các test động trong nội tiết

Các test động trong trong nội tiết / Phần 1

(Yduocvn.com) - Các test sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết 

1. Protocol nghiệm pháp nhịn đói

Chỉ định:

loại trừ tăng tiết insulin nội sinh

Tiến hành

+    Bắt đầu từ sáng 7 giờ, theo dõi có thể kéo dài 48-72 giờ hoặc kết thúc sớm nếu bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết và lúc đó sẽ lấy máu đo insulin và peptide C

+    Cho phép bệnh nhân uống trà đen/cà phê (không có sữa) và uống nước đun sôi để nguội. Không ăn thức ăn hay bất kì thức uống nào

+    Cân bệnh nhân mỗi 24 giờ

+    Khuyến khích bệnh nhân hoạt động vừa không phải chỉ nằm tại giường

Lấy máu thử:

+    Thử đường huyết mao mạchmỗi 6 giờ và bất kì khi nào có triệu chứng choáng váng chóng mặt.

+    Khi đường huyết <=60 mg/dL: thử ĐH mao mạch mỗi giờ

+    Nếu đường huyết mao mạch < 45mg/dL (2.5 mmol/L): lấy máu đo đường huyết, yêu cầu phòng xét nghiệm thử ngay đường huyết trong 10 -15 phút.

- Nếu đường huyết TM từ 40mg/dL (2.2 mmol/L) tới 55 mg/dL (3 mmol/L): tiếp tục nhịn đói và thử ĐHmao mạch/ giờ, ĐH tĩnh mạch/giờ)

- Nếu đường huyết TM <40 mg/dL (2.2mmol/L): lấy máu thử insulin và Peptide C (ghi rõ thời gian lấy máu trên ống và phiếu xét nghiệm). Lấy 10 ml máu đông và gửi phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.Yêu cầu kỹ thuật viên ly tâm ngay để lấy huyết thanh và giữ trong tủ lạnh tới hôm sau.

Báo ngay cho bác sĩ nội tiết khi đường huyết <40 mg/dL (2.2mmol/L)

Không cho bệnh nhân ăn cho tới khi có kết quả đường huyết từ phòng xét nghiệm <40mg/dL(2.2mmol/L).

Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị co giật hoặc hôn mê hạ đường huyết thì lấy máu thử đường huyết, insulin và petide C và TM Dextrose 50% mà không đợi kết quả đường huyết của phòng xét nghiệm.

2. Nghiệm pháp dung nạp uống 75gram glucose (chẩn đoán đái tháo đường)

+    3 ngày trước khi làm nghiệm pháp ăn carbohydrat tối thiểu là 150 g/ngày

+    Nhịn đói 8-16 giờ

+    Bệnh nhân đi lại được

+    Tránh tập thể dục và stress tâm lí trong lúc làm nghiệm pháp

+    Làm buổi sáng trong khoảng 7 giờ - 11 giờ

Xét nghiệm

Kết quả

GIỜ 0 (Mẫu máu 1)

Đường huyết đói

Uống 75gam glucose

(chai Glucose 30 % 250 ml)

GIỜ THỨ 2 (Mẫu máu 2)

Đường huyết sau khi uống glucose 2 giờ

3. Test dung nạp insulin

Chỉ định

Đánh giá dự trữ của ACTH/ cortisol và GH.

Chống chỉ định:

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

Động kinh hoặc mất ý thức tạm thời không rõ nguyên nhân.

Suy thượng thận nặng kéo dài

Bệnh dự trữ glycogen

Các lưu ý:

ECG phải bình thường.

Cortisol máu (8h sáng) phải trên 100 nmol/L

Nồng độ T4 trong máu bình thường (thay thế trước nếu thấp)

Glucose 5% và 50% và ống hydrocortisone 100 mg tĩnh mạch phải có sẵn trong lúc làm test.

Một bác sĩ phải có mặt trong suốt thời gian làm test

Tiến trình thực hiện:

Nhịn đói từ nữa đêm

Đường truyền tĩnh mạch được đặt lúc 7h30 sáng, dùng kim luồn số 19-20

Cân bệnh nhân lúc 7h30 sáng

Insulin Actrapid được bolus tĩnh mạch (bơm TM thêm 10 ml nước muối sinh lí)- Liều:

+    * Chức năng tuyến yên bình thường: 0,15 IU/ kg

+    * Suy tuyến yên: 0.1 IU/ kg

+    * Acromegaly, đái tháo đường, HC Cushing: 0.2-0.3 IU/kg

Theo dõi định kỳ các dấu hiệu hạ đường huyết (nhịp tim nhanh) mỗi 15 phút

Ghi nhịp mạch.

