nhatrosinhvien

Bảng Đánh Giá

STT

Mã sinh viên

Tên sinh viên

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ

Mức độ đóng góp cho nhóm

1

3109330005

Lâm Tú Anh

100%

89%

2

3109330013

Nguyễn Hồ Bảo Châu

100%

88%

3

3109330028

Trương Châu Ngọc Dung

100%

88%

4

3109330042

Đỗ Đức Đông

100%

90%

5

3109330043

Bùi Minh Đức

100%

96%

6

3109330044

Phạm Thị Hoàng Giang

100%

100%

7

3109330086

Lý Thiên Hoa

100%

95%

8

3109330113

Lê Nam Khang

100%

89%

9

3109330149

Ngô Thị Luyên

100%

95%

10

3109330168

Đoàn Thị Mỹ

100%

90%

11

3109330175

Nguyễn Thị Kim Ngân

100%

95%

12

3109330216

Nguyễn Văn Phúc

100%

93%

13

3109330277

Lê Mỹ Thuận

100%

100%

14

3109330287

Nguyễn Thị Thương

100%

95%

15

3110330204

Nguyễn Thị Thảo Nhi

100%

87%

Lời Tựa

Quản trị dự án đầu tư là một môn học rất quan trọng đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng và ngành kinh tế nói chung.Bộ môn này cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng để tiến hành lên kế hoạch,đề ra mục tiêu dự án,ước lượng công việc trong dự án,sắp xếp công việc dự án,thẩm định tính khả thi của dự án… từ đó giúp cho sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế sau này.

Để hoàn thành bài tập dự án này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH giảng viên bộ môn Quản Trị Dự Án Đầu Tư khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Sài Gòn.

Lý Do Chọn Đề Tài

Đất nước ta đang bước vào thời ḱ

ì

công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển theo xu hướng toàn cầu.Kinh tế ngày càng phát triển, Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn tới nền giáo dục nước nhà.Bởi vậy giáo dục được xem như là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước.Thực tế đă cho thấy số lượng sinh viên hàng năm tăng lên đáng kể. Đó vừa là thuận lợi bởi trong tương lai đất nước ta sẽ có một đội ngũ đông đảo các trí thức trẻ đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước nhưng đồng thời nó cũng là một thách thức lớn của đất nước bởi nó đặt ra nhiều vấn đề lớn.Một trong những vấn đề ấy là : “Chỗ trọ cho sinh viên ”

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố tập trung đông các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện nay có khoảng  hơn 95 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp bao gồm đầy đủ các loại hình đào tạo từ công lập, bán công, dân lập, các trung tâm liên kết đào tạo… Điều này đã tạo ra một sức ép rất lớn trong việc giải quyết điều kiện ăn ở cho sinh viên.

Đối với sinh viên nói riêng, vấn đề nhà ở, nơi ở không chỉ gắn với các hoạt động sống đơn thuần mà còn là nơi diễn ra quá trình tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện nhân cách của sinh viên. Điều kiện nơi ở tốt sẽ tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên, về nhà ở cho sinh viên, kể cả ký túc xá và nhà trọ đang tồn tại nhiều bất cập: đó là ký túc xá luôn trong tình trạng thiếu thốn, không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, học tập của sinh viên; các nhà trọ ra đời tự phát, thiếu sự quản lý, kiểm soát của các cấp chính quyền, dù giá cả cao, nhưng điều kiện ăn ở lại chật chội, thiếu an ninh… Những điều đó đã tác động tiêu cực đến đời sống, học tập và sức khỏe của sinh viên.Chính vì vậy, Nhóm 1 đã quyết định chọn dự án  “Xây Dựng Nhà Trọ Cho Sinh Viên” để góp phần giải quyết nhu cầu chỗ ở cho sinh viên.

MỤC LỤC

Lời Tựa

. 2

Lý Do Chọn Đề Tài

2

Mục Lục

.

2

I)

Phân Tích Thị Trường

.

2

1)

Thực trạng cung ứng nhà trọ ở thành phố Hồ Chí Minh

.

2

2)

Thực trạng nhu cầu nhà trọ của sinh viên.

2

II)

Các Quy Định Của Pháp Luật Liên Quan Đến Dự Án

.

2

1.

Quy định về giá cho thuê đất

2

2.         Quy định về giá điện

.

2

3.

Quy định về giá nước

.

2

4.

Quy định về giá gửi xe

.

2

5.         Các quy định khác

.

2

III)

Lợi Thế Của Việc Xây Dựng Nhà Trọ

.

2

1.

Ưu đãi từ Nhà nước cho việc phát triển Nhà ở của sinh viên

.

2

2.

Nhu cầu cao

.

2

3.

Lợi nhuận cao, ổn định

.

2

4.

Giải pháp cho thời kỳ bất động sản

.

2

 IV)

Mục Tiêu Của Dự Án

.

2

 V)

Kết Cấu Của Dự Án

.

2

VI)

Cấu Trúc Phân Chia Công Việc (WBS)

2

 VII)

Ước Tính Công Việc Dự Án

.

2

1. Ước lượng tương tự.

2

2. Ước lượng từ dưới lên.

2

3. Ước lượng theo nhà thầu

.

2

4.

Bảng ước lượng công việc

.

2

VIII)

Sắp xếp công việc dự án

.

2

IX)

Phân Bổ Nguồn Nhân Lực Dự Án

.

2

X)

Hoạch Định Doanh Thu,Chi Phí Và Lợi Nhuận

.

2

XI)     Thẩm Định Dự Án Qua Các Chỉ Tiêu…………………………….41

XII)

Hiệu Quả Kinh Tế Và Xã Hội Của Dự Án

.

2

XIII)

Quản Trị Rủi Ro Của Dự Án

.

2

1.

Chọn thầu và đàm phán hợp đồng

2

2

.

Rủi ro về phát sinh chi phí đầuvào

.

2

3.

Rủi ro về quản lý chất lượng công trình

.

2

Kết Luận

.

2

I)

Phân Tích Thị Trường

1)

Thực trạng cung ứng nhà trọ ở thành phố Hồ Chí Minh:

a)

Kí túc xá :

Vấn đề chỗ ở cho học sinh, sinh viên (HSSV) trở nên nóng bỏng do quy mô đào tạo của các nhà trường tăng nhanh trong những năm gần đây, các ký túc xá (KTX) hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 20-22% nhu cầu của học sinh sinh viên. Nếu các ký túc xá được Chính phủ đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu được đưa toàn bộ vào sử dụng năm 2012 thì cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của học sinh sinh viên  trong tình hình hiện nay.

Tính đến nay khu ký túc xá Đại học quốc gia đã có 11 toà nhà (1 của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xây, 2 của UBND thành phố Hồ Chí minh tặng, 8 của các tỉnh thành gồm Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Bình Phước xây dựng ký túc xá được gần 46.000 m2 sàn với tổng kinh phí hơn 80 tỷ đồng. Giải quyết được 5.200 chỗ ăn ở, sinh hoạt cho sinh viên thuộc các trường thành viên với giá thuê là 50.000đ/1 sinh viên/1 tháng.

Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành dự án xây dựng ký túc xá trên nền ký túc xá cũ với kinh phí xây dựng 80 tỷ đồng, và đã hoàn thành vào năm 2008. Trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có dự án xây dựng ký túc xá với sức chứa 2500 chỗ khu vực Thủ Đức. Đến năm 2015, thành phố sẽ có khoảng 110.000 chỗ ở cho sinh viên của các trường thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, như: Bách khoa, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn... và các trường đại học khác, như: Nông Lâm, Sư phạm kỹ thuật... thuộc khu quy hoạch Đại học Quốc gia.

Chính phủ vừa phê duyệt dự án xây dựng ký túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 với tổng số vốn đầu tư là 6.808 tỷ đồng, gồm hệ thống trung tâm điều hành trường học, thư viện, sân chơi theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ tốt nhu cầu ăn ở, học tập giải trí cho khoảng 60.000 sinh viên. Ngày 6/5 ký túc xá đầu tiên nằm trong chương trình xây dựng 100.000 chỗ ở cho sinh viên của Chính phủ tại thành phố Hồ CHí Minh đã được khởi công xây dựng tại khu quy hoạch Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích xây dựng 590m2, phục vụ 560-580 sinh viên. Ngoài 117 phòng ký túc xá còn có các công trình phụ như: phòng giặt ủi, phòng để sinh viên tự hâm nóng đồ ăn thức uống, phòng thu rác, hệ thống phòng cháy chữa cháy, phòng xem truyền hình, khu vui  chơi thể thao…

Nhưng tính cả các dự án ký túc xá mà các trường hiện nay đang xây thì chỉ mới chỉ đáp ứng được hơn 20% nhu cầu chỗ ở của sinh viên. Theo PGS. TS Thái Bá Cần – Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật cho biết “chúng ta chưa đầu tư cho ký túc xá đúng mức. Cái khó chung là thiếu kinh phí”. Những điều kiện ăn ở, sinh hoạt lý tưởng như trên chỉ đáp ứng một số lượng nhỏ nhu cầu của sinh viên các trường công lập, còn các trường ngoài dân lập thì sinh viên không còn cách nào khác hơn là dựa vào nhà trọ của dân.

Do quy hoạch tổng thể của một số trường chưa đảm bảo còn có sự đan xen giữa khu giảng dạy và làm việc với tập thể gia đình giáo viên, ký túc xá của học sinh sinh viên. Thêm vào đó khu vực ngoại thành, hàng quán và các hoạt động dịch vụ trong và ngoài khu vực cổng trường (karaoke, cầm đồ...) gây không ít phiền phức. Ngoài giờ học, không ít học sinh sinh viên có hoàn cảnh kinh tế eo hẹp phải đi làm thêm để trang trải chi tiêu, một số khác sinh hoạt tự do thiếu sự quản lý của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn. Còn tại các ký túc xá, môi trường văn hóa cũng rất phức tạp và khó kiểm soát. Hiện tượng ra vào ký túc xá  của các đối tượng không ở tại ký túc, kẻ gian trà trộn lấy cắp đồ của học sinh sinh viên vẫn tồn tại. Tình trạng một số học sinh sinh viên có ý thức chưa tốt trong việc chấp hành nội quy ký túc xá như uống rượu, chơi lô đề, cờ bạc, đi về quá giờ quy định... đã ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự toàn ký túc.

Khó khăn thứ hai từ các trường trong việc quản lý sinh viên ngoại tỉnh là việc không có quỹ đất để xây dựng ký túc xá, theo quy tắc quy hoạch đối với các trường đại học. Đây là vấn đề hiện làm đau đầu không ít lãnh đạo trường đại học vì nó không hề đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh vẫn còn rất nhiều trường đại học nằm ở trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh đang có chủ trương, chính sách sẽ chuyển các trường đại học, cao đẳng ra khỏi khu vực trung tâm. Sáng 11/5/2012, đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc cho biết, trong năm 2012 chưa thể di dời các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ra khỏi trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do, đến nay đồ án quy hoạch xây dựng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu vẫn chưa được hoàn tất. Như vậy việc quy hoạch xây dựng kí túc xá giải quyết vấn đề cho ở cho sinh viên càng khó khăn hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu về xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, lượng sinh viên phía nam tăng rất nhanh, trong khi đất đai ngày càng đắt, chỗ ở cho sinh viên rất thiếu. Diện tích xây dựng cũng như chất lượng kí túc xá 1 số nơi còn quá kém

. Thực tế, nếu các đề án 

xây dựng ký túc xá

 hoàn thành, sẽ có thêm 300.000 chỗ ở mới cho sinh viên, thế nhưng đó vẫn còn là giấc mơ xa vời. Còn hiện tại, ký túc xá

của

các trường mới chỉ đủ chỗ ở cho sinh viên thuộc diện đối tượng chính sách, còn dư ra một số ít phòng thì sinh viên diện bình thường mới được ở.

Nhà cho thuê:

 Nhà trọ cho sinh viên rất đa dạng và phong phú với các loại hình khác nhau:

nhà đúc (đổ bê tông) và nhà gạch (mái tôn), nhà tạm bợ và nhà gỗ ghép.

T

ình hình kinh tế khó khăn, giá các mặt hàng chủ chốt tăng liên tục: Xăng, dầu, điện, gas cứ liên tục điều chỉnh. Dẫn đến giá nhà trọ cho sinh viên tăng cao.

Theo đó, giá điện năm 2011 được tăng thêm 15,28% so với giá bình quân của năm 2010. Vấn đề này làm cho nhiều chủ nhà trọ tăng giá nhà lên, làm cho sinh viên đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

Dịp tựu trường cũng là thời điểm nhà trọ “nóng” nhất, bởi có đến hàng ngàn tân sinh viên từ các tỉnh về thành phố Hồ Chí Minh nhập học. Lợi dụng thời điểm này, các chủ nhà trọ lại được dịp “làm giá” bằng cách tăng giá thuê nhà, thậm chí tăng cả giá điện, nước.

Hằng năm, giá nhà trọ vẫn cứ không ngừng tăng lên trong khi chất lượng nhà trọ ngày càng xuống cấp.

Giá thuê nhà trọ 8/2011, tăng 20% so với tháng trước, nhiều nơi thông báo “Hết phòng”. Cụ thể, giá thuê nhà trọ tăng từ 200.000 đến 300.000 đồng/tháng, điện tăng từ 500 đến 1000 đồng/kwh, nước tăng 20.000 đồng/m3, gửi xe cũng tăng 80.000 đồng/chiếc/tháng trong tháng 8/2011. Giá nhà trọ sinh viên mỗi nơi một kiểu, loại che chắn tạm bợ, chất lượng thấp thì cỡ khoảng 900 nghìn đến 1,1 triệu đồng/tháng, tốt hơn thì khoảng 1,6 đến 3 triệu đồng/tháng.

Chất lượng nhà trọ cho sinh viên:

Giá nhà trọ thì ngày càng cao và ngày càng leo thang do nhu cầu do nhu cầu sinh viên quá lớn. Cộng với việc để giảm chi phí hầu như các chủ nhà hạn chế tối đa mức đầu tư, vì vậy mà các công trình nhà ở cho sinh viên thường được xây dựng rất nhanh với các vật liệu rẻ tiền nên chất lượng nhà rất kém, cũng do tận dụng tối đa nên trong những dãy nhà trọ này công trình phụ và kết cấu bố cục nhà thường thiếu hợp lý, khoảng không gian chật hẹp, kể cả điện nước sinh hoạt, và các tiện nghi tối thiểu cần có để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày cũng không đảm bảo

.

Các nhà trọ cho sinh viên vẫn còn rất kém trong việc đảm bảo an ninh cho sinh viên thường xuyên xảy ra các hiện tượng như trộm cắp và còn có các tệ nạn xã hội điều này thấy rất rõ ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian 5/2012, hàng loạt vụ trộm cắp xảy ra tại các nhà trọ sinh viên. N

guyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu sự cảnh giác của sinh viên. Chính vì thiếu cảnh giác đã khiến cho một số đối tượng có cơ hội trộm cắp. Bên cạnh đó, các khu trọ sinh viên, ký túc xá thường ra vào tấp nập nhiều đối tượng lạ khó kiểm soát. Hệ thống cửa, khóa phòng chưa đảm bảo an toàn. Nhiều khu trọ đều tạm bợ, cửa tận dụng bằng nhiều loại gỗ ghép khác nhau nên dễ bị cậy khóa, phá cửa khi không có người. Thực tế cho thấy, đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp không chỉ từ bên ngoài mà có khi chính là các sinh viên lấy trộm đồ của nhau.

c)

Ở nhờ người quen

Tỷ lệ sinh viên ở nhà người quen đó chỉ là một phần nhỏ.

Có nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn nhà ở của sinh viên như các yếu tố về mối quan hệ xã hội, đồng hương, bà con họ hàng .

Không phải ai cũng có người quen để có một chỗ ở tốt.

Sinh viên ở với người quen, người thân bao giờ cũng có vẻ tốt, thuận tiện cho sinh hoạt, học hành hơn là ở một mình tự lo lấy mọi chuyện. Thậm chí, đôi lúc chuyện ở nhà người thân hoặc người quen xuất phát từ một số lý do như cha mẹ sẽ quản lí con cái dể dàng hơn. Mọi sinh hoạt phải theo thời gian cụ thể. Không sợ con cái đi chơi lêu lỏng. Việc ở nhà người quen có thể tiết kiệm chi phí, có chổ ở tốt hơn. Tránh được những cạm bẫy, khó khăn của sinh viên khi tự lập. Nhưng khó khăn cho việc ở nhà người quen là không thoải mái, luôn bị quản lí. Đôi khi có những xung đột, những tranh cãi nhỏ. Lâu dần dẫn đến hậu quả tất yếu của những điều kể trên nhẹ thì kiểu thỉnh thoảng không kiềm chế nổi bản thân, nặng thì bị ức chế tâm lý, stress hay mắc chứng trầm cảm. Đó là kết quả của những bức xúc được dồn nén lâu ngày mà không được giải tỏa. Tâm lí chung là đến lúc nào đó sinh viên vẫn muốn tự lập và ra sống cuộc sông riêng

d)

Ký túc xá mini

Một xu hướng đang dần trở nên phổ biến trong sinh viên hiện nay: Tự tạo những ký túc xá mini cho mình. Sinh viên thuê những khu nhà lớn và ở từ 15 đến 30 người. Một không gian mới mở ra, thay thế cho những khu nhà trọ sinh viên tồi tàn, chật chội.

Việc sống chung nhà trọ, nhất là sống chung đông người, lại không chịu sự quản lý của chủ nhà đòi hỏi mỗi thành viên phải có tính kỷ luật, tinh thần tập thể cao, sẵn sàng chia sẻ, góp ý trong sinh hoạt, học tập. Để nó thực sự là một gia đình, nhiều khu “ký túc xá mini” đã đề ra “nội quy thép”, buộc mọi người phải tuân thủ, ai vi phạm thì sẽ bị phạt. Lập thời gian biểu hợp lý, phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể, rõ ràng cũng là điều nên làm, nếu muốn tránh hiện tượng đùn đẩy rồi gây tranh cãi.

Nhưng thực sự để có kiểu ký túc xá này rất khó vì trong cuộc sống không thể nào lường tính tất cả mọi chuyện, sống chung đông người cùng trang lứa đôi khi có những vấn đề xảy ra không giải quyết được như những va chạm đụng độ lời qua tiếng lại, không có người có kinh nghiệm đứng ra giải quyết. Bất đồng quan điểm rồi chuyển chổ ở thiếu người ở chung, khó có thể duy trì mô hình ký túc xá này với nguồn tài chính có hạn của sinh viên.Khó khăn hơn nữa khi các hiện tượng xã hội tiêu cực trong đời sống sinh viên xảy ra,và có lẽ điều này là một trong những điều hiển nhiên có thể xảy ra mà không ai tính trước được.

2)

Thực trạng nhu cầu nhà trọ của sinh viên.

Thành phố Hồ Chí Minh  hiện nay đang giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một trung tâm đa chức năng của Việt Nam. Không chỉ là một trung tâm dân cư lớn nhất cả nước (Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người) mà còn là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế: với tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Đồng thời cũng là trung tâm giáo dục đại học, trung tâm khoa học công nghệ lớn thứ hai của cả nước. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011, nếu không kể các trường thuộc lực lượng vũ trang và của các tổ chức chính trị, xã hội, hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 69 trường đại học và cao đẳng với 516.000 sinh viên. So với năm 1975, diện tích thành phố tăng 1,38 lần trong khi số lượng các trường đại học và cao đẳng tăng 7 lần, số lượng sinh viên tăng 19 lần. Chưa kể quy mô dân số tăng và các trường phổ thông trên địa bàn thành phố cũng đã tăng gấp nhiều lần về số lượng. Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau với số sinh viên khổng lồ, trong đó có tới 80% sinh viên là người ngoại tỉnh, tạo ra một sức ép lớn về chỗ ở, nhà trọ.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến năm 2015 thành phố sẽ có khoảng 570.000 sinh viên, trong đó 70% đến từ các tỉnh, nhu cầu 239.000 chỗ ở. Tuy nhiên,

Tại buổi họp báo trước thềm năm học mới 2012-2013 mới đây, ông Phạm Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ GD-ĐT khẳng định, trước những năm 1980, tỷ lệ sinh viên ở trong ký túc xá trường học chiếm 100% nhưng sau này, do số lượng sinh viên tăng lên nhưng cơ sở vật chất các trường chưa thể đáp ứng nổi nên chưa đảm bảo được số lượng phòng theo nhu cầu của sinh viên. “Hiện nay ký túc xá các trường đại học và cao đẳng chỉ đáp ứng 20% chỗ ở cho sinh viên, vì vậy các em phải thuê trọ trong điều kiện giá cả tăng cao như hiện nay là hết sức khó khăn”, ông Phương thừa nhận.

