cac van ban duoi luat
Chương III. (tiếp).Сác văn bản dưới luật.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại, ngoài những bộ luật cơ bản như Luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp; ngân hàng thương mại còn chịu điều tiết trực tiếp của các văn bản dưới luật như quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31.12.2001; quyết định 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 03.2.2005; quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN, ngày 26.6.2006; Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, ngày 20.05.2010...Về bản chất, các văn bản dưới luật là những quy định, chi tiết, cụ thể hóa các Bộ luật liên quan như điều kiện vay vốn, giới hạn và hạn mức cấp tín dụng; ...
I.Điều kiện vay vốn.
1/ Đảm bảo năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
Khách hàng vay vốn của NHTM có thể là: các tổ chức, các nhân Việt nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong nước và nước ngoài.
Theo quy định trên và căn cứ vào các quy định hiện hành của Luật pháp thì khách hàng vay vốn của NHTM có thể:
-Cá nhân người Việt nam và nước ngoài; hộ gia đình, tổ hợp tác hình thành và hoạt động theo Luật dân sự nước CHXHCN VN.
-Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nước CHXHCN Việt nam.
-Các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong thực tiễn, đối với mỗi loại khách hàng, khi tiếp cận cho vay mỗi một ngân hàng có lựa chọn riêng phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn, trình độ và năng lực quản lý, cũng như cạnh tranh; cũng như cơ sở pháp lý làm nền tảng cho quan hệ dân sự.Nhìn chung, để thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng các NH chú ý đến các vấn đề sau:
*Khi tiếp cận khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác NHTM lấy Luật dân sự và luật các TCTD làm cơ sở pháp lý . Trong khi đó, đối với doanh nghiệp, cơ sở pháp lý các NH lựa chọn là Luật dân sự, luật doanh nghiệp và Luật các TCTD. Bên cạnh các Bộ luật nói trên, các văn bản liên quan không thể bỏ qua trong quá trình thiết lập quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Các khách hàng thuộc diện này khi vay vốn phải đáp ứng điều kiện tiên quyết về mặt pháp lý là:
-Cá nhân người Việt nam, đại diện của Tổ hợp tác, đại diện hộ gia đình, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên của công ty hợp danh- phải đảm bảo điều kiện là có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo Luật pháp Việt nam.
Điều đó được hiểu là: các khách hàng là Hộ gia đình, Tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty Hợp danh phải được hình thành theo quy định hiện hành trong Bộ luật dân sự nước CHXHCN VN. Ngoài ra, sau khi hành thành theo quy định của Pháp luật, đại diện trước pháp luật của các đối tượng này phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự như đối với cá nhân.
-Đối với cá nhân là người nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ ở Việt nam, NH chỉ thực hiện cho vay vốn đối với các trường hợp visa nhập cảnh còn hiệu lực và đáp ứng được các yêu cầu của NH; đồng thời phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân, nếu nước ngoài đó được pháp luật Việt nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà Việt nam than gia kí kết quy định.
-*Khi tiếp cận khách hàng là sự pháp nhân Việt nam NHTM chỉ phải chú ý đến năng lực pháp luật dân sự theo Luật pháp Việt nam. Quy định này không đề cập đến năng lực hành vi dân sự .Rõ ràng rằng, sau khi được cấp phép hoạt động, tự thân doanh nghiệp đã có năng lực pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải được thành lập và hoạt động theo đúng luật pháp Việt nam. Sau khi thành lập, các doanh nghiệp tổ chức quản trị theo quy định của Pháp luật, như vậy hành vi dân sự của doanh nghiệp đảm bảo bằng sự phân công trong nội bộ của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật.
-Đối với khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt nam theo Luật pháp Việt nam, quan hệ vay vốn với ngân hàng Việt nam được điều chỉnh bằng các quy định của Luật pháp Việt nam; trong đó luật đầu tư nước ngoài là một cấu thành của hệ thống luật pháp điều chỉnh quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt nam.
-* Đối với các đối tượng vay vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài, NHTM cho vay theo quy định riêng của Ngân hàng nhà nước.
2/Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng phải được xác định phù hợp với phương án đề nghị vay vốn, nhưng phải đảm bảo tính hợp pháp của nhu cầu vốn vay. Các trường hợp sau đây bị luật pháp nghiêm cấm cho vay: mua sắm tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; vay vốn để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch àm pháp luật cấm; vay vốn phục vụ các nhu cầu tài chính mà pháp luật cấm.
Tuy nhiên, so với quy định của luật pháp hiện hành của Việt nam, tín dụng hiện đại có các sản phẩm vượt khỏi tầm của luật pháp. Ví dụ, đối với cho vay thấu chi tài khoản, cho vay bằng phương thức phát hành thẻ tín dụng ...NHTM sẽ khó bề kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp của khách hàng. Mặt khác, khi cấp tín dụng đối với các loại này, các bên tham gia hợp đồng sẽ khó thiết lập các điều khoản "trói buộc", bởi lẽ cơ sở để kiểm soát hầu như không có.
3/ Khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều kiện này cũng giống như trường hợp nêu trên rằng, không phải lúc nào khách hàng cũng phải xuất trình phương án để làm cơ sở vay vốn ngân hàng. Trong đó, vay thấu chi tài khoản, vay thông qua phát hành thẻ tín dụng là một minh chứng.
4/Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Khi đề cập đến khả năng tài chính của khách hàng, thông thường NHTM chú trọng đến các nguồn thu khác nhau của khách hàng; trong đó dòng tiền từ dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là trọng tâm, được NH tập trung chú ý khi phân tích hồ sơ vay vốn của khách hàng.
5/Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của luật pháp.
Điều kiện này chỉ áp dụng đối với các trường hợp cho vay có bảo đảm. Luật cũng cho phép NHTM có thể cấp tín dụng không có bảo đảm đối với khách hàng. Về mặt lý luận thì tài sản đảm bảo tiền vay không phải là vấn đề quyết định để NHTM cấp tín dụng cho khách hàng. Ngày nay, trong điều kiện hiện đại và kinh tế phát triển, nhiều truờng hợp NHTM cho vay không có tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này, như đã trình bày, dòng tiền từ dự án được chú trọng.
II. Giới hạn và hạn chế cấp tín dụng.
2.A.Giới hạn cấp tín dụng:
1. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của NHTM (bao gồm Ngân hàng thương mại trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đối với 01 khách hàng < 25% v ốn tự có của NHTM; trong đó tổng dư nợ cho vay đối với 01 khách hàng <15% vốn tự có của NHTM. (Đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có là vốn của ngân hàng mẹ)
2.Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của NHTM đối với một nhóm khách hàng <60% vốn tự có của NHTM; trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng bất kì không được vượt quá 25% vốn tự có. . (Đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có là vốn của ngân hàng mẹ)
3.Ngân hàng có thể cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát, nếu việc cấp tín dụng phải có tài sản đảm bảo và theo lãi suất thông thường ( không phải lãi suất ưu đãi) . Số dư của tín dụng loại này chỉ giới hạn ở mức sau:
*Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của của Ngân hàng đối với một doanh nghiệp mà ngân hàng đó nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng.
*Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của ngân hàng đối với các doanh nghiệp mà ngân hàng đó nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng.
4.Ngân hàng có thể cấp tín dụng không có bảo đảm cho các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng đó, với điều kiện số dư nợ không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng; trong đó tổng số dư nợ cấp tín dụng đối với các công ty tài chính trực thuộc của ngân hàng không được vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng.
5.Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng; trong đó cho vay phải có tài sản đảm bảo.
2.B. Hạn chế cấp tín dụng.
1. Ngân hàng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán.
( Dư nợ cho vay nói tại mục 2.A;2.B trên đây được xác định theo khái niệm dư nợ cho vay dưới đây; dư nợ bảo lãnh - xác định theo khái niệm tại khái niệm về tổng dư nợ bảo lãnh dưới đây)
3.B. Cho vay.
a/.Khái niệm về dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay của NHTM (M1) = X+Y+Z; trong đó:
X- dư nợ cho vay theo hợp đồng của NHTM ký kết với khách hàng.
Y-Dư nợ của NHTM ủy thác cho NHTM khác cho vay.
Z- Số tiền bảo lãnh mà NHTM đã trả thay cho khách hàng khi thực hiện cam kết bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh kí kết giữa ngân hàng và khách hàng.
Dư nợ cho vay M1 nói trên không bao gồm các khoản sau đây:
-Dư nợ cho vay từ nguồn vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức, cá nhân; dư nợ cho vay các khách hàng là tổ chức tín dụng khác; dư nợ cho vay đối với Chính phủ Việt nam;
-Dư nợ cho vay có thời hạn dưới 1 năm đối với các TCTD khác hoạt động tại Việt nam;
-Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ Việt nam hoặc trái phiếu do Chính phủ các nước thuộc khối OECD phát hành (Organisation for Economic Co-operation and Development )
-Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng toàn bộ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác, tiền kí quỹ tại chính NHTM;
-Bảo lãnh có bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính NHTM phát hành.
