Trịnh Viêm
Trịnh Viêm (chữ Hán: 鄭炎, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1431), tự Thử Kỳ (暑期), hay Trịnh tuần sát sứ, Trịnh huyện thừa, là người đứng đầu võ ban của huyện Gia Định. Sau bao năm làm quan và đối đầu với Tri huyện Phạm Tất, Trịnh Viêm đã trở thành con người chính trực và nghiêm minh, nhưng lại thâm trầm và đầy toan tính.
Trịnh Viêm vốn xuất thân là cô nhi, sống ở làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương, trấn Thanh Hoá. Năm bốn tuổi, ông được các sư trong chùa nhận nuôi và truyền thụ lại võ thuật. Không ai biết họ hàng của ông là ai, vì lúc nhỏ ông chỉ nhớ được một chữ "Trịnh" trong tên của mình. Sau này truy ra gia phả thì mới biết ông là họ hàng xa của khai quốc công thần Trịnh Khắc Phục. Từ nhỏ ông đã rất thẳng thắn và nóng tính (nên mới được đặt huý là Viêm) nhưng đã vô cùng tháo vát và chịu khó làm lụng. Ông chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ sau này sẽ làm quan. Năm mười tám tuổi, ông rời chùa và đi phu một năm, sau đó thi làm cấm vệ binh trong kinh thành. Vì tính tình nhanh nhẹn và ham học hỏi, chẳng mấy chốc những thành tích đã giúp ông thăng chức làm đội trưởng.
Trong một lần truy bắt tội phạm, ông đã lập được công lớn, ngăn được một vụ mưu sát gia đình Thượng thư Lễ bộ. Thấy Trịnh Viêm là con người tài giỏi, tuấn tú và có nhiều triển vọng, Thượng thư có ý muốn gả con gái nuôi cho. Từ chối lời mời, Trịnh Viêm vẫn được ông ta nói tốt cho và trọng thưởng, được thái hậu ban chỉ thăng lên tòng bát phẩm. Sự nghiệp làm quan của ông cứ như diều gặp gió. Ông được điều qua cục Hình, chuyên về phá án, liên tục lập được nhiều công trạng. Sau đó, ông lại được thăng lên chánh bát phẩm, rồi tòng thất phẩm. Cứ tưởng sẽ được ở Đông Kinh dài dài, ai ngờ ông lại bị điều xuống làm tuần sát sứ ở huyện Gia Định.
Bất mãn trước sự điều phối của triều đình, Trịnh Viêm càng ức chế hơn khi gặp phải đồng nghiệp là một tên tham quan. Phạm Tất lúc này chưa có Lê Ngỗi chống lưng nên không dám làm gì Trịnh Viêm. Hai người là kiểu bằng mặt mà không bằng lòng. Trịnh Viêm lập tức điều tra thân thế của tên chuyển vận sứ kia, biết hết những mánh khóe vòi vĩnh tiền hối lộ của Phạm Tất. Nhưng bản thân ông không muốn làm to chuyện, vì dù gì nó cũng chỉ là mấy đồng vặt vãnh, và gia đình Phạm Tất rất có uy trong vùng. Hai người việc ai nấy làm, thân ai nấy lo, không ai đụng chạm gì đến ai. Thời gian trôi qua thật êm đềm, cho đến xảy ra chính biến Diên Ninh. Khi ấy tên Lê Ngỗi, cháu ruột của Thái uý Lê Lăng, xuất hiện trong làng.
Trong một lần lơ đãng, Trịnh Viêm đã vô tình nhận tiền của Lê Ngỗi (thật ra trên danh nghĩa là mượn tiền để giúp đỡ một người trong làng trả nợ). Thế là từ đó Lê Ngỗi cứ vịn vào cớ đó để uy hiếp Trịnh Viêm, khiến ông há miệng mắc quai. Trịnh Viêm tức muốn hộc máu nhưng vẫn không thể tố cáo hai người họ. Lê Ngỗi còn dùng thân phận và khả năng tài chính để đe doạ số phận của các tiểu thương và thợ thủ công nhỏ lẻ trong làng. Bất lực trước sự bành trướng thế lực của Lê Ngỗi và Phạm Tất, Trịnh Viêm biết bao lần đã có ý định nghỉ việc. Rồi ông nghĩ đến số phận của dân chúng và gạt bỏ ý định trên.
Đối với Trịnh Viêm, thằng nhóc Duy An (Pax) giống như là một phép màu từ trên trời rơi xuống, người đã giúp mong muốn của ông thành hiện thực. Chính nhờ cậu mà ông mới lấy hết can đảm đánh cược vào vụ án này. Theo ông, đó chính là vụ án mà ông sẽ lật đổ phe Tất-Ngỗi. Trước mặt Phạm Tất, ông giả vờ mình không biết gì về vụ án, nhưng ông lại bí mật phái tên lính thân cận là Trình Trung Nghĩa đi điều tra sự việc, còn mình sẽ ở phủ theo dõi mọi cử động của Duy An. Từ lúc đầu, ông đã nghi ngờ thân thế bí ẩn của thằng nhóc. Sau khi phát hiện ra sự thật kinh hoàng, rằng Duy An chính là con trai thất lạc của Nguyễn Trãi, thì cậu ta lại cắn lưỡi tự sát. Cuối cùng Trịnh Viêm cũng cứu được cậu. Cảm thấy vô cùng tội lỗi, ông thề sẽ bảo vệ thằng nhóc này đến cùng, sẽ dùng sức mạnh dư luận để trấn áp sự lộng quyền của hai kẻ kia, cùng dân chúng tố cáo tội ác của bọn họ. Ông còn may mắn khi vô tình gặp được Lê Tư Thành đang vi hành, lúc này đang dưới thân phận tiểu thương/vương gia (sau này bịa ra thêm để lừa Duy An bằng hiệu An Định vương). Thế là hai người lập kế hoạch, tương kế tựu kế. Trịnh Viêm biết trước mình sẽ bị Lê Ngỗi hạ độc thủ tiêu nên đã chuẩn bị sẵn. Ông coi nó như một hình phạt cho sự lưỡng lự của mình bấy lâu nay.
Đối với Trịnh Viêm, hai vị thương nhân ngoại quốc (Andrey và Nicholas) cũng không phải người bình thường. Họ mang thần thái của một người không đến từ thời đại này, mà là một thời đại nào đó rất xa xôi. Những dụng cụ kỳ lạ mà Trung Nghĩa miêu tả cho ông là bằng chứng khó chối cãi. Trong phần một, ông chưa có dịp tiếp xúc nhiều với họ, nhưng đến các phần sau, Trịnh Viêm là một trong số ít những người biết được thân phận thật sự của hai nhân vật chính. Dù vậy, ông vẫn một mực tin rằng Duy An là "con trai út" của Nguyễn Trãi.
Về bức vẽ: Trịnh Viêm đang mặc quan bào của quan tòng thất phẩm, màu xanh biếc, đội mũ ô sa. Ông đang đọc một bản cáo trạng của người dân huyện Gia Định. Cây bảo kiếm của ông sau này thuộc về Pax.
Giả định hình tượng Trịnh Viêm ngoài đời:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top