Biết rõ thực trạng khó khăn này, Chính phủ đã ban hành đề án ký túc xá cho sinh viên với mục tiêu tới năm 2015 đáp ứng cho 60% sinh viên có nhu cầu thuê nhà được ở tại các khu ký túc xá. Tuy nhiên, đề án xây dựng ký túc xá sinh viên dù đã được triển khai vài năm nay, song do quy mô sinh viên ngày càng lớn nên chưa đáp ứng kịp, nhất là ở các thành phố lớn. Mặt khác, trong mấy năm qua, do tình hình kinh tế khó khăn, các dự án xây dựng ký túc xá gặp cảnh thiếu vốn, chậm vốn nên tiến độ xây dựng càng trở nên chậm trễ.

Với những thực trạng trên cho thấy nhu cầu nhà trọ của sinh viên trong giai đoạn này là rất lớn ,cung không đáp ứng được cầu.Vậy việc  xây dựng phòng trọ cho thuê là một dự án có tính khả thi cao , không những đáp ứng nhu cầu của thị trường mang lại lợi nhuận cho bản thân người đầu tư mà bên cạnh đó còn nhằm giải quyết nhũng khó khăn của nhà nước,góp phần nhỏ công sức cho đất nước, giải quyết những khó khăn cho sinh viên những nền tảng tương lai của đất nước đó là điều cần thiết,và nên thực hiện.

II)

Các Quy Định Của Pháp Luật Liên Quan Đến Dự Án

1.

Quy định về giá cho thuê đất

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại các Tờ trình số 3013/TT-STC-BVG ngày 10 tháng 4 năm 2012, số 2774/TT-STC-BVG ngày 30 tháng 3 năm 2012, số 11466/TT-STC-BVG ngày 04 tháng 11 năm 2011; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 150/STP-VB ngày 06 tháng 01 năm 2012,

Điều 1.

Đơn giá thuê đất

1. Đơn giá thuê đất một mét vuông (1m2) một năm được xác định theo công thức như sau:

Đơn giá thuê đất một m2 một năm

=

Giá đất của một m2 tính tiền thuê đất

x

Tỷ lệ phần trăm (%) tính tiền thuê đất

Trong đó:

a) Giá đất tính tiền thuê đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định và công bố hàng năm.

 b) Tỷ lệ phần trăm (%) tính tiền thuê đất được xác định tùy theo khu vực và mục đích sử dụng đất thuê theo Bảng sau:

Trong đó, các khu vực được xác định như sau:

- Khu vực 1, gồm: Quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận

, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị mới Thủ Thiêm;

- Khu vực 2, gồm: Quận 2

(trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm)

, quận 6, quận 7

(trừ Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng)

, quận 9,

quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình

,

quận Bình Tân

- Khu vực 3, gồm: Quận 8

(trừ Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng)

,

q

uận 12, quận Thủ Đức, quận Tân Phú, quận Gò Vấp

- Khu vực 4, gồm: Huyện Bình Chánh

(trừ Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng)

, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi

- Khu vực 5:

huyện

Cần Giờ

.

Mục đích sử dụng đất thuê

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Khu vực 4

Khu vực 5

Kinh doanh dịch vụ, thương mại;

tài chính

; nhà hàng; khách sạn; nhà ở cho thuê;

văn phòng làm việc

và cho thuê.

2,5%

2,4%

2,3%

2,2%

2,1%

Sản

xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp;

hà kho, nhà xưởng; bến cảng, bến tàu, bến phà, bến đò, bến xe, nhà ga, sân bay; hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại, dịch vụ tiện ích.

2%

1,9%

1,8%

1,7%

1,6%

Xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất; sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

1,5%

2. Quy định về giá điện

Theo Điều 11, Thông tư 17/2012/TT-BCT ngày 29-6-2012 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện thì giá điện cho sinh viên và người lao động thuê nhà để ở được quy định theo giá bán lẻ điện bậc thang cho mục đích sinh hoạt, cụ thể theo bậc thang như sau:

Từ 0-100kWh: giá 1284 đ/kWh (chưa thuế VAT);

Từ 101-150kWh: giá 1457 đ/kWh;

Từ 151-200kWh: giá 1843 đ/kWh;

Từ 201-300kWh: giá 1997 đ/kWh;

Từ 301-400kWh: giá 2137 đ/kWh;

Từ 401kWh trở lên: giá 2192 đ/kWh.

Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có bảo lãnh thanh toán tiền điện của chủ nhà).

Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện.

Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hóa đơn tiền điện hàng tháng do công ty Điện lực phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.

3.

Quy định về giá nước

Ø

Hiện giá nước tại TP.HCM vẫn áp dụng theo quyết định 103 của UBND TP.HCM.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt. Theo đó, từ ngày 11-7, giá nước ở đô thị loại 1 là Hà Nội và TP.HCM sẽ có mức tối đa 18.000 đồng/m3.

4.

Quy định về giá gửi xe

Ø

Ngày 1-8, theo quyết định số 32/2012/QĐ-UBND của UBND TP ngày 30-7-2012, TP đã áp dụng mức phí giữ xe mới trên địa bàn.

nhóm 2: Chợ, siêu thị, chung cư hạng III, IV, cửa hàng kinh doanh (dịch vụ, thời trang, ăn uống,…),nhà trọ và các trụ sở cơ quan, tổ chức (trừ cơ quan hành chính nhà nước);

Cụ thể mức giá mới

- Xe đạp, xe đạp điện (kể cả trông giữ mũ bảo hiểm):

Thời gian

Đơn vị tính

Mức thu

Nhóm 2

Ngày

đồng/xe/lượt

1.000

Đêm

đồng/xe/lượt

2.000

Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

3.000

Tháng

đồng/xe/tháng

30.000

- Xe máy (xe số và xe tay ga), xe điện (kể cả trông giữ mũ bảo hiểm của xe máy, xe điện):

Thời gian

Đơn vị tính

Nhóm 2

Xe số dưới 175cm3, xe điện:

Ngày

đồng/xe/lượt

3.000

Đêm

đồng/xe/lượt

4.000

Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

7.000

Tháng

đồng/xe/tháng

100.000

Xe tay ga, xe số từ 175cm3 trở lên:

Ngày

đồng/xe/lượt

4.000

Đêm

đồng/xe/lượt

5.000

Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

9.000

Tháng

đồng/xe/tháng

200.000

5.  Các quy định khác

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/04/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo .

Căn cứ Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê.

Các quy định trên mang tính chất tham khảo để đưa ra các ước tính về mức giá,chi phí,quyết định xây dựng khác.

III)

Lợi Thế Của Việc Xây Dựng Nhà Trọ

1.

Ưu đãi từ Nhà nước cho việc phát triển Nhà ở của sinh viên

 Nhà nước đã ban hành các chính sách như miễn tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế suất giá trị gia tăng ở mức cao nhất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp... đối với học sinh- sinh viên.

Theo Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho các đối tượng trên, đến năm 2015, phấn đấu khoảng 60% số sinh viên các cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu nhà ở.

Để hướng tới mục tiêu này, Chính phủ quyết định cung cấp

miễn phí

cho chủ đầu tư thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm đảm bảo giảm giá thành xây dựng các dự án nhà ở sinh viên.

Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động.

Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ tín dụng đầu tư như cho vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định, vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương...

Quyết định trên của Chính phủ cũng nhằm góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội. 

2.

Nhu cầu cao

Ở nước ta hiện nay trong giai đoạn đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà ở đang là vấn đề bức bách, thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, và nó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết bằng những giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhất trong sự phát triển chung của xã hội.

Cũng đề cập đến vấn đề nhà ở của sinh viên trong bài viết “Nhọc nhằn chỗ trọ sinh viên” của Duy Thịnh, tác giả cho rằng sinh viên có nhu cầu rất lớn về chỗ ở, việc đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên hiện nay là một việc cấp bách. Ở đây tác giả đã nêu ra thực trạng là tại Tp. HCM có khoảng 130 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên  nghiệp với số sinh viên khổng lồ, trong đó có 80% sinh viên là người ngoại tỉnh, tạo ra một sức ép lớn về chỗ ở, nhà trọ. Tuy nhiên, chỉ số ít sinh viên may mắn được ở trong làng sinh viên và ký túc xá hoạc tìm được chỗ ở phù hợp. Để lấy dẫn chúng cho vấn đề này tác giả đã nêu vừa qua, ĐH Quốc gia Tp. HCM và công ty cổ phần Hưng Á vừa đưa vào sử dụng và khai thác ký túc xá thuộc ĐH Quốc gia Tp. HCM, với 176 phòng, giải quyết cho khoảng 1000 sinh viên. Thế nhưng sinh viên ĐH Quốc gia hiện có tới khoảng 20.000, nên cả ký túc xá ĐH Quốc gia và ký túc xá xã hội hóa cũng giải quyết được ½, tức là khoảng 10.000 sinh viên.

Hiện nay trên địa bàn Tp. HCM có hơn 90 trường Đại học, cao đẳng với hơn 350.000 sinh viên đang học tập. Trong số đó chiếm khoảng 70% là học sinh sinh viên ngoại tỉnh có nhu cầu về chỗ trọ; như vậy là có khoảng 230.000 học sinh sinh viên đang cần chỗ trọ hiện nay. Bên cạnh đó,

Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam cho thấy, cả nước hiện còn khoảng 11.458 hộ chưa có nhà ở. Trong đó, tại khu vực đô thị, số hộ không có nhà ở vào khoảng 4.502 hộ.

Hiện tại trên cả nước đang diễn ra “làn sóng” di dân có cường độ lớn. Trong đó, di dân giữa các vùng tăng gấp 1,5 lần. Giai đoạn 2004-2009, tổng số người di cư là 9,09 triệu người, đặc biệt số người di cư tăng theo khoảng cách di cư.Việc di dân khiến sức ép tăng dân số cơ học đối với đô thị ngày càng căng thẳng, dẫn tới quá tải hạ tầng xã hội: thiếu nhà, trường học, bệnh viện quá tải, môi trường đô thị xuống cấp trầm trọng.

Từ những phân tích trên, cho thấy rằng nhu cầu nhà trọ đối với sinh viên cũng như người có thu nhập thấp hiện nay là rất cao

3.

Lợi nhuận cao, ổn định

Lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản khẳng định: “Mua đất xây nhà cho thuê là hình thức kinh doanh có hệ số an toàn cao, hiệu quả kinh tế lớn, vừa đem lại nguồn lợi nhuận ổn định cho nhà đầu tư đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu nhà ở xã hội”.

Trao đổi về vấn đề này, Vị lãnh đạo này cũng lý giải, hiện quỹ đất không đủ để xây dựng nhà riêng lẻ, nhà cho người thu nhập thấp đang thiếu trầm trọng so với nhu cầu thực tế là những vấn đề được bàn luận nhiều trong thời gian qua. Xu hướng mới trong đầu tư

bất động sản

 là xây nhà chung cư, nhà cho thuê thay cho nhà riêng lẻ đã và đang là xu thế chung trong quá trình đô thịhóa. Đây là những tín hiệu đáng mừng tạo thêm nhiều cơ hội sở hữu nhà cho nhiều người.

Cùng quan điểm trên, ông Phạm Trọng Gíap –  Giám đốc  sàn giao dịch bất động sản Đất Nguồn  cho biết, xét về khía cạnh đầu tư thì đây là kênh mang lại sự ổn định. Trong thời điểm bất động sản đang bị sức ép lãi suất và việc đón đầu quy hoạch chưa thực sự rõ nét. Việc xây nhà cho thuê cũng là hướng đi mới cho một số chủ đầu tư lớn.

Đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhà nước hỗ trợ cho vay vốn để thanh toán tiền thuê nhà.

 Điều này góp phần đem lại thu nhập ồn định cho người thuê nhà, giúp chủ nhà có nguồn thu nhập ổn định

4.

Giải pháp cho thời kỳ bất động sản

Như ai cũng biết, trong thời gian vừa qua ngành bất động sản đang vào tình trạng “đóng băng” và cho tới nay chưa ai biết là khi nào sẽ hồi phục lại. Đứng trước tình thế này các nhà đầu tư thấy rằng đầu tư vào nhà trọ là một trong những giải pháp hiệu quả để tạo ra lợi nhuận cho chính mình, thay vì cứ đứng yên để chờ đợi giá đất lên.

IV)

Mục Tiêu Của Dự Án

Mục tiêu định lượng :

-

Hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng dự kiến trong vòng 4 tháng.

-

Với tổng số vốn là 2,76 tỷ VND.

Mục tiêu định tính

-

Hoàn thành dự án theo đúng chất lượng, yêu cầu kỹ thuật được đề ra trong hợp đồng.

-

Công trình hoàn thành đáp ứng được nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên.

V)

Kết Cấu Của Dự Án

a/

Địa điểm xây dựng : Trên đường Trường Sơn, ngay sau công viên Lê Thị Riêng,Quận Tân Bình,TP Hồ Chí Minh

Hình thức lấy đất xây dựng : Đất của chủ đầu tư

c/

Chủ thầu :  Công Ty Xây Dựng TNHH Công Trình Công Nghiệp Quốc Thái An(giao dich quốc tế là Naincons) Địa chỉ 6-8 Đường B2 Phường Tây Thạnh ,Quận Tân Phú.Tp Hcm

d/

Tổng diện tích mặt bằng công trình: 22,3m*10m = 223m2

Tổng vốn đầu tư dự tính : 2760 triệu

f/

Mô hình tòa nhà

a.

Số tầng           :           5 tầng “1 trệt, 4 lầu”

b.

Số phòng   :   1 tầng 6 phòng , tổng là 30 phòng

c.

Diện tích từng phòng:            3mx4m =12m2

d.

Tổng diện tích sử dụng:  Diện tích sử dụng 1 lầu là 20,5m*5,3m = 108,65m2 vì nhà có 1 trệt,4 lầu nên tổng diện tích sử dụng là 108,65*5=543,25m2

e.

Công trình phụ: Nhà để xe, nhà vệ sinh trong phòng , bồn rửa,ban công phơi đồ…..

Thời gian xây dựng: khoảng 4 tháng

h/

Thời gian khởi công: tháng 7 năm 2013.

Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng: Tháng 2 năm 2014

Nhà thầu xây dựng sẽ chịu mọi khoản chi phí từ đầu khi xây dựng nhà trọ đến khi nghiệm thu dự án bao gồm các khoản chi về:

ü

Chi phí xin cấp giấy phép xây dựng

ü

Xây dựng: chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng,trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc xây dựng,thuê nhân công,các chi phí phát sinh khác trong quá trình xây dựng…bao gồm chi phí xây dựng công trình phụ (ban công,nhà để xe.)

ü

Hệ thống điện: dây điện,đèn điện,…

ü

Hệ thống cấp thoát nước: ống nước,bồn vệ sinh,hầm cầu,bồn rửa…

ü

Hệ thống báo cháy và bình khí chữa cháy…

Chủ đầu tư quyết định lựa chọn hình thức xây dựng là khoán cho nhà thầu xây dựng làm hoàn thiện xây dựng dự án từ đầu đến khi nghiệm thu dự án vì những lý do sau:

Ø

Chủ đầu tư sẽ cố định được khoản chi phí ban đầu của dự án (việc dự trù chi phí không chịu ảnh hưởng bởi sự lên xuống của giá nguyên vật liệu và nhân công theo thị trường,vì khoán thầu trên m2 đã bao gồm nguyên vật liệu,nhân công.)

Ø

Những khó khăn trong việc quản lý nhân lực và nguyên vật liệu được chuyển giao cho nhà thầu .Vd: Việc quản lý mức tồn nguyên vật liệu trong thời gian xây dựng,điều chỉnh cân đối nhân lực….

VI)

Cấu Trúc Phân Chia Công Việc (WBS)

NHÀ TRỌ

XÂY DỰNG

HỆ THỐNG ĐIỆN

MÓNG

DÂY

DẪN

THIẾT

BỊ

ỐNG

NƯỚC

CỐNG

THOÁT

TƯỜNG,

MÁI

ĐỊNH VỊ MÓNG

ĐÀO MÓNG

ĐỔ BÊ TÔNG

SAN LẤP MÓNG

ĐỊNH HÌNH MÁI

GIẰNGNGANG

ĐỔ    MÊ

LỢP MÁI

ĐỊNH VỊ CHỖ ĐẶT DÂY DẪN

ĐẶT DÂY DẪN

NỐI DÂY  DẪN VỚI THIẾT BỊ (ĐIỆN)

ĐỊNH VỊ NƠI ĐẶT  THIẾT BỊ

ĐẶT  THIẾT BỊ

CHẠY THỬ HỆ THỐNG ĐIỆN

ĐỊNH HÌNH CỘT

ĐỔ  TRỤ

XÂY TƯỜNG

SƠN TƯỜNG

ĐỊNH VỊ NƠI ĐẶT CỐNG THOÁT

ĐẶT CỐNG THOÁT

CHẠY THỬ HỆ THỐNG NƯỚC

ĐỊNH VỊ NƠI ĐẶT ỐNG NƯỚC

ĐẶT ỐNG NƯỚC

NỐI ỐNG NƯỚC VỚI CÁC THIẾT BỊ (NƯỚC)

HỆ THỐNG NƯỚC

Cấp  1

Cấp  2

Cấp  3

VII)

VIII)

VII)

Ước Tính Công Việc Dự Án

1.

Ước lượng tương tự.

Chúng tôi đã quan sát và hỏi thăm căn nhà của anh Huỳnh Ngô Vượng, số 32/6 Thống Nhất, F10, Gò Vấp. Căn nhà anhVượng được xây vào tháng 3/2012, gồm 4 lầu,1 trệt cho thuê,có kết cấu phòng gần tương tự dự án của chúng tôi.Tôi đã hỏi và nắm được thời gian khá chi tiết về việc xây nhà của anhVượng như sau:

STT

TÊN CÔNG VIỆC

KÝ HIỆU CÔNG VIỆC

THỜI GIAN CẦN ĐỂ HOÀN THÀNH

(ngày)

CÔNG VIỆC TRƯỚC

1

Lên mẫu thiết kế, xin giấy phép

A

15

Bắt đầu ngay

2

Chọn nhà thầu

B

4

A

3

Chọn nguyên vật liệu

C

5

A

4

Khởi công: làm móng

D

25

B,C

5

Đổ trụ

E

20

D

6

Xây thô và đổ mê 4 tầng

F

21

E

7

Chạy hệ thống điện, nước

G

6

F

8

Tô tường, chà bột

H

6

G

9

Sơn nước

I

8

H

10

Lắp đặt thiết bị cần thiết nhà bếp và vệ sinh

K

6

I

11

Kiểm tra

L

2

K

Tổng cộng nhà của anh Vượng làm hết 114 ngày.(Tính theo sơ đồ Gantt)

2.

 Ước lượng từ dưới lên.

Sau khi đưa ra mẫu thiết kế thì tôi đã tham khảo ý kiến anh Nguyễn Minh Hải -1 thợ lành nghề, đã làm việc gần 5 năm. Anh Hải đã ước lượng thời gian xây dựng nhà trọ của chúng tôi như sau :

STT

TÊN CÔNG VIỆC

KÝ HIỆU CÔNG VIỆC

THỜI GIAN CẦN ĐỂ HOÀN THÀNH

(ngày)

CÔNG VIỆC TRƯỚC

1

Lên mẫu thiết kế, xin giấy phép

A

14

Bắt đầu ngay

2

Chọn nhà thầu

B

3

A

3

Chọn nguyên vật liệu

C

5

A

4

Khởi công: làm móng

D

26

B,C

5

Đổ trụ

E

22

D

6

Xây thô và đổ mê 4 tầng

F

20

E

7

Chạy hệ thống điện, nước

G

7

F

8

Tô tường, chà bột

H

5

G

9

Sơn nước

I

8

H

10

Lắp đặt thiết bị cần thiết nhà bếp và vệ sinh

K

7

I

11

Kiểm tra

L

3

K

Tổng cộng hết 117 ngày theo cách ước lượng của anh Hải

(Tính theo sơ đồ Gantt)

3.

Ước lượng theo nhà thầu

Để chắc chắn hơn nữa thì tôi đã chọn 1 nhà thầu và nhận được ý kiến của chủ thầu về thời gian như sau:

STT

TÊN CÔNG VIỆC

KÝ HIỆU CÔNG VIỆC

THỜI GIAN CẦN ĐỂ HOÀN THÀNH

(ngày)

CÔNG VIỆC TRƯỚC

1

Lên mẫu thiết kế, xin giấy phép

A

15

Bắt đầu ngay

2

Chọn nhà thầu

B

3

A

3

Chọn nguyên vật liệu

C

4

A

4

Khởi công: làm móng

D

24

B,C

5

Đổ trụ

E

20

D

6

Xây thô và đổ mê 4 tầng

F

21

E

7

Chạy hệ thống điện, nước

G

7

F

8

Tô tường, chà bột

H

6

G

9

Sơn nước

I

8

H

10

Lắp đặt thiết bị cần thiết nhà bếp và vệ sinh

K

6

I

11

Kiểm tra

L

2

K

Tổng cộng hết 113 ngày theo nhà thầu.(Tính theo sơ đồ Gantt)

4.

Bảng ước lượng công việc

Activity: #4                                      Title:   Khởi công, Móng

Team Responsible

:   Kỹ sư xây dựng, thợ hồ, phụ hồ……….

Team Leader

        :   Kỹ sư giám sát công trình

Statemeent of word:

·

Dọn dẹp phát quang mặt bằng.

·

Xác định hướng xây dựng, đo đạc, căng  chỉ.

·

Đào rảnh móng và các phần nền cần thiết.

·

Đóng cọc bê tông hoặc cọc tràm, tre chống  lún

·

Đổ bê tông phần dầm móng và gối móng.

·

Xây phần tường móng chìm và móng nổi.

·

Thi công lớp chống ẩm

Describe completion condition:

  Tổng công việc phần này là trong vòng 25 ngày.

ü

Khi hoàn thành công đoạn phải đạt:

·

Đo đạc và căng chỉ phải chuẩn xác theo bản vẽ ban   đầu

·

Cọc chống lún phải được đóng đều, đạt độ sâu và độ chắc yêu cầu.

·

Dầm móng và gối móng phải đạt độ dày yêu cầu, khung cốt thép được sắp xếp đều, đạt tiêu chuẩn đề ra.

·

Tường móng phải cân đối với đáy và gối móng.

·

Lớp chống ẩm không quá dày

·

Tổng thể phần móng phải đảm bảo kết cấu chống   lún tốt nhất cho ngôi nhà.

     Describe assumptions, exclusions, constraints : 

·

Không làm phần trên khi phần dưới chưa đạt độ khô và cứng yêu cầu.

·

Bê tông không để lẫn rác , lá cây hay vật khác.

·

Không bảo dưỡng quá mức cần thiết.

Time :

Number of working days needed  :   25 ngày

Personnel

Số giờ (số nhân công x số ngày x số giờ/ngày) 

….

công việc (do nhà thầu ước tính)

Direct cost

         Loại Vật Liệu     Total Cost          Đặt(Ngày Thứ)             Dùng( Ngày Thứ)

  Vd:          Cát                     …                    18 ->22                      23-> 48

                   Xi                      …..                  18 ->22                      23-> 48

                  Đá dăm               ……..             18 ->22                       23-> 48

Predeccessor

This activity can’t begin until

100 % of activity #1  is complete 

  100 % of activity #2  is complete 

100 % of activity #3  is complete 

Successor steps

#5                          Đổ trụ

#6                           Xây thô và đổ nê 4 tầng

#7                         Chạy hệ thống điện và nước

………………………………..

…………………………………………………………..

Signature                                                                                     Date…………

……………………….

VIII)

Sắp xếp công việc dự án

STT

TÊN CÔNG VIỆC

KÝ HIỆU CÔNG VIỆC

THỜI GIAN CẦN ĐỂ HOÀN THÀNH

(ngày)

CÔNG VIỆC TRƯỚC

1

Lên mẫu thiết kế, xin giấy phép

A

15

Bắt đầu ngay

2

Chọn nhà thầu

B

3

A

3

Chọn nguyên vật liệu

C

4

A

4

Khởi công: làm móng

D

25

B,C

5

Đổ trụ

E

20

D

6

Xây thô và đổ mê 4 tầng

F

21

E

7

Chạy hệ thống điện, nước

G

7

F

8

Tô tường, chà bột

H

5

G

9

Sơn nước

I

8

H

10

Lắp đặt thiết bị cần thiết nhà bếp và vệ sinh

K

6

I

11

Kiểm tra

L

2

K

SƠ Đ

MẠ

NG

AON

ĐƯỜNG GĂNG

A: 15

TL:0

ES:0

EF:15

LS:0

LF:15

B: 3

TL:1

ES:15

EF:18

LS:16

LF:19

C: 4

TL:0

ES:15

EF:19

LS:15

LF:19

E: 20

TL:0

ES:44

EF:64

LS:44

LF:64

F: 21

TL:0

ES:64

EF:85

LS:64

LF:85

G: 7

TL:0

ES:85

EF:92

LS:85

LF:92

I:8

TL:0

ES:97

EF:105

LS:97

LF:105

H: 5

TL:0

ES:92

EF:97

LS:92

LF:97

L:2

TL:0

ES:111

EF:113

LS:111

LF:113

K:6

TL:0

ES:105

EF:111

LS:105

LF:111

D: 25

TL:0

ES:19

EF:44

LS:19

LF:44

Vậy thời gian hoàn thành dự án dự kiến là 113 ngày

IX)

Phân Bổ Nguồn Nhân Lực Dự Án

1.

 Trong quá trình thực hiện dự án:

Bộ phận

Tên công việc

Mô tả công việc

Mức lương dự kiến

Bộ phận Thiết kế và giám sát

Thiết kế và giám sát công trình

- Vẽ bảng thiết kế công trình.

- Lên kế hoạch theo dõi, giám sát công trình thi côngđảm bảo theo đúng quy định, chất lượng, thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng.

7 triệu/ tháng

(4 tháng)

2 . Sau khi đưa dự án vào hoạt động:

Bộ phận

Tên công việc

Mô tả công việc

Mức lương dự kiến

Nhân sự

Bảo vệ

- Bắt đầu hợp đồng thuê bảo vệ sau khi công trình xây xong và được đưa vào sử dụng.

- thuê 1 người- Nhiệm vụ : quản lý người ra vào, giữ gìn an ninh trật tự trong nhà trọ 24/24…

4

triệu / tháng / người

Lao công

- Bắt đầu hợp đồng thuê bảo vệ sau khi công trình xây xong và được đưa vào sử dụng.

- Số lượng : 1 người

- Nhiệm vụ : vệ sinh nhà trọ, lau sàn, lan can, cầu thang, …

3

triệu/ tháng

4

Hoạch Định Doanh Thu,Chi Phí Và Lợi Nhuận

v

Doanh thu

1.

Doanh thu từ tiền phòng:

Giá phòng:2 triệu 200 ngàn,mỗi năm tăng 200 ngàn đồng,có tổng cộng 30 phòng,sử dụng trong 20 năm.

ü

Lí do: - giá phòng : 2,2 triệu,tăng 1 năm 200 ngàn

Địa điểm khu nhà trọ được xây dựng ngay sau công viên Lê Thị Riêng. Từ đây rất thuận tiện cho việc học tập (gần trường các trường đại học,cao đẳng : đại học Sài Gòn,đại học Kinh Tế,đại học Tin Học- Ngoại Ngữ,cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại..), gần nhiều bệnh viện,chợ.

Trong phòng có bồn rửa, nhà vệ sinh ở trong phòng,phòng có cửa sổ thoáng mát.

Mức giá cho thuê phòng ở gần khu vực này với diện tích tương tự dao động ở mức 2-3 triệu được ở tối đa 3-4 người.

Các chủ nhà trọ thường xuyên tăng giá phòng hàng năm thận chí hàng tháng. Mức tăng dao động từ 300ngàn -1triệu/năm do tình hình lạm phát tăng và nhu cầu tìm phòng trọ cao vào đầu mỗi năm học.

Công suất: 6 tháng đầu năm 1:80%,6 tháng sau:90% nên năm 1:85%,từ năm thứ 2 trở đi: 100%

ü

Lí do

Năm 1 :6 tháng đầu năm, công suất phòng đạt 80% vì dự án mới đưa vào hoạt động phải có thời gian marketing để sinh viên biết đến khu trọ,đầu năm nên nhu cầu về phòng trọ cũng chưa cao.6 tháng sau, công suất phòng đạt 90% sinh viên đã biết đến khu trọ và vào năm học mới nên số lượng sinh viên thuê phòng cũng tăng.

Năm 2: Công suất phòng đạt 100% vì nhà trọ đã đi vào hoạt động ổn định.Số lượng phòng được thuê đầy vì nhà trọ gần nhiều trường học và nhu cầu về phòng cao.Quy định nếu sinh viên muốn chuyển đi thì phải báo trước một tháng ,để chủ nhà trọ sắp xếp đăng tin cho thuê phòng,tránh trường hợp để phòng trống.(nếu sinh viên không báo trước thì mất tiền cọc 500 ngàn).

2.

Doanh thu từ phí sinh hoạt.

-Điện: 3000đ/ký,trung bình mỗi phòng 60ký.(bình quân chung vì có phòng xài ít,phòng xài nhiều).Số người ở tối đa là 4 người.

-Nước: 18000đ/m3,trung bình 10m3/phòng

-Rác: 20000đ/phòng

3.

