Các loại tổ chức tín dụng
2. Các loại tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng thành lập và tồn tại theo các hình thức pháp lý do pháp luật quy định. Mỗi loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo từng phương thức có đặc điểm riêng và thực hiện hoạt động kinh doanh theo phạm vi pháp luật quy định.
- Căn cứ vào phạm vi nghiệp vụ kinh doanh Tổ chức tín dụng được phân thành hai nhóm:
* Tổ chức tín dụng là Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Tổ chức tín dụng là Ngân hàng gồm có: (Căn cứ theo tính chất và mục tiêu hoạt động):
+ Ngân hàng thương mại
+ Ngân hàng phát triển: Tập trung huy động vốn trung và dài hạn, đầu tư trung và dài hạn vì sự phát triển, chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án.
+ Ngân hàng đầu tư: huy động vốn với mục tiêu trung và dài hạn cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp qua chứng từ có giá.
+ Ngân hàng chính sách: từ năm 1990 đến nay như Ngân hàng phục vụ người nghèo, không hoạt động lợi nhuận, tạo vốn dưới hình thức đặc thù để cho vay ưu đãi hoặc vốn bình thương trên thị trường để cho vay ưu đãi nhưng được Nhà nước bù pghần chênh lệch lãi suất.
+ Ngân hàng hợp tác đầu tư, Ngân hàng hợp tác nông thôn và các loại Ngân hàng hợp tác khác (HTX Tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân).
* Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.
Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng gồm có:
+ Công ty tài chính: Là một tổ chức tín dụng được thành lập nhằm mục đích cho vay để pháp triển sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của các đối tượng khác trong xã hội.
+ Công ty cho thuê tài chính: cho vay tài sản thông qua việc đầu tư tài chính vào tài sản.
+ Các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác.
- Căn cứ vào tính chất sở hữu về điều lệ các tổ chức tín dụng ở Việt Nam phân thành các loại hình sau:
* Tổ chức tín dụng Nhà nước là loại hình Tổ chức tín dụng được Nhà nước thành lập cấp vốn điều lệ và bổ nhiệm người quản trị điều hành, là quan hệ cho vay phát sinh giữa Nhà nước với dân cư. Tổ chức tín dụng quốc doanh (Ngân hàng quốc doanh) là những Ngân hàng chiếm vị trí ưu thế trong hệ thống các tổ chức tín dụng nước ta.
- Tính chất sở hữu: là doanh nghiệp Nhà nước (là một tổ chức kinh doanh được Nhà nước thành lập quản lý và cấp vốn ban đầu, Nhà nước bổ nhiệm người lãnh đạo và điều hành).
- Về phương diện pháp lý: là một doanh nghiệp công lập, do Nhà nước cấp vốn điều lệ.
- Tính chất nội dung hoạt động kinh doanh: đa năng, (ngắn, trung và dài hạn) tuỳ theo tính chất nguồn vốn huy động. Hoạt động cả trong và ngoài nước và các dịch vụ khác theo pháp luật.
- Phạm vi hoạt động: kinh doanh tiền tệ đối với mọi thành phần kinh tế, thuộc lĩnh vực sản xuất, lưu thông, xây dựng trong và ngoài nước. Tuy nhiên mỗi Ngân hàng có một định hướng trong hoạt động của nó.
+ Ngân hàng công thương chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, bưu điện.
+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
+ Ngân hàng ngoại thương: chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại
+ Ngân hàng đầu tư & phát triển: chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản.
- Là một dạng doanh nghiệp Nhà nước
- Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hay nhằm thực hiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
- Kinh doanh tiền tệ theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước
Tổ chức tín dụng Nhà nước gồm:
+ Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHCT, NHNN & PTNT, NHNT).
+ Công ty tài chính quốc doanh
+ Ngân hàng chính sách: Doanh nghiệp hoạt động công ích.
Ví dụ: Nhà nước phát hành công trái hay tín phiếu kho bạc.
Nhà nước: đi vay; dân cư: người cho vay. Mục đích của tín dụng Nhà nước nhằm hình thành và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước.
Việc Nhà nước cho vay (kho bạc) không phải là kinh doanh mà thực chất là có tổ chức xã hội.
*Tổ chức tín dụng cổ phần: là loại hình tổ chức tín dụng được thành lập trên cơ sở góp vốn của Nhà nước và của các cổ đông khác để thực hiện hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Thuộc loại hình công ty cổ phần (về bản chất). Nên chịu sự điều chỉnh của luật các Tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp (công ty cổ phần)
Thích ứng với nền kinh tế thị trường gồm:
+ Ngân hàng thương mại: Theo Nghị định 49/CP - 12.09.2000 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.
Được khai thác mọi nguồn vốn trong và ngoài nước từ mọi thành phần kinh tế như nhận tiền gửi có kỳ hạn, không có kỳ hạn, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời phải có nghĩa vụ tôn trọng giới hạn về mức huy động vốn.
Được tiếp nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư từ ngân sách từ các tổ chức quốc tế, quốc gia cho các chương trình đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.
Được quyền cho vay đối với mọi đối tượng khi thoả mãn các điều kiện vay vốn theo luật định. Đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng và chấp hành giới hạn khống chế về cho vay.