Mục tiêu hạ đường huyết: đường huyết <= 40 mg/dL (2.2 mmol/L) (thường là có triệu chứng)

Nếu trên lâm sàng không có hạ đường huyết (vã mồ hôi, nhịp tim nhanh) vào thời điểm 45 phút thì xem xét lập lại liều insulin tương tự

Bệnh nhân PHẢI TỈNHtrong suốt quá trình test và có thể trả lời các câu hỏi đơn giản – kiểm tra mạch mỗi 15 phút và ghi lại.

Với hạ đường huyết nặng và kéo dài (trên 20 phút) hoặc đe dọa hoặc mất ý thức thật sự, hoặc co giật, hiếm khi cần phải kết thúc test. Cho 40 mL dextrose 50% tĩnh mạch sau đó truyền dextrose 5% NHƯNG TIẾP TỤC LẤY MẪU đối với cortisol và GH nếu có thể (kích thích hạ đường huyết đã đủ). Xem xét tiêm 100mg hydrocortisone tĩnh mạch KHI KẾT THÚC TEST.

Lấy mẫu: (sau khi lấy máu phải bơm NaCL 0.9% vào kim luồn tránh tắc kim)

Đo đường huyết mao mạch, glucose máu tĩnh mạch, cortisol máu và GH ở các thời điểm:

0 phút

30 phút

45 phút

60 phút

90 phút

120 phút

Nếu liều insulin được lặp lại ở thời điểm 45 phút do không đủ bằng chứng lâm sàng của hạ đường huyết thì lấy mẫu máu ở các thời điểm

0 phút

30 phút

45 phút

60 phút

90 phút

120 phút

150 phút

Gởi các mẫu glucose đến phòng xét nghiệm sinh hóa ngay (Gởi từng mẫu, không đợi lấy đủ 6 mẫu glucose trước khi gởi hoặc nếu không thì phải để trong các ống fluoride để tránh các giá trị glucose thấp giả).

Gởi các mẫu cortisol và GH đến phòng xét nghiệm sinh hóa.Xin thông báo phòng xét nghiệm chờ đủ các mẫu.

Điều quan trọng phải DÁN NHÃN ĐÚNG TẤT CẢ CÁC MẪU với tôn trọng thời điểm lấy mẫu.

5. protocol nghiệm pháp tầm soát đái tháo đường thai kỳ uống 50 gram glucose

Chỉ định

- Làm vào giữa tuần 24-28 của thai kỳ

- Sớm hơn nếu có nguy cơ cao: mập phì, tiền căn đái tháo đường thai kỳ, đường niệu (+), tiền căn gia đình có họ hàng đời thứ 1 bị ĐTĐ

Không làm nếu nguy cơ thấp: <25 tuổi, trước có thai cân nặng bình thường, không có tiền căn gia đình, không có tiền căn rối loạn dung nạp đường.

Nếu đường huyết 1 giờ sau uống 50g Glucose >140 mg/dL: cần làm nghiệm pháp dung nạp Glucose 3 giờ chẩn đoán

Tiến hành:

+    Không cần nhịn đói

+    Uống 50 g Glucose

+    Đo đường huyết tĩnh mạch sau uống 1 giờ

Bước tiến hành

Kết qủa

Uống 50 g glucose

1 giờ sau lấy máu tĩnh mạch đo đường huyết

Protocol nghiệm pháp dung nạp uống 100 gam glucose (Chẩn đoán đái tháo đường thaikỳ)

+    3 ngày trước khi làm nghiệm pháp ăn carbohydrat không giới hạn (tối thiểu là 150g/ngày)

+    Làm buổi sáng trong khoảng 7 giờ - 11 giờ

+    Nhịn đói 8-14 giờ

+    Nên ngồi khi làm nghiệm pháp, không hút thuốc lá

Xét nghiệm

Kết quả

GIỜ O (Mẫu máu 1)

Đường huyết đói

Uống 100 gam glucose

GIỜ THỨ 1 (Mẫu máu 2)

Đường huyết sau khi uống glucose 1 giờ

GIỜ THỨ 2 (Mẫu máu 3)

Đường huyết sau khi uống glucose 2 giờ

GIỜ THỨ 3 (Mẫu máu 4)