Doanh thu từ dịch vụ gửi xe

Xe đạp :30.000 đồng

Xe máy: 100.000 đồng

 ( ước lượng trung bình 1 phòng gồm có 2 xe máy,1 xe đạp)

ü

Lí do

(Các ước lượng về giá điện,nước,rác,dịch vụ gửi xe căn cứ vào quy định của pháp luật ở phần trên.Do ước lượng cho năm 2014 nên mức giá tăng so với quy định ở năm 2012.Vì các loại giá này thường biến động tăng do xu hướng lạm phát ở Việt Nam).

Lưu ý

: Các loại doanh thu ở mục 2 và 3 cứ sau 2 năm là tăng 15%.

ü

Lí do : Các loại doanh thu ở mục 2 và 3 cứ sau 2 năm là tăng 15% vì tình hình lạm phát qua các năm có xu hướng duy trì khoảng hai con số.

DOANH THU

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

 Giá phòng

0

2.2

2.4

2.6

2.8

3

1.Doanh thu từ tiền phòng

= GP*SP*12

0

792

864

936

1008

1080

2.Doanh thu từ chi phí sinh hoạt

0

136.8

136.8

157.32

157.32

180.918

2.1.Điện

0

64.8

64.8

74.52

74.52

85.698

2.2.Nước

0

64.8

64.8

74.52

74.52

85.698

2.3.Rác

0

7.2

7.2

8.28

8.28

9.522

3.Doanh thu từ dịch vụ (gửi xe)

0

82.8

82.8

95.22

95.22

109.503

4.Tổng doanh thu chưa có công suất=(1)+(2)+(3)

0

1011.6

1083.6

1188.54

1260.54

1370.421

5.Công suất phòng

0

85%

100%

100%

100%

100%

6.tổng doanh thu=(4)*(5)

0

859.86

1083.6

1188.54

1260.54

1370.421

DOANH THU

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 6

Năm 7

Năm 8

Năm 9

Năm 10

 Giá phòng

3.2

3.4

3.6

3.8

4

1.Doanh thu từ tiền phòng=GP*SP*12

1152

1224

1296

1368

1440

2.Doanh thu từ chi phí sinh hoạt

180.918

208.0557

208.0557

239.2641

239.2641

2.1.Điện

85.698

98.5527

98.5527

113.3356

113.3356

2.2.Nước

85.698

98.5527

98.5527

113.3356

113.3356

2.3.Rác

9.522

10.9503

10.9503

12.59285

12.59285

3.Doanh thu từ dịch vụ (gửi xe)

109.503

125.9285

125.9285

144.8177

144.8177

4.Tổng doanh thu chưa có công suất=(1)+(2)+(3)

1442.421

1557.984

1629.984

1752.082

1824.082

5.Công suất phòng

100%

100%

100%

100%

100%

6.tổng doanh thu=(4)*(5)

1442.421

1557.984

1629.984

1752.082

1824.082

DOANH THU

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 11

Năm 12

Năm 13

Năm 14

Năm 15

 Giá phòng

4.2

4.4

4.6

4.8

5

1.Doanh thu từ tiền phòng=GP*SP*12

1512

1584

1656

1728

1800

2.Doanh thu từ chi phí sinh hoạt

275.1537

275.1537

316.4267

316.4267

363.8907

2.1.Điện

130.3359

130.3359

149.8863

149.8863

172.3693

2.2.Nước

130.3359

130.3359

149.8863

149.8863

172.3693

2.3.Rác

14.48177

14.48177

16.65404

16.65404

19.15214

3.Doanh thu từ dịch vụ (gửi xe)

166.5404

166.5404

191.5214

191.5214

220.2496

4.Tổng doanh thu chưa có công suất=(1)+(2)+(3)

1953.694

2025.694

2163.948

2235.948

2384.14

5.Công suất phòng

100%

100%

100%

100%

100%

6.tổng doanh thu=(4)*(5)

1953.694

2025.694

2163.948

2235.948

2384.14

DOANH THU

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 16

Năm 17

Năm 18

Năm 19

Năm 20

 Giá phòng

5.2

5.4

5.6

5.8

6

1.Doanh thu từ tiền phòng=GP*SP*12

1872

1944

2016

2088

2160

2.Doanh thu từ chi phí sinh hoạt

363.8907

418.4743

418.4743

481.2455

481.2455

2.1.Điện

172.3693

198.2247

198.2247

227.9584

227.9584

2.2.Nước

172.3693

198.2247

198.2247

227.9584

227.9584

2.3.Rác

19.15214

22.02496

22.02496

25.32871

25.32871

3.Doanh thu từ dịch vụ (gửi xe)

220.2496

253.2871

253.2871

291.2802

291.2802

4.Tổng doanh thu chưa có công suất=(1)+(2)+(3)

2456.14

2615.761

2687.761

2860.526

2932.526

5.Công suất phòng

100%

100%

100%

100%

100%

6.Tổng doanh thu=(4)*(5)

2456.14

2615.761

2687.761

2860.526

2932.526

GP

: giá phòng mỗi tháng

SP

: số phòng

v

Chi phí

1.

Chi phí ban đầu(tổng tiền đầu tư ban đầu)

a.

Chi phí thuê kỹ sư vẽ bản thiết kế : 1,750,000 đồng

b.

Chi phí xin cấp giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ khác : 14,000,000 đồng (thuê dịch vụ công ty luật)

c.

Chi phí khoán thầu xây dựng: nhà thầu sẽ chịu mọi khoản chi phí từ đầu khi xây dựng nhà trọ đến khi nghiệm thu dự án bao gồm các khoản chi về:

ü

Chi phí xin cấp giấy phép xây dựng

ü

Xây dựng: chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng,trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc xây dựng,thuê nhân công,các chi phí phát sinh khác trong quá trình xây dựng…bao gồm chi phí xây dựng công trình phụ (ban công,nhà để xe.)

ü

Hệ thống điện: dây điện,đèn điện,…

ü

Hệ thống cấp thoát nước: ống nước,bồn vệ sinh,hầm cầu,bồn rửa…

ü

Hệ thống báo cháy và bình khí chữa cháy.

Chi phí khoán thầu được tính trên diện tích sử dụng của dự án, ta có:

-

Diện tích sử dụng 1 lầu là 20,5m*5,3m = 108,65m2

-

Nhà có 1 trệt,4 lầu nên tổng diện tích sử dụng là 108,65*5=543,25m2

-

Nhà thầu nhận khoán 5triệu đồng/m2

d.

Chi phí thuê kỹ sư giám sát, nghiệm thu dự án: 7triệu đồng/tháng, thời gian xây dựng 4 tháng

Bảng tóm tắt chi phí ban đầu

STT

Chi phí

Đơn vị

Số lượng

Tổng cộng

1

Chi phí thuê kỹ sư vẽ bản thiết kế

1,750,000

2

Chi phí xin cấp giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ khác

14,000,000

3

Chi phí khoán thầu xây dựng

5tr/m2

543,25m2

2,716,250,000

4

Chi phí thuê kỹ sư giám sát, nghiệm thu dự án

7triệu/tháng

4 tháng

28,000,000

Tổng tiền

2,760,000,000

543,25m2: Diện tích sử dụng 1 lầu là 20,5m*5,3m = 108,65m2 vì nhà có 1 trệt,4 lầu nên tổng diện tích sử dụng là 108,65*5=543,25m2

2.

Chi phí khi đưa dự án vào sử dụng (30 phòng)

a)

Chi phí thuê bảo vệ : thuê 1nam bảo vệ,lương 4 triệu/tháng

Chí phí thuê người dọn vệ sinh: thuê 1 nữ dọn vệ sinh chung 3 triệu/tháng

c)

Chi phí thu gom rác: theo dich vụ thu gom rác,10 ngàn/phòng/tháng

d)

Chi phí hút hầm cầu  1 triệu 500 ngàn/năm

Chi phí điện ,nước chung

Điện 30kw, 2500đ/kw

Nước 10 khối, 18000đ/khối

f)

Chi phí điện ,nước riêng

Điện 60kw/phòng: 2500đ/kw

Nước 10 khối: 18000đ/khố

Lưu ý

:

·

Các loại chi phí thay đổi (Chi phí khi đưa dự án vào sử dụng) mục từ a đến f cứ 2 năm thì tăng khoảng 10%.

·

Vì chủ đầu tư đăng ký kinh doanh phòng trọ nên tổng số điện, nước vượt quá định mức theo số điện, nước định mức của hộ gia đình thì cũng không bị phạt

3.

Dự trù chi phí bảo dưỡng,bảo trì

ü

5 năm đầu 10 triệu/năm

ü

5 năm tiếp theo 15 triệu/năm

ü

5 năm tiếp theo 20 triệu/năm

ü

5 năm tiếp theo 25 triệu/năm

4.

Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội về đất:Đất của chủ đầu tư nếu không dùng để xây dựng nhà trọ cho thuê thì có thể sử dụng để cho thuê.

Lô đất nằm trên đường Trường Sơn ngay sau công viên Lê Thị Riêng,theo Bảng giá đất ở đô thị quận Tân Bình ((Ban hành kèm theo Quyết định số 82 /2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2011của Ủy ban nhân dân thành phố ) giá đất trọn tuyến đường Trường Sơn là:

 14 triệu 300/m2. Do lô đất nằm ở địa thế đẹp,lại ngay sau công viên, hai mặt tiền nên được định giá khoảng 20 triệu/m2.

Diện tích đất là 223m2, giá thị trường 20triệu đồng/m2

à

Tổng tiền đất  =223*20= 4460 triệu đồng

Ta có,  tỷ lệ % tính tiền thuê đất là 2,4%( theo quy định đã nêu ở phần quy định pháp luật)

à

Gía thuê đất/năm = tổng tiền đất *tỷ lệ % tính tiền thuê đất

                                       =4,460,000,000*2.4%= 107,040,000 đồng

( số tiền 107,040,000 đồng được sử dụng cho 20 năm vì các khu đất thường được cho thuê với thời gian dài hạn)

Chi phí khi đưa dự án vào sử dụng (30 phòng)

( hay còn gọi là chi phí thay đổi )

STT

Chi phí

Đơn vị

Số lượng

Tổng tiền

Tháng

Năm

1

Chi phí thuê bảo vệ

4 triệu/tháng/người

1 người

4,000,000

48,000,000

2

Chí phí thuê người dọn vệ sinh

3 triệu/tháng/người

1 người

3,000,000

36,000,000

3

Chi phí thu gom rác

10 ngàn/phòng/tháng

30 phòng

300,000

3,600,000

4

Chi phí điện ,nước chung

o   Điện 

2500đ/kw

30kw/tháng

75,000

900,000

o   Nước 

18000đ/khối

10 khối/tháng

180,000

2,160,000

5

Chi phí điện ,nước riêng

o   Điện 

2500đ/kw

60kw/phòng/tháng (30 phòng)

4,500,000

54,000,000

o   Nước      

18000đ/khối

10 khối/tháng (30 phòng)

5,400,000

64,800,000

6

Chi phí hút hầm cầu

1 triệu 500,000/năm

500,000

Tổng tiền(tháng)

17,455,000

Tổng tiền(năm)

209,960,000

 Tỉ suất chiết khấu

Theo báo Tiền phong số ra ngày 31/08/2012 trong bài “ Giao Quẻ Lãi Suất”.

