cách sử dụng trích dẫn

Chủ đề 11: Trích dẫn

Nhóm 11 – Lớp CT37H

Danh sách nhóm

1.     Giáp Văn Hoàng – Thuyết trình phần 1

2.     Tạ Thị Bình An – Thuyết trình phần 2

3.     Nguyễn Thị Minh Hằng – Thuyết trình phần 3

4.     Nguyễn Thị Hòa

5.     Nguyễn Thanh Trà

6.     Nguyễn Thị Thùy Vân

7.     Tẩn Xoang Páo

TRÍCH DẪN

1-    Lý thuyết chung

a)    Trích dẫn là gì?

·        Trích dẫn là kết quả của quá trình lựa chọn có chủ kiến của người làm báo trong số những hành ngôn có sẵn.

·           Là phương pháp được chuẩn hóa nhằm giúp người đọc xác định rõ nguồn gốc thông tin, ý tưởng đã được sử dụng trong bài viết.

  (Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam, 2010)

b)    Tại sao phải trích dẫn? (mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng trích dẫn)

·        Thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả của các nguồn thông tin được sử dụng

·        Tránh vi phạm bản quyền

·        Tránh được lỗi đạo văn

·        Giúp người đọc thẩm định tính chính xác của thông tin đã sử dụng hoặc truy cập lại các nguồn thông tin đó (độ tin cậy của bài viết)

·        Nâng cao giá trị và độ sâu rộng của bài viết

c)     Nguồn trích dẫn

Có nhiều loại nguồn trích dẫn khác nhau: sách vở, báo chí, internet, bản đồ,…

d)    Phân loại trích dẫn

·        Cách 1: kiểu trực tiếp và gián tiếp

Trích dẫn trực tiếp là trích trực tiếp lời của người nói. Trích từ tài liệu gốc

Trích dẫn gián tiếp là trích lại thông qua tài liệu khác mà thông tin đó đã được trích từ tài liệu gốc

·        Cách 2: Kiểu nguyên văn và diễn giải

Trích dẫn nguyên văn là sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn,… mà tác giả sử dụng.

Trích dẫn diễn giải: Diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc

e)     Một số cụm từ thường dùng trong trích dẫn


X phát biểu/nêu rõ rằng…

X xác nhận rằng…

X khẳng định rằng…

X đồng ý với quan điểm…

X lập luận rằng…

X bình luận rằng…

X chú thích rằng…

X đề xuất…

X nói rằng…

X quan sát thấy…

X nhìn nhận rằng…

X cho rằng…

X tin rằng…

X kết luận…

X bảo vệ quan điểm cho rằng…

X thừa nhận …

X chỉ ra rằng …

X lưu ý …

Theo X…


2-    Hiện trạng vấn đề trích dẫn hiện nay

 

a)    Tích cực

Trích dẫn được sử dụng một cách hợp lí, khoa học, đạt được mục đích truyền tải của người viết (chọn trích dẫn phù hợp, trình bày trích dẫn hợp lí,…)

VD:

Bộ trưởng nội vụ Thái Lan, được trích trên tờ Bangkok Post, nói với băng đảng mafia địa phương rằng ông sẽ tiếp tục diệt trừ tội ác, ma túy và cờ bạc:"Bây giờ, hãy nghe tôi cảnh cáo đây: tôi sẽ làm cho Bangkok và các tỉnh lân cận trở nên sạch sẽ. Vì vậy những ai làm bậy hãy sửa sai, và đừng bảo rằng tôi đã không cảnh báo." 

Lời trích dẫn này cho thấy quyết tâm của vị bộ trưởng đó mạnh đến đâu.

b)    Hạn chế

·        Do nhà báo không có kĩ năng trích dẫn

-         Trích dẫn nhưng không ghi rõ nguồn (vd: luận văn tốt nghiệp của nhiều sinh viên)

-         Không xác thực trích dẫn àTrích dẫn không chính xác (trích dẫn nhầm hoặc tam sao thất bản )

-         Trích dẫn bừa bãi, không có chọn lọc

-         Trích dẫn gián tiếp liên tiếp, không cho biết cụ thể là ai nói

-         Trích dẫn quá dài hoặc quá ngắn

-         Trích dẫn đặt sai vị trí

VÍ DỤ

Trích dẫn liên tiếp, không cho biết cụ thể là ai nói

Có những lời trích dẫn của nhiều người khác nhau, để chồng chất những lời này cùng một chỗ. Người đọc sẽ bị lẫn lộn không biết ai nói gì.

