Các Loại Hình Giao Dịch B2B

Chuong 2 B2B

b- Các loại hình giao dịch B2B cơ bản: 

 Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo  

- Một người bán cho nhiều người mua 

 Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo  

- Một người mua từ nhiều người bán 

 Loại hình giao dịch qua trung gian (sàn giao dịch) 

- Nhiều người bán cho nhiều người mua 

 Loại hình thương mại hợp tác  

- Truyền thông và chia sẽ thông tin, thiết kế, và lập kế hoạch giữa các đối tác kinh doanh 

 Một-đến-nhiều và nhiều-đến-một - Thị trường điện tử tư nhân (Private Marketplaces) 

- Đây là loại hình thị trườngTMĐT lấy trung tâm là công ty (Company-centric EC): TMĐT tập trung quanh một công ty đơn lẻ. Trong thị trường này, một công ty hoặc là người mua (một đến nhiều),hoặc là người bán (nhiều đến một) duy nhất.  

- Trong loại thị trường điện tử lấy trung tâm là công ty này (Company-centric EC), công ty kiểm soát hoàn toàn về các mặt như người tham gia, các giao dịch, hệ thống thông tin...nên thị trường được gọi là Thị trường điện tử tư nhân (Private Marketplaces)

 Thị trường điện tử loại trung gian:  

- Nhiều hoạt động TMĐT một-đến-nhiều và nhiều-đến-một được thực hiện không cần trung gian. Tuy nhiên, khi liên quan đến mua bán đấu giá, trong quan hệ với các khách hàng tích hợp, hoặc các giao dịch phức tạp, thì cần đến sự tham gia của trung gian.  

- Trong trường hợp này, người mua hoặc người bán tự thuê người trung gian, kiểm soat việc mời ai tham gia thị trường nên thị trường vẫn gọi là thị trường điện tử tư nhân.  

 Thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều: Sàn giao dịch 

- Trong thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều, nhiều người mua và nhiều người bán gặp gỡ nhau. Thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều bao gồm một số loại: cộng đồng thương mại hay sàn giao dịch thương mại, được gọi chung là sàn giao dịch. 

- Sàn giao dịch thường được sở hữu hay thực hiện bởi một thành phần thứ ba hay một consortium(tập đoàn), trong đó nhiều người mua và người bán tham gia các giao dịch điện tử với các đối tác khác; cũng có thể gọi là cộng đồng thương mại (trading communities) hay sàn giao dịch thương mại (trading exchanges) 

- Sàn giao dịch được mở cho tất cả các bên quan tâm (người mua và người bán) nên được gọi là thị trường điện tử công cộng hay Sàn giao dịch công cộng (Public e-marketplaces; Public Exchange). 

 Thương mại cộng tác (Collaborative Commerce) 

- Hợp tác về truyền thông, thiết kế, lên kế hoạch, và chia sẻ thông tin giữa các đối tác kinh doanh (các mối quan hệ này không trực tiếp là các giao dịch mua bán, giao dịch tài chính). 

 Thương mại điện tử B2B2C:  

- Là trường hợp đặc biệt của B2B. Với B2B2C, một doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác, nhưng bán các lượng nhỏ đến cá nhân và doanh nghiệp."

c- Một đến nhiều: Thị trường điện tử "bên bán:

 Thị trường điện tử bên bán: Một thị trường điện tử (e-marketplace) dựa trên web, trong đó một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất), thường thông qua mạng ngoại bộ. 

 Trong số trường hợp nhất định, tham gia thị trường ngoài các khách hàng doanh nghiệp có cả khách hàng- người tiêu dùng cuối cùng (Slide tiếp sau).

Page 2 of 14

 Giảm chu trình thời gian (thiết kế- triển khai sản xuất- phân phối) bằng việc chia sẻ thiết kế và lịch trình sản xuất với các nhà cung ứng 

 Thuận tiện cho cá biệt hoá nhu cầu khách hàng 

 Tăng khả cải thiện dịch vụ khách hàng 

 Tạo ra sự minh bạch về giá - cơ hội để dễ dàng xác định giá mua, giá bán thực trên thị trường  

b- Các loại hình giao dịch B2B cơ bản: 

 Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo  

- Một người bán cho nhiều người mua 

 Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo  

- Một người mua từ nhiều người bán 

 Loại hình giao dịch qua trung gian (sàn giao dịch) 

- Nhiều người bán cho nhiều người mua 

 Loại hình thương mại hợp tác  

- Truyền thông và chia sẽ thông tin, thiết kế, và lập kế hoạch giữa các đối tác kinh doanh 

 Một-đến-nhiều và nhiều-đến-một - Thị trường điện tử tư nhân (Private Marketplaces) 

- Đây là loại hình thị trườngTMĐT lấy trung tâm là công ty (Company-centric EC): TMĐT tập trung quanh một công ty đơn lẻ. Trong thị trường này, một công ty hoặc là người mua (một đến nhiều),hoặc là người bán (nhiều đến một) duy nhất.  