Theo ông

chuyên gia tài chính độc lập Vũ Đình Ánh, hiện đang công tác tại Bộ Tài chính trong các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thì CPI giữ vai trò số 1 nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn có những nhân tố khó lường khác. Do những biến động đó nên rất khó có thể xác định mức lãi suất chiết khấu cụ thể.

Căn cứ vào mức lãi suất ngân hàng hiện tại cao nhất là 12,9%/năm, nên nhóm quyết định chọn thay đổi lãi suất chiết khấu 5 năm thay đổi 1 lần để tính các chỉ tiêu thẩm định dự án với các dự báo như sau:

ü

5 năm đầu là 13%

ü

5 năm tiếp theo là 12%

ü

5 năm tiếp theo là 14%

ü

5 năm cuối là 15%

CHI PHÍ

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Loại chi phí

0

1

2

3

4

5

1

Chi phí ban đầu(tổng tiền đầu tư ban đầu)

2760

2

Chi phí thay đổi

209.96

209.96

230.956

230.956

254.052

3

Dự trù chi phí bảo dưỡng,bảo trì

10

10

10

10

10

4

Chi phí cơ hội

107.04

107.04

107.04

107.04

107.04

5

Tổng cộng (chưa có công suất)

2760

327

327

347.996

347.996

371.092

6

Công suất hoạt động

85%

100%

100%

100%

100%

7

Tổng cộng

2760

277.95

327

347.996

347.996

371.092

CHI PHÍ

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Loại chi phí

6

7

8

9

10

1

Chi phí ban đầu(tổng tiền đầu tư ban đầu)

2

Chi phí thay đổi

254.052

279.457

279.457

307.402

307.402

3

Dự trù chi phí bảo dưỡng,bảo trì

15

15

15

15

15

4

Chi phí cơ hội

107.04

107.04

107.04

107.04

107.04

5

Tổng cộng (chưa có công suất)

376.092

401.497

401.497

429.442

429.442

6

Công suất hoạt động

100%

100%

100%

100%

100%

7

Tổng cộng

376.092

401.497

401.497

429.442

429.442

CHI PHÍ

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Loại chi phí

11

12

13

14

15

1

Chi phí ban đầu(tổng tiền đầu tư ban đầu)

2

Chi phí thay đổi

338.143

338.143

371.957

371.957

409.153

3

Dự trù chi phí bảo dưỡng,bảo trì

20

20

20

20

20

4

Chi phí cơ hội

107.04

107.04

107.04

107.04

107.04

5

Tổng cộng (chưa có công suất)

465.183

465.183

498.997

498.997

536.193

6

Công suất hoạt động

100%

100%

100%

100%

100%

7

Tổng cộng

465.183

465.183

498.997

498.997

536.193

CHI PHÍ

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Loại chi phí

16

17

18

19

20

1

Chi phí ban đầu(tổng tiền đầu tư ban đầu)

2

Chi phí thay đổi

409.153

450.068

450.068

495.075

495.075

3

Dự trù chi phí bảo dưỡng,bảo trì

25

25

25

25

25

4

Chi phí cơ hội

107.04

107.04

107.04

107.04

107.04

5

Tổng cộng (chưa có công suất)

541.193

582.108

582.108

627.115

627.115

6

Công suất hoạt động

100%

100%

100%

100%

100%

7

Tổng cộng

541.193

582.108

582.108

627.115

627.115

Lợi nhuận

thu được từ dự án:

Năm

Doanh thu

(DT)

Chí phí

Lợi nhuận

0

0

2760

-2760

1

859.86

277.95

581.91

2

1083.60

327.00

756.60

3

1188.54

348.00

840.54

4

1260.54

348.00

912.54

5

1370.42

371.09

999.33

6

1442.42

376.09

1066.33

7

1557.98

401.50

1156.49

8

1629.98

401.50

1228.49

9

1752.08

429.44

1322.64

10

1824.08

429.44

1394.64

11

1953.69

465.18

1488.51

12

2025.69

465.18

1560.51

13

2163.95

499.00

1664.95

14

2235.95

499.00

1736.95

15

2384.14

536.19

1847.95

16

2456.14

541.19

1914.95

17

2615.76

582.11

2033.65

18

2687.76

582.11

2105.65

19

2860.53

627.12

2233.41

20

2932.53

627.12

2305.41

5

Thẩm Định Dự Án Qua Các Chỉ Tiêu

1.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) và phương pháp chỉ số lợi nhuận(PI)

I

Năm

Doanh thu

(DT)

Chí phí

Lợi nhuận

TSCK

Hiện giá

DT*TSCK

CP*TSCK

0

0

2760

-2760

1

-2760

0

2760

13%

1

859.86

277.95

581.91

0.88

514.96

760.94

245.97

2

1083.60

327.00

756.60

0.78

592.53

848.62

256.09

3

1188.54

348.00

840.54

0.69

582.54

823.72

241.18

4

1260.54

348.00

912.54

0.61

559.68

773.11

213.43

5

1370.42

371.09

999.33

0.54

542.40

743.81

201.41

12%

6

1442.42

376.09

1066.33

0.51

540.24

730.78

190.54

7

1557.98

401.50

1156.49

0.45

523.14

704.75

181.62

8

1629.98

401.50

1228.49

0.40

496.17

658.32

162.16

9

1752.08

429.44

1322.64

0.36

476.96

631.82

154.86

10

1824.08

429.44

1394.64

0.32

449.04

587.31

138.27

14%

11

1953.69

465.18

1488.51

0.24

352.21

462.28

110.07

12

2025.69

465.18

1560.51

0.21

323.90

420.45

96.55

13

2163.95

499.00

1664.95

0.18

303.14

393.99

90.85

14

2235.95

499.00

1736.95

0.16

277.41

357.10

79.69

15

2384.14

536.19

1847.95

0.14

258.89

334.01

75.12

15%

16

2456.14

541.19

1914.95

0.11

204.64

262.47

57.83

17

2615.76

582.11

2033.65

0.09

188.98

243.07

54.09

18

2687.76

582.11

2105.65

0.08

170.15

217.18

47.04

19

2860.53

627.12

2233.41

0.07

156.93

201.00

44.06

20

2932.53

627.12

2305.41

0.06

140.86

179.18

38.32

Tổng cộng

4894.74

10333.91

5439.17

NPV = 4894.74 (triệu đồng)

=

TSCK: tỷ suất chiết khấu

CP: chi phí

DT: doanh thu

2.

Phương Pháp Tỷ Suất Sinh Lợi Nội Bộ (IRR- Interal Rate Of Return)

Năm

Doanh thu

Chí phí

Lợi nhuận

TSCK (32%)

TSCK (33%)

Hiện giá (i=32%)

Hiện giá (i=33%)

0

0

2760

-2760

1

1

-2760

-2760

1

859.86

277.95

581.91

0.7576

0.7519

440.84

437.53

2

1083.60

327.00

756.60

0.5739

0.5653

434.23

427.72

3

1188.54

348.00

840.54

0.4348

0.4251

365.46

357.28

4

1260.54

348.00

912.54

0.3294

0.3196

300.58

291.64

5

1370.42

371.09

999.33

0.2495

0.2403

249.37

240.13

6

1442.42

376.09

1066.33

0.1890

0.1807

201.58

192.66

7

1557.98

401.50

1156.49

0.1432

0.1358

165.62

157.10

8

1629.98

401.50

1228.49

0.1085

0.1021

133.28

125.48

9

1752.08

429.44

1322.64

0.0822

0.0768

108.71

101.57

10

1824.08

429.44

1394.64

0.0623

0.0577

86.84

80.53

11

1953.69

465.18

1488.51

0.0472

0.0434

70.22

64.62

12

2025.69

465.18

1560.51

0.0357

0.0326

55.77

50.94

13

2163.95

499.00

1664.95

0.0271

0.0245

45.08

40.86

14

2235.95

499.00

1736.95

0.0205

0.0185

35.62

32.05

15

2384.14

536.19

1847.95

0.0155

0.0139

28.71

25.64

16

2456.14

541.19

1914.95

0.0118

0.0104

22.54

19.98

17

2615.76

582.11

2033.65

0.0089

0.0078

18.14

15.95

18

2687.76

582.11

2105.65

0.0068

0.0059

14.23

12.42

19

2860.53

627.12

2233.41

0.0051

0.0044

11.43

9.90

20

2932.53

627.12

2305.41

0.0039

0.0033

8.94

7.69

Tổng cộng

37.18

-68.32

IRR=

=32%+(33%-32%)

3.