VD:

 Sai: ‘Tôi không hài lòng với ngân sách mới vì nó sẽ làm hại đến người nghèo.’ Tỉnh trưởng nói.
‘Ngân sách này chung cuộc sẽ buộc chính phủ phải tăng thuế’ Chủ tịch Thượng Viện nói.
Đúng: ‘Tôi không hài lòng với ngân sách mới vì nó sẽ làm hại đến người nghèo.’ Tỉnh trưởng nói.
Còn Chủ tịch Thượng Viện thì cho rằng ‘ngân sách này chung cuộc sẽ buộc chính phủ phải tăng thuế’.

 Không kiểm tra trích dẫn trước khi sử dụng

Trích dẫn tam sao thất bản

Ví dụ về bài thơ KHI CON TU HÚ của Tố Hữu  được Trung tâm Văn hóa danh nhân Việt Nam và NXB Giáo dục phát động bình chọn 100 bài thơ hay thế kỷ XX (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007) đã có khá nhiều chỗ in khác với bản được coi là chính xác (Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997):

    

KHI CON TU HÚ

100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20

KHI CON TU HÚ

Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997

Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần,
Vườn ươm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào,
Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con tu hú lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

 

“Khi con tu hú gọi bầy
       Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
       Vườn râm dậy tiếng ve ngân
       Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
       Trời xanh càng rộng càng cao
       Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”

 

“Ta nghe hè dậy bên lòng
       Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! 
       Ngột làm sao, chết mất thôi
       Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

·        Cái sai của “những người đi trước”.

Ví dụ: Thông thường, để hoàn thành một nghiên cứu luận văn, luận án, các tác giả phải tham khảo nhiều tài liệu, trong đó, một loại tài liệu không thể thiếu, không bao giờ thiếu, đó là những luận văn, luận án của người đi trước. Nhưng thực tế nực cười là những tài liệu này sau khi “qua cửa” kho lưu trữ (các thư viện thuộc cơ sở đào tạo) thì sẽ không còn ai kiểm duyệt nội dung, chất lượng của nó nữa. Và vì thế, nghiễn nhiên sản phẩm ấy sẽ trở thành tài liệu chính thống để cho lớp lớp các thế hệ đi sau mặc sức mà sử dụng tham khảo, học hỏi trong khi họ không nhận ra (hoặc không dám đánh giá) được tài liệu mình đang dùng là đúng hay sai.

 

·        Trên báo Dân trí có đưa tin:

SAI SÓT VỀ TRÍCH DẪN TRONG ĐỀ THI MÔN VĂN Ở KHÁNH HOÀ

 (Dân trí)- Nhiều người khi đọc đề Văn thi vào lớp 10 năm học 2011-2012 tại Khánh Hòa đã ngờ ngợ khi thấy câu số 3 của đề thi đưa ra câu thơ: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương" và ghi là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Sau khi nhiều độc giả phản ánh có sự nhầm lẫn ở đề thi, chúng tôi đã liên lạc với Sở GD- ĐT Khánh Hòa qua điện thoại nhưng không được. 

Qua tìm hiểu của PV, câu thơ “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương" không phải của tác giả Trịnh Công Sơn như trong đề thi môn Văn đã ra mà là của nhà thơ người Liban Kahlil Gibran (1883-1931) và được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch sang tiếng Việt.


Cụ thể, trong đề thi chính thức môn Văn thi vào lớp 10 tại Khánh Hòa, câu 3 (3,0 điểm) có nội dung: Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn có viết: "Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Dựa vào ca từ trên, viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương.

Thực chất câu thơ trên là của Kahlil Gibran, với nguyên gốc câu thơ là :

“Wake at dawn with winged heart

And give thanks for another day of loving!”.

·        Do ý thức, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn hạn chế

-         Tình trạng bịa trích dẫn

Ví dụ1: Đi họp báo, nhân vật trả lời một loạt những câu hỏi mà phóng viên nhao nhao đưa raà báo sẵn sàng ghi những câu đại loại như "phát biểu khi trả lời phỏng vấn riêng của báo A..."

