các thành phần của hệ thống thông tin

a. Trạm di động, MS 

MS (Mobile Station) có thể là một thiết bị đặt trong ô tô hay thiết bị xách tayhoặc thiết bị cầm tay. Ngoài việc chứa các chức năng vô tuyến chung và xử lý chogiao diện vô tuyến MS còn phải cung cấp các giao diện với người sử dụng ( như:micro, loa, màn hiển thị, bàn phím để quản lý cuộc gọi) hoặc giao diện với một sốthiết bị khác (như: Giao diện với máy tính cá nhân, Fax...).

b. Trạm thu phát gốc, BTS 

Một BTS (Base station Transceiver Station) bao gồm các thiết bị phát thu,anten và xử lý tín hiệu đặc thù cho giao diện vô tuyến. Có thể coi BTS là cácMODEM vô tuyến phức tạp có một số các chức năng khác. Một bộ phận quan trọngcủa BTS là TRAU (Transcoder/ Adapter Rate Unit: Khối chuyển đổi mã và tốc độ).TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã hoá tiếng đặc thù riêng cho hệthống di động được tiến hành, ở đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ trong trườnghợp truyền số liệu.

c. Bộ điều khiển trạm gốc, BSC 

BSC (Base station Controller) có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyếnthông qua các lệnh điều khiển từ xa của BTS và MS. Các lệnh này chủ yếu là cáclệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và quản lý chuyển giao (Handover). Một phíaBSC được nối với BTS còn phía kia nối với MSC. Trong thực tế BSC là một tổng đàinhỏ có khả năng tính toán đáng kể. Vai trò chủ yếu của nó là quản lý các kênh ở giaodiện vô tuyến và chuyển giao.

d. Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động, MSC 

 Nhiệm vụ chính của MSC điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến các người sửdụng mạng thông tin di động. Một mặt MSC giao diện với BSC, mặt khác nó giaodiện với mạng ngoài. MSC làm nhiệm vụ với mạng ngoài được gọi là MSC cổng(GMSC: Gate MSC). Việc giao diện với mạng ngoài để đảm bảo thông tin cho cácngười sử dụng các khả năng truyền tải của các mạng này cho việc truyền tải số liệucủa người sử dụng hoặc báo hiệu giữa các phần tử mạng.

 e. Bộ ghi định vị thường trú, HLR

Các thông tin liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ viễn thông được lưu giữở HLR. HLR (Home location Rigister) cũng chứa các thông tin liên quan đến vị tríhiện thời của thuê bao.

 f. Bộ ghi định vị tạm trú, VLR

VLR (Visitor Location Risgiter) là cơ sở dữ liệu thứ hai trong mạng TTDĐ. Nóđược nối với một hay nhiều MSC và có nhiệm vụ lưu giữ tạm thời số liệu thuê baocủa các thuê bao hiện đang nằm trong vùng phục vụ của MSC tương ứng và đồngthời lưu giữ số liệu về vị trí các thuê bao nói trên ở mức độ chính xác hơn HLR. Cácchức năng VLR thường được liên kết với các chức năng MSC.

 g. MSC cổng, GMSC 

Mạng TTDĐ có thể chứa nhiều MSC, VLR. Để thiết lập một cuộc gọi đếnngười sử dụng TTDĐ, trước hết cuộc gọi phải được định tuyến đến một tổng đài cổngđược gọi là GMSC mà không cần biết đến hiện thời thuê bao đang ở đâu. Các tổngđài cổng có nhiệm vụ lấy thông tin về vị trí của thuê bao và định tuyến cuộc gọi đếntổng đài đang quản lý thuê bao ở thời điểm hiện thời. Để vậy trước hết các tổng đàicổng phải dựa trên số thoại danh bạ của thuê bao để tìm đúng HLR cần thiết và hỏiHLR này. Tổng đài cổng có một giao tiếp với các mạng bên ngoài, thông qua giaotiếp này nó làm nhiệm vụ cổng để kết nối các mạng bên ngoài với mạng TTDĐ. Ngoài ra tổng đài này cũng có giao diện báo hiệu số 7 để có thể tương tác với các phần tử khác của mạng TTDĐ.

h. Khai thác và bảo dưỡng mạng,OS 

Hệ thống khai thác 0S (Operation System) thực hiện khai thác và bảo dưỡng tậptrung cho mạng TTDĐ.Khai thác là các hoạt động cho phép nhà khai thác mạng theo dõi hành vi củamạng.Bảo dưỡng có nhiệm vụ phát hiện, định vị và sửa chữa các sự cố và hỏng hóc. Nó có một số quan hệ với khai thác.

i. Quản lý thuê bao và Trung tâm nhận thực, AUX 

Quản lý thuê bao gồm các hoạt động quản lý đăng ký thuê bao. AUC(Authetication Center) quản lý các thông tin nhận thực và mật mã liên quan đến từngcá nhân thuê bao dựa trên khoá bí mật này. AUC có thể được đặt trong HLR

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: