Các phương pháp tổ chức sản xuất-các thông số of dây chuyền
Câu 4. Các phương pháp tổ chức sản xuất.
1. Phương pháp tuần tự
- Quá trình thi công được tiến hành lần lượt từ đối tượng này sang đối tượng khác theo một trật tự đã được quy định.
- Ưu điểm: dễ tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng, chế độ sử dụng tài nguyên thấp và ổn định.
- Nhược điểm: thời gian thi công kéo dài, tính chuyên môn hóa thấp, giá thành cao.
2. Phương pháp song song.
- Nguyên tắc tổ chức thi công theo phương pháp này là các hạng mục được tiến hành thi công cùng lúc với nhau trên cùng một công trường
- Ưu điểm: rút ngắn được thời gian thi công, giảm ứ đọng vốn sản xuất.
- Nhược điểm: đòi hỏi sự tập trung sản xuất cao, nhu cầu tài nguyên lớn, dễ gây ra sai phạm hàng loạt rất lãng phí.
3. Phương pháp dây chuyền.
- Là trong đó các quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, giữa chúng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau về không gian, thời gian, năng suất lao động cao, tốc độ sản xuất nhanh, chất lượng tốt và giá thành sản phẩm hạ.
- Công việc được giao cho một tổ đội như 1 dây chuyền sản xuất. Các dây chuyền hoạt động liên tục, nhịp nhàng từ phân đoạn này đến phân đoạn khác và kết hợp với nhau theo không gian và thời gian 1 cách chặt chẽ.
* Đặc điểm.
- Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Các quá trình hoạt động liên tục, nhịp nhàng, không có sự chồng chéo, rút ngắn được thời gian thi công, nguồn lực ddc sử dụng 1 cách hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm giá thành.
- Các quá trình xây lắp từ hạng muc đầu tiên đến cuối cùng đc triển khai 1 cách theo nhịp điệu nhất định nên sản phẩm tạo ra cũng tuân theo chu kì thời gian nhất định.
- Các quá trình được thực hiện liên tục, nhịp nhàng qua các phân đoạn, trên mỗi phân đoạn chỉ có 1 tổ đội chuyên môn tác nghiệp nên thuận lợi cho tăng năng suất, chất lượng và an toàn lao động.
- Quá trình thi công chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn triển khai, giai đoạn ổn định, giai đoạn thu hẹp.
Câu 5. Thông số dây chuyền
1. Thông số thời gian
a. Nhịp của dây chuyền
- Là khoảng thời gian tác nghiệp liên tục của dây chuyền tính từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc trên một phân đoạn.
- Thể hiện chu kì hoạt động của dây chuyền trên mỗi phân đoạn
b. Môđun chu kì của dây chuyền: Là nhịp của dây chuyền có giá trị bằng nhau trên tất cả các phân đoạn.
c. Bước của dây chuyền: Là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu dây chuyền trước đến khi bắt đầu dây chuyền sau trên cùng 1 phân đoạn.
d. Gián đoạn
- Là khoảng thời gian trống trên phân đoạn giữa 2 dây chuyền liên tiếp không có dây chuyền nào hoạt động.
- Gián đoạn công nghệ: là khoảng thời gian cần thiết do đặc điểm công nghệ quá trình sản xuất tạo nên như: thời gian BT liên kết, thời gian sơn bả sau khi trát. Ta phải tuần thủ gián đoạn theo quy phạm
- Gián đoạn tổ chức: là loại thời gian được bố trí tăng thêm để làm các công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm; làm các công việc chuẩn bị cho công việc tiếp theo; thời gian dự phòng giữa 2 công việc…. Gián đoạn tổ chức ta có thể khắc phục được.
e. Thời gian hoạt động của dây chuyền: Là khoảng thời gian kể từ khi triển khai tổ đội đầu tiên trên phân đoạn đầu tiên cho đên khi kết thúc tổ đội cuối cùng trên phân đoạn cuối cùng.
2. Thông số không gian
a. Đoạn công tác: là một phần của mặt bằng công trình được phân chia một cách có qui ước để triển khai công nhân, máy móc, thiết bị thi công thực hiện khối lượng công tác.
- Khối lượng công tác của mỗi đoạn phải bằng nhau hoặc chênh nhau không quá 20%.
- Ranh giới giữa các phân đoạn phải trùng vị trí mạch ngừng thi công.
- Khối lượng công tác 1 phân đoạn tối thiểu phải đủ cho 1 công nhân có biên chế người ít nhất đủ làm cho 1 ca công tác
b. Đợt thi công: là một phần công trình được quy ước phân chia theo chiều cao trên các điều kiện thi công để triển khai công nhân, máy móc thực hiện công việc của mình.
- Ranh giới giữa các đợt thi công trùng vị trí với mạch ngừng.
- Khối lượng lao động của các đợt không chênh nhau quá 20%.
- Việc chia đợt phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công.
c. Vị trí công tác: là khoảng không gian tối thiểu để 1 công nhân (1 máy) với công cụ lao động của mình có thể thao tác bình thường và không ảnh hưởng đến người khác.
d. Tuyến công tác: là 1 khu vực không gian của công trình được phân chia để triển khai vật tư, máy móc, công nhân thực hiện các thao tác thi công.
- Tuyến đóng: là tuyến công tác chỉ triển khai được khi công việc trước đã kết thức hoàn toàn.
- Tuyến mở: là tuyến công tác có thể triển khai công việc được ngay không cần công việc liền trước kết thúc hoàn toàn.
3. Thông số công nghệ
a. Số tổ các đội chuyên môn – Số dây chuyền bộ phận: là các loại công việc được chia ra làm việc độc lập trên các phân đoạn thoe một quá trình chuyên môn nhất định.
- Việc chọn số dây chuyền phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, khối lượng công việc và phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Chia càng nhỏ thì mức độ chuyên môn hóa càng cao, chất lượng công việc càng tốt nhưng tổ chức càng phức tạp.
b. Khối lượng công tác.
- Là khối lượng công mà các tổ đội chuyên môn tương ứng phải thực hiện trên một không gian nhất định trong thời gian định mức.
- Thường đc biểu hiện bằng khối lượng lao động, nó phụ thuộc mức độ chuyên môn hóa và mức độ phân chia không gian làm việc giữa các tổ đội.
c. Năng suất của dây chuyền: là số lượng sản phẩm mà dây chuyền cho ra được trong một đơn vị thời gian.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top