Đường huyết sau khi uống glucose 3 giờ

Đánh giá:

Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ bằng NPDNG 100g khi có>= 2 trong 4 tiêu chí

Đường huyết

American Diabetes Association 

National Diabetes Data Group

Lúc đói 

≥95 mg/dl (5.3 mmol/l) 

≥105 mg/dl (5.8 mmol/l)

1 giờ 

≥180 mg/dl (10.0 mmol/l) 

≥190 mg/dl (10.6 mmol/l)

2 giờ 

≥155 mg/dl (8.6 mmol/l) 

≥165 mg/dl (9.2 mmol/l)

3 giờ 

≥140 mg/dl (7.8 mmol/l) 

≥145 mg/dl (8.1 mmol/l)

Chú ý: Nếu đường huyết đói >=126 mg/dL hoặc đường huyết bất kì >200 mg/dL: chẩn đoán ngay là đái tháo đường thai kì, không cần làm NPDNG

Protocol nghiệm pháp dung nạp uống 75 gam glucose trong 2 giờ (Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ) theo WHO

- Có thể dùng thay cho nghiệm pháp dung nạp glucose 100gam

- Làm tương tự nghiệm pháp dung nạp 100 glucose uống ở trên, nhưng nghiệm pháp này chỉ cho uống 75 gam glucose

Xét nghiệm

Kết quả

GIỜ O (Mẫu máu 1)

Đường huyết đói

Uống 75 gam glucose

GIỜ THỨ 1 (Mẫu máu 2)

Đường huyết sau khi uống glucose 1 giờ

GIỜ THỨ 2 (Mẫu máu 3)

Đường huyết sau khi uống glucose 2 giờ

Đánh giá:Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ bằng NPDNG 75g khi có>= 2 tiêu chí sau cao hơn ngưỡng

Đường huyết

Ngưỡng chẩn đoán

Lúc đói 

≥95 mg/dl (5.3 mmol/l) 

1 giờ 

≥180 mg/dl (10.0 mmol/l) 

2 giờ 

≥155 mg/dl (8.6 mmol/l) 

6. Nghiệm pháp ức chế aldosterone (Dùng tải muối đường uống)

Nguyên lý:

Ở người khỏe mạnh, sự sản xuất aldosterone tỉ lệ nghịch với lượng muối ăn vào. Khi choăn nhiều muối thì nồng độ aldosterone phải bị ức chế. Sau khi ăn nhiều muối trong 3 ngày, nếu nồng độ aldosterone nước tiểu >14mcg/24 giờ phù hợp với cường aldosterone

Tiến hành:

Cho bệnh nhân uống viên NaCl 12gam/ngày x 3 ngày

Lấy nước tiểu 24 giờ bắt đầu từ sáng ngày thứ 3 để đo Natri và aldosterone.

Nồng độ Natri nước tiểu 24 giờ >200 mEq chứng tỏ chế độ ăn muối đầy đủ để đánh giá đúng nghiệm pháp

Đánh giá:

Bình thường: nồng độ aldosterone nước tiểu < 14mcg/24 giờ

Chú ý:cần thận trong khi cho nhiều muối ở bệnh nhân tăng huyết áp nặng. Cần phải bù kali đầy đủ vì khi cho ăn nhiều muối thì sự bài tiết kali gia tăng

 Các test động trong trong nội tiết / Phần 2

(Yduocvn.com) - Các test sử dụng trong nội tiết 

7. Nghiệm pháp ức chế aldosterone

(Dùng tải muối đường truyền tĩnh mạch)

Tiến hành: làm buổi sáng

7 giờ sáng ngủ dậy bệnh nhân nằm trên giường: lấy máu đo renin huyết tương (ống nắp xanh-EDTA), aldosterone huyết tương (ống nắp đỏ)

NaCl 0.9% 500ml x 4 truyền tĩnh mạch trong 4 giờ

11 giờ: Đo nồng độ aldosterone huyết tương ngay sau khi kết thúc 2 lít NaCl 0.9% (lấy máu đông, dùng ống nắp đỏ)

Đánh giá:

Bình thường: nồng độ aldosterone huyết tương (sau khi TTM NaCl 0.9% 2000ml) bị ức chế <10 ng/dL

Chống chỉ định:

Suy tim sung huyết, tăng huyết áp nặng, tình trạng phù khác

Chú ý: Không phân biệt được cường aldosterone nguyên phát và thứ phát

8. Nghiệm pháp synacthen tác dụng ngắn

Không cần nhịn đói

Làm vào buổi sáng

Synacthen 0.25 mg1 ống TM hoặc TB

(chú ý: phải dùng đúng ống Synacthen hàm lượng 0.25mg, không dùng loại ống tác dụng kéo dài 1mg chia lấy ¼)

Thời điểm

Bước tiến hành

Kết quả đo cortisol

0 phút

- Lấy 2 ml máu đông, sau đó

- TB/TM Synacthen 250mcgx 1 ống

30 phút

Lấy 2 ml máu đông

60 phút

Lấy 2 ml máu đông

10. Nghiệm pháp ức chế dexamethasone

Nghiệm pháp ức chế Dexamethasone 1 mg qua đêm:

Phương pháp:

+    uống 1 mg Dexamethasone lúc 23 giờ

+    8 giờ sáng hôm sau: đo cortisol máu

Đánh giá:

+    Cortisol máu 8giờ sáng ức chế < 1.8 mcg/dL: loại HC Cushing

+    Cortisol máu 8giờ sáng ức chế > 1.8 mcg/dL: khả năng có cường cortisol, cần phải đánh giá thêm về hội chứng Cushing

+    Là test tầm soát hội chứng cushing.

Nghiệm pháp ức chế Dexamethasone liều thấp:

Phương pháp:

Ngày 1

Đo cortisol và ACTH máu 8 giờ trước khi cho uống Dexamethasone

Uống Dexamethasone 0.5mg 1 viên (trẻ em: 10 mcg/kg) mỗi 6 giờ (8h, 14h,20h,2h)

Ngày 2:

Uống Dexamethasone 0.5mg 1 viên (trẻ em: 10 mcg/kg) mỗi 6 giờ (8h, 14h,20h,2h)

Ngày 3:

Đo cortisol máu lúc 8giờ (sau liều Dexa cuối cùng 6 giờ)

Đánh giá:

Cortisol máu 8giờ sáng ức chế < 1.8 mcg/dL: loại HC Cushing

Nghiệm pháp ức chế Dexamethasone liều cao: chẩn đoán phân biệt u tuyến yên tiết ACTH và u tiết ACTH lạc chỗ

Phương pháp:

Ngày 1: :Đo cortisol và ACTH máu 8 giờ trước khi cho uống Dexamethasone

Uống Dexamethasone 0.5mg 4 viên (trẻ em: 50 mcg/kg) mỗi 6 giờ (8h, 14h,20h,2h)

- Ngày 2:

Uống Dexamethasone 0.5mg 4 viên (trẻ em: 50 mcg/kg) mỗi 6 giờ (8h, 14h,20h,2h)

- Ngày 3:

Đo cortisol máu lúc 8giờ (sau liều Dexa cuối cùng 6 giờ)

Đánh giá:

U thượng thận tiết cortisol: cortisol máu lúc 8giờ ngày thứ 3 không ức chế so với ban đầu

78% bệnh nhân bệnh Cushing có cortisol máu lúc 8giờ ngày thứ 3 bị ức chế >50%

11% u tiết ACTH lạc chổ có cortisol máu lúc 8giờ ngày thứ 3 bị ức chế > 50%

11. Nghiệm pháp dung nạp glucose uống 75g (ức chế tiết GH, chẩn đoán Acromegaly)

+    Chống chỉ định: không

+    Nhịn đói từ đêm hôm trước

+    Đặt kim luồn TM

Tiến hành:

Thời điểm

Đo đường huyết

Đo GH

0 phút

Mẫu máu 1

Uống 100 g glucose uống trong 5-10 phút

60 phút

Mẫu máu 2

120 phút

Mẫu máu 3

Đánh giá:

Bình thường: GH huyết thanh sau uống 100g glucose < 1 ng/ml

Acromegaly: GH không bị ức chế

Chú ý: GH không bị ức chế trong bệnh gan mạn tính, suy thận mạn tính, đái tháo đường kiểm soát kém

12. Nghiệm pháp kích thích bằng gắng sức

Chỉ định:

Đánh giá tầm soát sự bài tiết insulin

Nguyên lý:

Gắng sức là một kích thích sinh lý gây bài tiết GH, thông qua trung gian hệ thần kinh giao cảm. Đòi hỏi phải gắng sức tới khỏang 50% khả năng làm việc tối đa và thường đạt được bằng cách dùng cycle ergometer hoặc bằng leo bậc thang lên xuống. Nghiệm pháp hay bị dương tính giả đối với thiếu GH. Nói chung, đáp ứng tiết GH cần phải đánh giá thêm bằng các nghiệm pháp đánh giá tiết GH khác.