Ví dụ 2: Điềm nhiên cho vị quan chức B, lãnh đạo C nói một điều gì đó tuy phóng viên không hề gặp trực tiếp. Trong khi “người được phỏng vấn” thì phát biểu: "Tôi có nói thế đâu, tôi không hề gặp phóng viên nào cả."

Trường hợp của MC Vân “Hugo” là một điển hình.

3-    Bài học kinh nghiệm

a)    Giải pháp cho vấn đề nhà báo không có kĩ năng trích dẫn

Khi trích dẫn cần quan tâm đến các câu hỏi sau

    Vấn đề có cần thiết phải trích dẫn hay không?

    Trích cái gì? 

    Trích để làm gì?

    Trình bày trích dẫn như thế nào?

•      Vị trí trích dẫn

•      Ngôn từ trích dẫn

     Lưu ý ?

     Xác định rõ vấn đề cần trích dẫn

    Thay vì trích dẫn quá dài, tìm phần cốt lõi.

    Nên dùng các từ ngữ đơn giản,dễ hiểu.

    Nội dung của trích dẫn phải phù hợp với nội dung bài viết, có thể thay đổi một số từ ngữ sao cho chuẩn ngữ pháp và ngôn ngữ phổ thông nhưng phải tuyệt đối trung thành với ý được trích dẫn

    Vị trí của trích dẫn cần được lưu ý .Có thể  đặt các lời trích dẫn lên gần đầu bài viết để lôi cuốn độc giả đọc tiếp câu chuyện, cũng có thể đặt những lời trích hay ở cuối bài, làm như vậy sẽ tạo được ấn tượng mạnh cho người đọc. Khi dùng một lời trích để bổ sung cho đoạn mở đầu, bạn nên chắc chắn rằng lời trích đó sẽ thêm vào bài một dữ kiện mới mẻ. Đừng dùng những lời trích dẫn chỉ nhắc lại cùng một dữ kiện đã nói đến trong đoạn mở đầu (hay ở chỗ khác trong bài) điều này sẽ gây nhàm chán.

    Trích dẫn phải có nguồn cụ thể, rõ ràng, chính thống và được sự cho phép của người cho trích dẫn.

    Cần kiểm tra lại trích dẫn một cách cẩn thận trước khi dùng trích dẫn đó.

b)    Giải pháp cho vấn đề cố tình trích dẫn sai.

Cần phải nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn đến bịa đặt trích dẫn chủ yếu là do ý thức nghề nghiệp của nhà báo.Bản thân nhà báo khi đưa ra lời trích dẫn bịa đặt đều hiểu được ý nghĩa thu hút của trích dẫn trong một bài báo, do đó họ muốn tận dụng tối đa yếu tố trích dẫn trong bài báo của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh báo chí và truyền thông ngày càng mở rộng và phát triển như ngày nay, việc nhận được sự đồng ý phỏng vấn của các chuyên gia không chia đều cho tất cả các nhà báo. 

Giải pháp:

1.     Áp dụng Luật cho vấn đề trích dẫn trong báo chí

2.     Tận dụng tối đa khả năng tương tác ngược trong báo chí: dùng chính các bài báo và kênh truyền thông để phê phán, lên án các bài báo,các nhà báo có hành vi bịa đặt trích dẫn .

ĐÁNH GIÁ

1.     Trong hoạt động báo chí, trích dẫn là một yếu tố nên có, tuy nhiên cần phải tìm hiểu kỹ càng để tránh khỏi nhưng sai sót không đáng có.

2.     Cần chú trọng hơn nữa vấn đề trích dẫn trong hoạt động báo chí và trong cả các lĩnh vực khác.

3.     Đối với nhà báo, cần ý thưc được giá trị nghề nghiệp của mình, không nên vì muốn thu hút độc giả mà lạm dụng hoặc sử dụng trích dẫn một cách bừa bãi, bởi chính điều này sẽ gây mất uy tín với độc giả.

4.     Đối với độc giả, cần có cái nhìn khách quan, không nên quá tin tưởng và tât cả các thông tin được trích dẫn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top