CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y
A GIAO
( COLLA ASINI )
Cách chế biến a giao :
Theo Trung dược chí cách chế biến a giao như sau: Lấy da lừa ngâm nước 2-3 ngày cho mềm. Lấy ra cạo sạch lông, cắt thành từng miếng nhỏ. Rửa sạch lần nữa. Cho vào nồi, đổ ngập nước đun 3 ngày 3 đêm, lấy nước ra thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da lừa. Lọc qua dây đồng có mắt nhỏ. Thêm vào nước lọc một ít phèn chua, khuấy đều, chờ dài giờ, các tạp chất lắng xuống. Gạn lấy lớp trong ở trên và cô đặc, 2 giờ trước khi lấy ra, thêm đường và rượu và nửa giờ trước khi lấy ra lại thêm dầu đậu tương cho đỡ dính. Sau đó đổ ra, để nguội, cắt thành từng miếng dài 10cm, rộng 4-5cm, dầy 0,8-1,6cm
Ở Việt Nam cũng có lừa nhưng thường không chế. A giao vẫn còn phải nhập của Trung Quốc. Ta có thể dựa trên phương pháp giới thiệu trên để chế a giao.
Thành phần hoá học :
thành phần chủ yếu trong a giao là collagen. Khi thuỷ phân sẽ cho axit amin, 10% lysin, 7% acgynin, 2% histidin, xystin, glyxin.
Tính vị, tác dụng :
Theo tài liệu cổ a giao có vị ngọt tình bình, vào kinh phế, can và thận. Có tác dụng tư âm , dưỡng huyết, bổ phế, nhuận táo, cầm máu, an thai.
Công dụng :
A giao là một vị thuốc bổ, và cầm máu dùng trong mọi trường hợp băng huyết, lỵ ra máu, ho ra máu, đại tiện ra máu, hồi hợp mất ngủ. Dùng chữa hư lao sinh ho , phế ung thổ ra mủ, iả ra máu,. Người tỳ vị hư nhược, nôn mửa, ỉa lỏng, tiêu hoá kém không dùng được.
BA CHẺ ( desmodium cephalotes ) Tên cây :
Mô tả :
Cây nhỏ, cao 2 - 3m. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn hai cái bên, mặt dưới lá và cành non phủ lông mềm màu trắng bạc. Hoa màu trắng, tập trung ở kẽ lá. Quả đậu, nhiều lông, thắt lại giữa các hạt. Hạt hình thận. Tránh nhầm với cây niễng cái (Moghania macrophylla (Willd.) O.Kuntze).
Phân bố :
Cây mọc hoang ở miền núi và trung du.
Bộ phận dùng :
Lá. Thu hái vào mùa hạ, trước khi cây ra hoa, rửa sạch, dùng tươi, phơi nắng to hay sấy ở nhiệt độ 50o - 60o.
Thành phần hóa học
: Lá chứa tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alcaloid.
Công dụng : Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, ỉa chảy. Ngày 30 - 50g, chia 2 - 3 lần, liền 3 - 5 ngày, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên từ cao khô. Chữa rắn cắn, dùng tươi giã nát, uống nước, bã đắp.
BA ĐẬU
( CROTON TIGLIUM )
Tên cây : Ba đậu, ba đậu tàu, mạy vát (Tày), mằn để, pụt tau (Dao). Mô tả : Cây nhỡ, phân cành nhiều; cao 3 - 6m. Lá mọc so le, mép khía răng; lá non màu hồng tím. Cụm hoa hình chùm mọc ở đầu cành; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả nang màu vàng nhạt. Hạt nhỏ, có vỏ cứng màu vàng nâu. Phân bố : Cây mọc hoang ở đồi, rừng ẩm, bờ nương rẫy ở miền núi. Bộ phận dùng : Hạt. Hái quả chín vào tháng 8 - 9, nhưng chưa nứt các mảnh vỏ, phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại lần nữa. Có thể để nguyên quả, khi dùng mới đập lấy hạt. Thành phần hóa học : Hạt : Dầu béo 30 - 50%, gồm stearin, palmitin, glycerid crotonic và tiglic; protein 18%, glucosid crotonosid; nhựa là polyeste của crotonol, phorbol; acid amin (arginin, lysin); alcaloid; men lypasa. Công dụng : Chữa đầy bụng, không tiêu, táo bón, đau bụng, phù thũng, khó thở, ho nhiều. Ngày 0,01 - 0,05g ba đậu sương (hạt nghiền nát, ép bỏ dầu, sao vàng), làm viên hoặc chế cao. Thuốc độc, phụ nữ có thai không được dùng. Chữa ngộ độc ba đậu : Uống nước hoàng liên, nước đậu đũa. BẠC HÀ ( MENTHA ARVENSIS ) Tên cây : Bạc hà, bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiăc hom (Tày). Mô tả : Cây cỏ sống nhiều năm, thường lụi vào mùa đông. Thân vuông, mọc đứng hay mọc bò, cao 30 - 50cm, có rễ mọc ra từ các đốt. Lá mọc đối, hình trứng, mép khía răng, có lông cả hai mặt. Hoa nhỏ màu trắng hay tím hồng, tụ tập ở kẽ lá, tràng hình môi. Toàn cây có tinh dầu mùi thơm. Loài Mentha piperita L. và một số giống khác thuộc loài M. arvensis L. được nhập trồng ở Việt Nam. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nơi đất ẩm, mát. Còn được trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái khi cây sắp ra hoa hay đang có nụ, lúc trời khô ráo. Bỏ lá sâu, úa, rửa sạch, dùng tươi hay phơi trong râm hay sấy ở nhiệt độ 30o - 40o đến khô. Thành phần hóa học : Toàn cây có chứa tinh dầu trong đó L-menthol 65 - 85%, menthyl acetat, L-menthon, L-(-pinen, L-limonen. Công dụng : Sát trùng mạnh, gây tê mát, giảm đau. Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng, đau bụng, đau dây thần kinh, nôn mửa. Ngày 12 - 20g, dạng thuốc hãm, sắc. Lá tươi dùng ngoài, nhiều thuốc xoa, thuốc xông chứa tinh dầu, menthol. BA GẠC ( RAUWOLFIA VERTICILLATA ) Tên cây : Ba gạc, ba gạc lá to, hơ rác, ka day (Ba Na). Mô tả : Cây bụi, cao 0,5 - 1,5m, thân có nốt sần. Lá mọc vòng 3, phiến thuôn, mép nguyên. Cụm hoa hình xim, ở đầu cành hay kẽ lá; hoa hình ống màu hồng tím, cánh hoa màu trắng. Quả đôi, khi chín màu tím đen, có nhiều chấm nhỏ màu xám. Toàn cây có nhựa mủ. Các loài Rauvolfia indosinensis M. Pichon, R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz, R. tetraphylla L., R. verticillata (Lour.) Baill., R. vomitoria Afzel. ex Spreng cũng gọi là ba gạc và được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi. Bộ phận dùng : Vỏ rễ. Thu hoạch rễ quanh năm tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hay sấy khô. Chú ý bảo vệ lớp vỏ vì vỏ chứa nhiều hoạt chất. Thành phần hóa học : Alcaloid toàn phần trong vỏ rễ là 2,64%, có reserpin, ajmalin. Các loài khác có thêm serpentin, reserpinin, ajmalicin, rauvomitin (R. vomitoria), canescin (R. canescens). Công dụng : Chữa huyết áp cao. Dùng dạng cao cồn 1,5% hoặc viên 2mg alcaloid toàn phần. Mỗi lần X-XX giọt hoặc 1 viên. Ngày 2 - 3 lần, uống liền 2 - 4 tuần, nghỉ 2 - 4 tuần rồi tiếp đợt khác, nếu cần. CỦ BÌNH VÔI (STEPHANIA ROTUNDA ) Tên cây : Bình vôi, củ một, dây mối trơn, cà tòm (Tày), co cáy khẩu (Thái), củ gà ấp, tở lùng dòi (Dao). Mô tả : Dây leo, dài 2 - 6m. Rễ phình to thành củ nạc, có khi nặng tới 50kg. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn. Hoa nhỏ, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ. Một hạt, hình móng ngựa, có gai. Nhiều loài có rễ củ mang tên bình vôi như Stephania sinica Diels, S. pierrei Diels, S. dielsiana Y. C. Wu ... đều được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang chủ yếu ở núi đá vôi. Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ củ chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau từ vết đến 2,5% trong từng loài. Các alcaloid là L-tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin, cycleanin. Công dụng : Thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày, ho, hen. Ngày 3 - 6g, dạng bột hoặc rượu thuốc. Hoạt chất L-tetrahydropalmatin dùng chữa suy nhược và rối loạn tâm thần. Ngày 1 - 3 viên (mỗi viên : 50 mg). BẠCH ĐỒNG NỮ ( CLERODENDRON FRAGRANE ) Tên cây : Bạch đồng nữ, mò hoa đỏ, lẹo cái, co púng pính (Thái).( loại hoa màu đỏ cùng loài có tên là Xích đồng nam có cùng tác dụng có tên khoa học là : CLERODENDRON INFORTUNATUM. Mô tả : Cây nhỏ, cao khoảng 1m. Thân có cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, hình tim, có cuống dài, mép nguyên hoặc có răng nhỏ. Hoa màu đỏ mọc thành xim hai ngả ở ngọn thân. Nhị và nhụy mọc thò dài. Quả mọng, hình cầu. Còn có loài bạch đồng nữ, hoa trắng (Clerodendrum viscosum Vent.) cũng được dùng với công dụng tương tự. Phân bố : Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Toàn thân. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Có khi dùng tươi. Công dụng : Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng. Ngày 15 - 20g toàn cây dưới dạng thuốc sắc, cao, viên. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương, bỏng, mụn lở. BỒ CÔNG ANH ( FOLIUM LACTUCAE INDICAE ) Tên cây : Bồ công anh, mũi mác, diếp dại, rau bao, phắc bao (Tày), lày máy kìm (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống một năm, cao 0,5 - 1m. Lá mọc so le, không cuống, xẻ thùy hẹp và sâu, mép khía răng; lá ngọn ít xẻ. Hoa nhỏ màu vàng, hình đầu. Quả bế, có túm lông. Loài Taraxacum officinale Wigg. cũng gọi là bồ công anh và cũng được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi, trên các bãi trống và ruộng bỏ hoang ... Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào đầu mùa hạ, khi cây chưa có hoa. Loại bỏ lá xấu, lá già vàng úa. Dùng tươi hoặc phơi nắng, sấy nhẹ đến khô. Công dụng : Thuốc giải độc, tiêu viêm dùng trong trường hợp sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, đinh râu, áp xe. Còn chữa đau dạ dày, kém tiêu. Ngày dùng 8 - 20g, dạng thuốc sắc, cao, sirô. Phối hợp với nhiều thuốc khác để dùng ngoài, lá tươi giã nát, đắp. BỒ BỒ (ACORUS GRAMINEUS ) Tên cây : Bồ bồ, chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần. Mô tả : Cây cỏ, sống một năm, cao 20 - 60 cm; cành non có lông sau nhẵn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm. Phân bố : Cây mọc hoang ở ven đồi, bờ ruộng ở miền núi. Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô. Thành phần hóa học : Saponin triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7 - 1%, màu vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen 22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon oxyd và sesquierpen oxyd. Công dụng : Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ. Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc sắc, cao, sirô, viên. BỔ BÉO ( GOMPHANDRA TONKINENSIS ) Tên cây : Bổ béo, bùi béo, béo trắng, tiết hùng, lô nội. Mô tả : Cây nhỏ, cao 2 - 4m; cành non có lông mịn. Rễ củ nạc. Lá mọc so le, hình mác, mép nguyên, mặt dưới có nhiều lông mịn. Cụm hoa hình ngù kép, mọc đối diện với lá; hoa nhỏ, màu trắng. Quả hình thoi, đài tồn tại, có lông. Tránh nhầm với loài Polygala aureocauda Dunn. họ Viễn chí (Polygalaceae), có rễ củ và cũng gọi là bổ béo. Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Ðào về, rửa sạch, thái mỏng, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi hoặc sấy khô. Công dụng : Thuốc bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Người uống lâu ngày béo khỏe. Ngày dùng 10 - 20g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, tán bột hoặc trộn với mật làm viên. BƯỞI BUNG ( GLYCOSMIS PENTAPHYLLA ) Tên cây : Bưởi bung, bái bài, cứt sát, bí bái cái, mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K'ho). Mô tả : Cây nhỏ, phân cành nhiều, cao 1 - 3m hoặc hơn. Lá mọc đối, có cuống dài, thuôn, mép nguyên, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình ngù, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành; hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Correa), cũng có nơi gọi là bưởi bung. Phân bố : Mọc hoang ở miền núi và trung du. Bộ phận dùng : Rễ và lá, thu hái quanh năm. Rễ đào lên, bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ, không sâu hay vàng úa, phơi hay sấy khô. Vỏ thân để dùng ngoài. Thành phần hóa học : Lá có tinh dầu với tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin. Công dụng : Chữa phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn : Ngày 8 - 20g rễ sắc, ngâm rượu. Phụ nữ đẻ kém ăn ngày dùng 6 - 12g rễ, lá sắc. Dùng ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt : Lá giã đắp, hoặc vỏ thân nấu nước rửa. BẠCH CHỈ ( ANGELICA DAHURICA ) Tên cây : Bạch chỉ. Mô tả : Cây cỏ, cao 0,5 - 1m hay hơn, sống lâu năm, thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 - 3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm. Phân bố : Cây nhập nội, trồng cả ở miền núi và đồng bằng. Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hoạch vào mùa thu, tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ. Không lấy rễ ở cây đã ra hoa kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học : Tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. Công dụng : Chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng, phong thấp, nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam. Ngày 4 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. BẠCH MÂU CĂN ( IMPERATA CYLINDRICA ) Tên cây : Cỏ tranh, cỏ tranh săng, bạch mao, nhá cá (Thái), gan (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,60 - 1,50m. Thân rễ chắc, dai, ăn sâu xuống đất. Thân có lông cứng. Lá hẹp, dài, gân chính to, ráp ở mặt trên, mép lá sắc. Cụm hoa màu trắng bạc gồm nhiều bông nhỏ có lông tơ mịn. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, trên các đồi khô trống trải, rất khó trừ diệt. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa glucosa, fructosa, acid hữu cơ. Công dụng : Chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sốt nóng. Ngày 10 - 40g dưới dạng thuốc sắc. Phối hợp với râu ngô, tác dụng lợi tiểu càng mạnh hơn. BẠCH GIỚI TỬ (cải canh ) ( SIMEN SINAPIS ALBAE ) Mô tả cây : Cải canh là một loại cỏ mọc một năm hay hai năm có thể cao tới 1m hoặc 1,5 m. lá phía dưới có rảnh sâu, phiến lá lượng sóng, mép có răng cưa to thô, hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng. Quả hình trụ có mỏ ngắn. Hạt hình cầu, đường 1-1,6 mm, 100 hạt nặng chừng 0,20g. vỏ ngoài màu vàng hay màu vàng nâu, một số ít có màu nâu đỏ. Nhìn qua kính lúp sẽ thấy mặt hạt có những vân hình mạng, tể là một chấm rất rõ, ngâm nước sẽ phòng to, sau khi loại bỏ vỏ, hạt sẽ lộ ra hai lá mầm. Hạt khô không có mùi, vị như có dầu lúc đầu, nhưng sau có vị cay nóng. Tán nhỏ với nước sẽ có tinh dầu mùi hắc xong lên. Thành phần hoá học : Trong bạch giới tử có chất nhầy, chất glucozit gọi là sinanbin, men myroxin và ancaloit gọi sinapin. Công dụng và lièu dùng : Giới tử được dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da tại chỗ, trị đau dây thần kinh, dùng lâu có thể gây da mọmg nước. Ngày uống 3-6g, dưới dạng thuốc hay thuốc bột. BẠCH PHỤ TỬ ( JATROPHA MULTIFIDA L. ) Mô tả cây : Cây nhỏ rất nhẵn, cao tới 6m. lá xẻ thuỳ chân vịt sâu, các thuỳ có nhiều răng hẹp, gốc phiến lá hình tròn, cuống dài bằng lá, lá kèm chia nhiều phiến hình chỉ. Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa, ở hoa đực có 8 nhị, ở hoa cái có bầu nhẵn. Quả nang, hình trứng nhược, nhẵn, màu vàng nhạt, dài cở 3cm. Thành phần hoá học : Lá, thân, rể đều chứa acid cyanhy-dric. Hạt chứa 30% dầu. Có thể dùng thắp được. Tính vị, tác dụng : Bạch giởi tử ( củ) có vị cay ngọt, rất nóng, có độc, có tác dụng tán ứ, tiêu thũng, chỉ huyết. Công dụng : Thường dùng trị cảm gió lạnh mất tiếng, trúng phong co cứng bại liệt, đau tim do huyết ứ và các bệnh phong ở đầu mặt. Hạt cũng được dùng như hạt dầu mè làm thuốc tẩy mạnh nhưng nguy hiểm, dể gây ngộ độc, có khi được dùng trị ho, làm ra mồ hôi. Lá cũng gây xổ nhưng kém hơn lá dầu mè, mủ cây dùng cầm máu và dùng đắp vết thương cho liền gân. Cũng dùng trị rắn cắn. Liều dùng 3-6g củ, phối hợp với các vị thuốc khác. BÁN HẠ ( chóc ri ) ( TYPHONIUM VIVARICATUM ) Mô tả cây : Cây bụi cao 30-40m, củ tròn bằng đầu con chim ri, to 1-2cm, cho nhiều củ con. Lá có phiến hình đầu tên hay có 3 thuỳ cạn. Bông mo cao bằng cuống lá, mo nở to hình trái xoan mũi mác, có mũi nhọn, mềm như nhung ở mặt trên, trục mang các hoa đơn tính, phần cái ngắn, hoa lép vàng tươi cao 4mm, phần đực cao 1cm, nhị 3-4, phần phu lép hình roi dài. Cụm hoa có mùi hôi. Thành phần hoá học : Bán hạ Việt Nam chưa thấy có tại liệu nghiên cứu. Bán hạ Trung Quốc theo Lý Thừa Cố có một ít tinh dầu, một chất ancaloit, một ancol, một chất cay, phytosterrol. Ngoài ra còn có dầu béo tinh bột và chất nhầy Tính vị, tác dụng : Củ chóc ri đã chế thành dạng bán hạ có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, ráo thấp, hạ khí, ngừng nôn. Ở ấn Ðộ người ta cho rằng cây có tác dụng sung huyết da khi dùng tại chổ. Công dụng : Củ ăn được, cho bột làm bánh, bán hạ chế dùng chữa ho đờm, hen suyễn, nôn mửa. Dùng 6-1g tán bột uống với nước gừng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Ở Ấn Ðộ, người ta trị bệnh ỉa chảy. BÁCH BỘ ( STEMONA TUBEROSA LOUR ) Tên cây : Bách bộ, dây ba mươi, sam síp lạc (Tày), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (H'mông), hơ linh (K'ho), dây đẹt ác, mùi sấy dòi (Dao). Mô tả : Dây leo thân cỏ, sống nhiều năm, có thể dài tới 5 - 6m. Rễ củ, nhiều nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng lục, mặt trong đỏ tía, có mùi hôi. Quả nang, nhiều hạt. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi. Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, đem đồ vừa chín hay nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại t bổ dọc đôi, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50o - 60o đến khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa các alcaloid stemonin, tuberstemonin, isotuberostemonin, stemonidin, sinostemonin; glucid 2,3%; lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, succinic ...). Công dụng : Tác dụng kháng khuẩn, long đờm. Chữa ho, giun đũa, giun kim. Ngày 4 - 12g, dạng thuốc sắc, cao, bột, viên. Uống liền 4 - 6 ngày. Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ. Còn có tác dụng diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận. BẠCH TẬT LÊ ( TRIBULUS TERRESTRIS ) Mô tả cây : Loại cây bò lan trên mặt đất, nhiều cành dài 30-60cm. Lá mọc đối dài 2-3cm, kép lông chim lẻ, 5-6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng lẽ ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lựá đài 5 cánh hoa , 10 nhị bầu 5 ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ, khô,gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ. Thành phần hoá học : Trong quả chứa 0,001% ancaloit, 3,5% chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và rất nhiều na tri, chất phylloerythrin, tanin, flavonozit, rất nhiều saponin trong đó có diosgenin, gitogenin và clorogenin. Công dụng và liều dùng : Theo tài liệu cổ tật lê vị đắng, tính ôn, vào hai kinh can và phế, có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, dùng chữa các bệnh đau nhức, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, tắc sữa. Những ngươiì huyết hư, khí yếu không được dùng. Hiện nay tật lê thường dùng chữa đau mắt, nhức dùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam, lỵ, súc miệng chữa loét miệng. Mỗi ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Toàn cây còn dùng cho ssúc vật ăn và nhiều phốt pho. BÁCH TỬ NHÂN ( SMEN THUJIAE ORIENTALIS ) Mô tả cây : Trắc bách diệp là một cây có thể cao tới 6-8 m. thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cât có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹp hình vẩy. Nón hình trứng 6-8 vẩy dày. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa tháng 4. mùa quả tháng 9-10. Thành phần hoá học : Trong lá và cành có tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu có pinen, cariophylen. Có tài liệu nối có vitamin C. theo sự phân tích của phòng hoá học thực vật viện nghiên cứu khoa học y học Trung Quốc, trắc bách diệp có phản ứng của glucozit chữa tim. Trong lá trắc bách diệp có những chất sau đây: Tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm. Fenchon, campho. Các hợp chất flavon : quexetin, myrixetin, hinokìlavon, amentoflavon. Trong trắc bách diệp còn có chất béo và 0,64% saponozit. Tính vị, tác dụng : bách tử nhân vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và tỳ, có tác dụng bổ tâm, tỳ định thần, chỉ hãn, nhuận táo, thông tiện. Công dụng : Bách tử nhân dùng chữa hồi hợp mất ngũ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón. Còn dùng làm thuốc bổ tỳ. Người ỉa lỏng, nhiều đờm cấm dùng. Ngày dùng 6-12g. BÁCH THẢO SƯƠNG ( PULVIS FUMICARBONISATUS ) Tính chất : Bách thảo sương phải màu đen mịn, nhẹ, không có mụi vị gì thì tốt. Thành phần hoá học : chủ yếu là cacbon. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ, bách thảo sương vị cay, tính ôn vào hai kinh tâm và phế. Công dụng : Bách thảo sương có tác dụng cầm máu, giúp cho sự tiêu hoá và giải độc. Dùng chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng, tả lỵ, động thai. Ngày dùng 6-12g. BINH LANG ( ARECA CATEE HU ) Mô tả cây : Cây cau là một cây to có thân mọc thẳng cao chừng 15-20m, đường kính 10-15cm. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chỉ ở ngọn có một chùm lá to rộng sẽ lông chim. Lá có bẹ to. Mo ở bông mo sớm rụng. Trong cụm hoa hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa không phân hoá. Noãn sào thượng 3 ô. Quả hạch hình trứng to bằng quả trứng gà. Quả bì có sợi. Hạt có nội nhủ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa dáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát. Thành phần hoá học : Công dụng và liều dùng : Hạt cau khô thường dùng làm thuốc chữa gin sán cho súc vật như chó với liều 4g. nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5-1mg Dùng chữa sán cho người phối hợp với hạt bí ngô. Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5-4g. Chữa trẻ con chốc đầu. Mài hạt cau khô thành bột phơi khô hoà với dầu mà bôi. Cần theo dõi vì có độc Nhân dân dùng cau khô phối hợp với thường sơn, thảo quả chữa sốt rét trong đơn thuốc " thường sơn triệt ngược". BÁCH HỢP ( LILIUM BROWNII ) Tên cây : Bách hợp, tỏi rừng, khẻo ma (Tày), xuốn phạ, kíp pá (Thái), cà ngái dòi (Dao). Mô tả : Cây cỏ, cao 0,5 - 1m. Thân hành to màu trắng, sống nhiều năm. Lá mọc so le, hình mác thuôn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 3 - 5 hoa to, hình hoa kèn màu trắng. Quả nang 3 ngăn, nhiều hạt nhỏ. Phân bố : Cây mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ nương rẫy vùng núi cao. Bộ phận dùng : Thân hành. Thu hoạch vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về, rửa sạch, tách riêng từng vảy hoặc nhúng nước sôi 5 - 10 phút cho dễ tách, rồi phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học : Thân hành chứa glucid 30%, protid 4%, lipid 0,1%, vitamin C, conchicein. Công dụng : Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn có tác dụng lợi tiểu, chữa phù. Ngày 15 - 30g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa ho đau ngực, lao phổi, ho ra máu, thường dùng tươi, giã nát ép lấy nước uống. BẠCH THƯỢC ( PEONIA LACTIFLORA PALL ) Mô tả cây : Bạch thược hay thược dược là một cây sống lâu năm, cao 50-80cm, rễ củ to, thân mọc thẳng đứng, không có lông. Lá mọc so le, xẻ sâu thành 3-7 thuỳ hình trứng dài 8-12cm, rộng 2-4cm, mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng. Mùa hoa ở Trung Quốc vào các tháng 5-7, mùa quả vào các tháng 6-7. Thành phần hoá học : Trong thược dược có tinh bột, tanin, caxioxalat, một ít tinh dầu, axit benzoic, nhưa và chất béo, chất nhầy. Tỷ lệ axit benzoic, chừng 1,07%. Tính vị, tác dụng : Vị đắng, chua hơi hàn, vào 3 kinh can, tỳ và phế có tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu. Công dụng : dùng chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. Dùng làm thuốc giãm đau, thông kinh trong những bệnh đau bụng, nhức đầu, chân tay nhức mỏi, còn dùng chữa phụ nữ bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. BA KÍCH ( MORINDA OFFCINALIS ) Tên cây : Ba kích, dây ruột gà, ba kích thiên, chẩu phóng xì, sày cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, chày kiàng đòi (Dao). Mô tả : Dây leo, sống nhiều năm; ngọn màu tím, có lông. Lá mọc đối, hình thuôn dài, có lông; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm ở kẽ lá. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (Morinda cochinchinensis DC.) và cây mặt quỉ (M. villosa Hook.). Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng thứ sinh, trung du và miền núi. Rễ. Ðào quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy. Khi gần khô, đập dẹt, rồi phơi, sấy liên tiếp đến khô hẳn. Thành phần hóa học : Rễ chứa đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol. Công dụng : Rễ có tác dụng bổ, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bế kinh, phong thấp, huyết áp cao. Ngày dùng 8 - 16g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc. Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. BẠCH TRUẬT ( ATRACTYLODES MACROCEPHALA ) Tên cây : Bạch truật Mô tả : Cây cỏ, cao 40 - 60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ nạc. Lá mọc so le, mép khía răng; lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thùy; lá gần cụm hoa, cuống ngắn, không chia thùy. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông. Cây thổ tam thất (Gynura pinnatifida DC.) có khi được dùng với tên bạch truật nam. Phân bố : Cây nhập nội, trồng được ở cả miền núi và đồng bằng. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hoạch vào tháng 11, khi lá ở gốc đã khô vàng, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu 1,5%, atractylol, atractylon, glucosid, inulin, vitamin A và muối kali atractylat. Công dụng : Chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cùng dùng lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo đường. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc cao. BẠCH BIỂN ÐẬU ( LABLA VULGARIS SAVIL ) Mô tả cây : Ðậu ván trắng là một loại dây leo, sống 1-3 năm, có thể leo dài tới 5m hay hơn. Thân leo màu xanh có góc, hơi có rãnh, trên mép của hạt, kéo dài chiếm 1/3 - ? chu vi có lông thưa dài, mềm. Lá mọc cách, kép, mỗi lá có 3 lá chét hình trứng, phía dưới hơi bè ra hình quả trám, lá chét dài 5-10cm, rộng 4-8cm, cuống lá chét giửa dài 2-3,5cm, cuống lá chét hai bên dài chừng 5mm. Cuống chung dài chừng 4-13cm, phần cuối hơi phình ra. Hoa mọc thành chùm, ở ngọn cành và kẽ lá, cuống cụm hoa dài 6-15cm, mang hoa ở 1/3 -1/2 trên. Mỗi mẫu có 2-3 hoa hình bướm màu tím nhạt, cuống của từng hoa dài 2-3cm. Ðài hoa hình ống, có 5 răng đều nhau hình tam giác. Tràng 5 cánh, tiền khai hoa cờ 10 nhị xếp thành 2 vòng, một nhị đơn độc, 9 nhị khác dính vào nhau thành màng bao quanh nhị một lá noãn. Quả giáp màu xanh nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, dài 5-9cm, rộng 1,5- 2,5cm, hơi cong về một phía giống hình lưỡi liềm, trên đầu có mỏ nhọn cong lên phía lưng quả, hai mép sần sùi, trong quả chứa 2-4 hạt hình trứng hay hình thận, không cân đối, màu trắng ngà, dài 8-12mm, rộng 6-8mm, dầy 2-4mm, rốn hạt hình trái xoan, dài 3mm, màu trắng, ngay sát rốn là lỗ noãn màu nâu thẫm. Từ rốn có một mồng màu trắng, nổi hẳn lên một phía hạt đậu thành hình lưỡi liềm, rộng 3-4mm, trên mồng trắng có 2 đường rảnh chưa mồng thành 3 phần. Mùa hoa cuối hạ đầu thu. Thành phần hoá học : Trong biển đâu có chừng 22,70% chất protein, 1,8% chất béo, 57% cacbon hydrat, 0,046% canxi, 0,052% photpho, 0,001% chất sắt. Ngoài ra còn có men tyrosinaza, vitamin A ,B, C và nhiêu vitamin B1, axit xyanhydric. Trong protein của biển đậu , người ta thấy có nhiều axit amin như trytophan, acginin, lyzin và tyrozin.Trong biển đậu còn có protit, vitamin B1,và C1, caroten, đường sacaroza, glucoza, stachyoza, maltoza và raffinoza. Ngoài ra còn có axit pipecolic và phytoagglutinin. Tính vị, tác dụng : Theo lý luận đông y. bạch biển đậu có vị ngọt, hơi ôn, không độc, vào hai kinh tỳ và vị, chỉ tả lỵ, phiền khác. Công dụng : Dùng chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc, trúng độc do nhân ngôn. Một tác giả đời đường nói ăn bạch biển đậu bổ ngũ tạng, chữa nôn oẹ, ăn luôn tóc không bạc. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. CÀ GAI LEO ( SOLANUM PROCUMBENS ) Tên cây : Cà gai leo, cà quạnh, cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh, chẻ nan (Tày), b'rongoon (Ba Na). Mô tả : Cây bụi, nhiều gai, mọc dựa hay bò. Lá mọc so le, xẻ thùy không đều, mặt trên có gai, mặt dưới phủ lông mềm hình sao. Cụm hoa hình xim, ở kẽ lá, gồm 2 - 5 hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Tránh nhầm với loài Solanum thorelli Bonat. Phân bố : Cây mọc hoang ở ven làng, bãi hoang. Bộ phận dùng : Cả cây. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thân cành cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô hay sao vàng. Thành phần hóa học : Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, solasodinin, solasodin, flavonoid. Công dụng : Tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống xơ hóa. Dùng chữa cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Ngày 16 - 20g rễ hoặc 30 - 40g thân lá dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Cao lỏng dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng. CAM THẢO DÂY ( ABRUS PRECATORIUS ) Tên cây : Cam Thảo Dây, cườm thảo đỏ, dây chi chi, dây cườm cườm, tương tư đằng, cảm sảo (Tày) Mô tả : Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt. Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Còn được trồng. Bộ phận dùng : Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài. Thành phần hóa học : Trong hạt có protein độc : L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin. Công dụng : Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chống vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa. CAM THẢO ĐẤT ( SCOPARIA DULCIS ) Tên cây : Cam thảo đất, cam thảo nam, dã cam thảo, dạ kham (Tày), t'rôm lạy (K'ho). Mô tả : Cây cỏ, sống một năm, cao 40 - 70cm; gốc hóa gỗ, phân cành đối xứng, cành non vuông. Lá mọc vòng 3 hay đối, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc tập trung ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, hình cầu, nhiều hạt nhỏ. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng hoang, ven đường hoặc bãi sông. Bộ phận dùng : Toàn cây, củ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ, rửa sạch. Dùng tươi hay phi, sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa alcaloid, chất đắng, amellin. Công dụng : Hạ nhiệt, chống viêm, lợi tiểu. Chữa cảm sốt, nóng nhiều, ho, viêm họng, phát ban, sởi, mụn nhọt, lở ngứa, say sắn giải độc cơ thể, kinh nguyệt quá nhiều. Ngày 8 - 12g dược liệu khô hoặc 20 - 40g cây tươi, dạng thuốc sắc. Nếu ho khan, dùng tươi. C À ĐỘC DƯỢC ( DATURA METEL ) Tên cây : Cà độc dược, cà diên, cà lục dược (Tày), sùa tùa (H'mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao). Mô tả : Cây nhỏ, cao 1 - 1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3 - 4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen. Phân bố : Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Lá và hoa. Lá bánh tẻ thu hái lúccây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ. Thành phần hóa học : Alcaloid toàn phần có : Trong lá : 0,10 - 0,50%, trong hoa : 0,25 - 0,60%, trong rễ : 0,10 - 0,20%, trong quả : 0,12%. Alcaloid : Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C. Công dụng : Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau lở loét trong dạ dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Ðắp mụn nhọt đỡ đau nhức. Lá hoa khô tán bột uống, hoặc thái nhỏ hút. Bột lá khô, liều tối đa : 0,2g/lần; 0,6g/24 giờ. Còn dùng dạng cao, cồn. CẢI TRỜI ( BLUMEA LACERA ) Mô tả cây : Cây thảo cao 0,40-1m, nhánh và lá có bông hơi dính, thơm. Lá mọc so le, mép khía răng. Cụm hoa màu vàng ở ngọn, cso nhánh dài, có lông dính, hoa đầu có bao chung gồm 5-6 hàng lá bắc, phía ngoài là hoa cái, phía trong là hoa lưỡng tính, hoa nhỏ 4-5mm. Quả bế dài 1mm, có 10 lằn và ở ngọn có lông màu trắng, dể rụng. Thành Phần hoá học : Cây chứa 0,085% tinh dầu màu vàng mà trong thành phần có 66% cineol, 10% fenchon khoảng 6% citral. Tính vị, tác dụng : Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.Ở Ấn Ðộ người ta cho là cây đắng , hạ sốt, dịch lá trừ giun, thu liễu, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu, rể trừ tả. Công dụng : Lá cải trời tươi có mùi thơm, thường được thu hái làm rau lục ăn, hoặc nấu canh với tép, với cá. Người ta dùng toàn cây làm thuốc trị tràng nhạc, nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng dùng trị tức ngực, yếu phổi ho có đờm, táo bón, mất ngũ, tiểu vàng và nóng. Liều dùng ngày 10-30 dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa, lá sen, cành tầm duột, ngũ gia bì, cam thảo.Cũng có thể nấu thành cao sệt, uống lâu ngày, mỗi ngày độ 2 thìa canh pha với nước, dùng ngoài làm cao dán. CÂY GAI ( BOEHMERIA NIVEA ) Tên cây : Gai, cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái). Mô tả : Cây nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại. Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do. Công dụng : Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa. Cây mật nhân chữa bệnh Mật nhân là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, nó còn được gọi với những cái tên khác đó là: cây bá bệnh, hay cây bách bệnh. Từ lâu, người ta thường đi chặt cây mật nhân về làm thuốc. Cây mật nhân thường mọc hoang ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ, cây có thể cao tới 7-8 mét. Bộ phận dùng của cây gồm, lá, vỏ thân cây, quả và rễ. Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được. Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai. HƯƠNG PHỤ ( CYPERIS ROTUNDIS ) Tên cây : Cỏ gấu, củ gấu, cỏ cú, hương phụ, sa thảo, nhả khuôn mu (Thái), tùng gháy thật mía (Dao). Mô tả : Cỏ sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Thân rễ phình lên thành củ ngắn, thịt màu nâu đỏ, thơm. Lá nhỏ hẹp, dài, một gân, có bẹ. Hoa nhỏ, mọc thành hình tán màu nâu đỏ ở ngọn thân. Quả 3 cạnh, màu xám. Loại mọc ở ven biển (hải hương phụ) có chất lượng tốt hơn. Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi, tái sinh mạnh, rất khó trừ diệt. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Ðào thân và rễ về, vun thành đống, đốt cho cháy hết rễ con, rửa sạch, phơi khô. Ðể nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu, nước muối và rượu (hương phụ tứ chế). Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,5 - 1,2% gồm cyperen, cyperol, (-cyperon, vết cineol và L-(-pinen. Tinh bột. Công dụng : Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu, ỉa chảy. Ngày 6 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc rượu thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ích mẫu, ngải cứu. CỐI XAY ( ABUTILON INDICUM ) Tên cây : Cối xay, giàng xay, quýnh ma, kim hoa thảo, ma bản thảo, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày). Mô tả : Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1 - 1,5m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc, quả nom giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học : Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin. Công dụng : Chữa cảm sốt, nhức đầu, ù tai, bí tiểu, tiện, bạch đới : Ngày 4 - 8 g rễ hoặc lá, sắc. Chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn : Lá tươi và hạt (ngày 8 - 12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa vàng da, hậu sản : Phối hợp cối xay với các dược liệu khác. CỎ CỨC LỢN ( AGERATUM CONYZOIDES ) Tên cây : Cỏ cứt lợn, bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K'ho). Mô tả : Cây cỏ sống hàng năm, cao 30 - 50cm. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông, 3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc. Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi trên mọi loại địa hình. Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng tươi. Thành phần hóa học : Tinh dầu 0,7 - 2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy, ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin. Công dụng : Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng : Nhỏ mũi nước ép cây tươi hay dịch chiết cây khô. Chữa rong huyết sau đẻ : Ngày 30 - 50g cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc. BẠCH MÂU CĂN ( IMPERATA CYLINDRICA ) Tên cây : Cỏ tranh, cỏ tranh săng, bạch mao, nhá cá (Thái), gan (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,60 - 1,50m. Thân rễ chắc, dai, ăn sâu xuống đất. Thân có lông cứng. Lá hẹp, dài, gân chính to, ráp ở mặt trên, mép lá sắc. Cụm hoa màu trắng bạc gồm nhiều bông nhỏ có lông tơ mịn. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, trên các đồi khô trống trải, rất khó trừ diệt. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa glucosa, fructosa, acid hữu cơ. Công dụng : Chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sốt nóng. Ngày 10 - 40g dưới dạng thuốc sắc. Phối hợp với râu ngô, tác dụng lợi tiểu càng mạnh hơn. CỎ MÀN TRẦU ( ELEUSINE INDICA ) Tên cây : Cỏ mần trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao). Mô tả : Cỏ sống hàng năm, cao 30 - 60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, hẹp, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5 - 7 bông xếp hình nan hoa và 1 - 2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh. Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học : Toàn cây chứa muối nitrat. Công dụng : Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hóa. Chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60 - 100g dưới dạng thuốc sắc. CỎ NHỌ NỒI ( ECLIPTA ALBA HASSK ) Tên cây : Nhọ nồi, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày). Mô tả : Cây cỏ, mọc đứng hay mọc bò, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ. Hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở chỗ ẩm mát. Bộ phận dùng : Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khoõngô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen. Thành phần hóa học : Cả cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton. Công dụng : Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da. Còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12 - 20g cây khô sắc hoặc 30 - 50g cây tươi ép nước uống. CỎ SỮA NHỎ LÁ ( EUPHORBIA THYMIFOLIA ) Tên cây : Cỏ sữa lá nhỏ, vú sữa đất, thiên căn thảo, nhả nậm mòn, nhả mực nọi (Thái). Mô tả : Cây nhỏ, sống hàng năm, có nhựa mủ. Thân, cành mảnh, màu đỏ tím, có lông rất nhỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng cưa, mặt dưới có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim ít hoa. Quả nang, có lông. Hạt nhẵn có 4 cạnh rõ. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ, ven đường xe lửa, mép sân gạch ... Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng. Thành phần hóa học : Toàn cây chứa 5, 7, 4-trihydroxy flavon-7, glucosid, tinh dầu. Công dụng : Chữa lỵ trực khuẩn, mụn nhọt, thiếu sữa, tắc tia sữa, băng huyết, trẻ em ỉa phân xanh. Ngày 20 - 30g dạng thuốc sắc; trẻ em 10 - 20g. Phối hợp với rau sam liều lượng bằng nhau để chữa lỵ. Giã đắp chữa bệnh ngoài da, vết thương. Còn dùng diệt sâu bọ. CỎ XƯƠĆ ( ACHYRANTHES ASPARA ) Tên cây : Cỏ xước, ngưu tất nam, nhả khoanh ngù (Tày), co nhả lìn ngu (Thái), hà ngù, thín hồng mía (Dao). Mô tả : Cây cỏ, cao gần 1m, có lông mềm. Lá mọc đối, có cuống ngắn, mép uốn lượn. Hoa nhiều, mọc chúc xuống áp sát vào cành thành bông ở ngọn dài đến 20 - 30 cm. Quả mang lá bắc còn lại, nhọn thành gai dễ mắc vào quần khi đụng phải. Hạt hình trứng dài. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ, ven đường. Bộ phận dùng : Toàn cây, chủ yếu là rễ. Thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa saponin triterpen, thủy phân cho acid oleanolic, galactosa, rhamnosa, glucosa. Quả có nhiều muối kali. Hạt có dầu béo. Công dụng : Tác dụng chống viêm, chống tích huyết, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, ngã sưng đau, nhức lưng, đái dắt buốt, sau khi đẻ máu hôi không ra và kinh nguyệt đau. Ngày 8 - 16g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với dược liệu khác. CỦ GIÓ TIMOSPORA CAPILLIPES Tên cây : Củ gió, kim quả lãm, kim ngưu đởm, sơn từ cô. Mô tả : Dây leo, mềm, thường xanh, sống lâu năm. Cành tròn từ lông nhỏ. Rễ dài, cứ từng đoạn lại phình lên thành củ mập, vỏ ngoài màu vàng nâu, ruột màu trắng. Lá hình mác, mọc so le, có cuống dài. Gốc lá hình mũi tên, gân lá hình chân vịt có lông nhỏ. Hoa nhỏ, màu lục vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình thuôn. Hạt tròn dẹt. Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm, râm mát. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa columbin. Công dụng : Chữa cổ họng sưng đau, ho mất tiếng, đau bụng, ỉa chảy. Ngày 6 - 12g rễ dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc tán bột uống. Dùng ngoài giã nát đắp, chữa ung nhọt, viêm tấy. CỦ MÀI (DIOSCOREA PERSIMILIS ) Tên cây : Củ mài, khoai mài, sơn dược, mán địn (Thái), mằn chèn (Tày), gờ lờn (K'dong), hìa dòi (Dao). Mô tả : Dây leo, nhẵn. Rễ củ đơn độc hoặc đôi một, to và hơi dẹt, tròn đầu giống như quả bầu, mọc ăn sâu trong đất. Thân thường mang củ ngắn ở kẽ lá gọi là đái mài (thiên hoài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả có 3 cánh. Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy củ. Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hái vào mùa hạ, thu khi cây tàn lụi, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2 - 4 giờ cho bớt nhớt, xông diêm sinh 48 giờ, phơi khô. Thành phần hóa học : Rễ củ chứa glucid 63,25%, protid 6,75%, lipid 0,45%, chất nhầy 2,0 - 2,8%; dioscin, sapotoxin, allantoin, dioscorin và acid amin. Công dụng : Bổ, hạ nhiệt. Chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mạn, ỉa chảy và lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, khí hư, đái đường, đau lưng, đi tiểu luôn, hoa mắt, chóng mặt, hư lao. Ngày 10 - 25g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Ðắp ngoài trị mụn nhọt. CÚC TẦN ( PLUCCHEA INDICA ) Tên cây : Cúc tần, cây lức, từ bi, phật phà (Tày). Mô tả : Cây bụi, cao 1 - 2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống nhờ. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Rễ, lá. Thu hái quanh năm, rửa sạch. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thành phần hóa học : Lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu. Công dụng : Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, bong gân, lỵ, tiêu hóa kém. Ngày 8 - 16g rễ sắc uống. Lá tươi nấu nước xông chữa cảm, tắm chữ ghẻ, giã nát thêm rượu đắp chỗ đau. Bột lá thêm sáp ong, dầu thầu dầu bó gãy xương. CỦ CHÓC ( SOSTUS SPECIOSUS ) T ên cây : Củ chóc, bán hạ nam, bán hạ ba thùy, nam tinh, phặc hẻo (Tày), co thửùc hieọnả lủa (Thái), nàng pía hẩu (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống một năm, cao 20 - 30cm. Thân củ tròn, nạc. Lá chia 3 thùy, cuống dài, có bẹ. Cụm hoa là một bông mo, màu xanh pha đỏ tím. Hoa nhỏ, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Cây củ chóc ri (Typhonium divaricatum Decne) cũng được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, trên đất ẩm. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào mùa hạ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng ngâm nước phèn và nước gừng, thái lát rồi tẩm nước cam thảo, sao vàng. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa protein, chất vô cơ : Ca, P, I, F, Fe, Na, K; thiamin, niacin, caroten, acid folic, các sterol và (-sitosterol. Công dụng : Chữa nôn mửa, ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, nhức đầu, viêm loét dạ dày. Ngày 6 - 12g thân rễ đã chế, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài rễ tươi giã nhỏ đắp chữa ung nhọt, rắn cắn. Người có thai khi dùng cần thận trọng. CHÓ ĐẺ ( PHYLLANTHUS URINARIA ) Tên cây : Chó đẻ, chó đẻ răng cưa, cam kiềm, diệp hạ châu, rút đất, khao ham (Tày). Mô tả : Cỏ sống hàng năm hoặc sống dai, cao 20 - 30cm. Thân nhẵn, thường màu đỏ. Lá mọc so le, cuống rất ngắn, xếp hai dãy sít nhau như một lá kép lông chim. Hoa mọc ở kẽ lá, đơn tính cùng gốc. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở cuối cành. Quả nang không cuống, hình cầu hơi dẹt, có gai. Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi. Có thể dùng cây phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Toàn cây chứa chất đắng, alcaloid. Công dụng : Chữa viêm họng, ung nhọt, đinh râu, lở ngứa, chàm má, tưa lưỡi, đau khớp, rắn rết cắn, ứ huyết sau khi đẻ, sốt, đau mắt, bệnh gan. Ngày 8 - 16g cây khô sắc uống, hoặc 20 - 40g cây tươi giã nát với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp. Cũng dùng loài P. nirurii. CHIÊU LIÊU .(TERMINALIA NIGROVENULOSA ) Tên cây : Chiêu liêu, chiêu liêu gân đen. Mô tả : Cây to, cao 10 - 30m. Cành non có lông mịn. Lá mọc đối, mặt trên có những chấm trắng nhỏ. Cuống lá có hai hạch. Hoa trắng, không cánh mọc thành chùy kép ở đầu cành. Quả màu đỏ tím, có 3 cánh rộng, chứa một hạt. Phân bố : Cây mọc hoang, đặc sản của miền Nam. Bộ phận dùng : Vỏ thân. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Cạo sạch vỏ, thái phiến, phơi hoặc sấy khô. Quả thu hái vào mùa thu, phơi khô, khi dùng sao qua, bỏ hạt. Thành phần hóa học : Vỏ thân chứa tanin. Quả : 20 - 40% tanin gồm acid ellagic, acid gallic, acid luteolic, dầu béo 36,7%. Công dụng : Chữa ỉa chảy, lỵ mạn tính, đau họng, mất tiếng, trĩ. Ngày 10 - 20g vỏ thân, hoặc 3 - 6g quả khô, dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc ngâm với rượu tỷ lệ 20% dược liệu. CHỔI ĐỰC ( SIDA RHOMBIFOLIA ) Tên cây : Chổi xuề, chổi trện, thanh hao. Mô tả : Cây nhỏ, mọc thành bụi thấp, cao khoảng 1m, phân cành nhiều. Lá nhỏ, mọc đối, dễ rụng, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang nhỏ. Hạt có cạnh. Toàn cây có mùi thơm và vị nóng. Phân bố : Cây mọc hoang ở đồi trọc miền núi. Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào tháng 7 - 10, khi cây đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cất lấy tinh dầu mà dùng. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin. Belamcandin thủy phân cho glucosa và belamcangenin. Thủy phân tectoridin cho tectorigenin. Công dụng : Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm. Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amiđan. Còn chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn : Ngày 3 - 6g sắc uống. Hoặc giã nhỏ 10 - 20g thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp. CHÚT CHÍT ( CHENOPODIUM AMBROSIOIDES ) Tên cây : Chút chít, lưỡi bò, dương đề, thổ địa hoàng, phắc cát ngàn (Thái), mác sây (Tày). Mô tả : Cây cỏ, cao 30 - 50cm. Rễ mập, màu nâu. Thân có khía dọc. Lá mọc so le, mép uốn lượn, Lá gốc to và rộng, cuống dài. Lá giữa và lá ngọn hẹp, gần như không cuống. Hoa màu vàng lục mọc thành xim ở ngọn cành. Quả nhỏ, nhọn đầu, có 3 cạnh bao bọc bởi 3 lá dài, dày. Phân bố : Cây mọc hoang trên những thửa ruộng bỏ không, bãi sông. Bộ phận dùng : Rễ và lá. Rễ thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái vào mùa xuân, hạ, dùng ngoài để tươi, dùng trong phơi khô. Thành phần hóa học : Rễ và lá có anthraglucosid 3,0 - 3,4% trong đó ở dạng tự do 0,47% và dạng kết hợp 2,54%; tanin, nhựa. Công dụng : Chữa táo bón. Ngày 1 - 3g rễ sắc hoặc tán bột uống. Liều 4 - 10g dùng làm thuốc tẩy. Dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa : Dùng rễ hoặc lá tươi giã nát hòa với giấm hoặc ngâm rượu, bôi. CHÙM BAO LỚN ( HYDNOCARPUS ANTHELMINTICA ) Tên cây : Chùm bao lớn, đại phong tử, lọ nồi. Mô tả : Cây to, cao 8 - 10m hay hơn. Cành mốc trắng. Lá mọc so le. Lá non mềm, mỏng, màu hồng. Lá già dai, màu lục bóng. Mép lá nguyên. Hoa màu hồng, đơn tính cùng gốc hoặc tạp tính, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình cầu, to bằng nắm tay chứa nhiều hạt có cạnh, xếp sít nhau. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng để lấy bóng mát. Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái khi quả chín già. Tách hạt, ép lấy dầu. Thành phần hóa học : Nhân hạt chứa lipid 40 - 55%, 1 glucosid thủy phân cho glucosa và acid cyanhydric; dầu màu vàng nâu gồm glycerid của các acid : chaulmoogric, hydnocarpic, gorlic. Công dụng : Nhân hạt chùm bao lớn chữa mũi đỏ, phong, ghẻ lở, giang mai và một số bệnh ngoài da khác. Chủ yếu dùng bôi ngoài dạng thuốc dầu, thuốc mỡ. Có khi dùng uống dầu nhũ hóa dưới dạng giọt, nhưng thuốc rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng. SẮN DÂY ( PUERARIA THOMSONI ) Tên cây : Sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (Thái), khau cát (Tày). Mô tả : Dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ củ dài, to, màu lục vàng nhạt. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt. Phân bố : Cây được trồng ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hoạch vào mùa đông, xuân. Thái lát, xông diêm sinh. Phơi hoặc sấy khô. Có thể mài lấy bột để dùng. Thành phần hóa học : Rễ củ chứa isoflavon : pueradin, daidzin, daidzein, tinh bột. Lá có các acid amin : asparagin, adenin. Công dụng : Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Ngày 10 - 15g rễ sắc uống hoặc 5 - 10g bột sắn dây pha nước uống với đường. CÀN KHƯƠNG (gừng) ( ZINGIBER OFFICINALE ROSCOE ) Mô tả cây : Cây thảo cao tới 1m, thân rể nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống, hình mác, có gân giửa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm. Cán hoa dài khoảng 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau, nhọn, cánh môi ngăn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng. Thành phần hoá học : Trong củ gừng có 1-3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là camphen, phelandren, một carbur là zingiberen, một alcol sesquiterpen, các phenol. Ngoài ra còn 3,7% lipid, tinh bột và 5%nhưa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol và sliogaol. Tinh vị tác dụng : Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh,tiêu đờm, chận nôn, giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh da đi ngoài. Gừng khô vị cay nóng, tính hàn. Vỏ gừng tiêu phù thũng. Công dụng : Gừng là một vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiéng. CÚC ĐỊA ĐINH ( WEDELIA CHINENSIS ) Tên cây : Sài đất, húng trám, cúc nháp, ngổ núi, ngổ đất, tân sa, lỗ địa cúc. Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, mọc bò. Thân đứng cao 20 - 40cm. Lá mọc đối, gần như không cuống, có răng cưa to và nông, hai mặt lá có lông thô. Lá khi vò có mùi thơm như trám. Hoa màu vàng như hoa cúc, hình đầu mọc ở kẽ lá và đầu cành trên một cán dài. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, chỗ ẩm mát. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tanin, saponin, caroten, isoflavonoid và wedelolacton. Công dụng : Chữa sưng tấy, mụn nhọt, chốc lở, sưng vú, bắp chuối, cảm sốt, sốt phát ban, viêm bàng quang. Ngày 50 - 100g cây tươi giã nát thêm nước, gạn uống hoặc 20 - 40g cây khô sắc, nấu cao uống. Dùng cây tươi nấu nước tắm cho trẻ em trừ rôm sảy. CHI TỬ ( GARDENIA JASMINOIDES ) Tên cây : Dành dành, chi tử, thủy hoàng chi, mác làng cương (Tày). Mô tả : Cây nhỏ, cao 1 - 2m. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, nhẵn bóng. Lá kèm to bao quanh thân. Hoa to, trắng vàng rất thơm mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả hình trứng, có cạnh lồi, và đài tồn tại, chứa nhiều hạt. Thịt quả màu vàng cam. Loài sơn chi tử (Gardenia stenophyllus Merr.) có dáng cây nhỏ hơn, cũng được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang ở những nơi gần nước. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Lá và quả. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Quả hái vào tháng 8 - 11 khi chín già, ngắt bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Glucosid (gardenosid, gentiobiosid, geniposid, crocin), tanin, tinh dầu, pectin, (-sitosterol, D-mannitol, nonacosan. Công dụng : Hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi mật, lợi tiểu. Chữa sốt, vàng da, chảy máu cam, đau họng, thổ huyết, đại tiện ra máu, bí tiểu tiện, bỏng, mụn lở. Ngày 6 - 12g quả dạng sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với nhân trần. Chữa vết thương sưng đau, đau mắt đỏ : Lá tươi giã đắp. CÂU ÐẰNG ( UPCARIA RHYNEHOPLILLA ) Mô tả cây : Cây nhờ có mấu, dài 6-10m. Lá có phiến xoan thon, to vào cỡ 6 x 0,5cm, mặt trên bóng, mặt dưới mốc gân phụ 4-6 cập, lồi hai mặt, cuống 5-6mm. Hoa tập hợp thành đầu ở ngọn nhánh, to 8-10 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng hay trắng, ống tràng ngắn, nhị 5, bầu 2 ô, quả nang chứa nhiều hạt Thành phần hoá học : Thân và rễ chứa 0,041 alcaloid, trong đó hoạt chấ chính là Rhynchophyllin 28,9%, còn có các chất alcaloid khác như isorhynchophyllin, corinoxein, isocorinoxein và một ít corynanthein, dihydrocorynanthein, hirsutin, hirsutein. Tính vị, tác dụng : Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ áp là do chất rhynchophyllin quyết định, nó ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm dãn các mạch máu ngoại vi. Ðối với hệ hô hấp, dùng với liều thấp có tác dụng hưng phấn, với liều cao lại làm cho hệ hô hấp bị tê liệt. Công dụng : Thường dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi, làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Ngày dùng 12-15 g dạng thuốc sắc. CHỈ XÁC, CHỈ THỰC ( CITRUS SP ) Chỉ thực : Là quả cam quít hái lúc còn non nhỏ, có khi do bị gió mạnh rụng dưới gốc cây. Chỉ xác : Là quả hái lúc gần chín. Thường bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ xác thường to hơn chỉ thực và thường bổ đôi. Chỉ vẩn là tên cây, xác là còn vỏ và xơ vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại. Những cây cung cấp chỉ thực và chỉ xác : Ngay tại Trung Quốc, người ta cũng hái chỉ thực và chỉ xác ở rất nhiều cây khác nhau. Ở Việt Nam cũng hái rất nhiều cây khác nhau thuộc họ cam quít, việc xác định tên chính xác còn chưa làm được. Thường người ta nói đến cây chấp có lẻ thuộc vào cây Citrus hystrix D. C. Thành phần hoá học : Chỉ thực chỉ xác ta chưa có tài liệu nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ thực chỉ xác của tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, năn 1958 thuộc hệ dược, viện y học Bắc Kinh tìm thấy 0,09% ancaloit, 20,49% glucozit, 5,86% saponin . Trong chỉ xác tại đó người ta chỉ thấy có 9,89% glucozit. Các hoạt chất khác chưa rõ. Tính vị, tác dụng : Chỉ thực và chỉ xác đều là những vị thuốc thông dụng trong đông y.Theo tài liệu cổ chỉ thực và chỉ xác vị đắng, chua, tính hơi hàn, vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng phá khí, tiêu tích, hoá đờm, trừ bỉ, lợi cách, khoan hung. Chỉ thực chỉ xác tác dụng giống nhau nhưng chỉ xác yếu hơn. Mặc dù trong các quả nầy lúc tươi có chứa tinh dầu, nhưng người ta ít chú ý dùng tinh dầu, vì các vị nầy càng để lâu càng cho là tốt hơn Công dụng : Cả hai vị đều là những vị thuốc có tác dụng giúp sự tiêu hoá, trừ đờm, hoá thấp, lượi tiểu, ra mồ hôi, yên dạ dày, ruột v.v.ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. CỦ GAI ( BOCHMERIA NIVEA ) Mô tả cây : Cây gai nói đây là cây mà lá ta vẫn dùng làm bánh gai ăn và để dệt làm lưới đánh cá. Cây sống lâu năm, có có thể cao tới 1,5-2m. lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7-15cm , rông 4-8cm mép có răng cưa, đáy lá có hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên màu lục sẫm, dáp, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại. Rể hái vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hái về rửa sạch đất phơi hay sấy khô. Thành phần hoá học : Hoạt chất hiện chưa xác định được. Mới thấy có axit clorogenic là một loại tanin, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axit quinic. Tính vị, tác dụng : Tính theo vị đông y. ngọt, hàn, không độc, có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm, chữa sang lở, thông tiểu tiện. Phàm không thực nhiệt chớ có dùng. Thường dùng làm thuốc. Công dụng : Dùng làm thuốc an thai, chữa bệnh phụ nữ có thai đau bụng, nước vàng đỏ vẫn chảy rỉ. Lợi tiểu, rể và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung, lòi đom không co lên được. Liều dùng ngày trung bình10-30g sắc với nước uống. CAM THẢO ( CLYCYRRHIZA URALENSIS ) Mô tả cây : Cây cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1,5m. toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn mép nguyên, dài 2-5,5cm, rộng 1,5-3cm. Vào muà hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4cm, rộng 6-8cm, màu nâu đem, mặt quả có nhiều lông, trong quả có 2-8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1,5-2mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng. Tại Trung Quốc mùa hoa 6-7, mùa quả 7-9. Thành phần hoá học : Có glycyrrhizin 6-14% chất đắng, glucoza, saccaroza, tinh bột, chất saponin. Tính vị, tác dụng : Vị ngọt, tính bình, nhập 12 kinh. Tác dụng bổ tỳ, nhuận phe, ích tinh, điều hoà các vị thuốc. Công dụng : Dùng sống thanh nhiệt giải độc, tiêu khát, trị ho, viêm họng. Sao vàng, bổ tỳ vị, tỳ hư ỉa chảy. Tẩm mật sao, nhuận bổ. Ngày dùng 4-20g các dạng. CẨU TÍCH ( CIBOTIUM BAROMETZ ) Tên cây : Cẩu tích, cu ly, kim mao, co cút pá (Thái), cút báng (Tày), cây lông khỉ, nhải cù viằng (Dao). Mô tả : Loại dương xỉ thụ trạng; thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài tới hơn 2m; mặt dưới có nhiều túi bào tử màu nâu nhạt. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nơi đất ẩm, gần bờ khe suối. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng, để riêng. Rễ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4 - 10cm, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh bột, 30%. Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố. Công dụng : Chống viêm, giảm đau. Chữa thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh hông, khí hư, người già đi tiểu nhiều lần, bí đái, đái dắt. Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Lông vàng ở thân rễ dịt cầm máu vết thương. CỐT TOÁI BỔ ( DRYNARIA FORTUNEI ) Tên cây : Bổ cốt toái, ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K'ho), hộc quyết, tổ phượng, sáng viằng (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ đẹt, mọng nước, phủ lông dạng vảy màu nâu. Lá có 2 loại : lá hứng mùn, bất thụ, không cuống, phủ kín thân rễ và lá hữu thụ, có cuống, xẻ thùy sâu, mang nhiều túi bào tử ở mặt dưới. Các loài Drynaria bonii Christ; D. quercifolia (L.) J. Sm. cũng gọi là bổ cốt toái và được dùng. Phân bố : Cây sống phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hoạch quanh năm. Cắt bỏ rễ con, phần lá còn sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định, phơi hay sấy khô. Công dụng : Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, ngã chấn thương, tụ máu, bong gân, gãy xương kín, ù tai, chảy máu chân răng, thận hư. Ngày 6 - 12g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu. Dùng ngoài, giã đắp lên chỗ sưng đau. DẦU GIUN ( CHENOPODIUM AMBROSIOIDES ) Tên cây : Dầu giun, cỏ hôi, rau muối dại, thanh hao dại, kinh giới đất. Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm hoặc lâu năm, cao 0,5 - 1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Gân lá mặt dưới có lông. Hoa nhỏ, tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt. Phân bố : Cây mọc hoang ở các bãi sông. Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 5 - 6, lúc cây có hoa. Cây cắt về phải cất ngay lấy tinh dầu, để lâu bay mất tinh dầu và cây bị thối. Thành phần hóa học : Toàn cây chứa tinh dầu (lá : 0,3 - 0,5%, hạt : 1,0%) gồm ascaridol, p-cymen, limonen, pinocarvon, arituson. Công dụng : Trị giun đũa, giun móc. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang. Sau đó uống thuốc tẩy magiê sunlfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ X - XX giọt tinh dầu giun. Thuốc độc, cẩn thận khi dùng. TANG BẠCH BÌ ( MORUS ALBA ) Tên cây : Dâu tằm, dâu cang (H'mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao). Mô tả : Cây to (thường là cây hoang dại hoặc cây lâu năm) hoặc cây nhỏ, cao 2 - 3m. Lá mọc so le, nguyên hoặc chia 3 thùy, mép khía răng, 3 gân tỏa từ gốc. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông đuôi sóc ở kẽ lá. Quả phức màu đỏ, sau đen, ăn được. Phân bố : Cây được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc. Bộ phận dùng : Lá, vỏ rễ và quả. Lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ. Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín. Thành phần hóa học : Lá chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic ...); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric ...., tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C. Công dụng : Chữa cảm ho, mất ngủ : Ngày 6 - 18g lá sắc uống. Chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp, đau nhức xương : Ngày 6 - 12g vỏ rễ sắc uống. Chữa thiếu máu, mắt mờ : Quả ngâm rượu hoặc nước đường uống, ngày 12 - 20g quả. Sirô quả chín bôi chữa đau họng, lở loét miệng lưỡi. DÂY BÔNG XANH ( THUNBERGIA GRANDIFLORA ) Tên cây : Dây bông xanh, bông báo, madia (H'mông). Mô tả : Dây leo bằng thân quấn. Thân có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, mép chia thùy không đều, gốc hình tim. Hoa to màu xanh lơ hoặc xanh tím, mọc thành chùm ở đầu cành, ít khi ở kẽ lá. Quả nang nhẵn, có mũi nhọn dài. Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ dãi nắng. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô. Thành phần hóa học : Lá có nhiều kali. Hoa chứa acid amin : acid aspartic, serin, glycin, alanin, valin; flavonoid; apigenin-7 glucuronid, luteolin, anthocyanin, malvidin : đường saccharosa, glucosa, fructosa. Công dụng : Thuốc chữa rắn cắn rất phổ biến. Hái 30 - 50g lá tươi, bỏ cuống giã nát, lấy nước xoa bóp từ trên xuống dưới nơi rắn cắn, bã đắp lên vết cắn. Ngày làm 2 lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông vang, hạt hồng bì. Hoặc dùng bột mịn lá khô tẩm ẩm đắp. DÂY THÌA CANH Dây thìa canh có tác động lên chuyển hóa lipid, làm giảm có ý nghĩa các chất béo tiêu hóa được, làm tăng bài tiết các Sterol trung tính và Sterol acid qua phân, ngoài ra còn làm giảm tổng lượng Cholesterol toàn phần và mức Triglycerid trong huyết tương. NGƯ TINH THẢO ( HOUTTUYNIA CORDATA ) Tên cây : Diếp cá, lá giấp, rau giấp, tập thái, ngư tinh thảo, cù mua mía (Dao), co vầy mèo (Thái), rau vẹn, phjăc hoảy (Tày). Mô tả : Cây cỏ, cao 20 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, vàng nhạt, họp thành bông có 4 lá bắc màu trắng nom như một chiếc hoa riêng lẻ. Hạt hình trái xoan nhẵn. Phân bố : Cây mọc hoang ở ruộng nước, ven suối, bờ mương. Bộ phận dùng : Cả cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu : Methylnonyl ceton, myrcen, D-limonen, (-pinen, p-cymen, linalol, geraniol; alcaloid : cordalin, flavon : quercitrin, lipid, acid hexadecanoic, acid decanoic Công dụng : Chữa lòi dom, sởi, đau mắt đỏ hoặc mắt nhiễm khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kinh nguyệt không đều. Ngày 6 - 12g cây khô hoặc 20 - 40g cây tươi, dạng thuốc sắc hoặc giã nát vắt lấy nước, lọc uống. Lá tươi giã đắp chữa sưng đau, đau mắt. DỪA CẠN ( CATHARANTHUS ROSEUS ) Tên cây : Dừa cạn, bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, phjặc pót đông (Tày). Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 30 - 80cm. Thân màu đỏ hồng, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình trứng ngược. Hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Hoa màu hồng hay trắng, mọc riêng lẻ ở hai kẽ lá. Quả hai đại, thuôn, hơi choãi ra. Hạt nhỏ nhiều, màu nâu đen. Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng ven biển. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Lá, rễ. Lá thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái vào cuối thu. Rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Lá chứa alcaloid : serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin. Công dụng : Chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, đái đường, kinh nguyệt không đều. Ngày 4 - 8g lá dạng thuốc sắc, cao lỏng. Hiện nay, nhiều alcaloid được chiết ra từ lá có tác dụng chữa bệnh bạch cầu, và từ rễ làm giãn mạch máu não, chữa huyết áp cao. DÂM DƯƠNG HOẮC ( EPIMEDIUM SAGITTARUM ) Mô tả cây : Dâm dương hoắc là những cây sống lâu năm, cây dâm dương hoắc lá to và cây dâm dương hoắc hình tim cao hơn, đạt 30-40cm. Còn cây dâm dương hoắc lá mác hơi thấp hơn 30-35 cm. Lá dâm dương hoắc lá to và dâm dương hoắc lá mác dài 4-9cm, còn lá dâm dương hoắc hình tim chỉ dài 2,5-5cm. Lá một lần kép với 3 lá chét, hoa hơi nhỏ, đường kính 6-8mm, cụm hoa gồm nhiều hoa, tràng có cựa ngắn hay như không có cựa. Thành phần hoá học : Trong thân và lá có flavonozit gôi là icariin. Trong thân rể chứa desoxymetylicariin và magnoflorin. Trong lá có chứa tinh dầu, ancola xerilic, heptriacontan, phytosterla và một chất flavonozit. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ dâm dương hoắc có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận mạnh gân cốt, trợ dương ích tinh, khử phong thắng thấp Công dụng : Thường dùng làm thuốc bổ can thận , mạnh gân cốt, chống liệt dương, giúp sự giao cấu, ít tinh dịch. Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rươu. DÂY ÐAU XƯƠNG ( TINOSPORASINENSIS MERR TOMENTOSA MIERS ) Mô tả cây : Dây leo bằng thân quấn, dài 8-10m. thân màu xám, lúc đầu có lông, sau nhẵn, có lỗ bì sần sùi. Lá mọc sole, hình tim, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ, gân lá hình chân vịt. Hoa màu vàng lục, mọc thành chùm ở nách lá , có lông màu trắng nhạt. Quả hình bầu dục hoặc tròn, khi chín có màu đỏ. Thành phần hoá học : Chỉ mới được biết trong cây có nhiều alcaloid Tính vị, tác dụng : Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, thư cân, thanh nhiệt, lợi thấp. Nói cách khác, nó là loaị thuốc khu phong,trừ thấp lợi gân cốt. Công dụng: Thường dùng chữa sốt rét, phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hong, đòn ngã tổn thương và để bổ sức. Lá tươi cũng dùng đấp lên chổ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn. Mỗi ngày dùng từ 15-30g đun sôi trong nước uống. Cũng có thể ngâm rượu uống. ĐẠI ( SỨ CÙI ) ( PLUMERIA ACUTIFOLIA ) Tên cây : Ðại, hoa đại, bông sứ, sứ cùi, hoa chăm pa, miến chi tử. Mô tả : Cây nhỡ, cao 5 - 6m. Cành mập dễ gãy. Lá mọc so le, thường tập trung ở đầu cành; phiến lá to, dày, thuôn ở gốc. Hoa màu trắng ở mép, họng vàng, mọc thành xim ở đầu cành. Quả đại. Hạt nhiều, có cánh. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Phân bố : Cây trồng ở nhiều nơi để làm cảnh, nhất là ở đình chùa và nghĩa trang. Bộ phận dùng : Vỏ cây, nhựa cây, hoa. Vỏ và nhựa thu hái quanh năm. Hoa hái lúc mới nở. Vỏ cây và hoa dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thành phần hóa học : Vỏ cây chứa glucosid plumierid, fulvoplumierin. Công dụng : Hoa chữa ho, táo bón, viêm ruột cấp, lỵ, huyết hữu, ngày 6 - 12g sắc uống. Vỏ cây tác dụng tẩy, tháo nước, ngày 4 - 8g dạng sắc trị thủy thũng; 8 - 16g để tẩy; 12 - 20g ngâm rượu để ngậm chữa viêm quanh năm. Nhựa dùng như vỏ thân, liều thấp hơn. Phụ nữ có thai không dùng. ĐẠI BI ( PLUMEA BALSAMIFERA ) Tên cây : Ðại bi, từ bi, đại ngải, co nát (Thái), phặc phà (Tày). Mô tả : Cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi. Bộ phận dùng : Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong bóng râm đến khô, có khi dùng tươi. Cất lá để lấy mai hoa băng phiến và camphor. Thành phần hóa học : Lá chứa tinh dầu trong có L-borneol, D-camphor, cineol. Công dụng : Lá chữa cảm sốt, cúm, ho, đầy bụng : Ngày 6 - 12g, sắc. Lá còn dùng xông để giải cảm, giã đắp chữa trĩ, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa chấn thương. Băng phiến đại bi chữa đau bụng, đau ngực, đau họng, ho, đau răng : Ngày uống 0,10 - 0,20g, dạng bột. Dùng ngoài chữa chốc lở. ĐÀO TIÊN ( CRESEENTIA CUJETE ) Tên cây : Ðào, mạy phăng (Tày), kén má cai, co tào (Thái), phiếu kiào (Dao). Mô tả : Cây nhỡ, cao 3 - 4m. Lá mọc so le, phiến thuôn dài, mép khía răng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hạch, có một rãnh bên rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ. Hạt cứng, màu nâu. Phân bố : Cây trồng nhiều ở vùng núi cao lấy quả ăn, lá và hạt làm thuốc. Bộ phận dùng : Hạt và lá. Hạt thu hoạch vào mùa thu, đập vỡ vỏ, lấy nhân, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Thành phần hóa học : Quả chứa các acid : ascorbic, citric, oxalic; vitamin A, thiamin. Hạt : Dầu béo, glucosid amygdalin. Lá : Quercitrin, kaempferol, acid cafeic và acid p-coumaric. Công dụng : Nhân hạt chữa ho, kinh nguyệt bế, bầm máu, đụng giập, cầm máu sau đẻ, ngày 6 - 12g, sắc uống. Lá đào tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp chữa ghẻ, ngứa, lở. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, táo bón, ngày 3 - 5g sắc, hãm. Phụ nữ có thai không dùng. Lá đào độc, dùng thận trọng. THIỀN LIỀN ( KAEMPFERIA ANGUSTIFOLIA ) Tên cây : Ðịa liền, thiền liền, sơn nại, tam nại, sa khương, co xá choóng (Thái). Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2 - 3 cái, mọc hàng năm vào mùa mưa; phiến lá rộng, có bẹ, mọc sát đất, mặt dưới có lông. Hoa trắng, pha tím, không cuống, mọc từ kẽ lá. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, nóng. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở một số nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào mùa đông, xuân. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu (2,4 - 3,9%), trong có p-methoxytranscinnamat ethyl, acid p-methoxytranscinnamic, acid transcinnamic, p-methoxytyren, acid p-coumaric, n-pentadecan, (3 -caren, borneol, camphen. Công dụng : Chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng đau lạnh, nhức đầu, cảm sốt, đau răng. Ngày 3 - 6g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Thân rễ ngâm rượu 40o - 50o để xoa bóp khi bị tê thấp, đau nhức. ĐINH LĂNG ( BOLYSCIAS FRUTICOSA ) Tên cây : Ðinh lăng, cây gỏi cá, nam dương lâm, đinh lăng lá nhỏ. Mô tả : Cây nhỏ, cao 0,5 - 1,5m, tán lá sum sê. Lá kép 3 lần lông chim, mọc so le, cuống lá có bẹ, mép khía răng. Hoa nhỏ, màu trắng xám, tụ tập thành chùm tụ tán ở đầu cành. Quả hình cầu dẹt. Toàn cây, nhất là lá có mùi thơm. Phân bố : Cây trồng ở nhiều nơi làm cảnh, lá làm gia vị và rễ làm thuốc. Bộ phận dùng : Rễ, thu hái vào mùa thu ở cây đã trồng từ 3 năm trở lên. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng lá. Thành phần hóa học : Rễ chứa saponin triterpen. Công dụng : Chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, sốt, nhức đầu, sưng vú, ít sữa, ho, ho ra máu, đái ít, thấp khớp, đau lưng. Ngày 1 - 6g rễ hoặc 30 - 50g thân cành dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Lá tươi (50 - 100g) nấu cháo ăn để lợi sữa, hoặc giã đắp trị vết thương, mụn nhọt. ĐẠI HỒI ( ILLICIUM VERUM HOOK ) Mô tả cây : Cây nhở, cao 6-10m. thân thẳng to, cành thẳng, nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trúng thuôn, hơi nhọn đầu, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái, cuống to và ngắn, 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng, 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 dại, xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi dại dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẵn bóng. Thành phần hoá học : quả hồi chứa nhiều tinh dầu, nếu cất bằng phương pháp kéo hơi nước từ quả hồi tươi thì đạt hàm lượng 3-3,5% tinh dầu lỏng, không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anethol, ngoài ra con có a- pinen, d- pinen, l- phel- landren, safrol, terpineol, limonen. Lá hồi cũng chứa tinh dầu nhưng độ đông đặc hơi thấp hơn. Hạt hồi không mùi, chứa nhiều dầu béo. Tính vị, tác dụng : Hồi vị cay, ngọt, có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ, tiêu thực, giảm co bớp trong dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng. Công dụng: Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau bụng sán khí. Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày 4-8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g quả dạng thuốc bột. Người ta dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bớp ngoài da. Lá hôì dùng trị rắn cắn. Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị. Tinh dầu hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dể tiêu, chóng co giật, ức chế sự lên men ruộc, gây trung tiện. Long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng, là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và thuốc xoa bớp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu và gia súc. ÐINH HƯƠNG ( SYZYGIUM AROMATICUM ) Mô tả cây : Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m, nhánh không lông, lá xoan ngọn giáo dài 8-12cm, rộng 3,5-5cm, đầu có mũi ngắn,, màu lục bóng, có đốm trong, gân phụ cách nhau4-5mm, cuống dài 1,3-2,5cm. Cụm hoa ngù ít hoa, nụ dài 1-1,5cm, tiết diện vuông, rằng đài nhỏ, cánh hoa trắng. Quả hình bầu dục xoan ngược, màu đỏ đậm, dài 2,5cm, thường chỉ chứa một hạt. Thành phần hoá học : Nụ hoa chứa 10-12% nước 5-6% chất khoáng, nhiều glucid,,6-10% lipid, tanin. Hoạt chất là tinh dầu 15-20% mà thành phần chính là eugennol, acety- leugenol các hợp chất carbon, trong đó có chất sesquiterpen là caryophyllen và vết furfural, một lượng nhỏ methylamylceton tác động đến mùi thơm và các este. Nếu cắt cả cuống thì hàm lượng tinh dầu là 5-6%. Lá chỉ có 4-5% tinh dầu có eugenol nhưng không chứa acetyleugenol. Tính vị, tác dụng : Vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, có tác dụng kích thích, làm thơm lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ đinh hương có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn. Công dụng: Từ lâu, người ta biết dùng đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học đông phương, đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở trung quốc làm chất kích thích thơm. Công dụng phổ biến của nó là dùng chế biến bột cary. Nó thuộc loại gia vị rất quí, kích thích tiêu hoá. Ðinh hương được dùng chế thuốc chữa đau bụng, nấc cục, kích thích tiêu hoá. Dùng ngoài để xoa bớp và nắn bó gẫy xương. Cũng dùng chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi, lạnh tay chân. Ở ấn Ðộ, đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hoá. Nụ đinh hương được dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diêùt tuỷ răng, và làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng đinh hương trong kỷ thuật chế biến nước hoa, chế vanilin tổng hợp. ĐAN SÂM ( SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE ) Mô tả cây : Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm, rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5 - 1,5 cm , màu đỏ nâu, lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét, lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù, mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa, mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường có 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa hai môi, môi trên công hình lưỡi liềm, môi dưới xẽ 3 thuỳ, 2 nhị ở môi dưới, bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Thành phần hoá học: Có 3 ceton: tanshinon, iso- tanshinon, cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon. Tính vị, tác dụng: Ðan sâm có vị đắng, tính hơi mát, có tác dụng khử ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền. Công dụng: Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, un nhọt, sưng đau, đơn độc, ghẻ lở. Cũng dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ và trẻ em xanh xao vàng vọt, ăn uống thất thường. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng rượu xoa bóp. ĐÀO NHÂN ( PRUNUS PERSICA BATCH ) Tên cây : Ðào, mạy phăng (Tày), kén má cai, co tào (Thái), phiếu kiào (Dao). Mô tả : Cây nhỡ, cao 3 - 4m. Lá mọc so le, phiến thuôn dài, mép khía răng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hạch, có một rãnh bên rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ. Hạt cứng, màu nâu. Phân bố : Cây trồng nhiều ở vùng núi cao lấy quả ăn, lá và hạt làm thuốc. Bộ phận dùng : Hạt và lá. Hạt thu hoạch vào mùa thu, đập vỡ vỏ, lấy nhân, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Thành phần hóa học : Quả chứa các acid : ascorbic, citric, oxalic; vitamin A, thiamin. Hạt : Dầu béo, glucosid amygdalin. Lá : Quercitrin, kaempferol, acid cafeic và acid p-coumaric. Công dụng : Nhân hạt chữa ho, kinh nguyệt bế, bầm máu, đụng giập, cầm máu sau đẻ, ngày 6 - 12g, sắc uống. Lá đào tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp chữa ghẻ, ngứa, lở. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, táo bón, ngày 3 - 5g sắc, hãm. Phụ nữ có thai không dùng. Lá đào độc, dùng thận trọng. ĐẠI HOÀNG ( RHEUM PALMATUM ) Mô tả cây : Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài, phiến lá hình tim hay sẻ thành 3-7 thuỳ, coa mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh. Thành phần hoá học: Có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau: loại hoạt chất có tính chất thu liễm, là hợp chất có ta nin (rheotanoglucosid) và loại hoạt có tác dụng tẩy là rheoanthraglucosid. Trong loại sau nầy có các chất chủ yếu sau: Rhein, emodin, chrysophanol, aloe-emodin và physcion. Tính vị, tác dụng: Ðại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả, giải độc. Công dụng: Làm thuốc tẩy, uống ít nhuận tràng, uống nhiều xổ cũng dùng chữa bế kinh, vàng da. Ngày dùng 12-15g dạng bột. Thường dùng lợi tiêu hoá, trong các trường hợp kém ăn, với liều nhỏ. Ngày dùng 0,1-0,5 g dạng bột. ĐƯƠNG QUI ( ANGELICA SINENSIS ) Tên cây : Ðương qui, tần qui, can qui. Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 40 - 60cm. Rễ rất phát triển. Lá mọc so le, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ. Phiến lá xẻ 3 - 4 lần lông chim, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập thành tán kép ở ngọn. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Phân bố : Cây nhập trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở những cây đã trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho se, sau đó phơi tiếp đến khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa tinh dầu trong đó ligustilid, n-butyliden phtalid, n-valerophenol, acid o-carboxylic, n-butylphtalid, bergapten, safrol, p-cymen, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol và vitamin B12. Công dụng : Chữa đau đầu do thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực, đau bụng, táo bón, tê bại, lở ngứa, mụn nhọt, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh. Ngày dùng 10 - 20g, sắc hoặc rượu thuốc. Ðể điều kinh, uống trước khi thấy kinh 7 ngày. ÐẠI TÁO ( ZIZYPHUS SATIVA MILL ) Mô tả cây : Ðại táo là một cây nhỡ hay cây to, có thể cao tới 10m. lá mọc so le, lá kèm thường có dạng hình gai. Cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá hình trứng, đầu hẹp lại, dài 3-7cm, rộng 2,5-3cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa màu vàng xanh nhạt. Ðài, tràng và nhị đều 5. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu đỏ sẫm. Vỏ quả mẫm vị ngọt. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả 7 Thành phần hoá học : Trong đại táo 3,3% protit, 0,4% chất béo, 73% hydrat cacbon, 0,061% canxi, 0,055% photpho, 0,0016% sắt, 0,00015% caroten, 0,012% vitamin C. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ đại táo vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hoà dinh vệ, hoà giải các vị thuốc khác. Công dụng : Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả, các bệnh do dinh vệ không đều hoà. Phàm đau răng, đờm, nhiệt, trung mãn không nên dùng. ĐỔ TRỌNG ( EUCOMMIA ULMOIDES OLIVE ) Tên cây : Ðỗ trọng, dang ping (Tày). Mô tả : Cây nhỡ, cao 10m hay hơn. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, khi bị bẻ gãy kéo dài ra như tơ nối liền giữa các mảnh. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái không có bao hoa. Quả hình thoi dẹt, màu nâu. Vỏ thân của một số loài Euonymus L., họ Dây gối (Celastraceae) cũng được dùng với tên đỗ trọng nam. Phân bố : Vỏ cây. Thu hoạch vào mùa hạ. Vỏ bóc đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6 - 7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hoặc sấy khô. Bộ phận dùng : Vỏ cây chứa gutta-percha, chất nhựa, glucosid aucubin, loganin, lipid, protid, tinh dầu, acid chlorogenic. Công dụng : Hạ áp, giúp hoạt động nội tiết, chống viêm. Chữa suy giảm nội tiết, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, cao huyết áp, thấp khớp, phù thũng, đi đái nhiều lần. Ngày dùng 12 - 20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột, viên, rượu thuốc GAI ( BOEHMERIA NIVEA ) Tên cây : Gai, cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái). Mô tả : Cây nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại. Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do. Công dụng : Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa. GẤC ( MOMORDICA COCHICHINENSIS Tên cây : Gấc, mộc miết, má khấu (Thái), mác khẩu (Tày), đìa tả piếu (Dao). Mô tả : Dây leo, có tua cuốn. Lá mọc so le, cuống có tuyến. Phiến lá xẻ 3 - 5 thùy, mép khía răng. Hoa đơn tính, cùng gốc, màu ngà vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả to, hình bầu dục, có gai, khi chín màu đỏ. Hạt dẹt, vỏ cứng, mép có gai. Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Màng hạt, nhân hạt và rễ. Quả chín thu hoạch vào tháng 8 - 12. Lấy hạt còn màng màu đỏ, phơi hoặc sấy nhẹ đến se màng. Tách riêng màng để chiết dầu. Rễ và nhân hạt phơi hoặc sấy khoõngô. Thành phần hóa học : Màng hạt chứa (-caroten, lycopen. Nhân hạt có dầu béo. Rễ chứa saponin triterpen. Công dụng : Màng hạt gấc dùng làm thuốc bổ, chữa bệnh chậm lớn trẻ em, bệnh khô mắt quáng gà. Ngày 10 - 20 giọt dầu màng hạt cho người lớn : trẻ em tùy tuổi : 5 - 10 giọt, chia 2 lần. Rễ gấc sắc uống với liều 6 - 12g chữa tê thấp, sưng chân. Nhân hạt mài với rượu hoặc giấm bôi chữa mụn nhọt, sưng tấy. GỪNG ( ZENGIBER OFFCINALE ) Tên cây : Gừng, sinh khương, can khương, co khinh (Thái), sung (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ dạng củ, phân nhánh. Phần trên mặt đất mọc hàng năm vào mùa mưa, cao 0,5 - 1m. Lá mọc so le, hình dải, có bẹ ôm lấy thân. Hoa màu vàng, pha xanh tím, tụ tập thành bông, mọc từ gốc. Quả nang. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng. Phân bố : Cây trồng khắp nơi, làm gia vị và thuốc. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hoạch vào mùa đông. Muốn giữ tươi lâu, đặt gừng vào chậu, phủ cát lên. Gừng tươi là sinh khương, gừng khô là can khương. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu trong có D-camphen, (-phellandren, zingiberen, sesquiterpen, alcol, citral, borneol, geraniol và nhựa, chất cay gingeron, shogaol, gingerol. Công dụng : Kháng khuẩn, giúp tiêu hóa. Chữa đau bụng lạnh, đầy trướng, không tiêu, kém ăn, nôn mửa, ỉa chảy, lỵ ra máu, nhức đầu, cảm cúm, chân tay lạnh, mạch yếu, ho mất tiếng, ho suyễn, thấp khớp, ngứa dị ứng, băng huyết. Ngày 3 - 6g, dạng thuốc sắc, bột, viên, rượu thuốc. HÀNH (ALINIUM FISTULOSIUM ) Tên cây : Hành, hành hoa, đại thông, thông bạch, hom búa (Thái), sông (Dao). Mô tả : Cây cỏ, cao 20 - 40 cm. Thân hành vảy, màu trắng. Lá gồm 4 - 6 cái, hình trụ rỗng, thuôn, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung dài. Quả nang. Hạt nhỏ, hình 3 cạnh, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng, cay. Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị. Bộ phận dùng : Toàn cây, chủ yếu thân hành. Thu hái vào mùa đông xuân. Dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học : Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allyl propyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất sulfur. Công dụng : Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiêu hóa kém, nhiễm trùng đường ruột, thấp khớp, đau răng, mụn nhọt, bí tiểu tiện. Ngày 30 - 60g cây tươi dạng sắc, nước ép hoặc ăn với cháo nóng. Thân hành giã đắp chữa mụn nhọt hoặc thêm nước sôi vào xông để giải cảm. HẸ (ALINIUM ODORUM ) Tên cây : Hẹ, phỉ tử, cửu thái, dã cửu, phiec cát ngàn (Thái). Mô tả : Cây cỏ, cao 15 - 35cm. Thân hành vảy nhỏ. Lá nhiều, hình dải hẹp, dày, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung mọc từ gốc, hình gần 3 cạnh, rỗng. Quả nang, hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng đặc biệt. Phân bố : Cây trồng ở nhiều nơi làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Thân hành và lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. Hạt lấy lúc quả già, có màu đen, phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Lá và thân hành chứa các hợp chất có sulfur, saponin, chất đắng. Hạt có alcaloid và saponin. Công dụng : Lá và thân hành chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho, hen, viêm họng, bế kinh, tiêu hóa kém, lỵ, giun kim : Ngày 20 - 30g sắc. Dùng ngoài, giã đắp để tiêu viêm. Hạt chữa di tinh, đái ra máu, đái dầm, đau lưng, đau khớp, khí hư : Ngày 6 - 12g dạng sắc. HÚNG CHANH ( PLECTRANTHUS AMBOINICUS ) Tên cây : Húng chanh, rau tần lá dày, dương tử tô, rau thơm lông. Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 - 50cm. Phần thân sát gốc hóa gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ, màu tím đỏ mọc thành bông ở đầu cành. Quả bế, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và mùi thơm như mùi chanh. Phân bố : Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. Thành phần hóa học : Toàn cây chứa tinh dầu có carvacrol. Công dụng : Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng 10 - 16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Dùng ngoài giã đắp trị rết, bọ cạp cắn. HOÀNG NÀNG ( STRYCHNOS WALLICHIANA ) Tên cây : Hoàng nàn, mã tiền lá quế, vỏ doãn. Mô tả : Dây leo, thân gỗ, có móc hoặc tua cuốn đơn hay kép. Lá mọc đối, có 3 gân. Cụm hoa hình chùy dạng ngù, mọc ở đầu những cành nhỏ. Hoa màu vàng nhạt. Quả thịt hình cầu, đường kính 4 - 7cm, có nhiều hạt dẹt. Hạt có lông mượt màu vàng ánh bạc. Tránh nhầm lẫn với nhiều loài Strychnos khác, cũng dạng dây leo. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi. Bộ phận dùng : Vỏ thân và vỏ cành. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,23%, strychnin 2,37 - 2,43%, brucin 2,8%. Công dụng : Chữa thấp khớp, đau nhức xương, chân tay co quắp tê cứng, đau lưng, đau hông, đau bụng, ỉa chảy. Còn làm cường dương. Uống tối đa 1 lần : 0,1g; 24 giờ : 0,40g dạng bột. Dùng ngoài chữa ghẻ, hủi và một số bệnh ngoài da khó chữa. Thuốc độc, không có kinh nghiệm không dùng. Ô ÐẦU VÀ PHỤ TỬ ( ACONITUM SINENSIS PAXT ) Mô tả cây : Cây ô đầu là loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 0,6-1m. tên cây trước đây nhiều tác giả đã xác định là Aconitum sinese paxt, nhưng gần đây có tác giả đã xác định lại là Aconitum carnichaeli Debx. Rể phát triển thành củ, có củ mẹ, củ con như cây âu ô đầu. Củ hái ở những cây trồng có thể tới 5cm đường kính. Lá mọc so le, phiến lá rộng 5-12cm, xẻ thành 3 thuỳ , 2 thuỳ 2 bên lại xẻ làm 2, thuỳ giửa lại xẻ làm 3con nữa. Mép các thuỳ đều có răng cưa thô, to. Cụm hoa dài 10-20cm, hoa màu xanh tím, quả dài 2mm. Hoa nở vào tháng 6-7. quả thu hoạch vào tháng 7-8. Thành phần hoá học : Trong rể và củ có chứa alcaloid là Aconitin. Tính vị, tác dụng : vị cay, đắng, tính nóng, có độc mạnh, có tác dụng khử phong trừ thấp, ôn kinh giảm đau. Công dụng : Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bớp, trị nhức mỏi chan tay, tê bại, đau khớp, sai khớp đụng giập. Tuy nhiên, người Mèo ở đỉnh núi cao, gió lạnh vẩn ngâm rượu uống. Những người bị đau ngực cũng dùng củ ô dầu hầm với thịt gà để ăn. HẠ KHÔ THẢO ( PRUNELLAE VULGARIS L ) Tên cây : Hạ khô thảo. Mô tả : Cây cỏ, sống 2 năm hay nhiều năm, cao 20 - 30cm. Thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ tập thành bông xim co ở đầu cành, có hai dạng, hoa cái nhỏ, hoa lưỡng tính to. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Tránh nhầm với cây cải trời hay còn gọi là hạ khô thảo nam (Blumea subcapitata DC., họ Cúc - Asteraceae). Phân bố : Cây mọc hoang ở đất ẩm, gần bờ suối ở vùng núi cao. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa D-fenchon, acid ursolic. Công dụng : Kháng khuẩn. Chữa sưng vú, lao hạch, bướu cổ, đau nhức mắt, viêm tử cung, huyết áp cao, viêm thần kinh da, viêm gan, mụt nhọt, ngứa lở, hắc lào, tiểu tiện ít, khí hư. Ngày 8 - 16g, dạng thuốc sắc. Cây tươi giã đắp chữa vết thương. HOÀNG BÁ ( PHELLODENDRON AMURENSE GEORG ) Tên cây : Hoàng bá, hoàng nghiệt. Mô tả : Cây gỗ cao 15m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày có màu vàng ở mặt trong, vị đắng. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5 - 13 lá chét. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu tím đen, có 2 - 5 hạt. Phân bố : Cây nhập trồng ở nơi có khí hậu mát, vùng núi cao 1.500m. Bộ phận dùng : Vỏ thân. Thu hoạch vào tháng 4 - 7. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Vỏ thân chứa 1,6% berberin, palmatin, obakunon, obakulacton, chất béo và các sterol. Công dụng : Kháng khuẩn. Chữa hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, kiết lỵ, ỉa chảy, tiêu hóa kém, trĩ, đau mắt, viêm tai, di tinh, khí hư, sốt, ra mồ hôi trộm. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc berberin tinh chế. Ðắp chữa mụn nhọt, vết thương. HOÀNG CẦM ( SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI ) Mô tả cây : Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông, phân nhánh nhiều. Rể phình to thành hình chày, mặt ngoài màu vàng sẩm, phần chất gổ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruôùt màu nâu vàng. Lá mọc đối, hình mác dẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểm tuyến đen. Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím, tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị, bầu có 4 ngăn. Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tròn màu đen. Thành phần hoá học : Trong rể hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon : baicalin, baicalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone, orsylin A, còn có tanin và chất nhựa. Tính vị, tác dụng : Vị đắng , tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hoả, giải độc, cầm máu, an thai . Công dụng : Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc hoặc bột. HOÀNG LIÊN ( COPTIS CHINENSIS FRANCH ) Mô tả cây : Cây thảo sống nhièu năm, cao tới 40cm, thân rể phình thành củ dài, đôi khi phân nhánh có đốt ngắn. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình 5 góc, thường gồm ba lá chét, lá chét giữa có cuống dài hơn, chia thuỳ dạng lông chim không đều, các lá chét trên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn, cuống lá dài 8018cm. Cụm hoa ít hoa, hoa nhỏ màu vàng lục, 5 lá dài hẹp, dạng cánh hoa, 5 cánh hoa nhỏ hơn lá dài, nhị nhiều, khoảng 20, lá noãn 8-12 rời nhau cho ra những quả đại dài 6-8mm, trên cuống dài. Thành phần hoá học : Người ta đã biết trong thân rể có berberin, coptisin, palmatin, jatrorrhizin và magnoflorin. Có tài liệu còn cho biết có worenin, columbamin và có alcaloid có nhân phenol và alcaloid không có nhân phenol. Tính vị, tác dụng : Hoàng liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp, tả hoả, tiêu sưng, làm sáng mắt. Người ta cũng đã nghiên cứu về các tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm gây bệnh, tác dụng kiện vị, giúp tiêu hoá, chống loét đường tiêu hoá, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng chống viêm v.v. Công dụng : Hoàng liên là một vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trỉ, nóng nhiều vật vã, mất ngủ, hôn mê nói cuồng. Còn dùng trị ung nhọt, sưng tấy, tay mắt sưng đau, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu câm. Ngày dùng 2-12g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng cao lỏng hoàng liên. HUYỀN SÂM ( SCROPHULARIA BUERGE RIANA MIQ ) Tên cây : Huyền sâm, hắc sâm, nguyên sâm. Mô tả : Cây cao 1,5 - 2m. Thân vuông, màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, đầu nhọn, mép khía răng. Hoa màu vàng nâu mọc thành chùm ngắn ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành. Quả và hạt màu đen. Phân bố : Cây nhập trồng, phát triển tốt ở đồng bằng, trung du và miền núi cao. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, ủ 5 - 10 ngày đến khi ruột có màu đen. Thành phần hóa học : Rễ chứa scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo và đường. Công dụng : Thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, dùng khi sốt nóng về chiều, phát ban, miệng lưỡi khô khát, táo bón, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm họng, lở miệng, viêm amiđan. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc viên. MƠ - Khổ Hạnh Nhân ( PRNUS ARMENIACA ) Tên cây : Mơ, mai, hạnh, má pheng (Thái), mác mòi (Tày). Mô tả : Cây nhỡ, cao 3 - 5m. Lá mọc so le, hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc trước khi cây ra lá. Quả hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu. Phân bố : Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc. Bộ phận dùng : Quả. Thu hái vào đầu mùa hạ. Dùng tươi hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai. Thành phần hóa học : Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric; carotenoid; lycopen, (-caroten; các flavonoid; quercetin, isoquercetin; các vitamin A, B15. Nhân hạt : dầu béo, enzym và amygdalin, emulsin. Công dụng : Kháng khuẩn, nhuận phổi. Mơ muối chữa ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa : Ngày 4 - 8g ngậm hoặc sắc, viên. Nước cất hạt mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày : Ngày 1 - 4ml. Dầu hạt mơ dùng nhuận tràng dạng HƯƠNG PHỤ ( CYPERIS ROTUNDIS ) Tên cây : Cỏ gấu, củ gấu, cỏ cú, hương phụ, sa thảo, nhả khuôn mu (Thái), tùng gháy thật mía (Dao). Mô tả : Cỏ sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Thân rễ phình lên thành củ ngắn, thịt màu nâu đỏ, thơm. Lá nhỏ hẹp, dài, một gân, có bẹ. Hoa nhỏ, mọc thành hình tán màu nâu đỏ ở ngọn thân. Quả 3 cạnh, màu xám. Loại mọc ở ven biển (hải hương phụ) có chất lượng tốt hơn. Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi, tái sinh mạnh, rất khó trừ diệt. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Ðào thân và rễ về, vun thành đống, đốt cho cháy hết rễ con, rửa sạch, phơi khô. Ðể nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu, nước muối và rượu (hương phụ tứ chế). Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,5 - 1,2% gồm cyperen, cyperol, (-cyperon, vết cineol và L-(-pinen. Tinh bột. Công dụng : Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu, ỉa chảy. Ngày 6 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc rượu thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ích mẫu, ngải cứu. É TÍA ( OCIMUM SANCTUM ) Tên cây : Hương nhu tía, é tía, é đỏ. Mô tả : Cây nhỏ, sống hàng năm hay sống dai, cao gần 1m. Thân, cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, thường màu nâu đỏ, có cuống khá dài, mép hơi khía răng, hai mặt đều có lông. Hoa màu tím hay trắng, mọc thành bông xim co ở đầu cành. Quả bế. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu. Phân bố : Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Có thể cất lấy tinh dầu. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu có eugenol, methyl eugenol, carvacrol, (-cymen, p-cymen, camphen, limonen, ( và (-pinen. Công dụng : Chữa cảm nắng, sốt nóng ớn lạnh, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, cước khí, thủy thũng. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc xông. Nước sắc dùng súc miệng, ngậm chữa hôi miệng (hương nhu 10g nấu sôi 15 phút với 200ml nước) HỒNG HOA ( carthamus tinctorius ) Mô tả cây : Cây thuộc thảo, cao 0,60-1m hay hơn, không có lông, thân trắng có vạch dọc. Lá mọc so le không có cuống, mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa gồm những đầu hợp lại thành ngù. Hoa màu đỏ cam đẹp, lá bắc có gai. Quả bế có 4 cạnh lồi nhỏ dài 6-7mm, rộng 4-5mm. Thành phần hoá học : Trong hồng hoa có chừng 0,3-0,6% chất gluxit gội là cactamin. Ngoài ra còn chứa một sắc tố màu vàng, tan trong nước và rượu. Dung dịch nước cất dể bị phân giải. Cactamin là một chất có tinh thể màu đỏ, khi tác dụng với HCl lạnh sẽ cho isocactamin, thuỷ phân sẽ cho glucoza và cactamidin. Tính vị, tác dụng : Theo đông y hồng hoa có vị cay, âm, vào hai kinh tâm và can. Có tác dụng phá huyết ứ, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết , thay chết trong bụng. Còn có tác dụng giải nhiệt ra mồ hôi. Công dụng : Trong đông y hồng hoa dùng chữa kinh nguỵêt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, bệnh kinh nguyệt xấu, bệnh mất kinh, bệnh khí hư, bệnh viêm dạ con, viêm buồng trứng, có khi dùng uống cho ra thai chết trong bụng. Còn dùng trong bệnh viêm phổi, và viêm dạ dày. Liều dùng trung bình mỗi ngày 3-8g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. HUYẾT GIÁC ( PLEOMELE COCHINCHINENSIS MERR ) Tên cây : Huyết giác, cây xó nhà, cau rừng, dứa dại, giáng ông, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái). Mô tả : Cây nhỏ, cao 2 - 4m. Thân thẳng. Một số thân già hóa gỗ ở gốc, rỗng giữa, màu đỏ nâu. Lá mọc tụ họp ở ngọn, hình dải, mép nguyên, có bẹ. Hoa màu lục vàng, mọc thành chùm kép ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, chứa một hạt. Phân bố : Cây mọc hoang ở núi đá vôi. Bộ phận dùng : Gốc hóa gỗ, màu đỏ nâu. Thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hoá học : Chưa có tài liệu nghiên cứu, chỉ mới biết rằng trong huyết giác có một chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trong ête, clorofoc và benzen. Công dụng : Thông huyết, tiêu viêm. Chữa ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê mỏi. Ngày 8 - 12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống. Còn được dùng ngoài, phối hợp với quế chi ngâm rượu để xoa bóp. HUYỀN HỒ ( CORYDALIS AMBIGUA ) Mô tả cây : Ðông bắc duyên hồ sách ( còn gội là duyên hồ sách ) cũng như sơn duyên hồ sách là những loại cỏ sống lâu năm, thân nhỏ, chỉ cao 20cm, lá kép xẻ lông chim. Hoa nở tháng năm, màu tím. Thành phần hoá học : Từ duyên hồ sách, người ta chiết được các ancaloit như corydalin, dehydrocorydalin, protin, corybolbin. Công dụng và liều dùng : Duyên hồ sách chủ yếu con được dùng trong y học cổ truyền. Theo YHCT, duyên hồ sách tính ôn, vị cay, hơi đắng, không độc vào kinh can, phế và tỳ. Có tính chất hoạt huyết, tán ứ, lợi khí, giảm đau, dùng trong những trường hợp đau bụng, khí hư . ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột , thuốc viên. HOÈ HOA ( SOPHARA JAPONICA ) Tên cây : Hòe, hòe hoa, hòe mễ, lài luồng (Tày). Mô tả : Cây nhỡ, cao 5 - 7m, có khi hơn. Thân cành luôn có màu lục, nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 13 - 17 lá chét, mặt dưới hơi có lông. Hoa nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu, nhẵn, thắt lại giữa các hạt, đầu có mũi nhọn dài. Hạt hơi dẹt, màu nâu vàng bóng. Phân bố : Cây được trồng nhiều nơi, nhất là Thái Bình. Bộ phận dùng : Nụ hoa và quả. Nụ hoa (không dùng loại hoa đã nở) thu hoạch vào tháng 5 - 8. Thành phần hóa học : Nụ hoa và quả chứa rutin : 8 - 30% (ở nụ hoa), sophoraflavonolosid, sophoricosid, sophorabiosid, D-maackiain glucosid và DL-maackiain. Lá có alcaloid cytisin. Hạt có dầu béo, nhiều acid linoleic, protein và chất nhầy. Công dụng : Thuốc hạ huyết áp và làm bền vững thành mạch. Thường dùng chữa huyết áp cao, phòng ngừa đứt mạch máu não, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ ra máu. Ngày dùng 0,5 - 3g dạng bột hoặc viên, 8 - 16g thuốc hãm hay sắc. BỒ HOÀNG ( TYPHA ORIENTALIS ) Mô tả cây : Cây cỏ nến là một thứ cỏ cao từ 1,50 đến 3m, có thân rễ. Lá dài, hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, hợp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm, nằm trên cùng một trục chung. Bông đực ở trên ,bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc bởi những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn. Quả nhỏ hình thoi, khi chín nở theo chiều dọc. Thành Phần hoá học : Trong bồ hoàng có một flavonozit khi thuỷ phân sẽ cho isoramnetin, ngoài ra còn chất mỡ 10-30% và chất xitosterin 13%. Tính vị, tác dụng : Vị ngọt nhạt, tính bình. Ðể sống thì có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, thông huyết ứ, kinh bế. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Còn có tác dụng làm co bớp dạ con, góc rễ được sử dụng làm thuốc săn da và lợi tiểu. Công dụng : Từ thời thượng cổ, ở nhiều nước, người ta đã dùng phấn hoa cỏ nến làm thuốc lợi tiểu và săn da. Nay được dùng trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, có thai ra huyết, chữa bạch đới, ứ huyết do té ngã hoặc đánh đập chấn thương. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. HẬU PHÁC ( MAGNOLIA OFFCINALIS REHDET ) Mô tả cây : Hậu phác là một cây to, cao từ 7-15m, vỏ thân tím nâu. Lá mọc so le, cuống to, mập dài từ 2,4- 4,4cm, không lông, phiến lá hình trứng thuôn dài 22-40cm, rộng từ 10-20cm, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp lại. Hoa màu trắng, thơm, đường kính có thể tới 12cm, cuống hoa to thô. Quả kép, hình trứng dài 9-12cm, đường từ 5-6,5cm. Thành phần hoá học : Trong hậu phát của Trung Quốc người ta lấy ra được chừng 5% phenol gội là magnolola. Ngoài ra còn có 1% tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là machilola. Năm 1951 và 1952, Masao và tomita đã chiết được từ một loại hậu phác Nhật Bản. Một chất có tinh thể gội là magnocurarin. Tính vị, tác dụng : Hậu phác là một vị thuốc dùng trong đông y. Theo đông y hậu phác có vị đắng cay, tính ôn, không độc, vào 3 kinh tỳ, vị và đại trường. Công dụng : Chủ trị bệnh đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa, đại tiên bí, táo. Theo đông y người tỳ vị hư nhược, chân nguyên bất túc, phụ nữ có thai không dùng. liều dùng trong ngày 6-12 g dưới dạng thuốc sắc. Mới đây tại Trung Quốc người ta ta phát hiện tác dụng kháng sinh của nước sắc hậu phác đối với vi trùng thương hàn, thổ tả, staphylococ, streptococ và lỵ shiga. HOẮC HƯƠNG ( POGOSTEMON CABLIN ) Tên cây : Hoắc hương. Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30 - 60cm. Thân vuông, màu nâu tím, gốc hóa gỗ. Lá mọc đối, phiến lá hơi dày, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành (rất ít khi thấy). Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm. Loài Agastache rugosus (Fisch. et Mey.) Kuntze (hoắc hương núi, thổ hoắc hương) cũng được dùng. Phân bố : Cây được trồng để lấy lá làm thuốc. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu, trong tinh dầu có benzaldehyd, eugenol, anhydrid cinnamic, (-patchoulen, (-guaien, (-bulnesen, (-terpinen, cadinen và patchouli alcol. Công dụng : Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa đau bụng, ỉa chảy, cảm, cúm, sốt, nhức đầu, ho, khó tiêu, sôi bụng, nôn oẹ, ợ khan, hôi miệng, đau mình mẩy. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc bột, thuốc hãm hoặc thuốc sắc. HÀ THỦ Ô ĐỎ ( POLYGONUM MULTIFLORUM THUNB ) Tên cây : Hà thủ ô đỏ, dạ giao đằng, má ỏn, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao). Mô tả : Dây leo bằng thân quấn. Thân cành và cuống lá màu đỏ tím. Rễ củ to nạc, màu đỏ nâu. Lá hình tim nhọn, mọc so le, bẹ chìa hình ống, mỏng. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả hình 3 cạnh, có cánh. Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng núi cao. Trồng được ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Rễ, thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, bổ ra, đồ rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng nấu với nước đậu đen đến khi rễ có màu đen, thái mỏng, phơi khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa rhaponticin (rhapontin, ponticin), acid chrysophanic, emodin, physcion, rhein và acid polygonic. Công dụng : Bổ máu, chống viêm. Chữa thận suy, yếu gan, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa, đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu ngày làm đen râu, trẻ lâu. Ngày 12 - 20g dạng thuốc sắc, rượu thuốc. HOÀNG KỲ (ASTRAGALUS MEMBRANACEUS BUNGE ) Mô tả cây : Cây thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50-70cm. Rể hình trụ, đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, có lông trắng min ở mặt dưới. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5-20 hoa màu vàng tươi. Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt ngoài có lông ngắn, hạt hình thận màu đen. Thành phần hoá học : Củ hoàng kỳ chứa sacchorose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm, còn có cholin, betain, nhiều loại axit amin, calycosin, astragaloside. Tính vị, tác dụng : Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hãn. Công dụng : Dùng sống chữa bệnh tiểu đường, đái đục, buốt, lở loét, phù thủng, phong thấp, trúng phong, bán thân bật toại, tẩm mật sao dùng bổ khí thăng dương, làm hưng phấn, tăng lực. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dưới dạng thuốc sắc. . HOÀNG NÀN ( STRYCHNOS WALLICHIANA ) Tên cây : Hoàng nàn, mã tiền lá quế, vỏ doãn. Mô tả : Dây leo, thân gỗ, có móc hoặc tua cuốn đơn hay kép. Lá mọc đối, có 3 gân. Cụm hoa hình chùy dạng ngù, mọc ở đầu những cành nhỏ. Hoa màu vàng nhạt. Quả thịt hình cầu, đường kính 4 - 7cm, có nhiều hạt dẹt. Hạt có lông mượt màu vàng ánh bạc. Tránh nhầm lẫn với nhiều loài Strychnos khác, cũng dạng dây leo. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi. Bộ phận dùng : Vỏ thân và vỏ cành. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,23%, strychnin 2,37 - 2,43%, brucin 2,8%. Công dụng : Chữa thấp khớp, đau nhức xương, chân tay co quắp tê cứng, đau lưng, đau hông, đau bụng, ỉa chảy. Còn làm cường dương. Uống tối đa 1 lần : 0,1g; 24 giờ : 0,40g dạng bột. Dùng ngoài chữa ghẻ, hủi và một số bệnh ngoài da khó chữa. Thuốc độc, không có kinh nghiệm không dùng. HY THIÊM THẢO ( SIEGESBECKIA ORIENTALIS ) Tên cây : Hy thiêm, cỏ đĩ, cỏ bà a, chó đẻ hoa vàng, cứt lợn, nhả khỉ cáy (Tày), co boóng bo (Thái). Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, cao 30 - 60cm. Thân cành có lông. Lá mọc đối, hình quả trám, mép có răng cưa thô, 3 gân chính tỏa từ gốc. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Lá bắc có lông dính. Quả bế, hình trứng, nhẵn, màu đen. Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi, thường gặp ở những nơi ẩm mát, có bóng râm. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa chất đắng, tinh dầu, darutin, diterpen. Công dụng : Chống viêm. Chữa thấp khớp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, lưng gối đau, mụn nhọt, lở ngứa, rắn cắn, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 10 - 15g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc hoàn tán. Dùng ngoài, lá giã đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ong đốt, rắn cắn. ÍCH MẪU ( LEONURUS HETEROPHYLLUS ) Mô tả cây : Cây ích mẫu có tên như vậy vì có ích cho người mẹ. Tên leonurus do chữ Hy Lạp leon là sư tử, oura là đuôi, hyterophyllus là lá có hình dạng biến đổi, vì cây ích mẫu giống đuôi con sư tử có lá hình dạng thay đổi. Ích mẫu là loại cỏ sống 1-2 năm, cao 0,6-1. Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn. Lá mọc đối, tỳ theo lá mọc ở gốc, giửa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu, lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẽ sâu thành 3 thuỳ, trên mỗi thuỳ lại có răng cưa thưa, lá trên cùng phần lớn không chia thuỳ và hầu như không cuống. Hoa mọc vòng ở kẻ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Quả nhỏ, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu . ngoài cây ích mẫu trên, cần chú ý phát hiện và phân biệt cây ích mẫu leonurus siribicus, vì cây nầy khác cây ích mẫu nói trên hoa to hơn, dài hơn, lá phía trên vẫn chia 3 thuỳ. Thành phần hoá học : Cây ich mẫu leonurus hetorophyllus chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ chúng tôi thấy phản ứng ancaloit và tanin, flavvonozit. Từ cây ích mẫu leonurus sibiricus. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chiết từ cây ích mẫu trên 5 chất có tinh thể. Hai chất đầu là ancaloit và gội là leonurin và 3 chất sau không phải là ancaloit. Gần đây người ta thấy trong ích mẫu có 3 flavonozit, một trong 3 flavonozit được xác định là rutin, một glucozit có cấu tạo steroit, một tanin, trong toàn cây có leocacdin cùng cấu trúc với stachydrin, một ít tinh dầu. Ancaloit không có tác dụng chữa bệnh. Tính vị, tác dụng : Theo sách cổ ích mẫu có tính chất : vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết đều kinh, những người có đồng tử mở rộng không được dùng. Công dụng : Từ lâu ích mẫu được nhân dân ta dùng chữa bệnh phụ nữ. Nhất là đối với phụ nữ sau khi sanh nở. Thường ích mẫu được dùng trong trường hợp đẻ xong rong kinh, chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều. Còn dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tim hẹp nhẹ, chữa lỵ. Quả ích mẫu dùng với tên sung quí tử làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống. Dùng ngoài thân và quả ích mẫu giã đắp hay sắc lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa. Liều dùng hằng ngày 6-12 dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dùng với liều 6-12g dưới dạng thuốc sắc. ÍCH TRÍ NHÂN ( ALPINIA OXYPHYLLA MIQ ) Mô tả cây : Ích trí nhân là một loại cỏ sống lâu năm, cao 1,5 đến 2m, toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33cm, rộng 3-6cm. Cụm hoa hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng có đốm tím. Quả hình cầu, đường kính 1,5cm, khi chín có màu vàng xanh, hạt nhiều cạnh, màu nâu đen. Thành phần hoá học : Trong ích trí nhân có chừng 0,7 % tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là tecpen, sesquitecpen và sesquitecpenancola. Năm 1958, hệ dược thuộc viện y học Bắc Kinh đã thấy trong ích trí nhân có chừng 1,71% chất saponin. Tính vị, tác dụng : Ích trí nhân mới thấy trong phạm vi đông y. theo đông y ích trí nhân có vị cay, tính ôn, có tác dụng làm ấm thận, vị. Công dụng : Dùng làm thuốc trị đái dầm, cầm đi ỉa lỏng, di mộng tinh, bổ dạ dày. KÉ ĐẦU NGỰA ( XANTHIUM STRUMARIUM ) Tên cây : Ké đầu ngựa, thương nhĩ, phắt ma, mác nhàng (Tày). Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, cao 40 - 70cm. Thân màu lục, có khía, đôi khi có những chấm màu nâu tím. Lá mọc so le, chia thùy không đều, mép khía răng, có lông ngắn và cứng. Cụm hoa hình đầu mọc tụ tập ở kẽ lá. Quả hình trứng, có móc. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đường, bãi trống, ruộng hoang. Bộ phận dùng : Quả. Thu hái khi quả chưa ngã màu vàng. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Quả chứa alcaloid, sesquiterpen, lacton (xanthinin, xanthimin, xanthatin), dầu béo. Lá chứa iod : 200 microgram trong 1g lá. Trong quả là 220 - 230 microgram/1g quả. Công dụng : Chống dị ứng, chống viêm. Chữa mụn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc, bướu cổ, đau khớp, thấp khớp, tay chân đau co rút, đau đầu, viêm mũi chảy nước hôi, đau họng, lỵ. Ngày 6 - 12g thuốc sắc, cao hoặc viên. Nước sắc quả ngậm chữa đau răng, bôi chữa nấm tóc, hắc lào. KEO GIẬU ( LEOCAENA GLAUCA Tên cây : Keo giậu, cây keo, bồ kết đại, bọ chét, bình linh, phắc căn thin (Tày). Mô tả : Cây nhỏ, cao vài mét. Lá kép hai lần lông chim, gồm nhiều lá chét nhỏ. Hoa màu trắng, tụ họp thành hình chùy ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt và mỏng. Hạt nhẵn, màu nâu sẫm. Phân bố : Cây mọc hoang và thường được trồng làm hàng rào, làm rào che chắn cho cây cà phê, làm phân xanh. Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái quả già vào mùa hạ, thu. Tách vỏ quả lấy hạt. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Hạt chứa dầu béo gồm các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic, behenic, lignoceric; alcaloid, leucenin (leucenol) : 3 - 5%. Lá có tanin, quercitrin và alcaloid. Công dụng : Hạt keo giậu dùng làm thuốc tẩy giun đũa. Người lớn : 25 - 50g, trẻ em tùy tuổi : 5 - 20g một ngày. Uống liền 3 ngày, đôi khi 5 ngày, vào buổi sáng lúc đói. Dùng hạt tán sau khi rang khô hoặc thêm đường làm thành bánh; đôi khi dùng tươi. KHÚC KHẮC ( SMILAX GLABRA ) Tên cây : Khúc khắc, dây kim cang, củ cun, kim cang mỡ, dây nâu. Mô tả : Cây leo, thân mềm, không gai. Lá hình trứng, gốc hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình táng, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả hình tròn, đường kính 8 - 10mm, khi chín màu đen, có 2 - 4 hạt hình trứng. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và trung du. Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ củ chứa saponin, tanin, chất nhựa. Công dụng : Chống viêm, chống dị ứng. Chữa thấp khớp, đau xương, đau lưng, đau khớp, mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân. Ngày dùng 15 - 30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc thuốc bột, viên. KHÚNG KHÉNG ( CONCRETIO SILICEA ) Tên cây : Khúng khéng, vạn thọ, chỉ cụ, kê trảo. Mô tả : Cây gỗ, cao 7 - 10m. Cành non có lông và nốt sần. Lá mọc so le, có cuống dài, 3 gân tỏa từ gốc lá, mép khía răng nhọn. Hoa màu lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên hoặc màu nâu hồng, vị ngọt, ăn được. Hạt tròn dẹt. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ phận dùng : Quả và nhánh con mang quả. Thu hái khi quả chín. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Quả chứa đường glucosa, fructosa, sucrosa và muối kali nitrat, kali malat. Công dụng : Thuốc bổ, giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, cơ thể gầy yếu, khát nước, khô cổ. Ngày 3 - 5g ngâm rượu uống. KINH GIỚI ( ELSHOLTZIA CRISTATA ) Tên cây : Kinh giới, khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái). Mô tả : Cây nhỏ, cao 40 - 60cm. Thân vuông, có lông mịn. Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu tím nhạt, hoặc hồng tía mọc thành bông lệch ở đầu cành. Quả bế, thuôn nhẵn. Toàn cây có mùi thơm. Phân bố : Cây được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Cành lá và cụm hoa. Thu hái vào lúc cây đang ra hoa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu trong có các ceton của elsholtzia. Công dụng : Chữa cảm sốt, nhức đầu, sởi, cúm, đau xương, viêm họng, mụn nhọt, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Ngày 10 - 16g cây khô hoặc 20 - 30g cây tươi dạng thuốc sắc hoặc xông. Có thể giã nát cây tươi vắt nước uống. Sao đen khi dùng để cầm máu. KIM NGÂN ( LONICERA JAPONICA ) Tên cây : Kim ngân, dây nhẫn đông, chừa giang khằm (Thái), bjoóc kim ngần (Tày). Mô tả : Dây leo bằng thân quấn, có lông mềm. Thân màu đỏ nâu. Lá mọc đối, có lông. Hoa mọc đôi một ở kẽ lá gần ngọn, khi mới nở màu trắng, sau màu vàng, thơm. Quả hình cầu màu đen. Các loài Lonicera dasystyla Rehd., L. confusa L. (dùng cả cây), L. macrantha DC., L. cambodiana Pierre (dùng hoa) cũng gọi là kim ngân và được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Thân mang lá, thu hái quanh năm. Hoa hái lúc mới chớm nở. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tanin, saponin, luteolin, inositol, carotenoid cryptoxanthin. Công dụng : Kháng khuẩn, chống dị ứng. Dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai, rôm sảy. Ngày 4 - 8g hoa hoặc 10 - 20g thân mang lá, dưới dạng thuốc sắc thuốc hãm, cao thuốc hoặc ngâm rượu. KHA TỬ (chiêu liêu ) ( TERMINALIA CHEBULA RETZ ) Mô tả cây : Chiêu là một cây to cao chừng 15-20m, có vỏ màu đen nhạt trên có những vạch nứt dọc. Lá mọc đối cuống rất ngắn, hình trứng, phía cuống tròn hơi thon, đầu nhọn, dài chừng 15-20cm, rộng 7-15cm, dai, hơi có lông mềm trên cả hai mặt, sau thì nhẵn, ở đầu cuống có hai tuyến nhỏ hình mắt cua. Hoa mọc thành bông, nhỏ, màu trắng, lưỡng tính, mùi thơm, mọc ở đầu cành hai kẽ lá, cuống ngắn, trên có phủ lông màu vàng nhạt. Quả hình trứng thon, dài 3-4cm, rộng 22-25mm, hai đầu tù, không có dìa, có 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, thịt đen nhạt, khô, cứng hoặc chắc. Hạch cứng hơi hình 5 cạnh, dày chừng 10-15mm, 1 hạt, lá mầm cuốn. Thành phần hoá học : Trong vỏ có khoảng 30% chất săn da mà chất đặc trưng là asid chebulinic, chebulin, asid chebulagic, tarehebin, assid shikimic, còn có 20-40% tanin, với assid ellagic, asid gallic, asid quinic, sennoside A và tannase. Trong nhân có 3-7% chất dầu màu vàng, trong suốt, nửa khô. Tính vị, tác dụng : Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột. Quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh. Hợp chất chebulin trong quả có tác dụng chống co thắt tương tự papavirin. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu và cường tim. Công dụng : Quả chiêu liêu hay kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lâu ngày, chữa lỵ kinh niên, còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, ra mồ hôi trộm, trỉ, xích bạch đới. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc hay thuốc viên. 3-6 quả loại trung đủ để xổ, do vậy không dùng quá liều. Những lá bị sâu chích và tạo ra những mụn lồi dạng sừng, dẹp và rỗng có thể dùng trị ỉa chảy và lỵ của trẻ em. Trẻ nhỏ 1 tuổi dùng liều 0,5g cứ 3 giờ uống một lần. KÊ HUYẾT ÐẰNG ( MILLETIA NITIDA BENTH ) Mô tả cây : Cây kê huyết đằng là một loại dây leo, lá mọc so le, kép, thường gồm 5 lá chét, cuống lá dài chừng 3-5mm, phiến lá chét dài chừng 4-9cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa dài và to hơn các lá chét bên. Gân chính và gân phụ đều nổi rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa thành chùm mọc ở đầu cành hay ở kẻ các lá đầu cành, cụm hoa dài chừng 14cm. Trục cụm hoa có lông mịn, hoa màu tím, đài hình chuông, tràng hoa hình cánh bướm. Quả giáp dài 7-15cm, rộng 1,5 - 2cm, đầu quả hẹp lại và thường thành hình mỏ chim, trên mặt có lông phủ mịn màu vàng nhạt. Hoa 3-5, đường kính ước 12mm, màu đen nâu. Mùa hoa vào các tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Thành phần hoá học : Cây kê huyết đằng chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Chúng tôi thấy có rất nhiều tanin. Tính vị, tác dụng : Kê huyết đằng có vị đắng tính ôn, có tác dụng bổ huyết, hành huyết, thông kinh lạc, khoẻ gân cốt. Công dụng : Kê huyết đằng dùng chữa đau lưng, đau mình, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. KHƯƠNG HOÀNG ( CURCUMA LONGA ) Tên cây : Nghệ, nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lương (Tày). Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1m; thường lụi vào mùa khô. Thân rễ nạc, phân nhánh có màu vàng và mùi hắc. Lá to, có bẹ, mọc so le. Hoa màu vàng, thành bông hình trụ ở ngọn. Lá bắc màu lục hoặc pha hồng ở đầu. Phân bố : Cây được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào tháng 11 - 12. Bỏ thân và lá. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa chất màu, curcumin, tinh dầu gồm các sesquiterpen : zingiberen, D-(-phellandren, turmeron, dehydroturmeron, (-(-alantolactone, curcumen, cineol. Công dụng : Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tích máu sau đẻ, ngã tổn thương tụ máu, thấp khớp, tay chân đau nhức, mụn nhọt, ghẻ lở. Ngày 3 - 12g, dạng bột, sắc. Dùng ngoài bôi vết thương mới lành để chống sẹo. KIM TIỀN THẢO ( DESMODIUM STYRACIFOLIUM ) Mô tả cây : Cây cỏ cao 30-50cm, mọc bò. Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng. Lá mọc so le, gồm một hoặc ba lá chét tròn dài 1,8-3,4cm rộng 2,5-3cm, do đó có tên đồng tiền, mặt dưới có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rỏ. Hoa màu tía, mọc thành chùm xim ở kẻ lá. Quả đậu nhỏ, giữa các hạt thắt lại. Thành phần hoá học : Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Công dụng và liều dùng : Thuốc dùng theo kinh nghiệm dân gian, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu. Ngày dùng 10-30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. KÊ NỘI KIM ( CORIUM STOMACHICHUM GALLI ) Nguồn gốc : Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề hay dạ dày con gà Gallus domesticus Brisson thuộc họ phasisnidae. Khi giết gà người ta lập tức mổ mề gà, bóc ngay lấy màng rồi mới rửa sạch phơi khô. Có người nói không rửa, nhưng thực tế phải rửa nhưng phải nhè tay để thức ăn còn sót lại trôi hết. Màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có những vết nhăn dọc, chất dòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ vụn có cạnh bóng. Toàn màng mề gà dài chừng 3,5cm, rộng 3cm, dầy chừng 5mm. Quanh năm có thể thu hoạch, dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Thành phần hoá học : Trong kê nội kim có chất protit và chất vị kích tố. Các chất khác chưa rõ. Tính vị, tác dụng : Tài liệu cổ ghi kê nội kim vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng tiêu thuỷ cốc, lý tỳ vị. Công dụng : Kê nội kim là một vị thuốc cổ truyền trong nhân dân Việt Nam và Trung Quốc. Người ta dùng kê nội kim trong những trường hợp đau bụng, ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa, bệnh lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt. Liều dùng mỗi ngày uống 2-5g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. KHIẾM THỰC ( EURYALE FEROX SALISB ) Mô tả cây : Khiếm thực chính thức là một cây mọc ở đầm ao, sống hằng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có hai hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu chất xốp màu tím hông bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen. Thành phần hoá học : Theo thực vật học tạp chí Trung Quốc, trong khiếm thực có nhiều tinh bột và catalaza. Theo phân tích của hệ dinh dưỡng thuộc sơ vệ sinh Trung ương thì trong khiếm thực có 4,4% chất protit, 0,2% chất béo, 32% hydrat cacbon, 0,009% chất canxi, 0,11% photpho, 0,004% sắt,0,006% vitamin C. Công dụng và liều dùng : Ngoài công dụng làm thức ăn, trong đông y khiếm thức còn được coi là một vị thuốc bổ, làm săn, có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối, còn có tác dụng chữa dị tinh, đi đái nhiều, phụ nữ khí hư bạch đới. Liều dùng ngày uống 10-30g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hoặc thuốc bột. KIM ANH TỬ ( ROSA LAEVIGATA MICHX ) Tên cây : Kim anh, mác nam coi (Tày), thích lê tử, đường quán tử. KHƯƠNG HOẠT ( RHIZOMA NOTOPTERYGII ) Mô tả cây : Khương hoạt là một cây sống lâu năm, toàn cây có mùi thơm đặc biệt, thân rể to thô, có đốt. Thân cây cao từ 0,5-1m, không phân nhánh, thân phía dưới hơi màu tím, lá mọc so le, kép lông chim, phiến lá chia thuỳ, mép có răng cưa, mặt trên màu tím nhạt, mặt dưới màu xanh nhạt, phiá dưới cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ, màu trắng, hoa họp thành hình tán kép. Quả bế đôi hình thoi dẹp, màu nâu đen, 2 mép và ở lưng phát triển thành dìa Thành phần hoá học : Trong khương hoạt có tinh dầu, các hoạt chất khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu Tính vị, tác dụng : Khương hoạt chỉ mới thấy dùng trong phạm vi đông y. theo các tài liệu cổ ghi chép thì khương hoạt và độc hoạt có cùng một công dụng. Khương hoạt ngọt, đắng, bình, không độc. Khương hoạt mạnh hơn đi thẳng lên đỉnh đầu, chạy ngang cánh tay trừ phong, chữa tê, chứng thuỷ thấp. Công dụng: Khương hoạt có công dụng phát biểu đi lên thượng tiêu, các chứng du phong nhức đầu, đau nhức các khớp xương,thân lạnh cảm mạo phong hàn, sốt không ra mồ hôi, gân xương đau nhức. Ngày dùng 4- 8g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc rượu. LÁ LỐT ( PIPER LOLOT ) Tên cây : Lá lốt, tất bát, phjăc pat, bâu pát (Tày). LẠC TIÊN ( PASSIFLORA FOETIDA ) Tên cây : Lạc tiên, dây nhãn lồng, chùm bao, dây lưỡi, co hồng tiên (Thái), tây phan liên, mác quánh mon (Tày). LỰU ( PUNICA GRANATUM ) Tên cây : Lựu, an thạch lựu, mác lìu (Tày). LIÊN KIỀU ( FORSYTHIA SUSPENSA ) Mô tả cây : Liên kiều là một cây cao từ 2-4m. cành non gần như 4 cạnh có nhiều đốt, giưã các đốt thân rỗng, bì không rõ. Lá đơn mọc đối hoặc có khi mọc thành vòng 3 lá, cuống dài 0,80-2cm, phiến lá hình trứng, dài 3-7cm, rộng 2-4cm, mép có răng cưa không đều, chất lá hơi dài. Hoa màu vàng tươi. Ðài và tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thuỳ, 2 nhị thấp hơn tràng, nhuỵ có2 nuốm. Quả khô, hình trứng dẹt, dài 1,5-2cm, rộng 0,5-1cm, hai bên có cạnh lồi, đầu nhọn, khi chín nở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hay chỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Trong quả có nhiều hạt, nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại một ít. Mùa hoa tại Trung Quốc, tháng 3-5, mùa quả tháng 7-8. Thành phần hoá học : Theo nghiên cứu sơ bộ cửa hệ dược học, viện nghiên cứu y học Bắc kinh thì trong thanh liên kiều có chừng 4,89% saponin và o,20% ancaloit. Theo Tăng Quảng Phương thì trong liên liều có một glucozit gọi là phylirin, saponin, vitamin P và tinh dầu. Tính vị, tác dụng : Theo đông y liên kiều vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tam tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng. Công dụng : Liên kiều dùng chữa những trường hợp vi huyết quản dể vỡ đứt, chữa mụn nhọt, ghẻ lở, giải độc, tràng nhạc. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa nôn mửa, thống kinh nguyệt. Ngày dùng 6-12g hoặc với liều 10-30g. dùng dứơi hình thức thuốc sắc để uống hay rửa ngoài. VÔNG NEM ( ERITHRINA VARIEGATA ) Tên cây : Vông nem, lá vông, hải đồng, thích đồng, co toóng lang (Thái), bơ tòng (Tày). LÔ HỘI ( ALOE SP ) Mô tả cây : lô hội có nhiều loài khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một loài ở nước ta và một số loài thông dụng. Lô hội là một cây có thân hoá gỗ, ngắn, to thô. Lá không cuống, mọc thành vành rất sít nhau, dày mẫm, hình 3 cạnh, mép dầy mép có răng cưa thô cứng và thưa dài 30-50cm, rộng 5-10cm, dày 1-2cm, ở phía cuống. Cụm hoa dài chừng 1m, mọc thành chùm dài mang hoa màu vàng xanh lục nhạt lúc đầu mọc đứng, sau rũ xuống, dài 3-4cm. Quả nang, hình trứng thuôn, lúc đầu xanh sau nâu dai. Tại miền Bắc có trồng một loại lô hội trước đây được xác định là Aloe perfoliata L. chủ yếu là làm cảnh, có lá ngắn hơn chỉ đo được chừng 15-20cm, chưa thấy ra hoa kết quả. Thành phần hoá học : Tuỳ theo nguồn gốc, lô hội có thành phần khác nhau, nhưng căn bản có những chất sau đây: Tinh dầu màu vàng, độ sôi 2660- 2710, cho lô hội mùi đặc biệt. Ít quan trọng ve ?ặt tác dụng dược lý. Nhưal 12-13%. Có tác giả cho rằng nhựa nầy không có tác dụng tẩy, nhưng có tác giả cho rằng có tác dụng tẩy. Hoạt chất chủ yếu là chất aloin. Aloin không phải là một chất thuần nhất mà là gồm những antraglucozit có tinh thể, vị đắng có tác dụng tẩy. Tỷ lệ aloni thay đổi tỳ theo nguồn gốc lô hội. Thông thường tỷ lệ đó là 16- 20%. Perrier có định lượng aloin trong lô hội Việt Nam thì thấy tỷ lệ nầy lên tới 26%. Cũng có tác giả không cho aloin là hoạt chất tẩy độc nhất vì nhiều loại lô hội có cùng một lượng aloin mà lại có tác dụng tẩy khác nhau. Bên cạnh aloin có tinh thể, còn có những chất không có tinh thể và aloeemođin tự do. Tuỳ theo nguồn gốc lô hội, aloin mang tên khác nhau và có cấu tạo hơi khác nhau. Ví dụ trong lô hội vùng miền nam châu Phi thì aloin gội là bacbaloin. Bacbaloin thuỷ phân sẽ cho d.arabinoza và aloe.cmođin-anthranol. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ lô hội vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh, tỳ, vị và đại trường. Có tác dụng sát trùng, thông tiện, thanh nhiệt, lương can. Công dụng : lô hội dùng chữa trẻ con cam tích, kinh giản, táo bón. Người tỳ vị hư nhược, sinh tả và phụ nữ có thai không dùng được. Hiện nay với liều lượng nhỏ dùng giúp sự tiêu hoá, ăn uống không tiêu. Với liều lớn dùng làm thuốc chữa những bệnh nhức đầu khó chữa, sung huyết phổi, sung huyết các tạng. Còn dùng làm thuốc tẩy hay nhuận tràng. Nên dùng sau bửa ăn tác dụng dịu và mau hơn. Không dùng được cho trẻ con,phụ nữ có thai, lồi đơm. Liều dùng hằng ngày giúp sự tiêu hoá 0,05-0,1g. Tẩy 0,15-2g. dưới dạng thuốc viên hay nhũ dịch. LIÊN TÂM ( NELUMBO NUCIFERA GAERTN ) Mô tả cây : Sen là một cây mọc ở dưới nước, thân rể hình trụ mọc ở trong bùn thường gội là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được, lá ( liên diệp) mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân tỏa tròn. Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. đài 3-5, màu lục. Tràng gồm rất mhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn hai ô, nức theo một kẽ dọc. Trung đới mọc dài ra thành một phần hình màu trắng thường gội là gạo sen dùng để ướp chè. Nhiều lá noãn rời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gội là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-2 tiểu noãn. Quả (thường gội là hạt sen) chứa một hạt ( liên nhục ) không nội nhũ. Hai lá mầm dầy. Chòi mầm ( liên tâm) gồm 4 lá non gập vào phía trong. Thành phần hoá học : Trong liên tâm có asparagin và một ít ancaloit chừng 0,06% nelumbin là một chất màu trắng có vị đắng, thể đặc cứng dòn ở độ 40-50 độ C, trên 65 độ C là một chất sền sệt, dễ tan trong rượu, trong clorofoc, ête etylic, axeton, axit loãng và cồn amylic, nhưng gần như không tan trong ête dầu hoả, cho kết tủa với các thuốc thử ancaloit. Theo dược tài học trong liên tâm có 0,4% liensinin. Liên tâm cũng chứa nhiều ancaloit. Liensinin, izoliensinin, neferin, lotusin, metylcoripalin, nuxiferin, pronuxiferin, demetylcoclaurin. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ tâm sen vị đắng, tính hàn. Có tác dụng thanh tâm khử nhiệt, dùng chữa tâm phiền, thổ huyết. Công dụng : Dùng chữa tim hồi hợp, mất ngủ, di mộng tinh. Ngày uống 4-10g tâm sen khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha, có thể thêm đương cho dể uống. LONG NHÃN ( EUPHORIA LONGANA LAMK ) Mô tả cây : Cây nhãn cao 5-7m. lá rườm ra, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5-9 lá chét hẹp, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm, mùa xuân vào các tháng 2-3-4 có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, dài 5-6răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2- 3 ô. Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh có áo hạt trắng bao bọc. Thành phần hoá học : Cùi nhãn khi tươi có 77,15% nước, độ tro 0,001%, chất béo 0,13%, prôtit 1,47%, hợp chất có ni tơ tan trong nước 20,55% ường sacaroza 12,25%, vitamin A và B. Cùi khô chứa 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, độ tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có glucoza 26,91%, sacaroza 0,22%, axit taetric 1,26%, chất có nitơ 6,309%. Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Trong chất béo có axit xyclopropanoit và axit dihydrosterculic khoảng 17,4%. Hạt nhãn cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng tán bột rắc lên vết thương chảy máu, hoặc trộn với dầu bôi lên vết bỏng. Trong lá nhãn có quexitin, quexitrin, tanin. Lá nhãn có vị ngọt tính bình, có tác dụng chữa cảm mạo, dưới liều 10-15 dưới dạng thuốc sắc. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ long nhãn vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí, dùng chữa huyết hư sinh hây quên, hồi hợp mất ngũ. Những người đầy bụng kém ăn không được dùng. Công dụng : Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhãn nhục là vị thuốc nhân dân dùng để bồi bổ, chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hốt hoảng, tthần kinh suy nhược, không ngũ được. Ngày dùng 9-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. MẦN TƯỚI ( EUPATORIUM STAECHADOSMUM ) Tên cây : Mần tưới, trạch lan, lan thảo, co phất phứ (Thái). Mô tả : Cây cỏ, có thể cao tới 1m; cành non màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc đối, phiến lá hẹp, nhọn đầu, mép có răng cưa, vò nát có mùi thơm hắc. Hoa hình đầu, màu tím nhạt, mọc thành ngù kép ở đầu cành hay kẽ lá. Quả bế nhỏ, màu đen. Tránh nhầm với cây bả đột (Eupatorium triplinerve Vahl.) có lá mép nguyên và 3 gân rõ. Phân bố : Cây được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc. Bộ phận dùng : Toàn thân. Thu hái vào mùa hạ trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Công dụng : Sát trùng, lợi tiểu, lợi tiêu hóa, điều kinh. Chữa sốt, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng, tích huyết sau đẻ, phù thũng, choáng váng, mụn nhọt, lở ngứa, chấn thương. Ngày 10 - 20g cây khô dạng thuốc sắc. Còn dùng cây tươi để diệt chấy, rận, rệp, bọ mạt, mọt. MÍA DÒ ( COSTUS SPECIOSUS ) Tên cây : Mía dò, dọt đắng, cát lồi, sẹ vòng, tậu chó, co ướng bôn (Thái), nó ưởng (Tày). Mô tả : Cây thân cỏ, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, có khi phân cành. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen. Các loài Costus speciosus Sm. var. argyrophyllus Wall. và Costus tonkinensis Gagnep. cũng được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang nhiều ở miền núi. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng ngọn và cành non. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa saponin steroid, thủy phân cho diosgenin, tigogenin. Công dụng : Tác dụng chống viêm. Chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin. MÒ MÂM XÔI ( CLERODENDRON FRAGRANS ) Tên cây : Mò mâm xôi, mò trắng, bấn trắng, ngọc nữ thơm, puồng pỉ (Tày), búng súi mía (Dao). Mô tả : Cây nhỏ, cao 0,5 - 1,5m; cành non vuông, có lông, lá mọc đối, có cuống dài và có lông ở cả hai mặt; mép lá khía răng hay uốn lượn. Hoa màu trắng, mọc ở đầu cành, tụ tập thành đầu như mâm xôi. Quả mọng, hình cầu, có đài tồn tại. Các loài xích đồng nam (C. squamatum Vahl); bạch đồng nữ (C. viscosum Vent.), ngọc nữ đỏ (C. paniculatum L.) cũng được dùng. Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hái vào tháng 7 - 8. Ðào cả cây, cắt bỏ thân lá, rễ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Công dụng : Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Chữa viêm tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, đau nhức xương, đau lưng, vàng da, huyết áp cao : Ngày 12 - 16g dạng sắc hoặc viên. Nước sắc còn dùng rửa, trị vết thương nhiễm trùng, bỏng, lỡ loét. MUỒNG TRÂU ( CASSIA ALATA ) Tên cây : Muồng trâu, cây lác MÙA CUA ( ALSTONIA SCHOLARIS ) Tên cây : Sữa, mùa cua, mò cua, mạy mản (Tày), co tin pất (Thái). MỨC HOA TRẮNG ( HOLARRHENA ANTIDYSENTERIA ) Tên cây : Mức hoa trắng, mộc hoa trắng, thừng mực lá to, sừng trâu, mộc vài (Tày), xi chào (K'ho), hồ liên. Mô tả : Cây gỗ, có thể cao tới hơn 10m; vỏ thân màu nâu, có nốt sần. Cành non có lông. Lá hình bầu dục to, gần như không cuống, mọc đối. Hoa màu trắng, mọc thành xim ngù ở kẽ lá hay đầu cành. Quả gồm hai đại, dài, mọc cong vào nhau. Hạt nhiều, màu nâu, có túm lông màu trắng ở đầu. Toàn cây có nhựa mủ. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và trung du. Bộ phận dùng : Vỏ cây. Thu hái vào tháng 2 - 3. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng hạt. Thành phần hóa học : Alcaloid : Conessin, norconessin, cónessimin, isoconessimin, kurchin, conimin, conamin, conkurchin, holarrhin, holarrhimin. Các chất khác : Gôm, nhựa, tanin, triterpen alcol, lupeol và (-sitosterol. Công dụng : Chữa lỵ amíp. Liều dùng 1 ngày : Vỏ cây khô 3 - 10g, hoặc hạt 3 - 6g, dưới dạng bột, cồn thuốc hoặc cao lỏng. Còn dùng dạng alcaloid toàn phần hoặc conessin. Dùng ngoài vỏ cây hoặc lá nấu nước tắm chữa ghẻ. Vỏ rễ giã ngâm rượu cùng với rễ hòe bôi ghẻ. MƯỚP XÁC ( CERBERA ODOLLAM ) Tên cây : Mướp sát, hải qua tử. Mô tả : Cây nhỡ, có khi cao tới 10m. Vỏ thân xù xì, dày; gỗ mềm. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn bóng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa hình xim ở đầu cành; hoa màu trắng, ở giữa màu hồng đỏ, có mùi thơm. Quả hạch, hình trái xoan, to. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng ven biển và hải đảo. Bộ phận dùng : Hạt, thu hái khi quả chín. Phơi khô; đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu. Hạt rất độc. Thành phần hóa học : Hạt chứa glucosid : Cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin. Công dụng : Dầu hạt bôi lên da chữa ghẻ, ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Các glucosid chiết được từ hạt dùng chữa bệnh suy tim. Có nơi dùng vỏ cây hoặc lá làm thuốc tẩy. Cần rất thận trọng vì độc. MƠ - Khổ Hạnh Nhân ( PRNUS ARMENIACA ) Tên cây : Mơ, mai, hạnh, má pheng (Thái), mác mòi (Tày). MƠ TAM THỂ ( PAEDERIA LANUGINOSA ) Tên cây : Mơ tam thể, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái). MA HOÀNG ( EPHEDRA SINICA STAPf ) Mô tả cây : Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, Mỗi đốt dài 3-6cm, trên có rảnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hoá thành vẩy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên lá màu tro trắng, đầu lá nhọn và cứng. Hoa đực, hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn. Quả thịt màu đỏ. Thành phần hoá học : Có Ephedrine, pseudoephedrine, norephedrine, ephedroxane, 2,3,5,6- tetraethylpyrezine. Tính vị, tác dụng : vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù. Công dụng: Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5-10g, dạng thuốc sắc. MẠN KINH TỬ (VITEX TRIFOLIA ) Tên cây : Mạn kinh, đẹn ba lá, quan âm, từ bi biển, mác nim (Tày). MÃ SĨ HIỆN ( PORTULACA OLERACEA ) Tên cây : Rau sam, mã xỉ hiện, phjắc bỉa, slổm ca (Tày). Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi. MẪU ÐƠN BÌ ( PEONIA SUFFRUTICOSA ) Mô tả cây : Mẫu đơn là một loại cây sống lâu năm, có thể cao 1-1,5m, rể phát triển thành củ. Lá mọc so le, thường chia thành 3 lá chét, lá chét giữa lại chia thành 3 thuỳ, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt vì có lông. Cuống dài 6-10cm. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, rất to, đường kính đạt tới 15-20cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng. Thành phần hoá học : trong mẫu đơn bì tươi có một glucozit, khi chất glucozit nầy tiếp xút với một chất men trong vỏ cây nầy, sẽ cho glucoza và paeonola là một chất phenola. Ngoài ra còn có axit benzoic, phitosterol. Chất paeonola đã được martin, nagai và yagi xác định là một chất p-metoxy- o-oxyaxetophenola. Paeonola có tinh thể hình kim, độ chảy 500 , mùi thơm vị cay, hơi tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng, tan trong ête, cồn, clorofoc, cacbon sunfua, benzen. Dung dịch paeonola trong rượu thêm clorua sắt III sẻ cho màu xanh tím đen. Năm 1958, viện y học Bắc kinh phân tích thấy trong mẫu đơn bì tứ xuyên có 5,66% glucoxit, 0,4% ancaloit, 12,54% saponin. Trong quả đơn bì có 3,58% glucozit. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ mẫu đơn bì có vị cay, đắng, tính hơi hàn, vào 4 kinh tâm, can, thận và tâm bào. Có tác dụng thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng chữa nhiệt nhập doanh phận, phát cuồng kinh giản, thổ huyết, máu cam, lao nhiệt cốt trưng, bế kinh. Công dụng : Hiện nay mẫu đơn được dùng làm thuốc trấn kinh giảm đau, chữa nhác đầu, đau lưng, kinh nguyệt đau đớn, đau khớp. Còn dùng chữa kinh nguyệt không đều, những bệnh sau khi sinh nở. Ngày dùng 5-10g dạng thuốc sắc. MỘC HƯƠNG ( SAUSSUREA LAPPA C. B. CLARKE ) Mô tả cây : Cây thảo, sống lâu năm, rễ mập. Thân hình trụ rỗng, cao 1,5-2m. vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá mọc so le, phiến chia thuỳ không đều ở phía cuống, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, mép khía răng, có lông ở cả hai mặt nhất là ở mặt dưới, cuống dài 20-30cm. Các lá trên thân nhỏ dần và cuống cũng ngắn dần, lá trên ngọn hầu như không cuống, hầu như ôm lấy thân. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế hơi dẹt, màu nâu nhạt lẫn những đớm màu tím. Thành phần hoá học : Trong củ có costus lactone, dihypro- costus lactone, saussurea lactone, costunolide và dihydrocos- tunolide. Tính vị, tác dụng : Mộc hương có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích, nói chung nó có tác dụng làm tan ứ trệ, hoà tỳ vị, đuổi phong tà, tả khí hoả, phát hãn, giải cơ biểu. như thổ mộc hương. Còn có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả. Loại nướng có tác dụng hoà hoãn hành khí, trợ sức cho đại trường, chỉ tả lỵ. Công dụng : Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mữa, tiết tả di lỵ. Liều dùng 0,5-1g nhai nuốt hoặc mài với nước nống. Có khi dùng đến 3-6g sắc hoặc tán bột uống. MỘT DƯỢC ( COMMIPHORA MIRRHA ENGLER ) Mô tả : Một dược còn gọi là Myrrhe là chất gồm nhựa chích từ cây Commiphara momol Engler hay Commiphara abyssinica Engl, thuộc họ trám. Cây nầy chưa thấy ở nước ta. Trước đây ta nhập của Trung Quốc, nhưng bản thân Trung Quốc cũng nhập từ các nước tây châu phi, vùng hồng hải, somali, Abytsini, Ả rập. Thành phần hoá học : Thành phần chủ yếu của một dược gồm 28-40% nhựa và tinh dầu. 61% gôm, 3-4% tạp chất và một ít chất đắng. Tinh dầu một dược chứa axit tự do, axit axetic, axit panmitic, hay tinh dầu kết hợp, andehyt cuminic, eugenola, limonen, pinen, tecpen và dipenten. Nhựa một dược gồm 21-23% tan trong ête và 5% không tan trong ête. Phần tan chứa axit a và B myrrhololic. Phần không tan gồm hai nhựa resin phenolic, a và b hetabomyrrholola và axit commyphoric. Công dụng và liều dùng : Ðông y dùng một dược để chế một số cao dán nhọt có tính chất hoại huyết, giãm đau, tiêu thũng. Có khi dùng làm thuốc đều kinh. Tây y dùng trong công nghiệp nước hoa, thuốc bổ, trấn kinh. Uống trong với liều 0,20-2g. Ðông y dùng với liều từ 6-12g dưới dạng thuốc sắc. MỘC THÔNG ( ARISTOLOCHIA MANSHURIENSIS ) Mô tả cây : Cây mộc thông mã đậu linh - hay mộc thông ( hocquartia manshuriensis nakai hay aristolochia manshuriensis thuộc họ mộc hương ). Là một loại dây leo vào cây to, dài độ 6-7m, cành non có lông. Lá to, hình tim,mép nguyên, cuống lá dài. Hoa mọc ở kẻ lá, màu lục nhạt, trong có các đốm mầu tím. Quả màu xám mở ở trên đỉnh. Cây nầy chưa thấy ở Việt Nam. Tại Trung Quốc, cây nầy được dùng ở Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm. Trung Quốc còn dùng và bán sang ta các loại mộc thông sau đây: Tiểu mộc thông do cây clematis armandi franch. Thuộc họ Mao lương ( ranunculaceae ). Bạch mộc thông do cây akebia trifoliata ( thunb ) keidz var. australis ( diels ) rehd. Thuộc họ lardizabalaceae. Có tác giả xác định là akebia quinata ( thunb ) decne. Những cây sau được khai thác ở Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên v. v. Thành phần hoá học : Trong mộc thông người ta chiết ra được 0,091% chất có tinh thể màu vàng, độ chảy 281-2830C. Trong mộc thông Nhật Bản người ta đã lây ra được một loại glucozit gội akebin, khi thuỷ phân sẽ được akebigenin, glucoza và rhamnoza. Ngoài ra còn có hederagenin và axit oleanolic hay caryophylin. Tính vị, tác dụng : Theo tìa liệu cổ mộc thông có vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh tâm, phế, tiểu trương và bàng quang. Có tác dụng giáng tâm hoả, thanh phế nhiệt, lợi tiểu tiện, thông huyết mạch. Dùng chữa thấp nhiệt lâm bệnh. Công dụng : Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thuỷ thũng, it sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện nhiều không dùng được. Liều dùng hằng ngày từ 4-6g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. MẠCH NHA ( MALTUM ) Nguồn gốc: Mạch nha chính thức là hạt lúa mạch Hrdeum sativum Jess. Var . vulgare Hack hoặc một loài Hrdeum khác họ lúa poaceae cho mọc mầm, rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 600. Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẩn dùng hạt thóc tẻ ( thóc chiêm hay thóc mùa đều được ) Oryza sativa L. var . utilissima cùng họ để ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô, gội là cốc nha. Mới đây ta có nhập giống lúa mạch về trồng để chế bia nhưng chưa đủ dùng. Muốn có thóc nẩy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau khi ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để gĩư ẩm đều sau dài ngày hạt thóc nẩy mầm. Khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hay tán nhỏ, sảy hết trấu mà dùng. Thành phần hoá học : Trong mạch nha cũng như trong thóc nẩy mầm có tinh bột, chất béo, protit, đường mantoza, sacaroza, các men amylaza, vitamin B, C, lexitin. Công dụng và liều dùng: Mạch nha hay mầm thóc do chứa các men, các chất có thể hấp thụ được ngay cho nên giúp sự tiêu hoá các thức ăn có tinh bột và có tác dụng bồi bổ rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn. Do các vitamin B, C cho nên còn dùng chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Ngày dùng 12-13g dưới hình thức nước pha hay cao mạch nha. Muốn chế cao mạch nha cần tán bột mạch nha, chiết suất bằng nước ở nhiệt độ 600 và cô đặc ở nhiệt độ dưới 600. MẪU LỆ ( OSTRIDAE SP ) Mô tả con vật : Hầu cửa sông là một loại hầu to và dầy, có nhiều hình dáng kích thước như tròn, dài, bầu dục v.v. Do bám chen chúc vào nhau trên những vật khác nhau nên tạo ra những hình dáng khác nhau. Ngoài các yếu tố như sóng gió, những sinh vật khác bám trên vỏ hầu làm cho vỏ hầu có hình dáng khác nhau, mặt ngoài của vỏ có màu sẫm. Hầu nhiều tuổi có thớ vỏ xếp chông lên nhau theo từng lớp. Mặt trong của vỏ phần lớn có màu trắng, có vỏ có màu vàng tím, óng xanh như xà cừ. Hầu vĩnh viễn không rời vật bám, vỏ hầu chỉ mở đong để bắt mồi và thở. Hầu thích nghi ở nhiệt độ nước từ 10-350C và nồng độ muối 4%- 24%, nếu nước nhạt quá hầu sẽ chết. Môi trường thích nghi nhất cho hầu là nước có nhiệt độ từ 100C - 250c, mồng độ muối từ 10% - 20%, tỷ trong nước từ 1,003-1,009 , đáy nước có chừng 2/3 bùn. Hầu là loài ăn tạp, ăn cả động vật và thực vật nhỏ lơ lửng trong nước chủ yếu là các loại khuê tảo. Thành phần hoá học : Vỏ hầu hay mẫu lệ chứa 80-90% canxi cacbonat, canxi photphat và canxi sunfat. Ngoài ra còn có magiê, nhôm và sắt ôxyt, chất hữu cơ. Nhưng khi nun lên thì không còn chất hữu cơ nữa. Thịt hầu chứa 68% nước, 7% protit, 4% gluxit, 2% chất béo và 1% muối khoáng. Người ta thấy thành phần chất dinh dưỡng của hầu có thể so sánh với sữa bò. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ mẫu lệ vị mặn, chát, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, đởm và thận. Có tác dụng tư âm tìm dương, hoá đờm, cố sáp. Công dụng : Dùng chữa cốt nhiệt, di tinh băng đới, mồ hôi trộm, chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua, bồi bổ cơ thể suy nhược. Những người hư mà hàn, thận hư vô hoả, tinh lạnh tự xuất thì không dùng được. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Ngoài ra thịt hầu còn là một món ăn quí, người ta còn dùng vỏ hầu để nun vôi, làm thức ăn có chất canxi cho gia xúc và làm phân bón ruộng. MẠCH MÔN ( OPHIOPOGON JIAPONICUS ) Tên cây : Mạch môn, tóc tiên, lan tiên, duyên giới thảo, xà thảo, phiéc kép phạ (Tày). MÃ TIỀN ( STRYCHNOS NUX-VOMICA ) Tên cây : Mã tiền, củ chi, mác chèn sứ (Tày), co bên kho (Thái). MỘC QUA ( CHAENOMELES LAGENARIA ) Mô tả cây : Mộc qua là một cây nhỡ cao 2-3m, cành có gai, dài 5-20mm đường kính phía gốc của gai tới 1-3mm, mặt cành có những bì không rỏ. Lá có cuống dài 3-15mm, phiến lá hình mác dài 2,5-14cm, rộng 1,5-4cm, mép có răng cưa, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím nhạt, cả hai mặt đều nhẵn. Lá kèm có hình dạng và kích thước không đổi, dài từ 2-2,5cm, rộng từ 1-1,5cm, mép có răng cưa, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Cánh hoa màu đỏ của hoa đào, có loại hoa trắng hay hồng. Cuống hoa rất ngắn. Quả thịt hình cầu hay hình trứng, dài khoảng 8cm, mặt ngoài nhẵn bóng, màu vàng hay màu xanh, mùi thơm. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 9-10. Thành phần hoá học : Trong mộc qua có saponin khoảng 2%, axít hữu cơ, tanin, và flavonozit. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ mộc qua có vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng liễm phế, chỉ ho, bình can, hoà tỳ hoá thấp, thư gân cốt. Công dụng : Hiện nay mộc qua thường dùng phối hợp với xương hổ trong đơn thuốc chữa đau nhức, thấp khớp, ho lâu ngày, phù nề. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. NHÂN TRẦN (Artemisia capillaris thunb.) Mô tả cây : Thân thảo cao tới gần một mét, hình trụ đơn hay phân nhánh. Lá phía dưới mọc đối, lá phía trên có khi mọc so le, hình trái xoan nhọn, khía tai bèo hay răng cưa, cuống dài 4-15mm .Hoa mọc ở lá thành chùm hay bông có thể dài tới 40-50cm. Tràng màu tiá hay lam, chia hai môi, nhị 4, bầu có vòi nhuỵ hay dãn ra ở đỉnh. Quả nang dài hình trứng, có mỏ ngắn nở thành 4 van. Hạt nhiều, bé, hình trứng. Thành phần hoá học : Trong cây có saponin triterpenic, fla-vonoid, acid nhân thơm, coumarin và tinh dầu. Cả cây có 1% tinh dầu có mùi cineol mà thành phần là terpen và ancol. Tính vị, tác dụng : Vị cay, hơi đắng, có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khử phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa. Công dụng : Thường dùng chữa. Hoàng đản cấp tính, tiểu tiện vàng đục và ít, phụ nữ sau sinh đẻ ăn chậm tiêu. Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Nhân dân thường dùng nhân trần làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh để, nước sắc cây nầy có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu. Cũng dùng kết hợp với quả dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh thường phát triển ở trẻ em. Ở Trung quốc, người ta dùng cây nầy dể chữa: giai đoạn đầu của bệnh bại liệt ở trẻ em, thấp khớp đau nhức xương, đau dạ dày, rắn cắn, đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, Eczema, mề đay, dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Ðể dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa. NGẠI DIỆP ARTEMISIA VULGARIC Tên cây : Ngải cứu, thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (H'mông), co linh li (Thái). NHÀU ( MORINDA CITRIFOLIA ) Tên cây : Nhàu, nhàu rừng, cây ngao. Mô tả : Cây nhỡ, cao 6 - 8m. Thân cành non có cạnh, hơi dẹt, có rãnh. Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá uốn lượn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu trắng sau vàng hợp thành hình chùy đối diện với lá. Quả thịt, hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm. Hạt nhiều. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam. Bộ phận dùng : Rễ, thu hái vào mùa đông, được dùng nhiều nhất. Lá vào mùa xuân. Quả vào mùa hạ. Rễ phơi khô. Lá và quả dùng tươi. Thành phần hóa học : Vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, acid rubichloric, alizarin, (-methyl ether và rubiadin l-methyl ether. Công dụng : Chữa huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng : Ngày 10 - 20g vỏ rễ sắc hoặc sao vàng ngâm rượu uống. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, ỉa chảy. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, đái đường. NHÃN ( MEMILOTUS SUAVEOLENS ) Tên cây : Nhãn, lệ chi nô, mạy ngận, mác nhan (Tày). Mô tả : Cây nhỡ, cao 5 - 10m. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 - 9 lá chét, hình mác thuôn. Mặt trên lá nhẵn bóng. Hoa màu vàng nhạt mọc thành chùm kép ở đầu cành. Quả hình cầu, nhẵn hoặc hơi nháp ở vỏ ngoài, màu vàng nâu. Hạt đen bóng, có áo hạt. Phân bố : Cây được trồng nhiều ở khắp nơi, nhiều nhất ở Hải Hưng. Bộ phận dùng : Cùi quả và hạt. Thu hái vào tháng 7 - 8. Cùi quả chế biến phơi khô gọi là long nhãn. Thành phần hóa học : Cùi quả chứa đường glucosa, saccharosa, vitamin A, B, protid và chất béo. Hạt : Tinh bột, saponin, tanin, chất béo. Công dụng : Thuốc bồi bổ sức khỏe, chữa chứng hay quên, trí nhớ sút kém, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 9 - 10g, cùi quả khô sắc hoặc hoặc nấu cao uống. Hạt tán bột dùng ngoài chữa chốc lở, chảy máu khi đứt tay chân. NÚC NÁC ( OROXYLUM INDICUM ) Tên cây : Núc nác, nam hoàng bá, mộc hồ điệp, mạy ca (Tày), co ca liên (Thái), p'sờ lụng (K'ho), kờ lúc (K'dong), póc ta lốp (Ba Na). Mô tả : Cây nhỡ, cao 8 - 10m. Thân ít phân cành. Vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2 - 3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa to màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả dẹt, cong chứa nhiều hạt dẹt, có cánh mỏng. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Vỏ rễ, vỏ thân thu hái quanh năm. Hạt lấy lúc quả già. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Vỏ rễ và vỏ thân chứa oroxylin A, baicalein, chrysin. Hạt có baicalein, tetuin (baicalein-6 glucosid). Công dụng : Chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa, vàng da, hen, viêm họng, ho khàn tiếng, đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, trẻ con ban, sởi : Ngày 8 - 16g vỏ cây sắc, nấu cao, tán bột uống. Hạt chữa ho lâu ngày, đau dạ dày, ngày 5 - 10g sắc, tán bột. Vỏ tươi giã, ngâm rượu, bôi chữa lở sơn. NGƯU BÀNG TỬ ( ARETIUM LAPPA ) Mô tả cây : Ngưu bàng là một loại cây sống hàng năm hay hai năm, cao chừng 1m-1,5m. phía trên phân nhiều cành. lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. lá to rộng, hình tím, đường 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm. cánh hoa màu hơi tím. quả bế, màu xám nâu, hơi cong. màu hoa tháng 6-7. Thành phần hoá học : Quả và lá chứa một chất đắng là aretiosid khi thuỷ phân cho glucose và aretigenin còn có lappaol A.B. rể chứa chủ yếu là inulin (45%). Rể tươi chứa tinh dầu, con có ta nin, acid stearic, một carbur hydrogen và một phytosterol. Không có glucosid, alcaloid và hoạt chất đắng trong rể. Tính vị, tác dụng : Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mộc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sác trùng. Rể có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc. Công dụng: Cây ngưu bàng đã được sử dụng ở nước ta từ lâu. Lá ngưu bàng non gội là rau cẩm bình nấu canh ăn rất tốt, hạt ( quả) chữa phong lở, mề đay, bụng sình. Trong y học phương đông quả của ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, trị được phù thũng, đau họng sưng họng, phế viêm cảm cúm.Rể trị mụn nhọt, áp xe, bệnh nấm da,hắc lào, loét mất trương lực, viêm hạch, vết thương có mủ. Ngày dùng 6-10g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc khác. NGÔ THÙ DU ( EUODIA MELIAEFOLIA ) Mô tả cây : Cây gỗ nhỏ, cao tới 20m, không lông, cành đen đen, lá mang 5-11 chét lá mỏng, dài 5-13cm, 2-5cm, đầu có mũi, gân phụ 10-13 cặp. Chuỳ hoa ở ngọn các nhánh, cánh hoa 4, vàng ngà, dài 3mm, nhị 4, vòi nhuỵ 4, rời, quả dại 1-4, nâu đen, hạt tròn, đen bóng, to 2,25mm Thành phần hoá học : Cây chứa alcaloid berberine. Hạt chứa tinh dầu với hàm lượng 26%. Tính vị, tác dụng : Vị cay, tinh ấm, có ít độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí tiêu tích. Công dụng: Ở trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển. NHÂN SÂM ( PANAX GINSENG C. A. Mey ) Mô tả cây : Cây nhân sâm là một cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m. rể mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4-5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4-5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống. Thành phần hoá học : Thân rể và củ chứa 32 hợp chất soponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rể cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 acid béo trong đó có acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 acid amin trong đó có đủự 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố di lượng trong đó có Fe, Mn, Co, Se, K. các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rể tươi có daucosterol. Tính vị, tác dụng : Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều lượng thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ, nhưng tác dụng ức chế ở liều lượng cao đối với hệ thần kinh, làm tăng sinh lực chố lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực, làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống, tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng,bạch cầu bị giảm, tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục, tác dụng kháng viêm, tác dụng điều hoà hoạt động của tim, tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng. Công dụng : Thân rể và rể củ có thể dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng. NGƯ TINH THẢO ( HOUTTUYNIA CORDATA ) Tên cây : Diếp cá, lá giấp, rau giấp, tập thái, ngư tinh thảo, cù mua mía (Dao), co vầy mèo (Thái), rau vẹn, phjăc hoảy (Tày). Công dụng : Chữa lòi dom, sởi, đau mắt đỏ hoặc mắt nhiễm khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kinh nguyệt không đều. Ngày 6 - 12g cây khô hoặc 20 - 40g cây tươi, dạng thuốc sắc hoặc giã nát vắt lấy nước, lọc uống. Lá tươi giã đắp chữa sưng đau, đau mắt. NHA ÐẢM TỬ ( sầu đâu rừng ) ( BRUCEA JAVANICA ) Mô tả cây : Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5 m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xẻ lông chim không đều, 4-6 đôi lá chét. Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim. Thành phần hoá học : Trong nha đảm tử có 23% dầu. Dầu lỏng, màu trắng. Ngoài ra còn có glucozit gọi là kosamin, chất tanin, chất men có thể là men thuỷ phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin. Chất kosamin có tác dụng diệt trùng rất rõ rệt, liều nhỏ gây nôn diêt giun sán, liều cao thì độc, làm tim đập chậm, nôn ra mật và máu, đi ỉa lỏng và có thể chết được, máu người bị ngộ độc đen, không đông được, hồng cầu phồng lên, vón lại, ống tiêu hoá và màng não bị viêm. Tính vị, tác dụng : Vị đắng, tính hàn, vào kinh đại trường. Tác dụng táo thấp, sát trùng, chữa sốt rét, những người tỳ vị hư nhược nôn mửa cấm dùng. Ðây là một loại thuốc lỵ được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới. Ở Việt Nam vị thuốc được ghi với tên " xoan rừng ??. Ở Trung Quốc vị thuốc lần đầu tiên thấy được ghi tên là nha đảm tử. Công dụng : Nha đảm tử có tác dụng chữa lỵ. Ngày dùng 10-14 quả, có thể tới 20 quả, tán nhỏ, làm thành viên 0,10g toàn quả hoặc 0,02g nhân đã khử dầu mà uống. Uống liền 3-4 ngày đến một tuần lễ. Ngoài công dụng chữa lỵ, nha đảm tử còn có tác dụng chữa ỉa lỏng, viêm ruột thường, chữa sốt rét. Ðể chữa sốt rét , ngàt uống 3 lần sau bửa ăn. Mỗi lần uống một g quả. Uống liền 4-5 ngày. Phụ nữ có thai vẩn dùng được. Nha đảm tử có độc, uống quá liều có thẻ gây đau bụng, nôn mửa, kém ăn, người mệt. Khi thục thì ít hiện tượng độc hơn. NGA TRUẬT ( CURCUMA ZEDOARIA ROSC ) Tên cây : Nga truật, nghệ đen, nghệ tím, nghệ xanh, nghệ đăm (Tày), bồng truật, ngải tím, tam nại, m'gang mơ lung (Ba Na). Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, gần bờ suối và ruộng bỏ hoang. NGƯU TẤT ( ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME ) Tên cây : Ngưu tất, hoài ngưu tất NHŨ HƯƠNG ( OLIBANUM ) Mô tả : Nhũ hương là chất nhựa dầu lấy từ cây nhũ hương, thuộc họ đào lộn hột. Vị chất nhựa cây nầy chảy xuống đông thành hình giọt như đầu vú lại có mùi thơm, do đó có tên như vậy. Cây nầy cũng chưa có ở nước ta. Trước đây ta cũng nhập của Trung Quốc, nhưng Trung quốc cũng nhập từ một số nước ven địa trung hải. Thành phần hoá học : Trong nhũ hương có 90% hổn hợp axit mastixic, axit masticolic, và một masticaresen. Ngoài ra còn có khoảng 2% tinh dầu mùi long não trong đó chủ yếu là d.pinen. Công dụng : Nhũ hương thường chế thuốc cao dán nhọt chữa đau sưng tiêu độc. Còn dùng trong công nghiệp chế vecni. NHỤC ÐẦU KHẤU ( MYRISTICA FRAGRANS HOUTT ) Mô tả cây : Nhục đầu khấu là một cây to, cao 8-10m. toàn thân nhẵn. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm, dai, phiên lá hình mác rộng, dài 5-15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên, cuống lá dài 7-12mm. Hoa khác gốc mọc thành xim ở kẻ lá, có dáng tán. Màu hoa vàng trắng. Quả hạch, hình cầu hay quả lê, màu vàng. Ðường kính 5-8cm, khi chín nở theo chiều dọc thành hai mảnh, trong có một hạt có vỏ dầy cứng, bao bọc bởi một áo hạt bị rách, màu hồng. Thành phần hoá học : Nhục đầu khấu có chứa tinh bột, chất protit, chừng 40% chất béo đặc gọi là bơ nhục đầu khấu , 8-15% tinh dầu và 3-4% chất nhựa. Tinh dầu nhục đầu khấu là một chất lỏng không mau hay hơi vàng nhạt, mùi thơm, vị nóng, gồm hỗn hợp các chất pinen và camphen quay phải, dipenten, cồn tecpenic 6%, một ít eugenon và safrol, chất miristixin v.v. Myristixin có tinh thể màu vàng có độc. Tính vị, tác dụng : Ðông y ghi tính chất của nhục đầu khấu là vị cay, tính ôn, hơi độc, vào 3 kinh tỳ, vị và đài trương có năng lực ôn tỳ, sáp tràng, chỉ nôn, chỉ tả lỵ, tiêu thực, chữa lạnh bụng, đau bụng, đầy chướng, phàm nhiệt tả, nhiệt lỵ, và bệnh mới phát chớ có dùng. Công dụng : Nhục đầu khấu là một vị thuốc dùng để kích thích tiêu hoá, làm thuốc kích thích chung trong các trường hợp kém ăn, sốt rét. Dùng dưới dạng thuốc bột hay dạng viên. Ngày uống 0,25-0,50g. có khi có thể dùng 2-4g. nhưng dùng liều quá cao có thể gây ngộ độc. Bơ đầu khấu dùng xoa bớp ngoài chữa tê thấp, đau người. NGŨ VỊ TỬ ( SCHIZANDRA SINENSIS BAILL ) Mô tả cây : Cây bắc ngũ vị tử là một loại dây leo to, có thể mọc dài đến 8m, vỏ cành màu xám nâu với kẽ sần nổi rõ, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le, cuống lá nhỏ, dài 1,5- 3cm, phiến lá hình trứng rộng, dài 5-11cm, rộng 3-7cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm hơn, gân lá non thường có lông ngắn. Hoa đơn tính, khác gốc, cành hoa màu vàng trắng nhạt, có mùi thơm, cánh hoa 6-9, nhị 5, quả mọng hình cầu, đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ sẫm, trong chứa 1-2 hạt. Tại Trung Quốc mùa hoa 5-7, mùa quả 8-9. Thành phần hoá học : Bắc ngũ vị tử có tinh dầu mùi chanh, với thành phần chủ yếu gồm 30% hợp chất sesquitecpen, 20% andehyt và xeton, quả chứa 11% axit xitric, 7-8,5% axit malic, 0,8% axit tactric, vitamin C và chừng 0,12% schizandrin, thịt chứa 1,5% đường, tanin, chất màu, hạt chứa khoảng 34% chất béo gồm glixerit của axit oleic và linoleic Schizandrin là một chất có tinh thể, không có nitơ. Trong cho có sắt, photpho, mangan, silicium và canxi. Không thấy glucozit hay ancaloit. Tính vị, tác dụng : Ngũ vị tử vị chua, mặn, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng liễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh trừ nhiệt. Công dụng : Trong đông y ngũ vị tử là một vị thuốc dùng chữa ho, hơi thở hổn hển, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, chữa liệt dương và mệt mỏi, biếng hoạt động. Tuy nhiên đối với những người có biểu tà, có thực nhiệt thì không nên dùng. Trong tây y ngũ vị tử được dùng làm thuốc kích hệ thần kinh trung ương, trong trường hợp lao động chân tay và trí óc quá độ, mệt mỏi về tinh thần và thể lực, uể oải buồn ngũ. Dùng dưới dạng cồn thuốc, bột hay thuốc viên. NGỌC TRÚC ( POLYGONATUM OFFICINALIS ) Tên cây : Ngọc trúc hoàng tinh. NHỤC THUNG DUNG ( CISTANCHE DESERTICOLA Y ) Mô tả cây : Vị nhục thung dung là toàn thân cây có mang lá vẩy caulis cistanchis. Trên thị trường người ta khai thác. Thành phần hoá học : Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu về hoá cũng như về dược lý. Tính vị, tác dụng : Theo y học cổ truyền nhục thung dụng vị ngọt, chua, tính hơi ôn. Không có độc. Có tài liệu nói cay, ôn, đại nhiệt, có tác dụng tư âm, bổ thận, ích tinh, huyết, tráng dương hoạt trường Công dụng : Dùng trong những trường hợp liệt dương, lưng gối lạnh đâu, vô sinh bạch đới khí hư, khô huyết, táo bón. Ngày dùng 8-12 dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn. Những người thận dương vượng, đại tiện lỏng, dương vật dễ cương lại di mộng tinh thì không được dùng. NGŨ DA BÌ ( ACANTHOPANAX GRACILISTYLUS ) Tên cây : Ngũ gia bì gai, ngũ gia bì hương, mạy tảng nam, póp tưn, póp đinh (Tày), co nam slư (Thái). Công dụng : Chữa phong thấp, đau lưng nhức xương, liệt dương. Còn có tác dụng kích thích, bổ dưỡng, làm tăng trí nhớ. Ngày 6 - 12 g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. PHÙ DUNG ( HIBISCUS MUTABILIS ) Tên cây : Phù dung, mộc liên, mộc phù dung, boóc đao (Tày). Mô tả : Cây nhỏ, cao vài mét. Cành non có lông. Lá mọc so le, có cuống dài, có 5 thùy nông, mép khía răng, nhiều lông ở mặt dưới. Gân lá hình chân vịt. Hoa to, đơn hay kép, mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu trắng sau chuyển màu hồng. Quả hình cầu, có lông. Hạt hình trứng, có lông dài. Phân bố : Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Lá và hoa. Lá thu hái quanh năm. Hoa hái khi đã nở. Dùng tươi. Công dụng : Chữa mụn nhọt, đinh râu : Lá và hoa khô tán nhỏ, thêm nước chè đặc, trộn đều, đắp, làm mụn chóng vỡ mủ. Còn chữa lở ngứa, viêm tử cung, khí hư, sưng vú, viêm thận và bàng quan, bí tiểu tiện, nhiễm trùng. Ngày 5 - 20g dạng thuốc sắc uống. PHÒNG PHONG ( ANISOMELESINDICA ) Mô tả cây : Cây thảo mọc hàng năm, cao 0,75-1,25m. Thân vuông, có thân rậm mềm nhiều hay ít, nhất là ở đỉnh. lá mọc đối, có cuống, phiến hình trái xoan nhọn, có lông mềm trên cả hai mặt, dài 7-15cm, rộng 3-6cm, mép khía răng cưa. Hoa hồng hay tím, thành cụm hoa ở nách lá gồm những vòng nhiều hoa rất sít nhau. Hạch hình trứng kéo dài, nhẵn. Thành phần hoá học : Cây có chứa tinh dầu Tính vị, tác dụng : Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm, có tác dụng khu phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu. Ở ấn Ðộ cây được dùng xem như có tác dụng làm thông hơi, làm săn da và bổ. Công dụng: ở Vân nam dùng chữa cảm mạo, ho, viêm mũi mạn tính, kinh nguyệt quá nhiều, có thai nôn mửa, phong thấp đau xương, ngứa lở ngoài da. Còn được dùng chữa ngực bí bụng chướng, đau bụng nôn mửa, viêm dạ dày ruột, rắn độc cắn. Lá vò ra có mùi hôi của rệp, nhưng phụ nữ vẫn dùng cây nấu nước gội đầu. Rể có thể dùng trị ỉa chảy sau khi sinh đẻ và cũng chữa rắn cắn. Dầu của cây trị được bệnh đau dạ con. PHÙ BÌNH ( PISTIA STRATIOTES ) Mô tả cây : Cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân dâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi, có nhiều lông như nhung và không thấm nước. Buồng hoa nhỏ độ 1 em, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang hai hoa trần, hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau, ở phần giửa có hoa lép thành vẩy, hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mộng chứa nhiều hạt. Thành phần hoá học : Phù bình chứa, 93,13% nước, 6,87% chất khô, 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulos, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, o,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali. Toàn cây phù bình có một chất gây ngứa tan trong nước. Tính vị, tác dụng : Phù bình có vị cay, tính lạnh, có tác dụng giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc. Công dụng: Phù bình là vị thuốc dân gian. Nhân dân thường dùng loại có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho,hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt. Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp eczama. Phù bình khô hun trừ muỗi.dùng phơi khô sao, sắc nước uống, mổi ngày 10-20g. dùng ngoài nấu nước rửa. .PHÁ CỐ CHỈ ( PSORALEA CORYLIFOLIA L ) Mô tả cây : Cây nhỏ mọc hàng năm, cao 0,5-1,5m. thân hình trụ, có lông. Lá mọc so le, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, dài 4-9cm, rộng 3-6cm. Hoa màu tím nhạt, mọc thành bông dạng chày ở nách lá và ngọn thân. Quả hình trứng màu nâu đen hay đen, lốm đốm những nốt trắng. Thành phần hoá học : Hạt chứa psorallen, isopsorallen, corylifolin, corylifolinin, bacuchalcone, isoneobavachalcone. Tính vị, tác dụng : Vị cay, đắng, tính rất ấm, có tác dụng ôn thận tráng dương, nạp khí chỉ tả. Công dụng : Ðược dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh, dùng ngoài trị phong bạch điến, bệnh mụn cơm, ngứa sần, rụng tóc. Ngày dùng 6-12 dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán bột làm viên uống. PHÒNG KỶ ( STEPHANIA TETRANDRA S.MOORE ) Mô tả cây : Phòng kỷ là một cây sống lâu năm, mọc leo, rể phình thành củ, đường kính của rể có thể đạt tới 6cm, mặt ngoài rể có màu tro nhạt, hay màu nâu, thân mềm có thể dài tới 2,5-4m, võ thân màu xanh nhạc, phía gốc hơi đỏ, lá mọc so le, hình khiên, dài 4-6cm, rộng 4,5-6cm, gốc lá hình tim, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt đều có lông ngắn, mềm, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá, không dính vào đáy lá mà vào phía trong phiếm lá. Hoa nhoe, đực cái khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi hẹp. Mùa hoa tại trung quốc vào các tháng 4-5, mùa quả vào các tháng 5-6. Thành phần hoá học : Từ vị phòng kỷ nầy người ta đã chiết xuất được nhiều ancaloit khác nhau, trong đó chủ yếu là tetrandrin, demetyl tatrandrin và một ancaloit có tính chất phenol. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ, phòng kỷ vị rất đắng, cay và lạnh, vào kinh bàng quang, có tác dụng kích thich đối với thần kinh trung ương và hô hấp. Công dụng: Phòng kỷ có tác dụng khử phong, hành thuỷ, tả hạ, tiêu huyết phận thấp nhiệt. Thường chữa những bệnh thuỷ thũng, cước khí, thấp thũng, khớp xương đau nhức. Sách cổ nói những người âm hư không thấp nhiệt không dùng được. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, phối hợp với nhiều vị thuốc khác như bạch truật, cam thảo, sanh khương, quế tâm, ô đầu v.v. QUÍT ( CITRUS DELICIOSA ) Tên cây : Quít, mạy cam chỉa (Tày), quất thực. QUẾ CHI ( CINNAMOMUM OBTUSIFOLIUM ) Tên cây : Quế, quế đơn, quế bì, mạy quẽ (Tày). QUA LÂU NHÂN ( TRICHOSANTHES KIRILOWI MAXIM ) Mô tả cây : Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 nhánh. Lá mọc so le, phiến lá dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác gỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng, hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. hoa cái mọc đơn độc, bầu có cuống dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam, hạt tròn dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm trong có lớp vo lụa màu xanh. Ra hoa tháng 6-8, có quả 9-10. Thành phần hoá học : Hạt chứa khoảng 255 dầu, rể chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid. Tính vị, tác dụng : Qua lâu có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, khoan hung tán kết, nhuận tràng. Hạt và quả qua lâu có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế chống ho, nhuận tràng. Nếu để nhân hạt mà dùng sẽ sinh nôn nao khó chịu, buồn mửa, do vậy khi dùng phải ép bớt dầu. Rể củ qua lâu có vị ngọt, chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, sinh tân dịch, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng. Công dụng : Qua lâu được dùng trị phế nhiệt sinh ho, ho có nhiều đờm đặc, yết hầu sưng đau, sưng vú, đại tiện táo kết. Hạt và vỏ quả dùng chữa sốt khác nước, ho khan, thổ huyết, mụn nhọt, đại tiện táo bón. Rể củ dùng chữa nóng sốt âm, các chứng nhiệt, miệng khô khác nước, hoàng đản, đau vú, lở ngứa sưng tấy. Liều dùng, qua lâu 9-15g, qua lâu tử 9-15g, qua lâu bì 6-9g và thiên hoa phấn 10-15 dạng thuốc sắc. RAU DỪA NƯỚC ( LUDWIGIA ADSCEN DENS ) Tên cây : Rau dừa nước, rau dừa trâu, thụy thái, thủy long, du long thái, co nha pót (Thái), phjăc póp nặm (Tày). Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng nước, ao, đầm. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Công dụng : Chữa sốt, viêm bàng quan, đái buốt, đái nhắt, đái ra máu, đái ra dưỡng chấp, huyết dưỡng chấp niệu, lỵ ra máu. Ngày 100 - 200g cây khô dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, cả cây giã đắp chữa rắn cắn, bỏng, bệnh sài đầu và bệnh da đầu khác. RAU MÁ ( CENTELLA ASIATICA ) Tên cây : Rau má, phắc chèn (Tày), tích huyết thảo, liên tiền thảo. Bộ phận dùng : Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thủy phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa; vitamin C. RAU NGÓT ( SAUROPUS ANDROGYNUS ) Tên cây : Rau ngót, bồ ngót, phắc ót (Thái), phéc bón (Tày), hắc diện thần, chùm ngọt. Mô tả : Cây nhỏ, luôn xanh, phân cành nhiều, cao 0,8 - 1,5m. Thân tròn, nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, cuống rất ngắn. Lá kèm nhỏ. Hoa đực và hoa cái ở cùng một cây, màu vàng lục. Quả nang, hình cầu, màu trắng, khi chín nứt làm 3 mảnh. Phân bố : Cây được trồng khắp nơi để lấy lá nấu canh ăn. Bộ phận dùng : Lá và rễ. Thu hái ở những cây 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay. Thành phần hóa học : Lá chứa acid amin : lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleucin; acid nicotinic, vitamin C, caroten. Công dụng : Chữa sót rau : 40g lá, rễ tươi giã nát, thêm nước gạn, chia uống 2 lần, cách nhau 10 phút. Chữa tưa lưỡi trẻ em : Lá tươi giã nát ép lấy nước, hòa mật ong đánh lên lưỡi, lợi, vòm miệng. Lá còn chữa ban, sởi, viêm phổi, bí tiểu tiện. Rễ lợi tiểu, thông huyết. MÃ SĨ HIỆN ( PORTULACA OLERACEA ) Tên cây : Rau sam, mã xỉ hiện, phjắc bỉa, slổm ca (Tày). Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi. RÁY ( ALOCASIA ODORA ) Tên cây : Ráy, ráy dại, dã vu, khoai sáp, vạt vẹo (Tày), co vát (Thái). Mô tả : Cây cỏ cao 0,5 - 1m, sống nhiều năm. Thân rễ dài hình trụ, mập, có nhiều đốt. Lá to, hình tim, có cuống dài và có bẹ. Cụm hoa là một bông mo mang hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả mọng hình trứng, màu đỏ. Loại ráy lá quăn dùng tốt hơn. Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm ướt. Bộ phận dùng : Lá, thân rễ. Thu hái quanh năm. Lá dùng tươi. Thân rễ luộc kỹ cho bớt ngứa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa phytosterol, alcaloid, glucosa, fructosa. Công dụng : Chữa lở ngứa, mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn : Thân rễ, lá tươi giã nát, thêm nước uống, bã đắp. Còn chữa đau bụng, nôn mửa, viêm phổi, sốt rét : Ngày 10 - 20g thân rễ khô sắc uống. Dùng cao dán trị mụn nhọt. Cây có vị ngứa độc, dùng thận trọng. RÂU HÙM ( DROSERA BURMANNII ) Tên cây : Râu hùm, phá lủa (Tày), nưa, cẩm địa la, pinh đỏ (K'dong), cu dòm (Ba Na). Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ mọc bò dài, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có cuống dài, mép nguyên lượn sóng. Hoa màu tím đen mọc tụ họp thành tán trên một cán thẳng hay cong. Tổng bao có 4 lá bắc to, nhỏ mọc đối chéo nhau. Lá bắc con hình sợi dài cùng màu. Quả nang dài. Hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím. Phân bố : Cây mọc hoang ở ven suối, rừng ẩm. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa saponin steroid thủy phân cho diosgenin, taccaosid, (-sitosterol. Công dụng : Chữa thấp khớp : 50g thân rễ giã nhỏ, ngâm rượu xoa bóp. Không được uống. Còn là nguyên liệu để chiết diosgenin. RÂU MÈO ( ORTHOSIPHON STAMINEUS ) Tên cây : Râu mèo, cây bông bạc. Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,50 - 1m. Thân đứng, hình vuông thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, đầu nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là một xim co mọc ở ngọn thân và đầu cành. Hoa màu trắng. Nhị và nhụy thò dài ra ngoài. Quả bế, thuôn rộng, dẹt, nhăn nheo. Phân bố : Cây mọc hoang (ít khi gặp) và được trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào tháng 3 - 4 trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ : acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali. Công dụng : Thuốc lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật. Ngày 15 - 40g dạng thuốc sắc, hãm. Có thể nấu cao lỏng. Thường uống luôn trong 8 ngày, lại nghỉ 2 - 4 ngày. RIỀNG ( ALPINIA GALANGA ) Tên cây : Riềng, riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp. CỦ SẢ ( CYMBOPOGON NARDUS ) Tên cây : Sả, hương mao, chạ phiéc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b'lạng (K'ho). CÚC ĐỊA ĐINH ( WEDELIA CHINENSIS ) Tên cây : Sài đất, húng trám, cúc nháp, ngổ núi, ngổ đất, tân sa, lỗ địa cúc. SIM ( RHODOMYRTUS TOMENTOSA ) Tên cây : Sim, hồng sim, dương lê, đào kim nương, co nim (Thái), mác nim (Tày). Mô tả : Cây bụi, cao 1 - 3m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm sau hình trụ nhẵn. Lá hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 - 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều. Phân bố : Cây mọc hoang ở các vùng đồi hoặc nương rẫy bỏ hoang. Bộ phận dùng : Búp non, lá, nụ hoa, quả chín. Búp thu hái vào mùa xuân. Nụ hoa, quả vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tanin. Quả có protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic. Công dụng : Chữa đau bụng, ỉa chảy, lỵ ung nhọt, cầm máu. Dùng búp non hoặc nụ hoa, ngày 10 - 30 búp hoặc nụ tươi nhai nuốt nước, hoặc khô tán bột, sắc uống. Nước sắc đặc lá hoặc búp dùng rửa vết thương, chốc lở. Cũng dùng quả chín phối hợp tô mộc chữa bệnh/ SẮN DÂY ( PUERARIA THOMSONI ) Tên cây : Sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (Thái), khau cát (Tày). SÂM BỐ CHÍNH ( HIBISCUS SAGITTIFOLIUS ) Tên cây : Sâm bố chính, thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên. Mô tả : Cây cỏ, cao tới 50cm. Rễ mập thành củ. Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thùy sâu. Hoa toa, màu đỏ mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu. Toàn cây có lông. Cây báo sâm (Hibiscus sagitifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.), hoa màu vàng cũng được dùng với tên sâm Bố chính. Phân bố : Cây mọc hoang ở triền núi và được trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hái vào mùa đông. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín. Phơi khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa tinh bột, chất nhầy. Công dụng : Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư. Ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu uống. SẦU ĐÂU ( BRUCEA JAVANICA ) Tên cây : Sầu đâu rừng, xoan rừng, sầu đâu cứt chuột, cứt dê, nha đảm tử, khổ sâm, ích bờ bê (Ba Na). Mô tả : Cây nhỏ, cao tới 2m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mép có răng cưa, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu đen. Hạt cứng, dẹt, màu nâu đen, vỏ ngoài răn reo, nhân có đầu, vị rất đắng. Phân bố : Cây mọc hoang ở nhiều vùng biển. Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái vào mùa thu khi quả chín. Xát để loại thịt quả, rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Quả chứa dầu béo, glucosid kosamin, saponin, chất đắng brucein A. B. C. G. và brusatol. Công dụng : Chữa lỵ amip, ngày 4 - 16g hạt đã loại dầu để tránh nôn, dạng sắc, bột, chia 3 lần, trong 3 - 7 ngày. Chữa sốt rét, ngày 3 - 6g hạt, chia 3 lần, sau bữa ăn, trong 4 - 5 ngày. Dùng dung dịch ngâm thụt giữ ít độc hơn. Chữa trĩ ngoại, giã hạt đắp. SỪNG DÊ STROPHANTHUS DIVARICATUS - Họ trúc đào Apocynaceae Tên khác: Vị thuốc Cây sừng dê, còn gọi Cây sừng bò, Dương giác ảo, Dây vòi voi, Coóc bẻ (Tày). Mô tả : Cây bụi, có cành vơn dài 3 - 4m. Vỏ có nhiều nốt sần. Lá mọc đối, có cuống ngắn. Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo dài thành hình sợi. Quả nang gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc. Hạt nhiều, màu nâu, có cán mang chùm lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ. Phân bố : Cây mọc hoang chủ yếu ở vùng đồi núi và các trảng cây bụi ven biển. Tác dụng : Hạt cây sừng dê có thê dùng để chế thuốc chữa bệnh tim thay những loại thuốc tương tự chế bằng các hạt D. Strophantin là hỗn hợp dùng glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, trờng hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalis. Ngày 1 - 2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0,25mg D. Strophantin. Tiêm dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch tiêm glucosa, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái quả vào tháng 11 - 12. Lấy hạt, bỏ chùm lông. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Hạt chứa các glucosid : divaricosid, thủy phân cho genin là sarmentogenin và phần đờng là L-oleandrosa; divostrosid, caudosid, sinosid ... SÀI HỒ ( BUPLEURUM SINENSE ) Mô tả cây : Sài hồ là một cây sống lâu năm cao 45-70cm, rể nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân mọc thẳng, phân cành hình chữ chi. Lá mọc cách, mép nguyên, hình mác, dài 3-6cm, rộng 6-13mm, đầu lá nhọn, có 7-9 đường gân song song. Lá phía dưới có cuống nhắn, phía trên không có cuống. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Trục cụm hoa chung, nhỏ và dài, có từ 4-10 cụm hoa phụ không dài bằng nhau. Hoa nhỏ màu vàng. Quả hình bầu dục, dài độ 5mm, nhưng góc quả rất rỏ, 3 ống tinh dầu nằm ở mặt tiếp giáp. Thành phần hoá học : Trong sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, một chấ rượu gội là bupleorumola, phytosterola, và một ít tinh dầu. Trong thân và lá có chứa rutin Tính vị, tác dụng : Sài hồ đã dược nghiên cứu về mặt dược lý. Sài hồ vị đắng, tính hơi hàn, vào 4 kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu. Chủ yếu có hai tác dụng: tác dụng chữa sốt và chữa sốt rét. Công dụng: Trong đông y sài hồ dùng chữa sốt, sốt rét, nhức đầu chóng mặt, sốt thương hàn, kinh nguyệt không đều. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngày dùng trung bình 4-10g. có thể tăng giảm tỳ theo tình hình bệnh tật cụ thể. SÂM ĐAI HÀNH ( ELEUTHERINE BULBOSA ) Tên cây : Sâm đại hành, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm cau, phong nhan, hom búa lượt (Thái), tỏi lào. SINH ĐỊA ( REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH ) Tên cây : Sinh địa, địa hoàng. SA NHÂN ( AMOMUM VILLOSUM ) Tên cây : Sa nhân, mé tré bà, dương xuân sa, co nénh (Thái), la vê (Ba Na), pa đoóc (K'dong), mác nẻng (Tày). SƠN TRA ( CRATAEGUS PINNATIFIDA BUNGE ) Mô tả cây : Bắc sơn tra là một cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5-10cm, rộng 4-7cm, có 3-5 thuỳ, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuông lá dai 2-6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Ðài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 20 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1-1,5cm, khi chín có màu đỏ thắm. Thành phần hoá học : Theo nghiên cứu sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, axit tactric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và protit. Năm 1957, viện nghiên cứu thực phẩm Trung Quốc phân tích sơn tra thấy protit 0,7%, chất béo 0,2%, hydrat cacbon 22%, canxi 0,085%, photpho 0,025%, sắt 0,0021%, caroten 0,00082%, vitamin C 0,089%. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ, sơn tra vị chua, ngọt, tính ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và can, tiêu được các thứ thịt tích trong bụng. Tuy nhiên trong các tài liệu cổ, ghi về sơn tra còn nói thêm là sơn tra phá được khí, hành ứ hoá đờm rãi, giải được độc cá, lở sơn. Công dụng : Hiên nay đông y và tây y dùng sơn tra với hai mục đích khác nhau. Tây y coi sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên tuần hoàn và giãm đau , an thần. Ðông y coi sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hoá. Dùng chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau. " ăn nhiều sơn tra thì hao khí hại răng, những người gầy còm chứng hư chớ dùng" . liều dùng trong đông y. ngày 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. SƠN THÙ DU ( CORNUS OFFICINALIS SIEB. ET ZUCE. ) Mô tả cây : Cây nhỏ cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có lông. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5-7cm, rộng 3-4,5cm, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5-7 đôi gân phụ. Hoa nở trước, lá mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá dài, 4 cành tràng, 4 nhị, bầu hạ. Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2-1,5cm, đường kính 7mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhẵn, nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quả dài 1,5-2cm. Hạch hình trứng. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả 8-10. Thành phần hoá học : Theo kết quả nghiên cứu của hệ dược viện y học Bắc Kinh, 1958 thì trong sơn thù có 13% saponozit, phản ứng tanin. Theo tài liệu khác thì trong sơn thù có các axit hữu cơ và một chất có tinh thể và có độ chảy 2450C, phản ứng axit, ngoài ra còn chứa một glucozit gội là cocnin. Trong quả có morronizit, metyl morronizit, sworzit, loganin. Ngoài ra còn axit ursolic, axit tactric, axit malic, axit gallic và ước chừng 13% saponin. Lá chưa longixerozit, secologanin. Trong lá tươi phát hiên thấy vitamin E và C. Tính vị, tác dụng : Theo taì liệu cổ sơn thù có vị chua, sáp, tính hơi ôn, vào hai kinh can và thận, sáp tính , chỉ hàn ( làm cho tính khí bền, cầm không ra mồ hôi). Công dụng : Thường dùng chữa di tinh, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm. Hiện nay người ta chỉ dùng sơn thù theo kinh nghiệm cổ trong những đơn thuốc dùng nhiều vị thuốc như bài lục vị hay lục vị địa hoàng để chữa những người tinh khí không kiên, hay đi tiểu, tai ù điếc do tuổi đã già hay do thận kém, mắt vàng do can hư. Ngoài ra theo nghiên cứu mới, người ta còn dùng vỏ cây sơn thù du để chữa sốt rét, vị sơn thù dùng làm thuốc thu liễm, thuốc bổ. Mỗi ngày dùng 6-12 dưới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. SA SÂM ( LAUNAE PINNATIFIDA CASS ) Mô tả cây : Loại cỏ sống lâu năm, có rễ mềm mọc thẳng, dài 15-25cm màu vàng nhạt. Mỗi gốc có thể mọc ra 2 hay 3 thân bò hình sợi dài. Thân bò như những cây khác, cứ như vậy mọc lan chạy dài mãi. Lá mọc ở gốc xếp thành hoa thi ở quanh gốc, lá dài 5-8cm xẻ lông chim gồm 7-8 thuỳ, các thuỳ dưới thon xếp thành cuóng. Mép lá có răng cưa thưa và không đều trong giống lá cải cúc hay bồ công anh. Hoa hình đầu, màu vàng mọc ở đốt và ở gốc. Cuống ngắn, mọc đơn độc, thành ngù ít hoa. Quả bế hình trụ, đầu hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông sớm rụng. Thành phần hoá học : Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ có tìm thấy chất đường, tanin, ít chất béo. Công dụng và liều dùng : Hiện nay ở một số nơi các vị đông y dùng thay vị sa sâm trước đây nhập của Trung Quốc làm thuốc chữa ho, trừ đàm, chữa sốt. Liều dùng 6-12g hằng ngày dưới dạng tuóc sắc, phối hợp với các vị thuốc khác. Có nơi nhân dân hái lá ăn sống như rau xà lách và chữa bệnh tạng bạch huyết. Có khi người ta dùng rễ phơi khô sao vàng sắc đặc uống cho mát phổi, có tác dụng nhuận và thông tiểu. Vùng Nha Trang những người đi bể dùng cây nầy giã nhỏ chữa những chỗ cá mực cắn. TÍATÔ ( PERILLA OCYMOIDES ) Tên cây : Tía tô, tư tô, hom tô, hom đeng (Thái), phằn cưa (Tày), cần phân (Dao). Mô tả : Cây nhỏ, cao 0,5 - 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mỈt dưíi tím tía, có khi hai mỈt đỊu tía. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sư dơng cao hơn. Phân bố : Cây đưỵc trồng phỉ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rƠ, gồm lá (thu hái trưíc khi ra cây hoa), cành (thu hoạch khi đã lấy hết lá), quả (ở những cây chđ định lấy quả). Phơi trong mát hoỈc sấy nhÐ cho khô. Thành phần hóa học : Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, (-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin : arginin, histidin, leucin, lysin, valin. Công dụng : Chữa cảm, sốt, nhức đầu, sỉ mịi, phòng sẩy thai, ngày 6 - 10g lá hoỈc cành dạng thuốc sắc. Quả chữa ho, ngày 3 - 5g. TỎI ( ALINIUM SATIVUM ) Tên cây : Tỏi ta, đại toán, hom kía (Thái), sluộn (Tày). Mô tả : Cây cỏ, sống một năm. Thân hành gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi mọc áp sát vào nhau. Lá hình dải, mỏng, bẹ to, gân song song, đầu nhọn hoắt. Hoa màu trắng hay hồng mọc tụ tập thành khối hình cầu bao bọc bởi một lá bắc to. Phân bố : Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Thân hành. Thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Dùng tươi hay phơi khô. Thành phần hóa học : Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allicin, hợp chất diallyl disulfit, allyl propyl disulfit và một số hợp chất chứa sulfur khác. Công dụng : Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn : Ngày 4 - 6g. Thụt 100ml dung dịch 5 - 10% tẩy giun kim, chữa viêm đại tràng. Cồn tỏi chữa ho, ho gà, viêm phế quản. Nước tỏi nhỏ mũi, cháo tỏi ăn trị cảm cúm. Còn chữa chứng tăng cholesterol máu. Ðắp ngoài chữa ung nhọt, rết cắn. TRÀM ( MALALEUCA LEUCADENDRON ) Tên cây : Tràm, chè đồng, chè cay, bạch thiên tầng, co tràm (Thái). Mô tả : Cây to. Thân thẳng, vỏ mềm trắng, dễ róc. Lá mọc so le, phiến dày, gân hình cung. Lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ, màu vàng ngà mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá non ở đỉnh. Quả nang, gần hình cầu, chứa nhiều hạt. Tránh nhầm với cây khuynh diệp (Eucalyptus globulus Labill.). Phân bố : Cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Bộ phận dùng : Lá. Thu hái vào đầu mùa hạ. Phơi khô hoặc cất lấy tinh dầu. Thành phần hóa học : Lá chứa tinh dầu có cineol 50 - 65%, (-terpineol và các ester của nó, L-(-pinen, L-limonen, dipenten, sesquiterpen, azulen, sesquiterpen alcol, aldehyd valerianic và benzaldehyd. Công dụng : Chữa cảm, cúm, ho, hen, viêm phổi, đau tai, nhức răng, thấp khớp, nhức xương, đau dây thần kinh, bị thương, bỏng, ứ huyết sau đẻ, tiêu hóa kém. Ngày 20 - 40g lá tươi hoặc 5 - 10g lá khô sắc, hãm uống. Tinh dầu dùng xoa bóp, uống, tinh chế pha dung dịch thuốc tiêm, thuốc nhỏ mũi. TRẮC BÁ DIÊP ( THUJA ORIENTALIS ) Tên cây : Trắc bá, trắc bách diệp, bá tử, co tồng péc (Thái). Mô tả : Cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá dẹt, hình vảy, mọc đối. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái hình nón, tròn ở gốc cành nhỏ. Quả hình trứng. Phân bố : Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Lá và nhân quả. Lá thu hái quanh năm. Quả hái vào mùa thu, giã bỏ vỏ, lấy nhân phơi khô. Khi dùng để nguyên nhân hoặc ép bỏ dầu. Thành phần hóa học : Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có l-berneol, bornyl acctat, (-thuyon, camphor, sesquiterpen alcol. Lá còn chứa rhodoxanthin, amentoflavon, quercetin, myricetin caroten, xanthophyl và acid ascorbic. Hạt chứa saponosid. Công dụng : Tác dụng cầm máu. Lá chữa thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, sốt, ho : Ngày 8 - 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng. Nhân quả chữa kém ngủ, hồi hộp, nhiều mồ hôi, táo bón : Ngày 4 - 12g dạng bột hoặc viên. TRÂM BẦU ( COMBRETUM QUADRANGULARE ) Tên cây : Trâm bầu, chưng bầu, tim bầu, săng kê, song re. Mô tả : Cây nhỡ, cao 2 - 10m. Thân có nhiều cành ngắn rụng lá nom như gai. Cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hai mặt lá có lông, dày hơn ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Quả có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi. Có nhiều loài, nhưng chỉ có loài trên được dùng làm thuốc. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng ở các tỉnh phía nam, nhất là vùng đồng bằng. Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái quả vào mùa thu - đông. Phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt. Còn dùng lá và vỏ cây. Thành phần hóa học : Tanin. Công dụng : Hạt chữa giun đũa và giun kim. Nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín. Người lớn, ngày 10 - 15 hạt (14 - 20g), trẻ em tùy tuổi từ 5 - 10 hạt (7 - 14g). Uống 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. TRÂU CỔ ( FICUS PUMILA ) Tên cây : Trâu cổ, vảy ốc, cơm lênh, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn, mác púp (Tày). Mô tả : Cây leo nhỏ. Thân mọc áp sát nhờ rễ. Khi cây còn nhỏ, lá hình vảy ốc. ở cây trưởng thành, cành lá mọc vươn dài và mang hoa, quả. Lá mọc so le, nhẵn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Hoa đực ở gần đỉnh cụm hoa. Hoa cái ở dưới. Quả phức, mọc riêng lẻ, nhẵn, màu tím nâu khi chín. Phân bố : Cây mọc hoang bám vào thân cây to, vách đá trong rừng, tường ẩm. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Cành lá thu hái quanh năm. Quả thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, sao vàng. Thành phần hóa học : Chất gôm thủy phân cho glucosa, fluctosa, arabinosa, protein, nhựa mủ. Công dụng : Thuốc bổ máu, bổ toàn thân, chữa lỵ lâu ngày, trĩ, tắc tia sữa, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, bí đại tiểu tiện, lở ngứa, nhọt, đau lưng, nhức xương, thấp khớp. Ngày 8 - 16g cành và lá, dạng sắc, cao, rượu thuốc, hoặc 3 - 6g quả dạng sắc, cao hoặc làm mứt. TRẦU KHÔNG ( PIPER BETLE ) Tên cây : Trầu không, trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng, mjầu (Tày), lau (Dao). Mô tả : Dây mọc bám, có rễ phụ ở mấu. Thân nhẵn, có khía dọc. Lá mọc so le, hai mặt nhẵn bóng. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa hình bông đuôi sóc, mọc thõng xuống gồm hoa đực và hoa cái. Quả mọng, hình cầu, phủ lông ở đỉnh. Toàn cây có tinh dầu thơm. Phân bố : Cây được trồng ở khắp nơi, nhất là ở miền Nam. Bộ phận dùng : Lá, rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu gồm eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryphyllen, cadinen; tanin, đường, caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, vitamin C; acid amin. Công dụng : Chữa viêm mủ chân răng : Nước ép hoặc cao lá ngậm, bôi. Nước sắc lá rửa hoặc đắp trị vết thương, bỏng, lở loét, mụn nhọt, chàm, viêm mạch bạch huyết. Lá đắp ngực chữa ho, hen; đắp vú làm cạn sữa. Lá xát xương sống chữa cảm mạo. Rễ (8 - 12g) sắc uống chữa thấp khớp. TRÚC ĐÀO ( NERIUM OLEANDER 0 Tên cây : Trúc đào, đào lê. Mô tả : Cây nhỏ, cao 5 - 6m, phân cành nhiều. Cành non có ba cạnh, vỏ ngoài màu xám tro. Lá mọc vòng, 3 cái một, hình mác hẹp, mặt trên xanh lục sẫm. Hoa màu hồng, trắng hay vàng, mọc thành xim ở ngọn thân và đầu cành. Quả gồm 2 đại mọc đứng. Hạt có mào lông màu hung. Phân bố : Cây được trồng làm cảnh ở các vườn hoa công cộng và vườn gia đình. Bộ phận dùng : Lá. Thu hái vào mùa hè, thu, lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Cần phơi ngay cho khô sau khi thu hái. Thành phần hóa học : Lá chứa glucosid trợ tim : Oleandrin, neriifolin, adynerin, neriantin; các flavonol glucosid bao gồm rutin và kaempferol - 3 rhamnoglucosid. Công dụng : Dùng oleandrin (neriolin) chữa suy tim. Uống có tác dụng hấp thu nhanh và ít tích lũy hơn digitoxin. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 0,1 mg dưới dạng dung dịch 1/5000 trong cồn 70o hoặc viên 0,1 mg. Có thể dùng hạt giã nát ngâm nước làm thuốc trừ sâu. TRINH NỮ HOÀNG CUNG ( CRINUM LATIFOLIUM ) Mô tả cây : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng. Thành phần hoá học : Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung Công dụng và liều dùng : Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt. Nhưng cũng có một số bệnh nhân uống thêm cùng với nước sắc trinh nữ hoàng cung một đơn thuốc bổ thận mà cũng khỏi. Ðể tiện cho người dùng cũng như tiện cho thầy thuốc theo dỏi kết quả điều trị, sau khi kiểm tra đúng các vị thuốc, chúng tôi chế thành ba dạng thuốc: trà trinh nữ hoàng cung, trà thuốc bổ thận, trà phối hợp thuốc bổ thận và trinh nữ hoàng cung. Ở những nơi khí hậu quá ẩm thấp, dạng trà khó bảo quản, chúng tôi chế thành dạng nước sắc đóng ống, cũng với ba dạng như trên, Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thi cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận, cùng với uống 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận. THƯỜNG SƠN ( DICHROA FEBRIFUGA ) Tên cây : Thường sơn, thường sơn tía, ô rô lửa, thục tất, áp niệu thảo, sleng slảo mè (Tày). Mô tả : Cây nhỏ, cao 1 - 2m. Thân nhẵn, màu lục hoặc tím nhạt. Lá mọc đối, mép có răng cưa. Cuống lá và gân giữa có màu tím. Cụm hoa hình xim mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tím. Quả mọng màu lam hoặc tím. Hạt nhỏ, hình quả lê. Tránh nhầm với cây thường sơn trắng (Gendarussa ventricosa Nees) và thường sơn Nhật Bản (Phlogacanthus turgidus Nich.). Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát ven suối. Bộ phận dùng : Rễ và lá. Rễ thu hái vào thu đông, phơi hoặc sấy khô, khi dùng tẩm rượu, sao vàng. Lá hái vào xuân hạ, sao vàng hoặc đồ chín, phơi khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa các alcaloid : (-dichroin, (-dichroin, (-dichroin và 4-ketodihydroquinazolin. Công dụng : Chữa sốt, sốt rét, sốt cách nhật, long đờm, thông tiểu tiện. Dùng sống hay gây nôn, do vậy dùng thuốc sắc từ lá, rễ đã tẩm rượu sao vàng, ngày 6 - 12g, hoặc dùng alcaloid toàn phần. Dùng riêng hoặc trong công thức phối hợp với một số cây khác. THẦU DẦU ( RICINUS COMMUNIS ) Tên cây : Thầu dầu, tỳ ma, đu đủ tía, co húng hóm (Thái), dầu ve, slùng đeng (Tày), mạ puông sí (Dao). Mô tả : Cây nhỏ, cao 1 - 5m. Thân rỗng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 5 - 7 thùy, mép khía răng. Cành và lá non phủ phấn trắng. Hoa nhỏ, mọc thành chùm xim, hoa đực ở dưới, hoa cái ở trên. Quả nang có gai mềm chứa 3 hạt hình trứng hơi dẹt, màu nâu, bóng, có vân. Phân bố : Cây được trồng chủ yếu ở vùng bãi sông, để lấy hạt ép dầu. Bộ phận dùng : Hạt. Thu hoạch vào tháng 4 - 5, khi quả đã già. Phơi khô. Còn dùng lá. Thành phần hóa học : Hạt chứa dầu béo gồm các glycerid như stearin, palmitin; một glycerid đặc biệt là ricinolein thủy phân cho acid ricinoleic; chất protein độc là ricin và alcaloid ricinin. Công dụng : Dầu hạt dùng để nhuận tràng, liều 2 - 5ml, để tẩy liều 20 - 30ml. Hạt giã đắp vào bên bị liệt chữa méo miệng, xếch mắt. Hạt (15 hạt) và lá thầu dầu tía giã nhỏ đắp vào gan bàn chân chữa sót rau, đẻ khó. Sau khi thai, rau ra rồi cần rửa sạch chân. THÙ LÙ ( PHYSALIS PERUVIANA ) Mô tả cây : Cây thảo sống hằng năm, cao gần 1m, phủ đầy lông, phân nhánh nhiều, các cành non mọc đứng. Lá có phiếm xoan tam giác, gốc hơi hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hay có thuỳ cạn, dài 3,5-10cm, rộng 2-5cm, có lông mềm. Hoa mọc đơn độc ở nách lá màu vàng, gốc tím, đài cao 5mm, có lõng, tràng hình chuông , cao 1,2cm, bao phấn tím. Quả mọng, hình cầu, màu vàng, to1,5cm, mang đài tồn tại to, mỏng, có lông, dài 3cm, hạt hình đĩa, màu vàng. Thành phần hoá học : toàn cây chứa solanin, ở quả chứa nhiều hơn. Tính vị, tác dụng : cây có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu. Rể làm co rúc tử cung. Công dụng: Cũng như thù lù hay lu lu cái, cây dùng chữa sốt, ho sưng họng, phiền nhiệt nôn nấc, liều dùng 20-40g, sắc uống, dùng ngoài chữa mụn lở, lấy 40-80g cây tươi, giả vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp, xoa, cũng có thể dùng cây nấu nước tấm rửa. Quả được dùng cho trẻ em nóng âm, gầy khô và cho phụ nữ sinh đẻ Ở ấn độ lá được dùng trị bệnh giun và đau ruột, cây dùng làm thuốc lợi tiểu. THÔNG THIÊN ( THEVETIA NERIIFOLIA ) Tên cây : Thông thiên, cây đầu tây. Mô tả : Cây nhỏ, cao 2 - 3m. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc so le, hình mác hẹp, gân chính rõ. Hoa to, màu vàng tươi mọc thành xim gồm 2 - 3 cái ở kẽ lá gần ngọn. Quả hạch, có cạnh nhẵn. Hạt màu nâu. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Phân bố : Cây nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái quả khi chín. Phơi khô. Khi dùng, đập vỡ vỏ, lấy nhân. Thành phần hóa học : Hạt thông thiên chứa các glucosid trợ tim như theventin (A, B) 2'-O-acetyl cerberosid, neriifolin, cerberin, peruvosid, theveneriin, acid peruvosidic. Công dụng : Thuốc trợ tim, chữa suy tim. Dùng hoạt chất thevetin chiết từ hạt dưới dạng dung dịch 1o/oo để uống, ngày 1 - 2ml, hoặc dạng ống tiêm 2ml = 1mg, ngày 1 - 2 ống. Hạt giã nát còn dùng làm thuốc trừ sâu. Thuốc rất độc. THUỐC BỎNG ( KALANCHOE PINNATA ) Tên cây : Thuốc bỏng, cây sống đời, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử, tầu púa sung (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. Phân bố : Cây mọc hoang ở đất khô cằn. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Lá. Thu hái quanh năm. Thường dùng tươi. Thành phần hóa học : Cả cây chứa bryophyllin, các acid hữu cơ : citric, isocitric, malic. Công dụng : Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc. Dùng trong, ngày 20 - 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi THUỐC PHIÊN ( PAPAVER SOMNIFEREM ) Tên cây : Thuốc phiện, a phiến, a phù dung, anh túc, cây thẩu, lảo phèn (Tày), co khoắn nhẹng (Thái), chừ gia dính (H'mông). Mô tả : Cây cỏ, cao hơn 1m. Thân mảnh, nhẵn. Lá mọc so le, không cuống, gốc lá rộng, ôm lấy thân, chia thùy và răng cưa không đều. Hoa to, màu trắng, đỏ hay tím, mọc riêng lẻ ở ngọn thân, có cuống dài. Quả nang, hình cầu có khía dọc. Hạt nhỏ màu đen. Phân bố : Cây được trồng ở vùng núi cao lạnh. Bộ phận dùng : Nhựa, chích ở vỏ quả vào đầu mùa hạ. Cô đặc. Vỏ quả sau khi đã lấy nhựa, phơi khô, gọi là cù túc xác, anh túc xác. Thành phần hóa học : Trong nhựa có các alcaloid : Morphin, codein, thebain, narcotin, narcein, papaverin; các acid hữu cơ : meconic, lactic, malic, tartric, citric, acetic, succinic. Ngoài ra còn protein, acid amin, dextrosa, pectin. Công dụng : Giảm đau, gây ngủ, chữa ho, đau bụng, ỉa chảy, làm dễ thở trong suy tim. Dùng dạng bột, nhựa, cao, cồn thuốc, ngày 0,005 - 0,02g tính theo hàm lượng morphin. Không dùng quá 7 ngày. Anh túc xác chữa ho lâu ngày, ho gà, ỉa chảy. Ngày 4 - 8g. TẾ TÂN ( ASARUM SIEBOLDII Miq ) Mô tả cây : Tế tân là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 12-24cm. Thân rễ dưới đất bò ngang, đầu thân rể có phân nhánh. Rễ nhiều, nhỏ và dài dê ở tay có mùi thơm. Lá mọc từ rễ, gồm 2-3 lá, có cuống dài 5-18cm, thường là nhẵn hay hơi có lông, trên có rãnh chạy dọc, phiến lá hình tim dài 4-9cm, rộng 6-12cm, đầu nhọn, phía đáy lá hình tim, mép nguyên, mặt dưới lá có nhiều lông mịn, dài. Hoa mọc đơn độc từ rễ lên, cuống dài 3-5cm. Bao hoa chỉ gồm 1 vòng màu nâu đỏ nhạt, phía trên chia thành 3 cánh hình trứng rộng dài 10mm, đầu nhọn. Quả gân hình cầu. Thành phần hoá học : Trong tế tân có 2,75% tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là pinen, metyl-eogenola một hợp chất phenola, xeton, một lượng nhỏ axit hữu cơ, nhựa và 0,2% chất trung tính. Tính vị, tác dụng : Tinh dầu tế tân trên ếch, chuột, thỏ lúc đầu gây hưng phấn, sau đó có hiện tượng mê, dần dần vận động hô hấp giảm, các phản xạ mất, cuối cùng chết do hô hấp tê liệt. Khi hô hấp đình chỉ, tim vẫn con đập. Công dụng: Bộ phận dùng là rể. Rể cây sắc uống có hiệu quả là làm điều kinh và gây tiết nước bọt. Cũng có thể dùng trị ho, tê thấp. HUYỀN THOÁI ( CRYPTOTYMPHANA PUSTULATA ) Thành phần hoá học : Hoạt chất chưa rỏ. Chỉ biết trong xac?e có chất kitin. Nghiên cứu xác ve bán ở Thượng Hải, người ta phân tích thấy có7,86% nitơ, 14,57% tro. Tính vị, tác dụng : Chữa các chứng phong nhiệt thể nhẹ ở kinh can, phụ nữ dở dạ khó đẻ, tan được màng mộng che con ngươi, các chứng mất tiếng, khóc đêm. Công dụng: ở trong phạm vi dân gian dùng làm thuốc trấn kinh và chữa sốt, chữa kinh giật, kinh phong, co quấp chân tay của trẻ em, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa, dùng ngoài làm thuốc chữa lở, mắt có màng mộng. Gần đây người ta dùng thuyền thoái chữa một số trường hợp uống ván có kết quả. Ngày uống 1-3g TÔ DIỆP ( PERILLA OCYMOIDES ) Tên cây : Tía tô, tử tô, hom tô, hom đeng (Thái), phằn cưa (Tày), cần phân (Dao). Mô tả : Cây nhỏ, cao 0,5 - 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn. Phân bố : Cây được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ, gồm lá (thu hái trước khi ra cây hoa), cành (thu hoạch khi đã lấy hết lá), quả (ở những cây chủ định lấy quả). Phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô. Thành phần hóa học : Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, (-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin : arginin, histidin, leucin, lysin, valin. Công dụng : Chữa cảm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, phòng sẩy thai, ngày 6 - 10g lá hoặc cành dạng thuốc sắc. Quả chữa ho, ngày 3 - 5g. THĂNG MA ( CIMICIFUGA FOETIDA ) Mô tả cây : Vị thăng ma chủ yếu hiện nay vẩn phải nhập của Trung Quốc. Cây thăng ma cũng là một cây sống lâu năm, cao 1-2m , lá kép nhiều lông chim. Cụm hoa hình chày, hoa lưỡng tính, màu trắng. Quả kép, trên mặt có lông. Thành phần hoá học : Trong vị thăng ma người ta đã chiết xuất ra được chất đẳng gọi là ximitin, ximitin là một chất bột màu trắng nhạt, vị đắng, tan trong axeton, cồn metylic, cồn etylic, clorofoc, không tan trong nước, ête, benzen, ête dầu hoả, độ cháy 1690c thì phân giải. Theo Orêkhov thì thăng ma mọc ở Liên Xô củ có chứa một ít ancalooit. Các loài thăng ma khác chưa có tài liệu nghiên cứu. Tính vị tác dụng : Theo tài liệu cổ của đông y thăng vị ngọt, cay, hơi đắng, tính bình và hơi độc vào 4 kinh tỳ vị phế và đại trường có năng lực thăng thanh, giáng trọc, tán phong giải nhiệt, là thước thăng đề và chữa phong nhiệt. Công dụng : Thăng ma thường được dùng làm thước giải độc, trừ ôn dịch, chướng khí, trúng độc mà sinh đau bụng, sốt rét, lở cổ họng. Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc hay để súc miệng. THẢO QUẢ ( AMOMUM AROMATICUM ) Tên cây : Thảo quả, đò ho, mác háu (Thái), thảo đậu khấu Mô tả : Cây cỏ lớn, sống nhiều năm, cao 2 - 3m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le, có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm đặc biệt. Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Bộ phận dùng : Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt. Thành phần hóa học : Tinh dầu với tỷ lệ 1 - 1,5%. Công dụng : Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3 - 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau răng, viêm lợi, làm thơm trong nhân bánh. TIỂU HỒI ( POENICULUM VULGARE MILL ) Mô tả cây : Cây thảo sống 2 năm hay nhiều năm cao 0,6-2m, rể cứng, thân nhẵn, màu lục lờ, hơi có khía. Lá mọc so le, có bẹ phát triển, phiến lá xẻ lông chim 3-4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành, các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục. Quả nhỏ hình trứng thuôn, lục đầu màu xanh lam, sau màu xanh nâu. Thành phần hoá học : Quả chứa một lượng quan trọng tinh dầu. Tinh dầu chứa 50-60% anethol, estragol, các carpurterpen, còn có một ceton terpen là fenchon. Còn có các vitamin ( A, Bư8, B9, C ) và các nguyên tố C, Ca, P, K, S,Fe. Rể chứa 0,3% chất béo. Tính vị, tác dụng : Hạt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn chỉ thống, lý khí hoà vị. Thừơng sử dụng như thuốc bổ chung, kích thích giúp tiêu hoá , lợi tiểu, lợi sữa,điều kinh, làm long đờm, chóng co thắt, nhuận tràng, trừ giun. Lá có tác dụng trị thương. Rể lợi tiểu, làm ăn ngon, lợi trung tiện và làm điều kinh. Công dụng: Tiểu hội đã được sử dụng từ lâu đời. Người la mã đã dùng quả có tinh dầu thơm làm thuốc kích thích. Người Hy lạp , người ả rập và nhiều nước khác có trồng. Có một thứ tiểu hội diệu có cuống lá rộng, dây và nạc tạo nên những phần lồi dạng u ở gốc cây mà người ta thường ăn như rau. Người ta dùng hạt chữa đau bụng co lạnh, đầy bụng, nôn mửa, ăn uống không tiêu, đau bụng do thận suy, giảm niệu và sỏi niệu, thống phong, kinh nguyệt không điều, bế kinh, thống kinh, đau ngực, cảm cúm, ho gà, đầy hơi, thiếu sữa, ký sinh trùng đường ruột và sốt rét cơn. Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc hay bột. Rể dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa giảm niệu, thống phong, thống kinh. Ngày dùng 15-20g, dạng thuốc chè hay sắc. Hạt dùng ngoài làm thuốc hãm để rửa mắt sưng, lá giã đắp chữa căng vú, bầm máu, u bướu. Người ta cũng thường dùng dầu tiểu hồi, mỗi lần 1-5 giọt, ngày 2-3 lần. THỔ PHỤC LINH ( SMILAX GLABRA ROXB ) Tên cây : Thổ phục linh, khúc khắc, khau đâu (Tày), d'rạng lò (Châu mạ), tơ pớt (K'ho), lái (K'dong), mọt hoi đòi (Dao). Mô tả : Dây leo, dài 4 - 5m. Rễ củ nạc, vặn vẹo. Cành không gai. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, đầu nhọn, 3 gân hình cung. Cuống lá mang 2 tua cuốn nhỏ do lá kèm biến thành. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành tán đơn ở kẽ lá. Cuống hoa dài hơn cuống tán. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 cạnh, khi chín màu đen. Cây dây kim cang (Heterosmilax erythrantha Baill.) cũng được dùng để thay thế. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và trung du. Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ củ chứa (-sitosterol, stigmasterol, saponin. Công dụng : Thuốc chống viêm, chống dị ứng, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, giải độc cơ thể, trị lở ngứa, mụn nhọt, viêm tấy, vảy nến, tổ đỉa, thấp khớp, đau nhức xương, lao hạch, giang mai, ngộ độc thủy ngân. Ngày 15 - 30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc hoàn tán. THẠCH CAO ( GTPSUM ) Tính chất: Thạch cao dùng làm thuốc trong đông y là một muối can xi sunfat thiên nhiên có ngậm hai phân tử nước. Thạch cao thường là những cục màu trắng hay hồng, gồm rất nhiều tinh thể không màu hơi hay vàng hoặc hơi hồng, thỉnh thoảng có những vết sắt. Thành phần chủ yếu của nó là CaSO4.2H2O. trong đó có chừng 32,5% CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O, thỉnh thoảng có lẫn ít đất sét, cát, chất hữu cơ, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt và magiê. Chế biến : Cần chú ý hết sức tới chế biến, vì nếu không cẩn thận, không nắm vững tính chất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. 1/. Dùng uống: Khi uống, thạch cao chỉ dùng sống nghĩa là rửa sạch tán nhỏ mà uống hoặc sắc uống. 2/. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài, khi nung lên thạch cao sẽ mất bớt nước và chỉ còn CaSO4 1/2H2O. chất nầy uống vào sẽ hút nước, nở ra có thể gây tắc ruột mà chết. Trong đông y người ta thường nói sự nguy hiểm ấy như sau: Thạch cao là một vị thuốc đại hàn, nếu gặp lửa sẽ nguy hiểm chết người. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ, thạch cao có vị ngọt, cay, tính hàn, vào 3 kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, trừ phièn, chỉ khát. Công dụng và liều dùng : Cả đông và tây y đều dùng. Nhưng sử dùng có khác nhau: 1/. Tây y chỉ dùng thạch cao dưới dạng khan nước CaSO4 1/2H2O để băng bó, đắp khuôn, bó bột v.v. 2/. Ðông y coi thạch cao là một vị thuốc lạnh có tác dụng chữa các chứng sốt, sốt rét, trúng phong, mê sảng, đầu buốt và đau nhức. Các bệnh nhịêt, tráng nhiệt, mồ hôi trộm, phiền khát, miệng khô, lưỡi khô, sốt quá phát cuồng, phổi nhiệt sinh ho, vị hoả sinh nhức đầu, đau răng. Ngày uống 10-30g dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Người vị nhược, không thực nhiệt không dùng được. TRI MẪU ( ANEMARRHENA ASPHELOIDES ) Mô tả cây : Tri mẫu là một loại cỏ sống lâu năm, thân rể chạy ngang. Lá mọc vòng, dài khoảng 20-30cm, hẹp, đầu nhọn, phía dưới ôm vào nhau. Mùa hạ, ra cành và mang hoa. Cao chừng 60-90cm. Cụm hoa thành bông hoa nhỏ, màu trắng. Thành phần hoá học : Trong tri mẫu có một chất saponin gọi là asphonin. Ngoài ra còn một chất có tinh thể chưa xác định. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ tri mẫu có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng tu thận, bổ thuỷ, tả hoả. Thường được dùng chữa tiêu khát, hạ thuỷ, ít khí. Công dụng : hiện nay tri mẫu thường được dùng làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, chữa sốt, sốt do viêm phổi. Ngày dùng 4 -10g dưới dạng thuốc sắc. THỔ HOÀNG LIÊN ( THALICTRUM FOLIOLOSUM ) Mô tả cây : Cây thảo sống nhiều năm, không lông, cao 90-150cm, phân nhánh ở phần trên. Lá 3 lần kép, cuống chung dài 15cm, lá chét bậc 3 dài 1-2,5cm, rộng 0,5-1,5cm, không lông, mép trên có răng to. Cụm hoa là chùy rộng, nhiều hoa, nụ to 6-7mm, lá đài màu trắng và thường là màu vàng nhạt, hình bầu dục, dài 3-4,5mm, nhị nhiều, dài 6-7mm, lá noãn 4-6mm. Quả bế nhỏ, dài 3mm, có mỏ. Thành phần hoá học : Rể chứa khoảng 3% berberine, 0,3% palmatine, 0,02% jatrorrhizine, còn có thalictrine. Tính vị, tác dụng : Vị đắng,tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khư phong. Ở ấn độ, rể được xem như bổ, giải nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, hạ nhiệt. Công dụng : Thường dùng chữa lỵ, giải nhiệt đổ máu cam, mất ngũ. Nói chung cũng được dùng như vị hoàng liên. Dùng ngoài để chữa đau mắt và mụn nhọt. Ở Trung quốc, được dùng trị sởi đậu khó mọc. Ở ấn độ, rể dùng chữa chứng khó tiêu mất trương lực và dùng cho sự hồi phục sau những cơn đau cấp tính và dùng đắp trị đau mắt. BỐI MẪU ( FRITILLARIA - RULBUS FRITILLARIAE ) Người ta phân biệt ra hai loại bối mẫu: xuyên bối mẫu và triết bối mẫu. Mô tả cây : Cây xuyên bối mẫu là một cây sống lâu năm, cao chừng 40-60cm, lá gồm 3 đến 6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Ở kẻ lá, vào tháng 3-4 mọc hao hình chuông, mọc chúc xuống đất, dài 3,5-5cm, phía ngoài màu vàng lục nhạt, có dọc, phía trong có dọc màu xanh lục nhạt, có chân nhỏ màu tím, có đường cắt nhau như lưới Cây triết bối mẫu là một cây cùng họ, vì mọc chủ yếu và được sử dụng ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc cho nên gội như vậy. Cây nầy khác cây xuyên bối mẫu ở chổ lá hẹp hơn, đầu lá cuộn lại nhiều hơn, 3 đến 4 lá mọc vòng, dài 2-3cm, tép dò của triết bối mẫu to hơn tép dò của xuyên bối mẫu. Thành phần hoá học : Trong xuyên bối mẫu có những ancaloit sau đây: peiminin, peimin, peimisin, peimidin, peimitidin Trong triết bối mẫu có chủ yếu có các ancaloit peimin và peiminin, ngoài ra còn có 4 ancaloit với số lượng ít hơn peimisin, peimiphin, peimidin, peimitidin. Có tác giả còn lấy được propeimin có cấu trúc sterolic. Tính vị, tác dụng : Triết bối mẫu có vị đắng, tính hàn , có tác dụng thanh nhiệt, tán kết, nhuận phổi tiêu đàm, dùng chữa những trường hợp đờm ho nhiệt, viêm phổi, rát họng, tràng nhạc, ghẻ lở, sưng tấy. Xuyên bối mẫu có vị đắng, tính hàn có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, dùng trong những trường hợp ho lao, phế ung, phế suy, anh lựu, ung thũng. Bên ngoài trị mụn nhọt, sưng tấy. Công dụng : Hiện nay bối mẫu thường dùng làm vị thuốc chữa ho, trừ đờm lợi sữa, nôn ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng từ 4-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kẻ liều lượng. TANG BẠCH BÌ ( MORUS ALBA ) Tên cây : Dâu tằm, dâu cang (H'mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao). Mô tả : Cây to (thường là cây hoang dại hoặc cây lâu năm) hoặc cây nhỏ, cao 2 - 3m. Lá mọc so le, nguyên hoặc chia 3 thùy, mép khía răng, 3 gân tỏa từ gốc. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông đuôi sóc ở kẽ lá. Quả phức màu đỏ, sau đen, ăn được. Phân bố : Cây được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc. Bộ phận dùng : Lá, vỏ rễ và quả. Lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ. Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín. Thành phần hóa học : Lá chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic ...); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric ...., tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C. Công dụng : Chữa cảm ho, mất ngủ : Ngày 6 - 18g lá sắc uống. Chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp, đau nhức xương : Ngày 6 - 12g vỏ rễ sắc uống. Chữa thiếu máu, mắt mờ : Quả ngâm rượu hoặc nước đường uống, ngày 12 - 20g quả. Sirô quả chín bôi chữa đau họng, lở loét miệng lưỡi. TIỀN HỒ ( PEUCEDANUM DECURSIVUM ) Mô tả cây : Cây thảo sống dai, khoẻ, cao tới 1m hay hơn, phân nhánh, có khía dọc, hơi lổm chổm ở phía trên. Lá ở gốc lớn, 1-2 xẽ lông chim, có cuống dài 10cm, có các đoạn hình bầu dục, nhọn, có răng cưa tù, các lá ở thân trung bình có cuống ngắn, có bẹ phình to, có 3-5 đoạn, các lá ở trên không cuống hay thu lại thành bẹ lá. Tán hoa kép, có bao chung với 1-4 lá bắc rất rộng, ôm thân, có bao riêng với lá bắc nhiều hơn, hình mác nhọn, có lông. Quả hình bầu dục rộng, cụt hai đầu, dài 4-5mm, rộng 3-3,5mm, với hai phân quả có cạnh lưng và cạnh trung gian ít lồi, còn các cạnh nối lại nở thành ống khá rộng. Thành phần hoá học : Rể chứa nodakenin, decursin, decur-sidin, marinesin, isovaleeeroyl-4-o-angeloyl-3?,4?-dihydroxan-thyleti và umbelliferone Còn có tinh dầu, tanin. Tính vị, tác dụng : Vị đăng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng tán phong nhiệt, giáng khí hoá đàm. Công dụng : Dùng chữa cảm mạo sốt nóng, nhức đầu, chữa phong nhiệt sinh ho, nhiều đờm, đàm nhiệt, suyễn mãn, đờm nhiều vàng đặc. Ngày 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài trị nhọt độc, hoà với rượu đắp trị thấp khớp. Cũng được dùng trị đau dây thần kinh. Là loại thuốc chặn đau, chặn cơn ho và trừ đờm, thích hợp dùng vào chứng cảm mạo, đau đầu phát sốt, viêm khí quản, ho, suyễn thở, ho bách nhâùt, khí nghịch làm tức ngực. Dân gian thường dùng làm thuốc đòn. TỬ UYỂN ( ASTER TATARICUS L ) Mô tả cây : loại cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, thân và rể ngắn, mang nhiều rể con. Thân mọc thẳng đứng, trên có nhiều cành, thân và cành có nhiều lông ngắn, phía gốc có lá mọc vòng. Khi cây ra hoa thì những lá nầy héo đi. Lá hình mác dài 20-40cm, rộng 6-12cm, đầu tù, phía cuống hẹp lại, cuống dài có dìa, mép có răng cưa, 2 mặt lá đều như không cuống, dài 18-35cm, rộng 2,5-3,5cm có cuống dài. Hoa thìa lìa mọc xung quanh có màu tía tím nhạt, hoa ống ở giữa có màu vàng. Quả khô, hơi dẹp có lông trắng Cây tử uyển ở việt Nam khai thác được xác định là Aster trinervus roxb. Tử uyển ở việt Nam là một loại cỏ cao 0,3-1,6m, mọc thẳng đứng, trên ngọn phân nhánh, thân có lông ngắn, ,lá hình bầu dục thuôn dài, hẹp lại ở phía cuống, mép có răng cưa. Lá dài 3-7cm, rộng 5-25mm. Hoa hình đầu, tím nhạt ở xung quanh, vàng ở giữa, mọc đơn độc hoặc tụ từng 3-5 hoa thành ngù ở đầu cành. Quả bé, dài 2,5mm, có lông, mép có dìa màu vàng nhạt. Thành phần hoá học : Trong tử uyển, người ta đã chiết xuất ra được chất asterasponin. Khi thuỷ phân sẽ cho aster sapogenin arabinoza. Ngoài ra còn chứa chất xêton là shionon và một chất flavonozit gọi là quéetin. Tính vị, tác dụng : Trong tài liệu cổ. Tử uyển vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc, vào kinh phế. Tác dụng ôn phế, hoá đờm, hạ khí chỉ ho, thông điều thuỷ đạo. Công dụng : dùng chữa ho, khí xuyễn, ho ra máu mủ, tiểu tiện đỏ. Phàm âm hư, phổi ráo, viêm khí quản cấp tính hoặc mãn tính. Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.người có thực nhiệt không được dùng. THIÊN MA ( GASTRODIA ELATA BLUME ) Bộ phận dùng : Thân củ. Củ sắc vàng nhợt, trên tròn dưới không nhọn, da nhăn, củ già nở tách ra, rắn chắc, to nhiều thịt, không có lỗ hổng, trong sáng là tốt, củ xốp nhẹ là xấu. Thành phần hoá học : Có chất dính. Tro của rể có chứa Ôxyt canxi, Ôxyt magiê, v.v. Tính vị, tác dụng : Vị cay, tính ấm, vào phần huyết của kinh can. Khu phong, trấn kinh. Công dụng : Dùng chữa choáng đầu, hoa mắt, trúng phong, kinh giản, nói không rõ, bại liệt, các chứng phong hàn thấp tê. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. THẢO QUYẾT MINH ( CASSIA TORA L ) Mô tả cây : Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 0,30- 0,90m , có khi cao tơi 1,5m. lá mọc so le, kép, lông chim dìa chẵn, gồm 2-4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá nở rộng ra, dài 3-5cm, rộng 15-25mm. Hoa mọc từ 1-3 cái ở kẽ lá, màu vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12-14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5-7mm, rộng 2,5-3mm, hai đầu vát chéo, trong hơi giống viên đá lửa, màu xanh nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy Thành phần hoá học : Trong hạt thảo quyết minh có antraglucozit khi thuỷ phân sẽ cho emođin và glucoza. Ngoài ra còn có rein crysophanola. Những chất khác gồm có chất nhầy, chất protit, chất béo và sắc tố. Khi rang lên antraglucozit bay đi. Chất béo và protit cho một mùi thơm như mùi cà phê rang Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ thảo quyết minh vị mặn, tính bình vào 2 kinh can và thận, có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuần tràng, thông tiện. Công dụng : Hiện nay nhân dân dùng thảo quyết minh làm thuốc chữa đau mắt, người ta cho rằng uống thảo quyết minh mắt sẽ sáng ra, dùng chữa thong manh các màng, mắt đo,ỷ nhiều nước mắt, nhức đầu, đại tiện táo bón. Người ỉa lỏng không dùng được. Còn dùng ngâm rượu và dấm để chữa hắc lào, bệnh tràm mặt ở trẻ em. Qua nghiên cứu hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng và tẩy, cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Uống thảo quyết minh đại tiện dể dàng mà không đau bụng, phân mềm không lỏng. Lá có thể dùng thay vị phan tả diệp. Liều dùng 5-10g hay hơn, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột hoặc thuốc viên. TẠO GIÁC ( GLEDITSIA FERA MERR ) Mô tả cây : Cây gỗ cao 5-10 m, có gai to, cứng, chia nhánh. Lá mọc so le, thường hai lần kép lông chim, mang 3-4 cập lá chét, bậc nhất, mỗi lá chét nầy lại gồm 6-8 cập lá chét bậc hai, phiến lá chét có lông ở mặt trên, đầu tròn hay lõm, gốc lá lệch, mép có răng cưa nhỏ, cụm hoa chùm ở nách lá hay ở ngọn. Hoa tạp tính có 5 lá dài, 5 cánh hoa có lông dài ở mặt trong, hoa đực có 10 nhị không có bầu, hoa cái hay hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu dính, phủ lông sét. Quả cứng. Khi chín màu nâu đen, chứa 10-12 hạt màu nâu. Thành phần hoá học : Trong quả có saponin màu vàng với hiệu xuất có thể đến 10%. Còn có saponin triterpenic gọi là gleditsia sapọnin, một saponin khác là australosid. Còn có các hợp chất flavonoid được phân lập, mà 5 chất đã biết là luteolin, saponaretin, vitextin, homoorientin và oriertin. Trong gai bồ kết có gleditsia saponin B-G, acid palmitic, acid béo nonacosane. Người ta biết được hỗn hợp flavonosid và chất saponaretin có hoạt tính chống siêu vi trùng, hỗn hợp sapo-genin có tác dụng chống vi trùng roi âm đạo, hỗn hợp sapnin và flavonoid có tác dụng giảm đau. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng. Tính vị, tác dụng : Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng thông khiếu, khử đàm, tiêu thũng, làm hắt hơi. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dunùg thông đại tiện, bí kết và chữa mụn nhọt. Gai bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, bài nung, sát trùng. Công dụng : Người ta thường dùng quả bồ kết ngăm hoặc nấu nước gọi đầu, làm sạch gàu, trơn tóc, và dùng giặt quần áo len, dạ, lụa có màu không bị hoen ố và không phai màu. Thường dùng làm thuốc tiêu đờm, gây nôn và thông đại tiện, trung tiện, sát trùng. Chủ yếu dùng chữa trúng phong cấm khẩu, phong tê, tiêu đồ ăn, đờm, suyễn thũng, sáng mắt, ích tinh. Liều dùng hằng ngày 0,5 1g dưới dạng thuốc bột, hay đốt ra than để dùng, hoặc thuốc sắc. Hạt bồ kết dùng thông đại tiện và chữa mụn nhọt. Ngày dùng 5-10g dạng thuốc sắc. Gia bồ kết dùng chữa ác sang, tiêu ung độc, sưng vú, làm xuống sữa. BỒ BỒ (ACORUS GRAMINEUS ) Tên cây : Bồ bồ, chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần. Mô tả : Cây cỏ, sống một năm, cao 20 - 60 cm; cành non có lông sau nhẵn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm. Phân bố : Cây mọc hoang ở ven đồi, bờ ruộng ở miền núi. Bộ phận dùng : Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô. Thành phần hóa học : Saponin triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7 - 1%, màu vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen 22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon oxyd và sesquierpen oxyd. Công dụng : Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ. Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc sắc, cao, sirô, viên. THANH BÌ ( CITRUS - RETICULATA BLANCO) Mô tả : Cây nhỡ, cao 5 - 8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le, phiến nguyên dai, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. Có nhiều loại : quít giấy, quít hôi, quít tàu ... Vỏ đều được dùng. Phân bố : Cây được trồng ở nhiều nơi. Thành phần hóa học : Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, citral, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, caroten. Công dụng : công hiệu của thanh bì phá được trệ khí , thông được tỳ vị, làm cho tiêu tan những thức ăn uống , trừ được những chứng tích kết, cách khí, chưã được những chứng bụng dưới đau rướng . THỊ ÐẾ ( DIOSPYROS KALI ) Mô tả cây : Thị đế là một cây nhỏ cao chừng 5-6m, có thể tới 10m nhiều cành. Lá mọc so le, có cuống ngắn, dài không quá 1cm. Phiến lá thuôn hình trứng, dài 7-14cm, rộng 4-8cm, mép nguyên hay hơi lượn sóng, tháng 6 ra hoa màu vàng trắng nhạt. Cây đực, cây cái riêng biệt hoặc có khi ra hoa đực, hoa cái có trên cùng một cây. Hoa đực mọc thành 2-3 cái một thành hình tán, hoa cái mọc đơn độc. Tháng 9-10 ra quả khi chính có màu vàng hay đỏ thẩm. Thành phần hoá học : Trong thị đế có các chất tanin đặc biệt bao gồm axit tritecpenic, axit ursolic, oleanolic và axit betunilic. Trong quả xanh có chất tanin làm cho quả có vị chát, khi chính vị chát hầu như mất đi. Khi đó lượng đường có chừng 13-19% dưới dạng glucoza, sacoroza và fructoza, 1,15% -1,60% chất protein. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ, thị đế vị đắng, tính ôn, vào kinh vị, có tác dụng ôn trung hạ khí, dùng chữa ách nghịch, y khí ( ợ, nấc ) Công dụng, liều dùng : Thị đế là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm của nhân dân đẻ chữa ho, nất, đi đái đêm. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột TRẦN BÌ ( CITRUS DELICIOSA ) Mô tả : Cây nhỡ, cao 5 - 8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le, phiến nguyên dai, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. Có nhiều loại : quít giấy, quít hôi, quít tàu ... Vỏ đều được dùng. Phân bố : Cây được trồng ở nhiều nơi. Thành phần hóa học : Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, citral, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, caroten. Công dụng : Trần bì là một vij thuốc chữa ăn không tiêu, ăn không ngon nôn mữa, sốt rét, trừ đàm, liều dùng ngày ô - 12g hay hơn nữa. TÔ MỘC ( CAESALPINIA SAPPAN ) Tên cây : Tô mộc, cây vang, gỗ vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang (Thái), mạy vang (Tày). Mô tả : Cây nhỏ, cao 5 - 7m. Thân có nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau nhẵn, có gai ngắn. Gỗ thân rắn, màu đỏ nâu. Lá kép lông chim, mọc so le. Lá chét nhỏ hình thang, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở đầu cành. Cuống có lông màu gỉ sắt. Quả thuôn dẹt, vỏ rất cứng, có sừng nhọn ở đầu. Hạt màu nâu vàng. Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi. Còn được trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Gỗ thân. Thu hái vào mùa thu, đông. Cưa thành từng đoạn, phơi khô. Khi dùng chẻ mỏng. Thành phần hóa học : Chất màu brasilin, braselein, tinh dầu chứa D. (-phelladren, ocimen. Ngoài ra còn có tanin, acid gallic và saponin. Công dụng : Kháng khuẩn, tiêu viêm, cầm máu. Chữa lỵ trực khuẩn, ỉa chảy, chảy máu ruột, tử cung, tích huyết sau đẻ, chấn thương, vết thương, bế kinh, đau bụng, lở loét, xích bạch đới, thiếu máu sau đẻ. Ngày 6 - 12g dạng sắc, cao lỏng, viên. Rửa ngoài dạng nước sắc đặc. HÔNG THẢO ( TERAPANAX PAPIRIFERA ) Mô tả cây : Thông thảo là một cây nhỏ thường cao 3m có khi có thể tới 6m. Thân cứng nhưng dòn, giữa thân có lõi trắng xốp, cây càng già, lõi càn chắc hơn. Lá to chia thành nhiều thuỳ có khi cắt sâu, mép co răng cưa, cuống lá dài 30cm đến 90cm. Hoa màu trắng hình cầu. Cụm hoa hình tán tụ thành chùm. Quả dẹt gần hình cầu. Thành phần hoá học : Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, công dụng còn ở phạm vi nhân dân. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ thông thảo có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai kinh phế và vị. Công dụng : Nhân dân dùng thông thảo làm thuốc thông tiểu tiện, giãm sốt, trấn tĩnh, thanh thấp nhiệt, dùng chữa thuỷ thũng, chữa bệnh sốt khát nước, tiểu tiện khó khăn, ho. Còn dùng làm thuốc lợi sữa. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. TRẠCH TẢ ( ALISMA ORIENTALIS ) Tên cây : Trạch tả, mã đề nước.trư linh Mô tả : Cây cỏ, cao 40 - 50cm, mọc ở ao đầm và ruộng nước. Thân rễ hình cầu, màu trắng. Lá có cuống dài, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Phiến lá nguyên hình thìa giống lá mã đề, gân hình cung. Hoa màu trắng mọc thành xim tán ở giữa cụm lá. Quả bế. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu có alisol A, B, C và epialisol A, nhựa, protid và tinh bột. Công dụng : Thuốc lợi tiểu, chữa thủy thủng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt, sỏi thận, bụng đầy trướng, nôn oẹ, ỉa chảy. Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán. Có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và trị đái đường. TỲ GIẢI ( DIOSCOREA TOKORO MAKINO ) Mô tả cây : Tỳ giải là một loại cây leo, sống lâu năm, có rể phình to thành củ, mặt ngoài màu vàng nâu, trong có màu trắng vàng, chất cứng, vị đắng, thân nhỏ, gầy. Lá mọc so le, hình trái tim, cuống lá dài, đầu nhọn, có 7-9 hoặc 11 gân lớn. Lá kèm biến thành tua cuốn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu xamh nhạt, mọc thành bông. Quả nhỏ, có dìa như cánh. Ra hoa vào màu hạ và màu thu. Thành phần hoá học : Theo Nhật Bản dược học tập chí, trong tỳ giải có hai chất saponozit là dioxin và dioscorea sapotoxin. Dioxin là hợp chất có tinh thể, độ chảy 2880C, tan trong nước, tan trong cồn, cồn metylic, không tan trong nước, hơi tan trong axeton, dioscorea sapotoxin có độ chảy 2200C.Thuỷ phân sẽ cho phân tử diosgenin và một phân tử glucoza Diosgenin cũng có tinh thể, tan trong các dung môi hữu cơ thông thường và trong axit axetic, có thể cho tủa như digitalin. Ngoài ra Diosgenin kết hợp với phân tử glucoza thì sẽ cho trilin, kết hợp với hai phân tử glucoza thì sẽ cho trilarin. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ tỳ giải có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thấp, phân thanh khử trọc. Dùng chữa bạch trọc, lưng, gối tê đau, mụn nhọt. Công dụng : Trong dân gian. Tỳ giải được dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, uống vào có ác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt, đau gân cốt, lưng gối đau mỏi, nước tiểu có phản ứng axit. Ngày dùng 12-18g dưới dạng thuốc sắc. Còn dùng để thuốc cá, tán nhỏ, thả xuống nước, cá ăn phải sẽ nổi lên mặt nước. Hiẹn nay tỳ giải còn là nguyên liệu được nhiều nước dùng chiết saponin sterolic, nguyên liệu trung gian chế hocmon và coctizon. PHAN TẢ DIỆP ( CASSIA ANGUSTIFOLIA ) Mô tả cây : Phan tả diệp cassia angustifolia là một cây nhỏ cao chừng 1m. lá kép lông chim chẵn, thường gồm 5-8 đôi, cuống ngắn, phiến lá chét về phía cuống hơi không đối xứng. Hoa mọc thành chùm ở kẻ lá, gồm 6-14 hoa, cánh hoa màu vàng,10 nhị, 3 nhị ở phía trên nhỏ và bất thụ, 4 nhị ở giữa cùng lớn, 3 nhị ở dưới cong queo. Quả đậu hình túi, dài 4-6cm, rộng 1-17cm, khi còn non có lông trắng mịn, về sau rụng đi, trong quả có 4-7 hạt. Thành phần hoá học : hoạt chất của phan tả diệp là antraglucozit với tỷ lệ từ 1-1,5% antraglucozit toàn bộ, biểu thị bằng emodin trong đó có trên 90% ở dạng kết hợp. Thành phần chủ yếu các antraglucozit đó là : xenozit A và xenozit B tức là chất dihydro direin anthron glucozit. Ngoài ra một chất thứ 3 đã được xác định là aloe.emođin tự do và rein. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ phan tả diệp vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh đại trường. Có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện. Công dụng : Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón. Thể hư và phụ nữ có thai không dùng được. Hiện dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá. Ngày dùng 1-2g, nhuận tràng 3-4g, tẩy mạnh với liều 5-7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. THẦN KHÚC ( MASSA MEDICATA FERMENTATA ) Mô tả : Thần khúc là một vị thuốc rất phổ cập để chữa bốn màu cảm mạo, ăn uống không tiêu v.v. Nhưng thần khúc không phải do cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo tạo nên một môi trường đặc biệt gây mốc rồi phơi khô. Vì lúc đầu thần khúc chỉ gồm có 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày 5 tháng năm, ngày 6 tháng 6 hoặc ngày 20 tháng 7 ( âm lịch ), những ngày nầy theo mê tính cũ là những ngày các thần hội hợp với nhau do đó thành tên ( lục = sáu, thần=ông thần ). Nguồn gốc thần khúc ở tỉnh Phước Kiến ( TQ ) vì vậy có tên là Phước Kiến thần khúc. Thành phần hoá học : Do công thức chế biến không thông nhất cho nên thành phần hoá học rất thay đổi. Theo Diệp Quyết Tuyền, có tác giả đã nghiên cứu thấy một loại thần khúc có các tinh dầu, glucozit, chất béo và men lipaza. Tính vị, tác dụng : Thần khúc là vị thuốc của nhân dân. Theo sách cổ thần khúc có vị cay, ngọt, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị . có tác dụng tiêu thực, hành khí, kiện tỳ, dưỡng vị. Công dụng : thần khúc dùng chữa cảm mạo trong bốn mùa , cảm lạnh, cảm nắng, ăn uống không tiêu, miệng nôn, đi ỉa lỏng, lỵ, làm lợi sữa. Ngày dùng 9-18g, có thể 40g dưới hình thức thuốc sắc hoặc thuốc bột, có khi sao lên mới dùng. Có khi được kê lẫn với các vị thuốc khác coi thần khúc như một vị thần. THIÊN HOA PHẤN ( RADIX TRICHOSANTHIS ) Thiên hoa phấn hay hoa lâu căn và rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu. Mô tả cây : Cây qua lâu hay thao ca là một loại dây leo. Lá mọc so le, phiến lá xẽ thành nhiều thuỳ trông như lá cây bí ngô. Hoa đơn tính, màu trắng. Quả to bằng quả dưa gang, dài 8-10cm, đường kính 5-7cm, da quả màu xanh, có vằn trắng mọc theo quả. Khi chín vỏ có màu đỏ, bổ lấy hạt, phơi khô. Trong một quả có rất nhiều hạt, hình trứng dẹt, dài 1,2-1,5cm, rông 6-10cm dầy ước 4mm, mặt ngoài màu nâu nhạt, ở đầu nhọn có một tể là một vết lõm trắng. Quanh mép có dìa chừng 1mm. Nhìn qua kính lúp, mặt hạt có vết răn. Bóc lớp vỏ cứng ở ngoài sẽ thấy lớp vỏ mỏng màu xanh. Vị nhạt không mùi. Thành phần hoá học : Trong thiên hoa phấn có rất nhiều tinh bột. Mới đây viện y học Bắc Kinh nghiên cứu trong thiên hoa phấn có chừng 1% chất saponozit. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ thiên hoa phấn vị ngọt, chua, tính hàn, vào 3 kinh phế, vị và đại trường. Sinh tân, giáng hoả, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng. Công dụng : Thiên hoa phấn dùng chữa sốt nóng, hoàng đảng, miệng khô, hơi ngắn. Liều dùng hằng ngày 8-12g dưới dạng thuốc sắc. THIÊN MÔN ( ASPARAGUS COCHINCHINENSIS ) Tên cây : Thiên môn, tóc tiên leo, thiên môn đông, co sin sương (Thái), sùa sú tùng (H'mông), mằn săm (Tày), đù mào siam (Dao). Mô tả : Cây bụi leo, sống nhiều năm. Rễ củ mập. Thân nhẵn, có gai. Lá do cành nhỏ biến đổi gọi là diệp chi, hình lưỡi liềm, mọc so le hay mọc vòng, mặt cắt có 3 góc. Hoa nhỏ màu trắng, mọc 1 - 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng hình cầu, màu lục nhạt sau chuyển ngà vàng rồi trắng. Hạt màu đen. Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng có núi đá vôi và vùng rú bụi, ven biển. Còn được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hái vào mùa đông, xuân. Ngâm nước hoặc đồ chín. Phơi khô. Khi dùng, bỏ lõi, tẩm rượu, sấy khô. Thành phần hóa học : Rễ chứa asparagin, chất nhầy, tinh bột và đường. Công dụng : Thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu. Chữa ho dai dẳng, ho ra máu, khô cổ, sốt, bí tiểu tiện, đại tiện táo bón. Còn chữa suy nhược thần kinh. Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc, cao, bột, rượu thuốc. Thường phối hợp với đảng sâm, thục địa làm thuốc bổ. THỐ TY TỬ ( CUSCUTA SINENSIS ) Mô tả cây : Cây tơ hồng hay dây tơ hồng là một loại dây ký sinh cuốn trên các cây khác, thân thành sợ màu vàng hay đỏ nâu nhạt, không có lá. Lá biền thành vẩy, cây có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10-20 hoa một. Quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng độ 3mm, nứt từ dưới lên. Hạt 2-4, hình trứng, đỉnh dẹt, dài chừng 2mm. Tại miền Bắc hay gặp nó trên cây cúc tần. Thành phần hoá học : Trong hạt thổ ty tử người ta mới thấy có một chất nhựa, tính chất glucozit gội là cuscutin, hoạt chất khác chưa rỏ. Tính vị, tác dụng : Theo tài liệu cổ thố ty tử có vị ngọt, cay, tínn ôn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt. Công dụng : Dùng chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, chan lưng mỏi đau, tiểu tiện đục, tai ù, mắt mờ, sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc. Những người dễ cường dương, bí đại tiện không nên dùng. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc. TỤC ĐOẠN ( DIPSACUS JAPONICUS MIQ ) Tên cây : Tục đoạn, sơn cân thái, oa thái, rễ kế, đầu vù (H'mông). Mô tả : Cây cỏ, cao 60 - 90cm. Rễ mập, không phân nhánh. Thân có cạnh khía và có gai nhỏ, thưa. Lá mọc đối, không cuống, mép khía răng; lá gốc xẻ thùy sâu, lá phía trên nguyên. Cụm hoa hình đầu tròn mọc trên một cán dài bao bọc bởi tổng bao lá bắc to và cứng. Hoa màu trắng. Quả bế hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Phân bố : Cây mọc hoang ở các sa - van cỏ, nương rẫy có độ cao 1.000m trở lên. Bộ phận dùng : Rễ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu hoặc nước suối, sao vàng. Thành phần hóa học : Alcaloid, tanin, đường. Công dụng : Thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gân, gãy xương, mụn nhọt, và còn lợi sữa, cầm máu. Ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột hoặc viên. TANG KÝ SINH ( LORANTHUS PARASITICUS ) Mô tả cây : Cây nhỏ, các nhánh non vàng vàng rồi không lông và có lỗ bì trắng. Lá mọc đối, lúc non có lông ở gân, chóp thuôn. Cụm hoa sim ở nách, cuống hoa ngắn hay dài. Hoa dài 1,5-2,5cm, xanh ở ngoài, đỏ ở trong, 4 nhị. Quả mộng tròn hay tron dài có u, cao 6-8mm, 1 hạt. Thành phần hoá học : Cành, lá có avicularin và quercetin. Tính vị, tác dụng : Vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai. Công dụng: Dùng trị phong thấp tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao. Ngày dùng 6-12 dưới dạng thuốc sắc. THIÊN NIÊN KIỆN ( HOMALONEMA AROMATICA ) Tên cây : Thiên niên kiện, sơn thục, ráy hương, bao kim, vắt vẻo, vạt hương (Tày), t'rao yêng (K'ho), duyên (Ba Na), hìa hẩu ton (Dao). Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ hình trụ, dài, mặt cắt có xơ cứng. Lá to, hình mũi tên, gốc hình tim, có bẹ. Cụm hoa hình bông mo. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa không có bao hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở thân rễ. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nơi ẩm ướt dọc hai bên bờ khe suối. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào mùa thu - đông. Caọ sạch vỏ ngoài, chặt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô. Còn dùng lá tươi. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu gồm linalol là thành phần chủ yếu, (-terpineol và linalyl acetat, sabinen, limonen, aldehyd propionic và acid acetic. Công dụng : Chữa thấp khớp, đau nhức xương, tê bại, đau dạ dày, khó tiêu, đau bụng kinh. Ngày 6 - 12g thân rễ dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc cao. Dùng ngoài, thân rễ tươi ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, hoặc lá tươi giã đắp chữa nhọt. Bột thân rễ trị sâu, nhậy. THƯƠNG TRUẬT ( ATRACTYLODES LANCEA ) Mô tả cây : Cây thảo sống lâu năm, cao 30-60cm, có thân rễ phát triển thành củ to. Lá mọc so le, dài, gần như không cuống, các lá ở phía dưới có thuỳ nhọn, các lá ở phía trên hình trái xoan thon, mép có răng cưa nhọn như gai. Cụm hoa đầu ở ngọn thân, có lá bắc to, xẻ lông chim hẹp, trong đầu toàn là hoa hình ống, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt. Quả bế dài, lông mào có răng. Thành phần hoá học : Trong củ thương truật có tinh dầu mà thành phần chủ yếu của tinh dầu là atractylodin, B- eodesmol, hinesol và hydroxy atrcatilon. Tính vị, tác dụng : Vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, khư phong, tán hàn, minh mục. Công dụng: Thương truật được dùng trị bụng dạ đầy trướng, ỉa chảy, thuỷ thũng, cước khí teo chân, quáng gà. Ngày dùng 10-20 dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Có thể xông khói để tiêu độc trong nhà, chống sâu bọ THƯƠNG NHỈ TỬ ( XANTHIUM STRUMARIUM ) Tên cây : Ké đầu ngựa, thương nhĩ, phắt ma, mác nhàng (Tày). Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, cao 40 - 70cm. Thân màu lơc, có khía, đôi khi có những chấm màu nâu tím. Lá mọc so le, chia thùy không đỊu, mép khía răng, có lông ngắn và cứng. Cơm hoa hình đầu mọc tơ tập ở kẽ lá. Quả hình trứng, có móc. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đường, bãi trống, ruộng hoang. Bộ phận dùng : Quả. Thu hái khi quả chưa ngã màu vàng. Phơi hoỈc sấy khô. Thành phần hóa học : Quả chứa alcaloid, sesquiterpen, lacton (xanthinin, xanthimin, xanthatin), dầu béo. Lá chứa iod : 200 microgram trong 1g lá. Trong quả là 220 - 230 microgram/1g quả. Công dung : Chống dị ứng, chống viêm. Chữa mơn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc, bưíu cỉ, đau khíp, thấp khíp, tay chân đau co rĩt, đau đầu, viêm mịi chảy nưíc hôi, đau họng, lỵ. Ngày 6 - 12g thuốc sắc, cao hoỈc viên. Nưíc sắc quả ngậm chữa đau răng, bôi chữa nấm tóc, hắc lào. UY LINH TIÊN ( CLEMATIS CHINENSIS OSBECK ) Mô tả cây : Cây nhỏ mọc trườn, nữa hoá gỗ. Lá có cuốn dài bằng phiến, phiến thường là 3, nhẵn hay có lông thưa, hình trái xoan nhọn mũi, có góc cụt, tròn hay nhọn, khi khô màu đen đen, cụm hoa ở nách lá, coa lá bắc chia 1-3 chét, khá phát triển. Quả bế hình bầu dục - lăng kính, có lông mềm, tận cùng là một vồi nhụy có lông dài hơn 4 lần bầu. Thành phần hoá học : Rể chứa protoanemonin, anemonin, ranunculin, clematoside. Tính vị, tác dụng : Rể có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dùng khu phong trừ thấp, thông lạc chỉ thống. Thân có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, lợi tràng, tiêu viêm.