Chống chỉ định:

Không vận động được do bệnh tim mạch, hô hấp hay bệnh tòan thân khác. Trẻ em không khỏe mạnh hoặc <8 tuổi thường không dung nạp tốt vận động tăng cường.

Tác dụng phụ:

Kiệt sức, hen

Chuẩn bị:

Nhịn đói ít nhất 2 giờ, bất kể thời gian trong ngày. Đặt đường TM

Bệnh nhân bị hen do gắng sức thường thuốc phòng ngừa trước khi làm gắng sức.

Thiết bị:

+    Bảng thu thập số liệu

+    Đặt đường truyền

+    Xe đạp có kích cỡ thích hợpvới tuổi hoặc motorized treadmill

+    ống chích 2 và 5 ml

+    ống tráng heparin và ống thường (lấy huyết tương)- ghi sẵn tên, tuổi, thời gian giờ ngày

Phương pháp:

+    lấy máu trước khi làm gắng sức

+    ghi nhịp tim cơ bản (baseline)

+    Bệnh nhân gắng sức mạnh trong 20 phút (khoảng 2 watt / kg thể trọng nếu có cơ lực kế). Cần phải động viên thường xuyên. Đo nhịp tim 5 phút 1 lần. Thường đạt nhịp tim 140-160 lần/ph. Phải ngưng NP nếu nhịp tim >180 lần /p hoặc trẻ khó thở hay kiệt sức.

+    Cho uống nước lạnh và khăn lau, nhưng tiếp tục vận động

+    sau 20 phút tập, lấy mẫu máu thứ 2, cho trẻ nghỉ và lấy mẫu máu thứ 3 sau khi nghỉ 20 phút (tại phút 40)

Mẫu máu

Loại ống đựng máu

trước GS

0 phút

Ngay khi lúc vận động xong

20 phút

20 phút sau khi vận động

GH

IGF-I

Đánh giá kết quả:

Đỉnh đáp ứng GH < 10 mU/L: suy tiết GH

GH sau khi gắng sức =10-20 mU/L thiếu GH một phần

GH>= 20: bình thường.

NP đánh giá GH bằng gắng sức có gợi ý thiếu GH thì cần đánh giá thêm bằng NP dùng thuốc khác nữa.

13. Tiến hành thực hiện nghiệm pháp nhịn nước 

Chỉ định:

+    Chẩn đoán đái tháo nhạt

+    Chẩn đoán phân biệt với khát nước, đa niệu và tiểu đêm

Chống chỉ định:

+    Không làm ở bệnh nhân có áp lực thẩm máu lúc đầu > 295 mOsm/kg

+    Suy thận, giảm thể tích tuần hòan, đái tháo đường không kiểm soát

Chú ý:

+    Chức năng tuyến giáp và dự trữ tuyến thượng thận phải bình thường, hoặc đang được điều trị hormone thay thế.

+    Phải đảm bảo các phương tiện khi đo khẩn áp lực thẩm thấu

Thực hiện:

+    Bệnh nhân ngưng uống nước từ 6.30 sáng ngày làm nghiệm pháp. Ăn điểm tâm nhẹ lúc 6g; không uống trà, café hay thuốc lá.

+    Đo lượng nước nhập và nước tiểu từ lúc nửa đêm đến lúc tiến hành làm nghiệm pháp.

+    Phải giám sát trực tiếp khi tiến hành nghiệm pháp. Không cho bệnh nhân ăn hay uống trong 8 tiếng đồng hồ, kể từ lúc 6.30 sáng.

+    Cân bệnh nhân, ghi ra chỉ số 97% của trọng lượng vào bảng theo dõi. Cân lại bệnh nhân mỗi giờ

+    Mỗi giờ lấy: mạch, huuyết áp, dấu mất nước, đo thể tích nước tiểu. Mỗi 2giờ, lấy mẫu nước tiểu đo ALTT. và máu theo bảng chỉ dẫn.

NP Nhịn uống nước ngưng khi khi:

+    Giảm >= 3% cân nặng ban đầu

+    Áp lực thẩm thấu nước tiểu ít hoặc không đổi (3 mẫu liên tiếp tăng mỗi giờ <30 mosmol/kg)

Trước khi ngưng test: lấy máu thử ion đồ (Natri), áp lực thẩm thấu huyết tương, áp lực thẩm thấu niệu.

