Các loại rủi ro của ngân hàng
Loại rủi ro thứ 2 là: II. Rủi ro thị trường:
Rủi ro thị trường: là loại rủi ro phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường, bao gồm 4 loại:
- Rủi ro thanh khoản: là tình huống Ngân hàng không thể thực hiện các cam kết tài chính đã thỏa thuận với khách hàng hoặc đối tác do không huy động đủ vốn hoặc không thanh khoản được tài sản.
- Rủi ro lãi suất: là khả năng xảy ra những biến động của lãi suất dẫn đến những tác động bất lợi cho các hoạt động kinh doanh và giảm thu nhập dự tính của Ngân hàng.
- Rủi ro tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động của tỷ giá hối đoái dẫn đến những tác động bất lợi cho các hoạt động kinh doanh và giảm thu nhập dự tính của Ngân hàng.
- Rủi ro giá đầu tư: là khả năng xảy ra những biến động của giá cả cổ phiếu, trái phiếu và những khoản đầu tư vốn và chứng khoán khác dẫn đến việc giảm giá trị các khoản đầu tư mà Ngân hàng nắm giữ.
Phản hồi: Các loại rủi ro của ngân hàng
III. Rủi ro hoạt động:
Rủi ro hoạt động: là loại rủi ro dẫn đến tổn thất (trực tiếp hoặc gián tiếp) xảy ra do quy trình nghiệp vụ, do con người hoặc do hoạt động của hệ thống nội bộ bị lỗi, không phù hợp hoặc do tác động của các sự kiện bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm:
- Rủi ro do Quy chế, Quy trình nghiệp vụ;
- Rủi ro do cán bộ Ngân hàng
- Rủi ro do các nguyên nhân khác
- Rủi ro do tác động từ bên ngoài
- Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin
Phản hồi: Các loại rủi ro của ngân hàng
Về rủi ro thanh khoản có một số vấn đề như sau:
1 Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu của rủi ro thanh khoản là do dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh đó, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thông thì một số NHTM không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư.
Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng.
Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra với ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm mạnh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng xuất phát từ vấn đề thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng.
Phản hồi: Các loại rủi ro của ngân hàng
Rủi ro tín dụng có nguyên nhân là:
2 Nguyên nhân:
a, Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía Ngân hàng
Những TCTD được quản lý tốt thường thực hiện phân tích các khoản cho vay đã gây ra tổn thất cho ngân hàng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm. Để phân tích chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất, TCTD phải thu thập đầy đủ thông tin về chính sách cho vay, chứng từ cho vay, cán bộ tín dụng giải quyết hồ sơ, tình hình biến động của khách hàng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay,…Sau đây là những trường hợp sai sót trong quy trình cấp tín dụng:
-Thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác
- Lạm dụng tài sản thế chấp
- Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay
- Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng
- Năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế
- Rủi do do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
- Về cơ chế, chính sách và bản thân ngân hàng: Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học.
b, Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía khách hàng
- Do năng lực quản trị điều hành kinh doanh yếu kém
- Do sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ
- Do khách hàng gian lận
- Nhóm thuộc về con người trong đó có cán bộ NHTM và người đi vay. Có thể thấy rõ rủi ro tín dụng xuất phát từ phía người vay vốn chia làm hai loại đối tượng: (1) không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (2) không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Cũng không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn ngân hàng
c, Các nguyên nhân khác:
Ngoài các nguyên nhân chính từ phía ngân hàng và khách hàng, không thể không kể đến một số tác động khác gây rủi ro cho hoạt động tín dụng đến từ môi trường kinh tế bên ngoài. Cụ thể là:
- Rủi ro do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.
- Rủi ro do sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới.
- Rủi ro do sự tấn công của hàng nhập lậu
- Rủi ro do môi trường pháp luật chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai
- Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
Các yếu tố trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt động của NHTM giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số NHTM. Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý của NHTM, hoặc người đi vay lợi dụng, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của NHTM bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Phản hồi: Các loại rủi ro của ngân hàng
Rủi ro lãi suất:
Nguyên nhân rủi ro lãi suất chủ yếu mà TCTD phải đối diện là rủi ro do có độ lệch lãi suất, rủi ro về biên độ lãi suất tín dụng, rủi ro lãi suất cơ bản và rủi ro quyền chọn.
Rủi ro độ lệch lãi suất phát sinh khi có những chênh lệch trên số lượng tài sản có, tài sản nợ và các tài sản ngoại bảng đáo hạn hay được định giá lại cho một kỳ hạn định trước theo thoả thuận với khách hàng.
Rủi ro về biên độ lãi suất tín dụng xảy ra khi có thay đổi về biên độ lãi suất tín dụng do thay đổi quan niệm, nhìn nhận của thị trường về chất lượng tín dụng và tính thanh khoản ở cấp độ chung hay ở một khía cạnh cụ thể.
Rủi ro lãi suất cơ bản phát sinh khi các chỉ số định giá lãi suất chuẩn mà TCTD sử dụng để định giá sản phẩm thay đổi.
Rủi ro quyền chọn phát sinh từ ảnh hưởng của biến động về lãi suất và thay đổi về giá trị thị trường của quyền chọn trong danh mục đầu tư của TCTD.
Phản hồi: Các loại rủi ro của ngân hàng
Rủi ro tỷ giá:
Một TCTD gặp phải rủi ro tỷ giá ngoại hối trong cả thị trường ngoại hối giao ngay lẫn có kỳ hạn, và trong thị trường quyền chọn. Rủi ro tỷ giá ngoại hối trên thị trường giao ngay phát sinh khi tổng giá trị hiện tại của tài sản Có tính bằng bất kỳ loại tiền tệ nào cũng không ngang bằng với tổng giá trị hiện tại của tài sản Nợ tính bằng loại tiền đó. Rủi ro tỷ giá ngoại hối kỳ hạn xảy ra đối với một loại tiền tệ cụ thể khi có chênh lệch về kỳ hạn mua/kỳ hạn bán của loại tiền tệ đó so với một loại tiền tệ khác. Rủi ro quyền chọn nảy sinh từ ảnh hưởng của các biến động về lãi suất và tỷ giá cũng như các biến động về giá trị thị trường của quyền chọn trong phạm vi danh mục đầu tư của TCTD.
Trên đây là một số nghiên cứu về các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, nếu anh chị có tài liệu xin hãy chia sẻ và giúp đỡ em nha.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top