- Trong loại thị trường điện tử lấy trung tâm là công ty này (Company-centric EC), công ty kiểm soát hoàn toàn về các mặt như người tham gia, các giao dịch, hệ thống thông tin...nên thị trường được gọi là Thị trường điện tử tư nhân (Private Marketplaces)

 Thị trường điện tử loại trung gian:  

- Nhiều hoạt động TMĐT một-đến-nhiều và nhiều-đến-một được thực hiện không cần trung gian. Tuy nhiên, khi liên quan đến mua bán đấu giá, trong quan hệ với các khách hàng tích hợp, hoặc các giao dịch phức tạp, thì cần đến sự tham gia của trung gian.  

- Trong trường hợp này, người mua hoặc người bán tự thuê người trung gian, kiểm soat việc mời ai tham gia thị trường nên thị trường vẫn gọi là thị trường điện tử tư nhân.  

 Thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều: Sàn giao dịch 

- Trong thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều, nhiều người mua và nhiều người bán gặp gỡ nhau. Thị trường điện tử loại nhiều đến nhiều bao gồm một số loại: cộng đồng thương mại hay sàn giao dịch thương mại, được gọi chung là sàn giao dịch. 

- Sàn giao dịch thường được sở hữu hay thực hiện bởi một thành phần thứ ba hay một consortium(tập đoàn), trong đó nhiều người mua và người bán tham gia các giao dịch điện tử với các đối tác khác; cũng có thể gọi là cộng đồng thương mại (trading communities) hay sàn giao dịch thương mại (trading exchanges) 

- Sàn giao dịch được mở cho tất cả các bên quan tâm (người mua và người bán) nên được gọi là thị trường điện tử công cộng hay Sàn giao dịch công cộng (Public e-marketplaces; Public Exchange). 

 Thương mại cộng tác (Collaborative Commerce) 

- Hợp tác về truyền thông, thiết kế, lên kế hoạch, và chia sẻ thông tin giữa các đối tác kinh doanh (các mối quan hệ này không trực tiếp là các giao dịch mua bán, giao dịch tài chính). 

 Thương mại điện tử B2B2C:  

- Là trường hợp đặc biệt của B2B. Với B2B2C, một doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác, nhưng bán các lượng nhỏ đến cá nhân và doanh nghiệp."

c- Một đến nhiều: Thị trường điện tử "bên bán:

 Thị trường điện tử bên bán: Một thị trường điện tử (e-marketplace) dựa trên web, trong đó một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất), thường thông qua mạng ngoại bộ. 

 Trong số trường hợp nhất định, tham gia thị trường ngoài các khách hàng doanh nghiệp có cả khách hàng- người tiêu dùng cuối cùng (Slide tiếp sau).

Page 3 of 14

 Cấu trúc của mô hình Thị trường điện tử bên bán tương tự như cấu trúc của mô hình TMĐT B2C, sự khác nhau căn bản thể hiện trong quá trình thực hiện.  

Ví dụ, trên thị trường B2B, các khách hàng lớn thường được cung cấp các catalog hàng hóa với giá cả riêng biệt. Các công ty tách biệt đơn hàng B2B và B2C. Các đơn hàng B2C và B2B yêu cầu quá trình thực hiện rất khác nhau.  

 Những người bán trong B2B  

Các nhà sản xuất click-and-mortar hay các nhà trung gian (thường là các nhà phân phối hay người bán buôn). Nhà trung gian có thể là click-and-mortar hay trực tuyến thuần túy (Vídụ bigboxx).  