Lúc kết thúc thời điểm nhịn nước, tiêm bắp 2μg DDAVP (hoặc , cho bệnh nhân uống nước tùy thích, và sau tiêm DDAVP 1 giờ lấy nước tiểu đo thể tích, áp lực thẩm thấu

14. Nghiệm pháp kích thích bằng arginine

Chỉ định:

đánh giá bài tiết GH. Thường dùng phối hợp với các test để đánh giá chức năng tuyến yên.

Nguyên lý: 

Arginine (và một số acid amin khác) kích thích bài tiết GH thông qua tác dụng lên thụ thể anpha, là những thụ thể ảnh hưởng tới sự bài tiết củasomatostatin và GHRH từ vùng hạ đồi. Trong test này, arginine được truyền tĩnh mạch và đáp ứng bài tiết GH được đo trong máu ngoại biên. Thường nó là test có ích ở bệnh nhân sơ sinh hoặc trẻ rất nhỏ khi cần phải đánh giá bài tiết GH, vì hầu như không có tác dụng phụ so với các test khác làm ở tuổi này.

Chống chỉ định:

suy thận nặng, rối loạn điện giải (nhất là tăng Clo máu)

Công thức:

L-arginine hydrochloride (Ophthalmic Labs) 600mg/ml, ống 25ml đơn liều

Liều:

0.5 g/kg (500mg/kg) tới tối đa là 30g.Pha thuốc trong nước muối sinh lý thành dung dịch 10% (nghĩa là 10g arginine/100ml NaCl 0.9%). Truyền TM hơn 30 phút.

Tác dụng phụ:

truyền TM nhanh có thể gây đỏ phừng, buồn ói, ói, tê, nhức đầu và kích thích tĩnh mạch tại chỗ.

Dị ứng: 

ban đỏ, phản vệ (rất hiếm)

Tăng kali máu ở bệnh nhân có hội chứng urê huyết cao.

Chuẩn bị bệnh nhân:

nhịn đói 8 giờ (chỉ 2-4 giờ với sơ sinh hoặc trẻ nhũ nhi). Có thể uống nước.

Thiết bị: 

+    Bảng thông tin

+    Đặt đường TM

+    2 ống tiêm insulin 2 ml và 5 ml

+    Nước muối sinh lí để tráng ống

+    NaCl 0.9%để pha lõang (chai 500ml)

+    ống chứa máu tráng heparin và fluoride oxalate và ống thông thường lầy huyết tương: dán nhãn có tên, ngày, tháng

Phương pháp:

+    lấy cân nặng BN và tính liều thuốc cần dùng

+    Đặt đường TM và lấy mẫu máu cơ bản (baseline)

+    pha arginine trong nước muối sinh lý nhưtrên và TTM hơn 30 phút

+    lấy các mẫu như trong bản thu thập số liệu.

Mẫu

ống thể tích

-15 ph

0

30

45

60

75

Đường huyết

Fluoride 0.5ml

GH

Heparin 0.5ml

IGF-I

Heparin 1 ml

Không thử

Đánh giá: nguyên tác chung là

Đỉnh đáp ứng GH < 10 mU/L: suy giảm GH

Đỉnh đáp ứng GH 10-20 mU/L : thiếu GH bán phần

Đỉnh đáp ứng GH >=20 mU/L: bình thường

BẢNG THEO DÕI          

(bệnh nhân không được ăn hay uống trong khi làm nghiệm pháp, cho đến khi được tiêm ddavp; nên được giám sát trực tiếp)

Giờ

Thời điểm

Cân nặng

Mạch, HA

Lượng nước tiểu mỗi giờ (mL)

Mẫu nước tiểu (U)

Đo ALTT niệu

Mẫu huyết tương (P)

Đo ALTT Ht

Ghi chú

06.30

0

-

1

U1

P1

2

U2

3

U3

4

U4

5

U5

6

U6

-

-

-

Phải ngưng test

U (Khẩn)

P4 (Khẩn)

Khi phải ngưng test, lấy nước tiểu và máu, sau đó tiêm DDAVP

60 phút

U

P

120 phút

U

P

Sau khi tiêm bắp 2μg DDAVP 1 giờ: lấy nước tiểu để đo áp lực thẩm thấu

Chú ý: dùng ống tráng heparin lấy máu đo ALTT huyết tương ( vì EDTA có thể là tăng ALTT3-10%)

Người đăng: Admin

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #benhtimmach