiền tệ và thương nghiệp.
* Kết quả ý nghĩa:
- Đến năm 1960, toàn bộ công cuộc cải tạo XHCN được căn bản hoàn thành ở miền Bắc. Về cơ bản dựa trên chế độ công hữu về TLSX, với 2 hình thức HTX và XN quốc doanh. Xóa bỏ hoàn toàn quan hệ SX cũ, xác lập quan hệ SX mới (chủ yếu xác laapj chế độ công hữu về TLSX).
- KT XHCN lúc này đã chiếm tỉ trọng lớn trong các ngành SX đặc biệt trong 1 số lĩnh vực giữ địa vị thống trị tuyệt đối: công nghiệp hiện đại, thương mại xuất khẩu, tài chính tiền tệ ngân hàng.
- củng cố vững chắc khối liên minh công nông.
- chuẩn bị điều kiện KT-XH cho CNH XHCN.
- làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
* Hạn chế:
- nhận thức về cải tạo XHCN, về quan hệ SX XHCN còn giản đơn, chỉ chú ý đến chế độ sở hữu về TLSX.
- chủ quan nóng vội trong cải tạo XHCN, có những lúc gò ép nông dân vào các HTX trong khi họ chưa thật tự nguyện.
- muốn quốc doanh hóa nền KT và thuần khiết nền KT, mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí.
10. CNH XHCN ở miền Bắc giai đoạn 1961-1965.(dài)
- ĐH Đảng toàn quốc lần 3 đã vạch ra đường lối XD CNXH ở miền Bắc nước ta, đồng thời đề ra kề hoạch 5 năm lần thứ nhất với 2 nhiệm vụ chủ yếu là:
+ thực hiện 1 bước CNH XHCN để XD csvckt cho CNXH.
+ củng cố và hoàn thiện quan hệ SX XHCN.
* thực hiện 1 bước CNH XHCN:
- đối với nước ta, CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong 1 thời kì quá độ lên CNXH nhưng trong kế hoạch này chỉ thực hiên 1 bước để bước đầu XD cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH.
- thực hiện đường lối ưu tiên phát triển CN nặng 1 cách hợp lí, đồng thời ra sức phát triển NN và CN nhẹ. Dành 48% số vốn đầu tư XD cơ bản để XD CN, trong đó 78% dành cho CN nặng.
- nguồn vốn để thực hiện CNH chủ yếu dựa vào nguồn thu trong nước, hơn 80% thu ngân sách, chủ yếu của KT quốc doanh.
- các phong trào thi đua XD CNXH đã diễn ra rầm rộ ở khắp các ngành, địa phương.
- kết quả thực hiện: đã xuất hiện 1 số yếu tố của SX lớn XHCN và các ngành KT đều có những bước phát triển đáng kể. Về: CN đã XD được 1 hệ thống CN nặng gồm các ngành cơ khí, hóa chất, luyện kim và ở miền Bắc đã xuất hiện những trung tâm CN lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì.. CN nặng tăng bình quân 23% năm. CN nhẹ đã giải quyết được 90% hàng tiêu dùng thông thường của nhân dân. Về NN bước đầu được trang bị kĩ thuật mới, thủy lợi hóa, bộ mặt nông thôn miền Bắc được cải thiện, các HTX nông nghiệp giữ được sự ổn định. GTVT phát triển nhanh, tài chính tiền tệ được củng cố và phát triển.
* củng cố và hoàn thiện quan hệ SX XHCN:
- đối với NN: phương hướng chủ yếu là tiếp tục đưa nông dân cá thể vào HTX, chuyển các HTX bậc thấp lên bậc cao, từng bước tăng cường csvckt kết hợp với cải tiến quản lí HTX. Vận động đi XD KT mới, mở mang đất đai.
- đối với CN và khu vực KT quốc doanh: mở cuộc vận động 3 xây, 3 chống nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu để nâng cao vai trò của các XN quốc doanh đối với nền KT.
*Ýnghĩa:
- bước đầu XD được cơ sở VC-KT cho CNXH.
- đặt nền móng cho quá trình XS nền SX lớn XHCN.
- góp phần củng cố vững chắc khối liên minh công nông.
- làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
-rút ra được những bài học kinh nghiệm quí báu.
