Các quy định pháp lý đối với hoạt động của ngân hàng thương mại
TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
Các quy định pháp lý đối với hoạt động của ngân hàng thương mại
Vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành một số quy định mới nhằm điều tiết hoạt động nội bộ của các ngân hàng thương mại để nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và phù hợp với các khuyến nghị cơ bản của Basel và thông lệ quốc tế. Một trong số đó là Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Quyết định này đã được sử đổi và bổ sung thành thông tư 13/2010/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2010.
I. các quy định đáng chú ý của quyết định 457
các tỷ lệ bảo đảm an toàn bao gồm:
a. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
b. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng.
c. Tỷ lệ về khả năng chi trả.
d. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
đ. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
A. Quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu.
1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro.
2. Tại thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 điều này thì trong thời hạn tối đa là 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định. Mức tăng tỷ lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu.
Quyết Định 457 lần đầu tiên cho phép các tổ chức tín dụng được phép xác định vốn tự có của mình theo hai cấp, trong đó về cơ bản vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài của tổ chức tín dụng.
Vốn cấp 1:
a. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp).
b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
c. Quỹ dự phòng tài chính.
d. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
đ. Lợi nhuận không chia.( . Lợi nhuận không chia là phần lợi nhuận được xác định qua kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập sau khi đã nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật, được giữ lại để bổ sung vốn cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận không chia của tổ chức tín dụng cổ phần phải được Đại hội cổ đông thông qua)
vốn cấp 1 được dùng để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng (theo quy định hiện hành không quá 50%).
Vốn cấp 2:
a. 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật.
b. 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật.
c. Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành
d. Các công cụ nợ khác thỏa mãn những điều kiện sau:
.đ. Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro
Quyết Định 457 đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2. Ngoài một số điều kiện khác,tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và các công cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn cấp 1.
Tổng tài sản "Có" rủi ro là tổng tài sản "Có" nội bảng ( tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) và tài sản "Có" ngoại bảng (cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng và chấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo hệ số rủi ro
Dựa trên mức độ rủi ro, các hệ số rủi ro cho tài sản "Có" nội bảng gồm 4 nhóm là 100%, 50%,
20% và 0%. Tuy nhiên, đối với tài sản "Có" ngoại bảng thì phụ thuộc vào mức độ rủi ro tương
đối so với việc cấp tín dụng trực tiếp, giá trị của tài sản này trước tiên phải được chuyển đổi từ
giá trị ngoại bảng sang nội bảng theo các hệ số chuyển đổi 100%, 50%, 20% và 0% trước khi
nhân với các hệ số rủi ro (gồm 3 nhóm là 100%, 50% và 0%). Ví dụ, một khoản bảo lãnh dự
thầu có giá trị 1.000.000 Đồng có hệ số chuyển đổi là 50% và hệ số rủi ro là 100% thì giá trị tài
sản "Có" rủi ro tương ứng sẽ là (1.000.000 Đồng x 50% x 100% = 500.000 Đồng).
Trên thực tế hiện nay, có lẽ hầu như không có ngân hàng thương mại quốc doanh nào đạt được
tỷ lệ 8%. Do vậy, NHNN quy định thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày Quyết Định 457 có hiệu lực
thi hành (ngày 15 tháng 5 năm 2005) để các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định trong đó mỗi năm tăng tối thiểu 1/3 số tỷ lệ còn thiếu. Tuy
nhiên, các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh mà chưa được đạt được tỷ lệ 8% sẽ không được
hưởng lợi từ quy định gia hạn này. Tại thời điểm quyết định ra đời có khoảng 20 ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu trên trước mắt có thể một số ngân hàng sẽ phải kêu gọi thêm vốn góp để nâng mức vốn tự có của mình lên.
Vấn đề đặt ra la làm thế nào để tang vốn tối thiểu? Bán cổ phiếu ra thi trường cứng khoán but lúc này ttck chưa mạnh nên khả năng thu hút vốn không cao. C2 là kêu gọi đầu tư của các khách hàng tiềm năng. buộc những tổ chức tín dụng không tự nâng vốn điều lệ theo quy định phải sáp nhập với nhau, để đẩy nhanh quá trình mua lại, sáp nhập các ngân hàng, không nên để quá nhiều ngân hàng nhỏ, làm thị trường rối thêm.
B. Quy định Giới Hạn Tín Dụng Đối Với Khách Hàng
• Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có.
• Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn
tự có. Như vậy, nếu một ngân hàng đã cấp khoản vay cho một khách hàng đạt mức tối
đa 15% vốn tự có thì ngân hàng đó chỉ có thể cấp bảo lãnh cho cùng khách hàng tối đa
10% vốn tự có (xin lưu ý là theo quy định chung về bảo lãnh ngân hàng thì tổng số dư
bảo lãnh cho một khách hàng có thể đạt tối đa 15% vốn tự có).
• Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá
50% vốn tự có.
• Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được
vượt quá 60% vốn tự có.
• Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự
có của công ty cho thuê tài chính.
• Tổng mức cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được
vượt quá 80% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
Đối với hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các mức
giới hạn tương tự cũng được áp dụng nhưng căn cứ trên vốn tự có của ngân hàng "mẹ" nước
ngoài chứ không phải trên mức vốn tự có hoặc vốn điều lệ của chi nhánh tại Việt Nam.
C.Tỷ Lệ Về Khả Năng Chi Trả
Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả như sau:
• Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản "Có" có thể thanh toán ngay (tại mọi thời điểm)
và các tài sản "Nợ" sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.
• Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản "Có" có thể thanh toán ngay trong khoảng thời
gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản "Nợ" phải thanh toán trong khoảng thời
gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
D.Tỷ Lệ Tối Đa Của Nguồn Vốn Ngắn Hạn Được Sử Dụng Để Cho Vay Trung Hạn Và Dài Hạn
Các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và
dài hạn. Đối với các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ này là 30%. Nguồn vốn ngắn hạn được sử
dụng để cho vay trung và dài hạn bao gồm tiền gửi (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12
tháng), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân (không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng), và nguồn
vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn
E.Giới Hạn Góp Vốn, Mua Cổ Phần
Tổ chức tín dụng được sử dụng tối đa 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình để đầu tư vào
các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, đầu tư dự án và vào các tổ chức tín dụng khác dưới các hình
thức góp vốn đầu tư, liên doanh hoặc mua cổ phần. Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương
mại như vậy không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá
trị dự án đầu tư. Các trường hợp đầu tư vượt mức quy định nêu trên phải được NHNN chấp
thuận
II. Những sửa đổi và bổ sung cuả thông tư 13
có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm: (1) tăng hệ số đủ vốn; (2) hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại; (3) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.
1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).
2.nguồn vốn huy động dùng để cho vay quy định không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội...
3.loại trừ vốn vay NH nước ngoài để cho vay lại DN ra khỏi nguồn vốn huy động để cho vay lại theo tỉ lệ sử dụng vốn được tính theo công thức cấp tín dụng/nguồn vốn huy động = 80%/85%.
4.nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán tới 35% (bao gồm 15% là tiền gửi không kỳ hạn) trên tổng nguồn vốn huy động
5. Tài sản "Có" có hệ số rủi ro bằng 250% gồm:( theo qd 457 la 100%)
a) Các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán;
b) Các khoản cho vay các công ty chứng khoán;
c) Các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản
III. ảnh hưởng của thông tư 13 đến các lĩnh vực kinh tế.
1 đối với các ngan hàng
- Bất cập có ảnh hưởng lớn theo các NHTM và Cty tài chính, đó là việc để phần nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán tới 35% (bao gồm 15% là tiền gửi không kỳ hạn) trên tổng nguồn vốn huy động là quá cao và không hợp lý
. Trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cũng cho biết khả năng nhiều thành viên khó đáp ứng đúng hạn về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% như quy định trong Thông tư
Tài liệu tham khảo:
1. http://www.thuvienphapluat.vn/search/advanced.aspx?keyword=%20%09Quy%E1%BA%BFt%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20457%2F2005%2FQ%C4%90-NHNN%20v%E1%BB%81%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20b%E1%BA%A3o%20%C4%91%E1%BA%A3m%20an%20to%C3%A0n%20trong%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20c%E1%BB%A7a%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20t%C3%ADn%20d%E1%BB%A5ng%E2%80%9D%20do%20Th%E1%BB%91ng%20%C4%91%E1%BB%91c%20Ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ban%20h%C3%A0nh&area=0&match=True&type=17&org=0&signer=0&bdate=01/01/1945&edate=15/09/2010&sort=1&lan=1
2. http://www.soixam.com/c42/779762/khong-nen-de-nhieu-ngan-hang-qua-nho
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top