 Dịch vụ khách hàng 

Người bán hàng trực tuyến có thể cung cấp những dịch vụ khách hàng phức tạp, đặc biệt là hệ thống trả lời tự động thay thế trung tâm điện thoại trước đây (Chi phí giảm từ 5$ xuống 0,2/1cuộc gọi. Các dịch vụ phục vụ khách hàng lựa chọn, đặt mua, thỏa thuận về vận chuyển cũng thuận lợi hơn nhiều 

 Ba phương thức bán chính: 

c.1- Bán qua catalog điện tử 

c.1.1- Ví dụ: bigboxx: 

• Nhà trung gian ảo bán trực tiếp qua catalog 

- Bigboxx.com (bigboxx.com), đóng ở Hồng Kông, là một doanh nghiệp bán văn phòng phẩm 

- Khách hàng là các doanh nghiệp lớn, trung bình và nhỏ ở các nước đông và nam Á 

- Không có các kho hàng thật, bán hàng trực tiếp qua catalog. Khoảng 10.000 mặt hàng từ 300 nhà cung ứng 

- Cổng thông tin (Portal) hấp dẫn, có hướng dẫn sử dụng, cho phép tìm kiếm qua calalog hoặc công cụ tìm kiếm, có rỏ hàng 

• Nhà trung gian ảo bán trực tiếp qua catalog 

- Phương thức thanh toán đa dạng: tiền mặt, check, chuyển khoản, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ mua hàng, thanh toán qua hệ thống xuất trình và thanh toán hóa đơn diện tử, Internet banking.  

- Bigboxx.com có thể phân phối 24 giờ trong ngày 

- Phân phối theo lịch trình trực tuyến 

- Các dịch vụ đi kèm:  

• Kiểm tra hiện trạng tồn kho, tình trạng thực hiện đơn đặt hàng thời gian thực 

• Xúc tiến bán dựa trên kinh nghiệm mua hàng của khách, chào giá riêng cho từng khách hàng 

• Kiểm tra và tập trung thông qua quyết định 

• Tự động kích hoạt mua sắm lại đối với các đơn hàng ổn định vào khoảng thời gian phù hợp 

• Cung cấp một số lớn các báo cáo Excel và dữ liệu, bao gồm cả các báo cáo quản trị so sánh

c.1.2- Lợi ích chính và một số khó khăn bán hàng qua catalog: 

• Những lợi ích chính 

- Giá thành xử lý đơn đặt hàng thấp và giảm thiểu các công việc liên quan tới giấy tờ 

- Tăng nhanh chu trình đặt hàng 

- Giảm lỗi trong quá trình xử lý đặt hàng và cấu hình sản phẩm 

- Giảm giá thành tìm kiếm sản phẩm cho người mua 

- Giảm giá thành tìm kiếm người mua cho người bán  

- Người bán có thể quảng cáo và truyền thông trực tuyến 

- Giảm chi phí hậu cần, tổ chức 

- Khả năng đưa ra những catalog khác nhau và những giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau 

• Một số khó khăn  

- Làm sao tìm được khách hàng trực tuyến 

- Vấn đề mâu thuẫn kênh phân phối  

- Nếu sử dụng cơ sở hạ tầng mạng EDI truyền thống sẽ làm tăng chi phí mua của khách hàng  

- Phải có một lượng khách hàng trực tuyến đủ lớn mới đáp ứng được chi phí

c.2- Bán thông qua đấu giá tăng dần 

• Sử dụng đấu giá phía bên bán (Đấu giá thuận - Forward Auction), đem lại lợi ích cho bên bán: 

- Tạo thu nhập: tăng kênh bán, mở rộng cơ sở khách hàng, tăng doanh thu 

- Tiết kiệm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận  

- Tăng lần truy cập, thời gian truy cập, sự gắn bó của người dùng với trang Web, do vậy tăng mua hàng 

- Tăng và giữ thành viên. Mỗi thành viên mới đăng ký có thể là 1 khách hàng tương lai. 

- Phần mềm đấu giá cho phép ghi nhận, tìm kiếm, báo cáo các hoạt động đấu giá mới để phân tích và sử dụng trong tương lai.

Page 4 of 14

- Bán thông qua đấu giá có thể được thực hiện trên site riêng của công ty hoặc qua trung gian 

+ Bán từ site của công ty 

- Đối với các công ty lớn, thường xuyên tiến hành bán đấu giá, thì việc lập site đầu giá riêng của mình là có ý nghĩa. 

- Công ty phải chi phí cho cơ sở hạ tầng, điều hành và bảo trì site đấu thầu 

- Nếu công ty đã có site bán hàng từ catalog điện tử thì chi phí tổ chức kênh bán đấu giá thêm vào là không lớn 

- Với các công ty nhỏ nên bán đấu giá qua trung gian. 