-Dư nợ cho vay đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
-Khoản cho vay đã được Thủ tưởng Chính phủ quyết định mức cụ thể đối với một khách hàng.
b/Giới hạn cho vay :
*Tổng dư nợ cho vay (M1) đối với 01 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM.
* Tổng dư nợ (M1)đối với nhóm khách hàng không vượt quá 50% vốn tự có của NH, trong đó dư nợ cho vay đối với một khách hàng trong số nhóm khách hàng đó không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM.
( Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vốn tự có là vốn của ngân hàng mẹ)
4.B. Bảo lãnh.
a/Khái niệm về tổng dư nợ bảo lãnh.
Tổng dư nợ bảo lãnh (H) là tổng giá trị các cam kết bảo lãnh của ngân hàng phát hành cho khách hàng và tổng giá trị các cam kết NHTM phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ.
Tổng dư nợ bảo lãnh trên đây không bao gồm:
-Bảo lãnh có thời hạn dưới 1 năm đối với các TCTD hoạt động tại Việt nam.
-Bảo lãnh có bảo đảm bằng toàn bộ trái phiếu của Chính phủ; hoặc trái phiếu do Chính phủ các nước OCED phát hành.
-Bảo lãnh có bảo đảm bằng toàn bộ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác; tiền kí quỹ.
-Bảo lãnh có bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính NHTM phát hành.
-Trị giá các tín dụng thư trả ngay được khách hàng kí quỹ.
-Trị giá tín dụng thư được NHTM cho vay 100% vốn.
-Báo lãnh đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
b/ Giới hạn bảo lãnh:
Tổng số dư bảo lãnh (H1) của NHTM không được vượt quá 15% vốn tự có của NH.
(Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài vốn tự có là vốn của ngân hàng mẹ).
Việc xác định vốn tự có của ngân hàng nước ngoài để làm căn cứ giám sát tỷ lệ an toàn đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là dễ.
Bởi lẽ, cơ sở đề làm căn cứ xác định vốn tự có ở các quốc gia khác nhau không giống nhau; hon nữa cơ quan quản lý , giám sát hoạt động và an ninh tài chính ở Việt nam không thể cập nhật hàng ngày số liệu vốn tự có của các ngân hàng nước ngoài.
5.B. Cho thuê tài chính.
* Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với 01 khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
*Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính; trong đó mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
Dư nợ cho thuê tài chính áp dụng để tính tỷ lệ nói trên không bao gồm :
-Khoản cho thuê đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cụ thể cho thuê đối với một khách hàng;
-Cho thuê tài chính bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, nguồn vốn ủy thác của tổ chức;
- Dư nợ cho thuê đối với khách hàng là tổ chức tín dụng khác.
6.Bao thanh toán.
NHTM cấp tín dụng cho khách hàng bằng phương thức bao thanh toán phải tuân thủ các quy định sau đây về an toàn trong hoạt động:
*Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM .
( Đối với chi nhánh NH nước ngoài vốn tự có là vốn của ngân hàng mẹ)
*Ngoài các tỷ lệ quy định trên đây, các NH thực hiện bao thanh toán cần tuân thủ các tỷ lệ an toàn sau đây:
Số dư các khoản phải thu mà NHTM (bao thanh tóan nhập khẩu) bảo lãnh cho một khách hàng nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh mà NHTM phát hành cho một khách hàng . Ví dụ: công nợ khách hàng xuất khẩu phải thu là X đ - là giá trị bao thanh toán; Tổng số dư bảo lãnh của khách hàng tại NHTM là Y đ; thì Xd+Yđ < 15 % vốn tự có của NHTM.
Trường hợp nhu cầu bao thanh tóan của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của NH thì việc bao thanh toán có thể thực hiện bằng biện pháp đồng bao thanh toán.
Những quy định trên đây là cơ sở để Ngân hàng thương mại thiết chế hệ thống các biện pháp quản trị hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng. Các vấn đề chưa cụ thể hóa, trong hoạt động tín dụng ngân hàng, các ngân hàng áp dụng các quy định tại các Bộ luật.Ngoài ra, trong quá trinhg hoạt động, NHTM có thể xây dựng các thiết chế phù hợp với từng điều kiện của ngân hàng nhưng không trái với quy định của hệ thống pháp luật, đảm bảo hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung phát triển hiệu quả, an toàn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top