Cac mo hinh phat trien

Câu 3: Phân tích các đặc điểm của các mô hình phát triển phần mềm. Khi xây dựng một phần mềm, người ta dựa vào các yếu tố nào để chọn mô hình phát triển.

Trả lời:

3.1. Phân tích các đặc điểm của các mô hình phát triển phần mềm:

 3.1.1. Mô hình tuyến tính (mô hình thác nước):

      - Mô hình này xem quá trình xây dựng một sản phẩm phần mềm bao gồm nhiều giai đoạn tách biệt, sau khi hoàn tất một giai đoạn thì chuyển đến giai đoạn sau.

      - Có hai hoạt động phổ biến được thực hiện trong mỗi giai đoạn là: kiểm tra - phê chuẩn và quản lý cấu hình. Tổng kết mỗi giai đoạn là sự kiểm tra, phê chuẩn  và quản lý cấu hình đây chính là mục tiêu của sản phẩm. Việc kiểm tra đưa ra khuôn mẫu đúng đắn tương ứng giữa sản phẩm phần mềm và các đặc tính của nó. Sự phê chuẩn đưa ra chuẩn mực về sự phù hợp hay chất lượng của sản phẩm phần mềm đối với mục đích của quá trình hoạt động. 

      - Mô hình này bao gồm các giai đoạn: phân tích yêu cầu, thiết kế, cài đặt và thử nghiệm đơn thể, thử nghiệm tổng thể, bảo trì và phát triển

      - Ưu và nhược điểm của mô hình này:

         + Ưu: được sử dụng quen thuộc từ trước đến nay

         + Nhược:

Mối quan hệ giữa các giai đoạn không được thể hiện

Hệ thống phải được kết thúc ở từng giai đoạn do vậy rất khó thực hiện được đầy đủ những yêu cầu của khách hàng...

 3.1.2. Mô hình mẫu (thăm dò)

      - Phát triển càng nhanh càng tốt các chức năng chính sau đó cải tiến hoàn chỉnh dần cho đến khi thỏa mãn tất cả yêu cầu của người sử dụng

      - Những điểm chính của mô hình mẫu được tóm tắt theo sơ đồ sau:

(Hinh)

      - Ưu và nhược điểm của mô hình này:

 + Ưu:

.Mô hình mẫu là 1 cách để phá vỡ sự khắt khe, cứng nhắc trong chu trình tuần tự của dự án

.Sự lựa chọn tốt hơn cho người lập trình

+ Nhược:

. Trong mô hình mẫu, sử dụng sai làm hỏng phân tích và thiết kế, không bao giờ hoàn thiện được mẫu thành các ứng dụng thực sự là các vấn đề cần quan tâm. Thêm vào đó là hệ thống có thể không bao giờ được chuẩn hóa, chi tiết của việc xử lý, việc kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu và các đòi hỏi kiểm toán có thể bị bỏ quên trong việc đưa mẫu vào sản xuất.

. Thích hợp với phần mềm qui mô vừa và nhỏ

3.1.3. Mô hình xoắn ốc (mô hình Boehm’s)

      - Nó có thể xem là sự kết hợp giữa mô hình thác nước và mô hình mẫu và đồng thời thêm một thành phần mới - phân tích rủi ro

      - Bao gồm bốn hoạt động chính:

Planning: Xác định mục tiêu, tương tác và ràng buộc.

Risk analysis: Phân tích các lựa chọn và các chỉ định/giải quyết rủi ro.

Engineering : Phát triển sản phẩm

Customer evaluation: Đánh giá kết quả xây dựng.

 - Ưu và nhược:

        + Ưu: Mô hình xoáy ốc hiện nay là mô hình hướng tiếp cận hiện thực nhất để phát triển các hệ thống lớn. Nó sử dụng mô hình mẫu như là cơ chế loại trừ lỗi, cho phép nhà phát triển áp dụng mô hình mẫu tại mỗi chu trình phát triển. Nó kế thừa cách tiếp cận hệ thống từng bước từ chu kỳ sống cổ điển nhưng kết hợp với quá trình lặp lại phù hợp với thực tế.

+ Nhược: mô hình xoáy ốc không phải là công cụ vạn năng. Đối với những hệ thống lớn, khó có thể điều khiển sự tiến hóa của phần mềm. Nó đòi hỏi phải có kỹ năng đánh giá lỗi. Cuối cùng là cần phải có thêm thời gian để kiểm nghiệm phương pháp mới này.

 3.1.4. Mô hình đài phun nước:

      - Đây là mô hình của cách tiếp cận hướng đối tượng, hệ thống được xem như là một hệ thống các thực thể tác động qua lại để đạt được một mục đích nào đó. Mô hình này tương ứng với mô hình thác nước trong cách tiếp cận hướng thủ tục ở trên.

      - Các điểm chính của mô hình:  Phân tích hướng đối tượng (các đối tượng trong ko gian bài toán), thiết kế hướng đối tượng (các đối tượng trong ko gian lời giải), lập trình hướng đối tượng (các đối tượng chính trong chương trình),sau đó là bảo trì, ứng dụng và phát triển trong tương lai

  - Ưu và nhược:

      + Ưu:

      + Nhược: có những phần lặp và giao nhau giữa các bước phân tích, thiết kế và cài đặt

3.1.5.Mô hình phát triển dựa trên thành phần (hay thi)

      - Tư tưởng của phát triển dựa trên thành phần là lắp ráp hệ thống từ những thành phần đã có. Do vậy, kiến trúc phần mềm của hệ thống dựa vào kiến trúc phần mềm của các thành phần phần mềm tiêu chuẩn nên hệ thống đạt chất lượng cao hơn.

      - Phương pháp phát triển dựa trên thành phần gần tương tự như phương pháp phát triển hướng đối tượng. Hoạt động công nghệ bắt đầu với sự chỉ ra các lớp tham dự để phát triển hệ thống. Nếu các lớp này được tìm thấy trong thư viện và sự thích nghi là tốt, chúng sẽ được lấy ra và phát triển hệ thống. Ngược lại, chúng sẽ được phát triển để sử dụng và bổ sung vào thư viện sử dụng lại.

      - Thành phần phần mềm được sử dụng lại có độ chính xác cao và có thể nói là không chứa lỗi. Mặc dầu không thường xuyên được chứng minh về mặt hình thức nhưng với việc sử dụng lại, lỗi được tìm thấy và loại trừ; chất lượng của thành phần được cải thiện như là một kết quả.

      - Ưu và nhược:

       + Ưu: Khi những thành phần sử dụng lại được ứng dụng thông qua tiến trình phần mềm, chúng ta ít tốn thời gian để tạo ra kế hoạch, mô hình, tài liệu, mã và dữ liệu mà chúng là cần thiết để tạo ra hệ thống. Thêm vào, chức năng cùng mức được phân phối cho người sử dụng với  đầu vào ít công sức hơn, do vậy, hiệu suất phần mềm được cải thiện.

       + Nhược: Tùy từng trường hợp, hạn chế trong ngôn ngữ sử dụng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #abc