Bộ phận dùng :
Tên khác: Dây muôi, Lừa ty rừng.
Tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult., Họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Mô tả: Dây leo, cao từ 3-5 m. Thân non màu xanh, phủ lông mịn; thân già màu nâu, có lỗ vỏ, đường kính lỗ vỏ từ 0,5-1 mm. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng hay hơi vàng. Lá mọc đối. Cuống dài 3-5 mm; đường kính 2-3mm; phiến hình bầu dục, trứng hay trứng ngược, dài 6-7cm, rộng 2,5-5cm, gốc thuôn, mép nguyên, ngọn nhọn; có 4-6 cặp gân phụ, rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu trắng hơi vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, dài 8mm, rộng 12-15mm. Đài chia 5, các thuỳ dài 1mm, có lông mịn và rìa lông. Tràng 5, dính nhau thành ống, dài 1,8-2 mm, mặt ngoài nhẵn; tràng phụ gắn với tràng, có 5 răng, dính với họng tràng. Cột nhị nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5mm, rộng 0,8-1mm. Bộ nhị có bao phấn ngắn; khối phấn gồm hai thùy, dài khoảng 0,2mm, liên kết với nhau nhờ trung đới màu vàng nâu. Bộ nhụy có vòi với đầu rộng hình nón, vượt quá bao phấn. Quả đại dài 5-6cm, rộng ở dưới, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 1,5cm. Hạt dẹp, dài 3mm, có mào lông màu trắng, dài khoảng 3-3,5cm, thường có khoảng 40 hạt trong một quả.
Phân bố: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở nước ta có trồng ở Thái Nguyên.
Thu hái: Thường mọc các bờ bụi, hàng rào. Cây ra hoa tháng 7, có quả tháng 8.
Tác dụng dược lý:
a.Tác dụng hạ đường huyết:
Tác dụng hạ đường huyết của bột lá khô Dây thìa canh đã được ghi nhận trên thỏ được gây đái tháo đường thực nghiệm bằng alloxan do làm giảm hoạt tính của enzym tân tạo đường và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong suốt giai đoạn tăng đường huyết.
Chế độ ăn có chứa bột lá với liều 500 mg/chuột trong 10 ngày có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chuột gây đái tháo đường thực nghiệm bằng beryllium nitrat và đưa mức đường huyết trở về mức bình thường trong 4 ngày so với 10 ngày ở lô chuột không được dùng Dây thìa canh. Tuy nhiên, ở lô chuột bình thường được cho ăn bột lá Dây thìa canh trong 25 ngày lại không thấy hạ đường huyết có ý nghĩa.
Dịch chiết nước của lá Dây thìa canh với liều 20 mg/ngày trong 20-60 ngày làm cân bằng mức đường huyết ở chuột cống được gây Đái tháo đườn thực ngiệm bằng STZ do phục hồi tế bào õ đảo tụy. Dịch chiết Dây thìa canh đã làm tăng gấp đôi số lượng đảo tụy và tế bào β.
b.Tác dụng hạ lipid máu:
Dịch chiết
c.Tác dụng làm mất đi cảm giác ngọt:
Tác dụng này do Gurmarin, polypeptid phân lập được từ Dây thìa canh gây ra. Nó làm ức chế chọn lọc cảm giác ngọt mà không ảnh hưởng đến các vị giác khác ở chuột cống. Cơ chế của gurmarin được cho là tác dụng trên thần kinh cảm giác của chuột. Tác dụng mất cảm giác ngọt của gurmarin kéo dài khá lâu 2-3h, tác dụng này sẽ mất đi nhanh chóng dưới tác dụng của chất kháng gurmarin trong huyết tương hoặc β-cyclodextrin trên chuột nhắt C57BL.
Thành phần hóa học:
Cây chứa một chất glucosid là acid gymnemic, rất gần với acid chrysophanic nhưng khác về một số tính chất. Lá chứa những hợp chất hữu cơ, 2 hydratcarbon, chlorophyll a và b, phytol, nhựa, acid tartric, inositol, các hợp chất anthraquinolic và acid gymnemic.
Ngoài ra, cây còn có 2 resin (một tan trong rượu), saponin, stigmasterol, quercitol, các dẫn xuất acid amin betain, choline và trimethylamine.
Công năng: Rễ cây có tác dụng gây nôn và long đờm, trị phong thấp tê bại. Lá có tác dụng hạ đường huyết.
Công dụng:
Rễ sử dụng trong trường hợp viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.
Lá thường dùng trị đái tháo đường, liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucose niệu Thuốc có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tụy, làm giảm glucose niệu, làm mất vị ngọt của đường, vị đắng của thuốc vẫn còn trong một vài giờ. Lá làm kích thích tim và hệ thống tuần hoàn, gây bài tiết nước tiểu. Lá cũng có tính chất nhuận tràng do có các dẫn xuất anthraquinon; còn có tính gây nôn. Lá dùng dễ làm thuốc tiêu hóa, còn dùng tán thành bột để chống độc.
Liều dùng, cách dùng: Ngày 4-6g dạng thuốc sắc hoặc hãm với nước.
Mô tả : Cây nhỏ, sống dựa, mọc thành bụi. Thân cành có gai. Lá kép gồm 3 lá chét, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa lõm), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt.
Phân bố : Cây mọc hoang ở đồi núi và là đặc sản của Cao Bằng, Lạng Sơn.
Bộ phận dùng : Quả. Thu hái vào mùa thu. Cạo sạch gai, bổ đôi, nạo hết hạt và lông trắng ở trong. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Quả chứa acid citric, acid malic, tanin, vitamin C, glucosid, saponin.
Công dụng : Kim anh là thuốc bồi dưỡng, nguồn cung cấp vitamin C, chữa di tinh, hoạt tinh, khí hư, đái són, đái dắt, tả lỵ lâu ngày, chảy máu, suy nhược thần kinh. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên, cao hoặc mứt đường.
Mô tả : Cây cỏ, mọc bò, sống dai. Thân phồng lên ở các mấu, có lông nhỏ, cao 30 - 40cm. Lá mọc so le, hình tim, mép uốn lượn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn ở các gân. Cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn tính mọc ở kẽ lá. Quả mọng đựng một hạt.
Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát, có bóng râm như ven suối, trong bờ bụi, dưới gốc cây to.
Bộ phận dùng : Cả cây, có hoa càng tốt. Thu hái vào mùa hạ, thu. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu.
Công dụng : Chống viêm. Chữa thấp khớp, đau xương, đau lưng, đau đầu, tê bại, ra mồ hôi, tiêu hóa kém, nôn, đầy hơi, đau bụng, ỉa chảy, đau răng, viêm mũi, phù. Còn chữa say nấm, rắn cắn. Ngày 8 - 12g cây khô hoặc 20 - 30g cây tươi, dạng sắc. Chữa đau răng nhai ngậm.
Mô tả : Dây leo bằng tua cuốn. Thân tròn, rỗng. Lá mọc so le, chia 3 thùy. Hoa trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn bao bọc bởi lá bắc còn lại, khi chín màu vàng, ăn được. Toàn cây có lông.
Phân bố : Cây mọc hoang ở bãi trống, bờ bụi.
Bộ phận dùng : Cả cây. Thu hái vào mùa xuân, hạ. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Quả, hạt và lá chứa một chất không bền vững cho acid cyanhydric và aceton. Quả chín có muối Ca, P, Fe.
Công dụng : Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, hay hồi hộp, huyết áp cao. Ngày 20 - 40g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc sirô.
Mô tả : Cây nhỏ, cao 2 - 3m, vỏ thân màu xám. Lá mọc đối hoặc so le, có khi thành từng cụm, cuống ngắn. Hoa đỏ tươi mọc ở đầu cành. Quả mọng, hình cầu, đường kính 5 - 8cm, có đài tồn tại, khi chín màu vàng, đốm đỏ nâu. Hạt nhiều, áo hạt (cơm) ăn được.
Phân bố : Cây trồng để lấy quả ăn, làm cảnh và làm thuốc.
Bộ phận dùng : Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả thu hái vào tháng 5 - 6. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Thành phần hóa học : Vỏ rễ, vỏ thân chứa pelletierin, isopelletierin, pseudo-pelletierin, methyl-pelletierin. Vỏ quả : Tanin. Dịch quả có acid citric, acid malic, đường glucosa, fructosa, maltosa.
Công dụng : Chữa sán dây : Ngày 20 - 50g vỏ rễ hoặc vỏ thân khô, dạng thuốc sắc, hoặc 0,30g pelletierin, phối hợp với 0,40g tanin chia làm 3 lần uống. Chữa kiết lỵ, ỉa chảy : Ngày 15 - 30g vỏ quả, dạng thuốc sắc. Thuốc rất độc, dùng thận trọng. Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai.
Mô tả : Cây to, cao gần 10m. Thân trơn nhẵn có gai ngắn. Lá mọc so le, 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Cuống lá chét có tuyến nhỏ. Hoa đỏ mọc thành chùm dày, trước khi cây ra lá. Quả đậu, màu đen, thắt lại giữa các hạt. Hạt hình thận, màu đỏ hay nâu.
Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Lá, thu hái vào mùa xuân, hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Còn dùng vỏ thân.
Thành phần hóa học : Thân và lá chứa alcaloid erythrinalin; hạt có alcaloid hypaphorin. Ngoài ra, còn có saponin migarrhin.
Công dụng : An thần. Chữa mất ngủ do hồi hộp, lo âu. Ngày 8 - 16g lá khô sắc hoặc nấu cao uống. Thường phối hợp với lạc tiên, lá dâu ... Lá tươi giã đắp chữa trĩ, sa tử cung. Bột lá rắc vết thương chống nhiễm trùng. Chữa phong thấp : Ngày 5 - 10g vỏ thân, dạng sắc, cao, rượu.
Mô tả : Cây nhỏ, cao đến 1,5m, ít phân cành. Lá kép lông chim chẵn, gồm 8 - 12 đôi lá chét, mọc so le; có lá kèm. Cành và cuống lá thường có màu nâu đỏ. Hoa màu vàng, thường mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả dài, hơi dẹt và có cánh ở hai bên đìa. Hạt nhiều, màu đen.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và trung du. Còn được trồng.
Bộ phận dùng : Lá và thân. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 - 5, trước khi cây có hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học : Lá chứa anthraglucosid, acid chrysophanic, rhein.
Công dụng : Chữa táo bón, phù thũng, đau gan, vàng da : Dùng dạng chè. Chữa hắc lào, bệnh tôkêlô, ecpét loang vòng, ghẻ, lở loét ở súc vật : Lá tươi giã nát xát, hoặc vắt nước bôi vào nơi bị bệnh. Dùng nhuận tràng : Ngày 4 - 8g bột thân lá; tẩy : 15 - 20g sắc uống.
Mô tả : Cây gỗ to, cao tới hơn 15m. Vỏ dày, có nhiều vết nứt nẻ. Lá mọc vòng, 3 - 8 cái, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá dày hình thuôn dài, đầu tròn, nhiều gân phụ song song. Cụm hoa hình xim tán, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng lục, có mùi thơm hắc. Quả nang gồm 2 đại hẹp và dài. Hạt màu nâu, có mào lông ở 2 đầu. Toàn cây có nhựa mủ.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi hoặc lấy bóng mát.
Bộ phận dùng : Vỏ cây. Thu hái vào mùa xuân hạ. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Alcaloid : Ditain, echitenin, echitamin (ditamin), echitamidin. Ngoài ra, còn có triterpen : (-amyrin và lupcol.
Công dụng : Thuốc bổ, sát trùng chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, viêm khớp cấp. Ngày 1 - 3g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu thuốc, hoặc cao. Dùng ngoài, vỏ cây sắc lấy nước đặc rửa chữa lở ngứa, hoặc ngậm chữa sâu răng.
Mô tả : Cây nhỡ, cao 3 - 5m. Lá mọc so le, hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc trước khi cây ra lá. Quả hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu.
Phân bố : Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc.
Bộ phận dùng : Quả. Thu hái vào đầu mùa hạ. Dùng tươi hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai.
Thành phần hóa học : Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric; carotenoid; lycopen, (-caroten; các flavonoid; quercetin, isoquercetin; các vitamin A, B15. Nhân hạt : dầu béo, enzym và amygdalin, emulsin.
Công dụng : Kháng khuẩn, nhuận phổi. Mơ muối chữa ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa : Ngày 4 - 8g ngậm hoặc sắc, viên. Nước cất hạt mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày : Ngày 1 - 4ml. Dầu hạt mơ dùng nhuận tràng dạng
Mô tả : Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Lá mọc đối, mặt dưới có màu tím đỏ. Cụm hoa hình xim, mọc ở kẽ lá. Hoa nhỏ, màu trắng điểm tím nhạt. Quả gần hình trứng dẹt, nhẵn. Toàn cây có lông mềm, nhất là cành và lá non. Vò nát có mùi hôi đặc biệt.
Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng : Lá, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân. Dùng tươi.
Thành phần hóa học : Lá chứa tinh dầu, alcaloid : ( và ( paederin.
Công dụng : Chữa lỵ trực khuẩn. Lấy 30 - 50g lá tươi thái nhỏ, trộn với một quả trứng gà, bọc lá chuối, nướng hoặc rán (không mỡ) trên chảo. Ngày ăn 2 - 3 lần, trong 5 - 8 ngày. Nước sắc lá còn chữa sỏi thận, bí tiểu tiện, thấp khớp, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột.
Mô tả : Cây nhỏ, cành non hình vuông, có lông mềm. Lá kép, 3 lá chét, mọc đối, mặt dưới phủ lông mềm màu trắng, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành, hoa màu tím nhạt. Quả hình cầu, có đài tồn tại. Loài Vitex ovata Thunb. cũng được dùng làm thuốc với tên là mạn kinh.
Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng ven biển.
Bộ phận dùng : Quả. Thu hái từ tháng 9 - 11. Phơi hoặc sấy khô. Dùng sống hoặc sao nhẹ.
Thành phần hóa học : Quả chứa alcaloid vitricin. Lá chứa tinh dầu trong có L-(-pinen, camphen, terpinyl acetat, diterpen alcol, lá flavonoid : aucubin, agnusid, casticin, orientin, iso-orientin, luteolin 7-glucosid.
Công dụng : Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhức hai bên thái dương, đau nhức mắt, tăng nhãn áp, thấp khớp, đau dây thần kinh. Ngày 6 - 12g quả, dạng thuốc sắc hoặc 2 - 3g dạng thuốc bột.
Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, mọc bò. Thân mập, mọng nước, màu đỏ tím nhạt. Lá dày, bóng, gốc thuôn, đầu lá bẹt, gân lá mờ. Hoa màu vàng mọc tụ tập ở ngọn thân. Quả nang, hình cầu hoặc hình trứng mở bằng một nắp, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen bóng.
Phân bố : Cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa caroten, các vitamin C, B1, B2, PP, các muối vô cơ : Ca, Mg, Na, K, các acid hữu cơ : nicotinic, oxalic. Ngoài ra còn có noradrenalin và biflavonoid liquiritin.
Công dụng : Sát trùng, tiêu viêm, trị giun. Chữa lỵ trực khuẩn, bí tiểu tiện : 250g cây tươi sắc uống. Phối hợp với cỏ sữa lá nhỏ, mỗi thứ 100g. Trị giun kim, giun đũa : 100g cây tươi giã, thêm nước vắt, uống buổi sáng trong 3 - 5 ngày. Chữa đau vú, mụn nhọt, chốc đầu : Lá giã đắp.
Mô tả : Cây cỏ sống nhiều năm, không có thân. Rễ chùm phình lên thành củ. Lá hẹp, dài, mọc thẳng từ gốc, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt, nhiều gân song song. Hoa nhỏ màu lục nhạt, tập trung thành một chùm trên cuống chung dài. Quả mọng, màu tím.
Phân bố : Cây mọc hoang ở núi đá vôi và được trồng ở khắp nơi làm cảnh và làm thuốc.
Bộ phận dùng : Rễ củ của những cây trồng được hơn 2 năm. Thu hái từ tháng 9 - 12. Rửa sạch, cắt bỏ rễ nhỏ và hai đầu, tách bỏ lõi. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Rễ củ chứa chất nhầy, đường glucosa, fucosa, rhamnosa, xylosa, (-sitosterol, ophiopogenin A, B, C, D, ruscogenin.
Công dụng : Thuốc long đờm chữa ho, lao phổi, ho ra máu, thổ huyết, sốt nóng âm ỉ về chiều, chảy máu cam, đái ít, thiếu sữa, tắc tia sữa, táo bón. Ngày 6 - 20g rễ củ dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc sirô.
Mô tả : Cây gỗ, cao tới hơn 10m, cành non có gai. Lá mọc đối, mặt trên xanh bóng, 5 gân hình cung. Cụm hoa hình ngù, mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ, hình ống, màu vàng nhạt. Quả thịt, hình cầu, đường kính 3 - 5cm, khi chín màu vàng cam. Hạt hình đĩa dẹt, một mặt hơi lõm, có lông màu xám bạc.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi thuộc các tỉnh phía Nam.
Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái quả già vào mùa thu. Tách quả lấy hạt, ngâm nước gạo 1 ngày, 1 đêm. Cạo vỏ ngoài, bỏ mầm. Thái mỏng. Tẩm dầu vừng 1 ngày, sao cho vàng đậm.
Thành phần hóa học : Hạt chứa các alcaloid : strychnin, brucin, vomicin, (-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin.
Công dụng : Chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, giảm cường kiện ruột, đái dầm, thiếu máu. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1 - 3 lần dạng sắc hoặc bột. Còn dùng thuốc tiêm strychnin tinh khiết, rượu thuốc hạt để xoa bóp. Thuốc độc, dùng thận trọng.
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nhưng chủ yếu được trồng để làm thuốc.
Bộ phận dùng : Toàn cây, bỏ rễ. Thu hái vào mùa xuân hạ, khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, (-thuyon, dehydro, matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
Công dụng : Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, ghẻ lở. Ngày 6 - 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Ðể điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
Mô tả : Cây cỏ, cao 20 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, vàng nhạt, họp thành bông có 4 lá bắc màu trắng nom như một chiếc hoa riêng lẻ. Hạt hình trái xoan nhẵn.
Phân bố : Cây mọc hoang ở ruộng nước, ven suối, bờ mương.
Bộ phận dùng : Cả cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu : Methylnonyl ceton, myrcen, D-limonen, (-pinen, p-cymen, linalol, geraniol; alcaloid : cordalin, flavon : quercitrin, lipid, acid hexadecanoic, acid decanoic
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm; thường lụi về mùa khô. Thân rễ thường gọi là củ, hình con quay với nhiều nhánh phụ hình trứng. Lá có bẹ, to, có đốm tía ở gân giữa mặt trên. Hoa màu vàng; có lá bắc xanh, đầu đỏ; tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ, trước khi cây ra lá.
Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào tháng 11 - 12. Loại bỏ thân và lá. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu gồm (-pinen, D-camphen, cineol, D-camphor, D-borneol, sesquiterpen alcol, zingiberen.
Công dụng : Thuốc giúp tiêu hóa, điều kinh. Chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn có tác dụng bổ. Ngày 3 - 6g dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 60 - 80cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có cạnh, phình lên ở những đốt. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, mép lượn sóng. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Quả hình bầu dục, có 1 hạt.
Phân bố : Cây nhập, trồng được cả ở miền núi cao lẫn đồng bằng.
Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6 - 7 ngày). Xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao.
Thành phần hóa học : Rễ củ chứa saponin triterpen, genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron.
Công dụng : Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ máu, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, đau lưng, bế kinh, kinh đau, huyết áp cao, bệnh tăng cholesterol máu, đái buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thương tụ máu, viêm họng. Ngày 6 - 12g sắc.
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,2 - 0,5m; có thể lụi hàng năm. Thân rễ mọc ngang, có những đốt ngắn, màu vàng nhạt. Lá mọc so le, gần như không cuống, dai, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt. Hoa hình chuông, màu trắng, mọc 2 cái trên 1 cuống chung ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.
Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát.
Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào tháng 8, 9 khi hoa đã kết quả. Phơi hoặc sấy khô.
Công dụng : Thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, di tinh, ho khan, khát nước. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, rượu thuốc, thuốc viên hoặc thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Mô tả : Cây bụi, có gai. Lá kép chân vịt, 3 - 5 lá chét, mọc so le, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa. Hoa nhỏ, màu trắng lục, mọc thành tán phân nhánh ở hai đầu cành. Quả hình cầu hơi dẹt, khi chín màu đen, gồm 2 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Các loài A. trifoliatus var. setosus Li và A. gracilistylus W. W. Smith cũng được dùng với tên là ngũ gia bì gai.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi.
Bộ phận dùng : Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa hạ, thu. ủ cho thơm. Phơi trong bóng râm chỗ thoáng gió tới khô.
Thành phần hóa học : Vỏ rễ, vỏ thân chứa saponin triterpen, acid oleanolic.
Mô tả : Cây nhỡ, cao 5 - 8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le, phiến nguyên dai, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. Có nhiều loại : quít giấy, quít hôi, quít tàu ... Vỏ đều được dùng.
Phân bố : Cây được trồng ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng : Lá, vỏ quả, hạt. Lá thu hái quanh năm. Vỏ quả xanh có tên là thanh bì, vỏ quả chính phơi khô là trần bì. Trần bì càng lâu năm càng tốt.
Thành phần hóa học : Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, citral, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, caroten.
Công dụng : Chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, ợ hơi, nôn mửa. Còn chữa thấp khớp, lợi tiểu, ngày 4 - 12g vỏ quít khô sắc. Chữa đau bụng, sưng vú : lá tươi hơ nóng đắp, hoặc phơi khô sắc uống, ngày 6 - 12g. Hạt chữa tràn dịch tinh mạc.
Mô tả : Cây to, cao 10 - 20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa trắng mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân.
Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng, chủ yếu ở miền núi.
Bộ phận dùng : Vỏ thân, vỏ cành. Thu hái vào mùa hạ, thu. ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.
Thành phần hóa học : Toàn cây, nhất là vỏ thân, vỏ cành, chứa tinh dầu, aldehyd cinnamic, coumarin.
Công dụng : Kháng khuẩn mạnh. Chữa tiêu hóa kém, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, bệnh dịch tả, cảm cúm, ho hen, bế kinh, tê bại, rắn cắn. Ngày 1 - 4g sắc, hãm, bột, viên hoặc mài với nước uống. Quế còn được dùng làm thuốc bổ. Tinh dầu quế có trong thành phần của cao xoa.
Mô tả : Cây cỏ, mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp hình trứng, màu trắng. Thân mềm yếu, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù. Hoa trắng mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang dài, có lông nhỏ, chứa nhiều hạt.
Mô tả : Cây cỏ. Thân mảnh mọc bò, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1 - 5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt.
Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở chỗ ẩm mát.
Công dụng : Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da, đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Ngày 30 - 40g cây tươi giã thêm nước uống hoặc sắc. Ðắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt.
Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, mọc bò. Thân mập, mọng nước, màu đỏ tím nhạt. Lá dày, bóng, gốc thuôn, đầu lá bẹt, gân lá mờ. Hoa màu vàng mọc tụ tập ở ngọn thân. Quả nang, hình cầu hoặc hình trứng mở bằng một nắp, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen bóng.
Phân bố : Cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa caroten, các vitamin C, B1, B2, PP, các muối vô cơ : Ca, Mg, Na, K, các acid hữu cơ : nicotinic, oxalic. Ngoài ra còn có noradrenalin và biflavonoid liquiritin.
Công dụng : Sát trùng, tiêu viêm, trị giun. Chữa lỵ trực khuẩn, bí tiểu tiện : 250g cây tươi sắc uống. Phối hợp với cỏ sữa lá nhỏ, mỗi thứ 100g. Trị giun kim, giun đũa : 100g cây tươi giã, thêm nước vắt, uống buổi sáng trong 3 - 5 ngày. Chữa đau vú, mụn nhọt, chốc đầu : Lá giã đắp.
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 - 30cm ở ngọn thân gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. Loài Alpinia officinarum Hance cũng được dùng và là loại dược dụng.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon; galangin; alpinin; kaempferid 3-dioxy-4-methoxy flavon.
Công dụng : Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét : Ngày 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau.
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, mọc thành bụi dày. Thân rễ màu trắng hoặc hơi tím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi ráp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh.
Phân bố : Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng : Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic, acid cuea geranium và (-camphoren.
Công dụng : Chữa cảm cúm, sốt : 10 - 20g rễ, lá sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hóa, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém : III - VI giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt : Rễ giã, xát. Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi.
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, mọc bò. Thân đứng cao 20 - 40cm. Lá mọc đối, gần như không cuống, có răng cưa to và nông, hai mặt lá có lông thô. Lá khi vò có mùi thơm như trám. Hoa màu vàng như hoa cúc, hình đầu mọc ở kẽ lá và đầu cành trên một cán dài.
Phân bố : Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, chỗ ẩm mát.
Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tanin, saponin, caroten, isoflavonoid và wedelolacton.
Công dụng : Chữa sưng tấy, mụn nhọt, chốc lở, sưng vú, bắp chuối, cảm sốt, sốt phát ban, viêm bàng quang. Ngày 50 - 100g cây tươi giã nát thêm nước, gạn uống hoặc 20 - 40g cây khô sắc, nấu cao uống. Dùng cây tươi nấu nước tắm cho trẻ em trừ rôm sảy.
Mô tả : Dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ củ dài, to, màu lục vàng nhạt. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
Phân bố : Cây được trồng ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hoạch vào mùa đông, xuân. Thái lát, xông diêm sinh. Phơi hoặc sấy khô. Có thể mài lấy bột để dùng.
Thành phần hóa học : Rễ củ chứa isoflavon : pueradin, daidzin, daidzein, tinh bột. Lá có các acid amin : asparagin, adenin.
Công dụng : Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Ngày 10 - 15g rễ sắc uống hoặc 5 - 10g bột sắn dây pha nước uống với đường.
Mô tả : Cây cỏ, cao 30 - 40cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.
Phân bố : Cây mọc hoang, nhưng chủ yếu được trồng ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng : Thân hành. Thu hái khi cây tàn lụi. Thái ngang củ thành lát. Phơi hoặc sấy nhẹ dưới 50oC tới khô.
Thành phần hóa học : Thân hành chứa các hợp chất quinoid : eleutherin, isoeleutherin, eleutherol.
Công dụng : Thuốc bổ máu chứa thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu; cầm máu trong chứng ho ra máu, băng huyết, bị thương; kháng khuẩn, chống viêm trong viêm họng, ho gà, mụn nhọt, chốc lở, nạo thai, đặt vòng tránh thai. Ngày 4 - 12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên : Thuốc mỡ bôi ngoài.
Mô tả : Cây cỏ, cao 20 - 30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều. Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màng tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.
Phân bố : Cây nhập trồng ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Rễ củ. Thu hái khi cây trồng được 7 - 8 tháng. Phơi khô. Dùng sống hoặc chế thành thục địa.
Thành phần hóa học : Rễ củ chứa các chất mannit, glucosa, glucosid rehmanin và caroten.
Công dụng : Bổ, lợi tiểu. Chữa đái tháo đường, cơ thể suy nhược, thiếu máu, lao phổi, chảy máu cam, băng huyết, đa kinh, động thai, chảy máu bên trong, viêm thận mạn tính, viêm họng, phát ban, lỵ. Cũng dùng giải độc, làm mạnh tim, chữa mất ngủ. Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc, cao.
Mô tả : Cây cỏ, cao 0,5 - 1,5m. Thân rễ nhỏ, mọc bò ngang chằng chịt như mạng lưới. Lá nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le, phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, cánh môi vàng, đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có nhiều loài khác mang tên sa nhân, cũng được dùng.
Phân bố : Cây mọc hoang ở rừng núi, dưới tán cây râm mát.
Bộ phận dùng : Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa hạ, thu. Phơi khô, tách lấy khối hạt màu trắng.
Thành phần hóa học : Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.
Công dụng : Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ỉa chảy, nôn mửa, phù : Ngày 2 - 6g dạng bột, viên, thuốc sắc. Phối hợp với một số cây khác chữa động thai, đau bụng. Chữa nhức răng : Sa nhân ngậm, hoặc tán bột chấm vào răng đau.