Các nhân tố sát thương phá hoại của VKHN và cách phòng chống
Các nhân tố sát thương phá hoại của VKHN và cách phòng chống.
1. Sóng xung kích:
a. Nguồn gốc: Là nhân tố sát thương phá hoại chủ yếu của VKHN, chiếm 50% năng lượng của vụ nổ là do dưới tác dụng cảu nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao làm vật chất xung quanh tâm nổ nóng chảy bốc hơi, dồn nén lớp không khí bao quanh tâm nổ hình thành sóng -> sóng xung kích.
b. Tác hại:
- Có thể gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người, vũ khí trang bị, công trình kiến trúc... bằng cách dồn nén, xô đẩy, quăng vật làm cho con người có những tổn thương, vật thể bị đổ vỡ.
c. Cách phòng chống:
- Lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp, không lợi dụng vật dễ đổ vỡ.
- Nếu ở địa hình bằng phẳng lập tức nằm sấp xuống đất, chân quay về hướng tâm nổ, 2 cánh tay chéo chèn trước ngực, 2 ngón trỏ bịt 2 lỗ tai, nhắm mắt, há miệng thở đều.
- Hầm hào, công sự phải xây dựng kiên cố, vững chắc.
- Kịp thời cấp cứu, cứu chữa cho người bị thương.
2. Bức xạ quang:
a. Nguồn gốc: là nhân tố sát thương phá hoại quan trọng của VKHN, chiếm 35% năng lượng vụ nổ, gồm những chùm tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy... truyền đi với vận tốc nhanh, phươgn truyền thẳng. Do nhiệt độ và áp suất cực kỳ lớn -> không khí, đất, nước bị nung nóng đến nhiệt độ cao -> phát ra ánh sáng tạo thành.
b. Tác hại: làm bỏng, cháy da, gây mù mắt, hóa than.
Làm cháy, biến dạng, nóng chảy đối với con người và tất cả các loại vật thể hoặc tạo ra vùng cháy lớn gây tác hại gián tiếp cho con người.
c. Cách phòng chống:
- Lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp.
- Sử dụng khí tài phòng hóa.
- Hầm hào, công sự xây dựng bằng vật liệu khó cháy, có nắp đủ độ dày.
- Tổ chức tốt công tác cấp cứu, cứu chữa người bị bỏng, dập cháy trên các đối tượng.
3. Bức xạ xuyên:
a. Nguồn gốc: là yếu tố sát thương phá hoại đặc trưng của VKHN, chiếm 5% năng lượng vụ nổ.
Bức xạ xuyên là dòng tia Gamma và dòng Nơtron được phóng ra từ tâm nổ lúc xảy ra phản ứng hạt nhân, từ của cầu lửa và đám mây phóng xạ.
b. Tác hại: bức xạ xuyên làm ion hóa các phân tử, tế bào ảnh hưởng hoạt động hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, cơ quan tạo máu -> gây bệnh phóng xạ người, động vật.
- Biến một số chất thành đồng vị phóng xạ cảm ứng gây tác hại gián tiếp đến cong người.
- Ảnh hưởng những thiết bị bán dẫn, làm hỏng phim ảnh, kính ngắm.
c.Phòng chống:
- Lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp.
- Xây dựng hầm hào, công sự phải có nắp, đủ độ dày.
- Cấp phát ống đo liều chiếu xạ để kiểm tra dộ phóng xạ cho các đối tượng.
- Uống thuốc phòng phóng xạ trước khi vào khu vực nhiễm.
- Che đậy, bảo vệ nguồn nước, lương thực thực phẩm, các thiết bị bán dẫn, kính quang học, phim ảnh.
4. Chất phóng xạ:
a. Nguồn gốc:
Là yếu tố sát thương phá hoại đặc trưng của VKHN, chiếm 10% năng lượng vụ nổ. Được sinh ra từ 3 nguồn gốc: mảnh vỡ hạt nhân, chất phóng xạ cảm ứng và chất nổ hạt nhân chưa tham gia phản ứng. Tồn tại ở dạng khí, bụi, xỉ phóng xạ, nằm ngay trên bề mặt địa hình, vật thể khi bị dòng Nơtron chiếu vào.
b. Tác hại: gây nên căn bệnh phóng xạ cho con người theo 3 con đường: chiếu xạ ngoài, nhiễm xạ da và nhiễm xạ bên trong. Không gây tác hại cho vũ khí trang bị, công trình, nguồn nước, lương thực thực phẩm nhưng những đối tặng này bị nhiễm sẽ gây tác hại gián tiếp cho người sử dụng.
c. Phòng chống:
- Sử dụng khí tài phòng hóa, lợi dụng địa hình địa vật, xây dựng công sự, hầm hào có nắp kín.
- Trang bị khí tài trinh sát bức xạ để xác định mức độ nhiễm xạ ở các đối tượng.
- Sử dụng khí tài để tẩy xạ cho các đối tượng bị nhiễm.
- Uống thuốc phòng phóng xạ trước khi vào khu vực nhiễm.
- Tổ chức cấp cứu, cứu chữa người bị phóng xạ kịp thời.
5. Hiệu ứng điện từ:
a. Nguồn gốc: chiếm khoảng 1% năng lượng vụ nổ, là do dưới tác dụng của nhiệt độ cao và dòng Gamma, Nơtron, các phân tử nguyên tử không khí bị ion hóa tạo thành các phân tử mang điện tích. Trong không gian hình thành hững vùng điện tích trái dấu, làm xuất hiện điện từ trường tổng hợp -> hiệu ứng điện từ.
b. Tác hại:
- Làm nhiễu hoạt động của máy vô tuyến điện, ra đa.
- Làm đứt dây dẫn điện, làm mất tính cách điện của một số vật liệu -> chập cháy điện.
- Tác dụng vào hệ thống điều khiển thông tin liên lạc đặt dưới hầm sâu mà ở đó sóng xung kích, bức xạ quang không tác dụng được.
c. Phòng chống:
- Xây dựng hệ thống thu xung điện từ ở các tầng hầm chỉ huy, thông tin liên lạc.
- Thiết kế các mạch điện chống xung cao trong các thiết bị điện.
- Thường xuyên thay đổi tần số làm việc của máy vô tuyến điện.
- Kịp thời thông báo, báo động cho các lực lượng.
- Tạm thời ngắt máy vô tuyến điện, ngắt đường truyền điện
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top