* Hạn chế: - hiệu quả KT của việc đầu tư thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta tập trung quá nhiều cho việc phát triển CN nặng trong điều kiện 1 nước NN lạc hậu.
Câu 21 Hạn chế nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ kinh tế giai đoạn 1976- 1985
a. Khó khăn hạn chế:
- Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm lần 2 và 3 ko đạt được. 15 chỉ tiêu kế hoạch 76-80 đều ko đạt được, kế hoạch 5 năm lần 3 đề ra thấp hơn nhưng chỉ đạt được 3 trên 9 chỉ tiêu , ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân lao động
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nền kinh tế quốc dân yếu kém , trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, công suất sử dụng thấp ( khoảng 50% là phổ biến) công nghiệp nhẹ phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu.Do đó nền kinh tế vẫn chủ yếu sản xuất nhỏ, phân công lao động kém phát triển, năng suất lao động thấp.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi chậm , nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm, hàng hóa không đủ tiêu dùng, nguồn vốn phụ thuộc vào bên ngoài. Năm 1985 nợ nước ngoài lên tới 8,5 triệu rúp.
-Phân phôi lưu thông rối ren, thị trường tài chính tiền tệ ko ổn định, giá cả tăng nhanh lạm phát trầm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhất là sau khi cải cách giá-tiền - lươgn.
b. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế xuất phát ở trình độ thấp kém, sản xuất nhỏ còn phổ biến, hậu quả nặng nề của chiến tranh, sự bao vây cấm vận và chống phá của Mỹ và các thế lực thù địch, chiến tranh với TQ và CPC.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Về đánh giá tình hình thiếu sót ,xác định mục tiêu và bước đi phạm phải nhiều sai lầm trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cải tạo XHCN và quản lý: có tư tưởng nóng vội, bỏ qua những bước cần thiết, đẩy mạnh cong nghiệp hóa trong khi chưa có điều kiện cần thiết.
+ Về bố trí cơ cấu kinh tế: đầu tư nhiều vào công nghiệp nặng, không tập trung giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng...
+ Về cải tạo xã hội chủ nghĩa : nóng vội quốc hữu hóa các thành phần tư bản tư nhân, cách làm gò ép coi nhẹ chất lượng chạy theo số lượng và hiệu quả
+ Về cơ chế quản lý kinh tế: vẫn còn duy trì cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, có nhiều cải tiến trong quản lý nhưng còn chắp vá thiếu đồng bộ, không ăn khớp. Về cơ chế mới ta đưa ra được phương hướng nhưng các bước thực, cách làm cụ thể thì ko rõ ràng, đặc biệt cải cách giá-tiền lương cuối 1985 khi thực hiện mà ko chuẩn bị chu đáo. Buông lỏng quản lý và vi phạm pháp luật kỷ cương xảy ra phổ biến.
c. Bài học kinh nghiệm
- Về quan điểm và nhận thức: Cần luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động đúng theo quy luật khách quan. Để khắc phục những khuyết điểm đổi mới tình hình thì đảng cần phải đổi mới nhân thức tư duy.
- Về quan hệ xã hội: Phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, đi dần từng bước từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Cần tránh những hành động nóng vội
- Về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa : việc chỉ trú trọng vào xây dựng những công trình lớn và phát triển công nghiệp nặng trong khi chưa có điều kiện cần thiết gây mất cân đối nền kinh tế, gây khủng hoảng.
- Về cơ chế quản lý kinh tế: mô hình quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao không thích hợp vì nó làm tăng sự ỷ nại, làm hạn chế sức sáng tạo, chủ động của người lao động, tăng tham nhũng và những tiêu cực trong xã hội. Do đó đổi mới cơ chế là vấn đề cấp bách.
- Về kinh tế đối ngoại: trong quá trình phát triển kinh tế ngoài phát huy ý chí tự lực tự cường dân tộc cần khai thác tốt điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, mở rộng quan hệ với tất cả các nước vì hòa bình độc lập và phát triển trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ bình đẳng cùng có lợi, giữ gìn phát huy bản sắc và những yếu tố truyền thống.
- Không ngừng tổng kết thực tiễn nghiên cứu vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước khác vào điều kiện cụ thể của VN
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top