Được hùn vốn liên doanh bằng nguồn vốn tự có theo tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Được làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng.
Được kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nếu đủ các điều kiện về thị trường nguồn vốn, về hiệu quả kinh doanh, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ được Ngân hàng Nhà nước cho phép như kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, thu đổi ngoại tệ, cất trữ, mua bán chuyển nhượng các chứng khoán. Nghiệp vụ về tín dụng cho thuê tài chính, bảo lãnh tín dụng, thực hiện các dịch vụ tư vấn về tài chính tiền tệ theo yêu cầu của khách hàng.
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng phải tôn trọng các quy định về phạm vi hoạt động lãi suất, hạn mức huy động vốn cho vay, vốn về tỷ giá hối đoái, về giá trị mua bán vàng, bạc, tỷ lệ hùn vốn liên doanh, tỷ lệ bắt buộc tối thiểu, trích lập, sử dụng các quỹ dự trữ pháp định làm nghĩa vụ với ngân sách.
- Công ty tài chính: thẩm quyền cơ bản giống Ngân hàng thương mại.
+ Chỉ được huy động vốn dưới hình thức phát hành tín phiếu trong giới hạn cho phép.
+ Không được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn là chủ yếu, phục vụ việc mua bán hàng hoá dịch vụ của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.
+ Không được làm dịch vụ thanh toán
- Hợp tác xã tín dụng
+ Được huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn trong và ngoài xã viên.
+ Được vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
+ Cho vay ngắn hạn đối với xã viên.
+ Được làm các uỷ thác dịch vụ tài chính tín dụng cho Nhà nước, cho các tổ chức cá nhân khác.
- Quỹ tín dụng nhân dân:
Nghị định 48/2001/NĐ - CP 13.08.2001 tổ chức và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nghiêm, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển. Số lượng thành viên tối thiểu là 30 thành viên (không khống chế về số lượng).
+ Được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tín nhiệm về kết quả hoạt động của quỹ.
+ Được cho các thành viên vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
+ Được làm dịch vụ thành toán nếu đủ điều kiện được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
+ Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
+ Yêu cầu người vay cũng có các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh liên quan đến khoản vay.
+ Được tuyển chọn, sử dụng đào tạo hoạt động lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, thực hiện các quyền của người sử dụng lao động. Theo quy định của pháp luật.
+ Thành viên được góp vốn theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và không quá 30% so với tồn tại vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm góp vốn và nhượng chuyển.
Nội dung và phạm vi hoạt động: cũng tương tự Ngân hàng thương mại quốc doanh.
Gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần và Công ty tài chính cổ phần
+ Tổ chức tín dụng hợp tác: là tổ chức tín dụng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động Ngân hàng theo luật tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã nhằm tương tự nhau phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống.
Gồm: - Ngân hàng hợp tác xã
- Hợp tác xã tín dụng, là tổ chức kinh tế tập thể hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong xã viên và cho xã viên vay, cho vay ngắn hạn là chủ yếu.
- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức được thành lập dưới hình thức hợp tác xã.
- Các hình thức khác: thành viên là cá thể, pháp nhân tự nguyện gia nhập cùng tiến hành theo nguyên tắc kinh doanh nhằm mục tiêu trợ giúp lẫn nhau.
+ Quy mô nhỏ
+ Phạm vi hoạt động hẹp
+ Nghiệp vụ kinh doanh đơn giản
Mục tiêu chính là tưởng trợ giúp đỡ các thành viên trong tổ chức cá nhân, nên đối với loại hình này không bị cấm cho vay đối với những người lãnh đạo của tổ chức hoặc những người thân thuộc của người lãnh đạo.
* Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình doanh nghiệp tập thể có chức năng kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.
Phạm vi và địa bàn hoạt động rộng hơn hợp tác xã tín dụng (trong phạm vi xã cho vay đối với xã viên của mình).
* Quỹ tín dụng nhân dân có thể thực hiện một số hoạt động dịch vụ Ngân hàng theo sự uỷ quyền của Ngân hàng Nhà nước. Còn hợp tác xã tín dụng không có khả năng đó.
+ Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài: tà tổ chức tín dụng có một phần vốn trên 100% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nước ngoài. Thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
- Điều 11 Luật tổ chức tín dụng quy định: Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng, khuyến khích việc huy động các nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài đầu tư vào cuộc sống phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.
Theo pháp luật hiện hành tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
* Tổ chức tín dụng liên doanh (5 triệu đô la): Ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên Ngân hàng Việt Nam và bên Ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng liên doanh có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Được hoạt động cả VNĐ và ngoại tệ theo quy định trong giấy phép.
Ngân hàng liên doanh chỉ đủ tư cách pháp nhân khi được cấp giấy phép chứng nhận điều hành kinh doanh.
Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng là 100% vốn nước ngoài (5 triệu đô la).
** Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (50 tỷ đô la): là một bộ phận của Ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam thì chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Chỉ có đủ tư cách pháp nhân khi được cấp giây phép đăng ký kinh doanh. Ngoài chi nhánh không được mở chi nhánh phụ (bên chi nhánh nước ngoài) tất cả là một pháp nhân duy nhất.Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài khác với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top