Phương Pháp Thời Gian Hoàn Vốn (PP - Payback Period)

I

Năm

Doanh thu

Chí phí

Lợi nhuận

TSCK

NPV

Cộng Dồn

0

0

2760

-2760

1

-2760

-2760

13%

1

859.86

277.95

581.91

0.88

514.96

-2245.04

2

1083.60

327.00

756.60

0.78

592.53

-1652.51

3

1188.54

348.00

840.54

0.69

582.54

-1069.97

4

1260.54

348.00

912.54

0.61

559.68

-510.29

5

1370.42

371.09

999.33

0.54

542.40

32.11

12%

6

1442.42

376.09

1066.33

0.51

540.24

572.34

7

1557.98

401.50

1156.49

0.45

523.14

1095.48

8

1629.98

401.50

1228.49

0.40

496.17

1591.65

9

1752.08

429.44

1322.64

0.36

476.96

2068.60

10

1824.08

429.44

1394.64

0.32

449.04

2517.64

14%

11

1953.69

465.18

1488.51

0.24

352.21

2869.85

12

2025.69

465.18

1560.51

0.21

323.90

3193.75

13

2163.95

499.00

1664.95

0.18

303.14

3496.88

14

2235.95

499.00

1736.95

0.16

277.41

3774.29

15

2384.14

536.19

1847.95

0.14

258.89

4033.18

15%

16

2456.14

541.19

1914.95

0.11

204.64

4237.82

17

2615.76

582.11

2033.65

0.09

188.98

4426.80

18

2687.76

582.11

2105.65

0.08

170.15

4596.95

19

2860.53

627.12

2233.41

0.07

156.93

4753.88

20

2932.53

627.12

2305.41

0.06

140.86

4894.74

Thời gian hoàn vốn = số năm trước khi hoàn vốn +

                                   = 4 +

6

Hiệu Quả Kinh Tế Và Xã Hội Của Dự Án

-

Về mặt kinh tế chung: góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước qua việc đóng thuế đầy đủ cho nhà nước,góp phần giải quyết vấn đề nhà ở.

-

Về mặt kinh tế riêng: thu được lợi nhuận, tăng thu nhập cá nhân, nâng cao đời sống.

-

Về mặt xã hội:

Góp phần đáp ứng nhu cầu về nhà trọ cho sinh viên, học sinh ngoại tỉnh. Ổn định nhà ở sẽ giúp các bạn tập trung vào việc học tập tốt hơn,đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội.

7

Quản Trị Rủi Ro Của Dự Án

v

Khi bắt đầu và tiến hành xây dựng nhà trọ

14.1

. Chọn thầu và đàm phán hợp đồng

:

Đây là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng của chủ đầu tư vì là tiền đề quyết định quá trình hình thành cho công trình.

Việc lựa chọn thầu là căn cứ về :khả năng thực hiện quản lý rủi ro của nhà thầu; những giải pháp kỹ thuật đề nghị của nhà thầu…để lựa chọn thích hợp với tiêu chí của chủ đầu tư cũng như tích chất của công trình xây dựng.

Đàm phán hợp đồng một cách thông minh sẽ giúp bạn đỡ phát sinh được chi phí đầu vào. Chuẩn bị một hợp đồng với những điều khoản rủi ro, việc đánh giá các chi tiết rủi ro có sự tham gia của chủ đầu tư và thiết lập một hệ thống quản lý rủi ro cho công trình là điều mà hai bên nên làm và thỏa thuận từ đầu.

14.2

. Rủi ro về phát sinh chi phí đầuvào

 Một điều không thể tránh khỏi mà hầu hết các chủ đầu tư thường không thể lường trước hết được mọi chi phí phát sinh thêm trong thời gian công trình đang thi công và cả khi xây xong. Giá cả ngoài thị trường leo thang theo lạm phát làm các ước tính ban đầu khó mà chính xác được dẫu đương nhiên là đã ước tính một lượng“ bùthêm”.

Tất nhiên các nhà đầu tư thông minh đã lường trước sự việc này,họ giảm thiểu rủi ro bằng cách đàm phán hợp đồng với nhà thầu xây dựng ngay từ đầu nên khoản chi phí phát sinh thêm của chi phí đầu vào sẽ nằm ở ngưỡng cho phép nhất định.

14.3

. Rủi ro về quản lý chất lượng công trình:

Chất lượng xây dựng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và một vài giai đoạn ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng kết cấu cũng như công trình:

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

 phụ thuộc vào chất lượng của các công tác khảo sát xây dựng, lập nghiên cứu khả thi, lập dự án, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng

dự toán.

Giai đoạn đầu tư: 

phụ thuộc vào chất lượng thi công xây lắp, quản lý thi công, công tác giám sát thi công xây lắp và kiểm định chất lượng công trình, lắp đặt và kiểm định chất lượng trang thiết bị của công trình.

Có thể nói công tác quản lý chất lượng công trình đang được đặt vào vị trí quan trọng giúp cho chủ đầu tư thực hiện đầu tư dự án với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Song trên thực tế nhiều chủ đầu tư không thấy được ích lợi to lớn trong công tác kiểm tra phòng ngừa rủi ro hoặc lý do kinh phí. Theo quy định hiện tại tuy đã có hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, nhưng không thể phó mặc chất lượng xây dựng công trình cho mình nhà thầu được mà cần phải có sự giám sát của chủ đầu tư.

v

Khi nhà trọ được đưa vào sử dụng

Khi công trình hoàn tất và được đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư gặp không ít rủi ro như :

1.

Rủi ro về nhu cầu thị trường

 Nếu như trường hợp nhu cầu thị trường bão hòa hay cung lớn hơn cầu, việc không kiếm được người thuê là một điều  khó tránh khỏi, dẫn đến việc thu hồi nguồn vốn chậm. Vì thế công tác phân tích thịt rường, tìm hiểu nhu cầu cũng như đặc điểm từng vùng mà nơi nhà trọ được xây dựng để chọn đối tượng cho thuê một cách hợp lý là công việc tiền đề của chủ đầu tư nên làm.

2.

Rủi ro về công tác quản lý

Công tác quản lý nhà trọ cũng gặp không ít khó khăn trong các khâu như:

-

Quản lý tài sản :Tài sản, trang thiết bị, vật dụng trong nhà như : Bàn ghế, cánh cửa, toilet… do  nhiều người cùngsử dụng nên việc hư hỏng là điều khó tránh khỏi. Chủ đầu tư phải luôn bỏ tiền ra để sửa chữa, bảo trì. Vì vậy phải thiết lập nội quy rõ rang về vấn đề giữ gìn tài sản chung (ví dụ như những cá nhân làm hư hỏng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường tùy theo mức thiệt hại…)

-

Thu tiền nhà :Vấn đề về cách thức cũng như thời hạn thu tiền nhà nên được trình bày rõ ràng trong hợp đồng thuê nhà giữa 2 bên cho thuê và thuê để tránh trường hợp trả trễ, không đủ…gây khó kiểm soát.

-

Tình hình an ninh, trật tự :cũng nên được đề cao cảnh giác

Ví dụ như: hư trộm cắp, quản lý người ra vào… bằng cách đưa ra các quy định nội quy chặt chẽ, thiết lập tổ BảoVệ, và nếu có điều kiện chủ đầu tư nên lắp đặt hệ thống camera giáms át ở hành lan…

3.

Rủi ro về chất lượng nhà trọ :

Việc ở tập thể nên việc xuống cấp của chất lượng công trình rất thường xuyên xảy ra.

Ví dụ như hệ thống thoát nước, tường bị dột, thấm nướcv.v… nên việc tái đầu tư dù sớm hay muộn cũng là điều không tránh khỏi. Vì thế chủ đầu tư cũng nên dự trù thời gian tái đầu tư sau một thời gian đã đi vào sử dụng, ước lượng chi phí tái đầu tư để chủ động trong việc sắp xếp cũng như chuẩn bị cho nhà trọ trước khi được đưa vào sử dụng lại.

Kết Luận

Khi đã nói đến đầu tư hay nói đến việc thực hiện một dự án đầu tư nào đó thì chắc chắn là sẽ luôn tiềm ẩn những rủi ro. Nhưng đối với dự án xây dựng nhà trọ cho sinh viên này tuy có rủi ro, nhưng những rủi ro này ta có thể đề phòng và kiểm soát được.

Như đã phân tích , việc đầu tư vào nhà trọ cho sinh viên hoàn toàn có khả năng sinh lời ( vì NPV>0 ). Vì thế dự án trên sẽ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu tư và là giải pháp cho nhà đầu tư trong ngành bất động sản hiện nay, cũng như góp phần giúp đỡ cho cộng đồng xã hội vì nhu cầu nhà trọ của học sinh – sinh viên hiện nay là rất cao, mà khả năng đáp ứng trên thị trường còn hạn chế, vì thế việc xây dựng nhà trọ sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng của cuộc sống cho học sinh - sinh viên.

Nguồn Tham Khảo

1.

Bài giảng của Ths. TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH, Giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Sài Gòn.

2.

http://www.tailieu.vn

3.

http://www.xaluan.com

4.

http://datnguon.com.vn

5.

http://tinhhinhbatdongsan.blogspot.com

6.

http://thuvienphapluat.vn

7.

http://www.hanhchinh.com.vn

8.

http://land.cafef.vn

9.

http://www.qdnd.vn

10.

http://css.vnu.edu.vn

11.

http://vietbao.vn

12.

http://www.tinmoi.vn

13.

http://dantri.com.vn

14.

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/590132/%E2%80%98Gieo-que-lai-suat-tpol.html

.

Bảng Phân Công Nhiệm Vụ

Lí do chọn đề tài

Châu

1.Phân Tích Thị Trường

Thương,Ngân,Hoa

2.

Các Quy Định Của Pháp Luật Liên Quan Đến Dự Án

Mỹ,Giang

3.

Lợi Thế Của Việc Xây Dựng Nhà Trọ

Thuận,Mỹ

4.

Mục Tiêu Của Dự Án

Dung

5.

Kết Cấu Của Dự Án

(Bản Vẽ)

Đức,Đông

6.

Cấu Trúc Phân Chia Công Việc (WBS)

Đức, Giang

7.

Ước Tính Công Việc Dự Án

Khang,Phúc

8.

Sắp xếp công việc dự án

Luyên,Khang

9.

Phân Bổ Nguồn Nhân Lực Dự Án

Hoa,Nhi

10.

Hoạch Định Doanh Thu,Chi Phí Và Lợi Nhuận

Thuận,Giang,Dung,Tú Anh,Thương

11.Thẩm Định Dự Án Qua Các Chỉ Tiêu

Nhi, Ngân, Thuận,Giang,Tú Anh

12.

Hiệu Quả Kinh Tế Và Xã Hội Của Dự Án

Luyên

13.

Quản Trị Rủi Ro Của Dự Án

Hoa,Châu

Làm Powerpoint

Phúc,Đông

Tổng Hợp Word,Hoàn Chỉnh Bài

Giang,Thuận,Ngân

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hathanh