+ Sử dụng nhà trung gian 

- Một nhà trung gian tổ chức đấu thầu cho người bán, có thể từ site của nhà trung gian, từ site của người bán hoặc từ một sàn giao dịch công cộng (cho các doanh nghiệp nhỏ). 

- Sử dụng sàn giao dịch có nhiều ưu thế:  

• Không cần các nguồn lực bổ sung (phần cứng, phần mềm, đội ngũ IT...), rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới thị trường. 

• Thương hiệu của người bán (chứ không phải của người tổ chức đấu giá) được gắn với sự kiện tổ chức đấu giá. 

• Nhà trung gian có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung: Tích hợp các luồng thông tin và lo hậu cần, tính cước vận chuyển, dịch vụ thu thập, xử lý và bảo mật các dữ liệu hóa đơn, thanh toán...  

•  

c.3- Bán một tới một, thường thông qua các hợp đồng dài hạn (Bên mua thỏa thuận với bên bán các điều kiện về giá cả, số lượng, phương thức thanh toán, vận chuyển và chất lượng)

*** Nhiều đến một (hay một từ nhiều): Bên mua trong chợ điện tử và mua sắm điện tử: 

• Khi một người mua hàng tìm đến thị trường bên bán, bộ phận mua hàng của người mua sẽ nhập dữ liệu một cách thủ công vào máy tính của họ, rồi tiến hành tím kiếm các cửa hàng (e-store), các phố bán hàng trực tuyến (e-mall) trực tuyến để tìm kiếm và so sánh nhà cung ứng, sản phẩm. Quá trình này rất chậm và tốn nhiều chi phí. 

• Đối với các công ty lớn (mua nhiều), giải pháp tốt nhất là mở riêng cho mình một chợ điện tử (gọi là chợ điện tử bên mua) và mời những người bán hàng tìm xem và thực hiện đơn đặt hàng (như Sisco) đã làm. 

• Hoạt động mua hàng của công ty thường được các đại diện mua hàng (purchasing agent, corporate buyer) thực hiện  

• Các phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ 

Phương pháp mua sắm được các công ty áp dụng phụ thuộc vào:  

- Loại hàng hóa và dịch vụ (Mua cái gì) 

- Nơi nua (Mua ở đâu) 

- Số lượng mua (Mua bao nhiêu) 

- Giá trị lô hàng (Cần bao nhiêu tiền)  

- .... 

- Một số phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cụ thể: 

- Tiến hành đấu thầu trong một hệ thống, nơi mà các nhà cung ứng cạnh tranh với nhau.  

- Mua trực tiếp từ nhà sản xuất, nhà phân phối bán buôn hay bán lẻ từ catalog điện tử của họ, hoặc có thể thông qua các thoả thuận 

- Mua từ catalog của nhà trung gian (nhà trung gian đã tích hợp những catalog của nhiều người bán) 

- Mua từ catalog nội bộ của người mua, trong đó tích hợp các catalog của người bán đã được công ty xem xét đồng ý, bao gồm giá cả đã thoả thuận. 

- Một số phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cụ thể: 

- Mua ở các site đấu giá tư nhân, nơi mà công ty tham gia với tư cách như một trong các công ty khác.  

- Kết hợp vào hệ thống mua theo nhóm. Hệ thống này tích hợp nhu cầu của nhiều người tham gia, sau đó tiến hành mặc cả giá hoặc tổ chức đấu thầu. 

- Mua trên một sàn giao dịch (exchange), hoặc phố mua bán (Industrial mall) của ngành 

- Hợp tác với các nhà cung ứng để chia sẻ thông tin bán hàng và tồn kho, nhằm giảm chi phí tồn kho và tiến hành phân phối Just-in-Time

Page 5 of 14

- Những hạn chế của quản trị mua sắm truyền thống 

- Quản trị mua sắm: Phối hợp tất cả các hoạt động liên quan tới việc mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của tổ chức 

- Hàng hóa MRO, mặc dù chỉ chiếm 20-25% giá trị, nhưng chiếm tới 80% số lượng và số lần mua sắm, trong đó rất nhiều hàng hóa lặt vặt, tốn nhiều thời gian, công sức. Trong mua sắm truyền thống, một số lượng rất lớn đại diện mua hàng của công ty tiến hành các hoạt động này 

- Đối với những hàng hóa giá trị cao, đại diện mua hàng phải dành nhiều thời gian, công sức cho các hoạt động như đánh giá, phân loại nhà cung ứng, thỏa thuận giá cả và các điều kiện, đánh giá và xác nhận nhà cung ứng...Việc bận rộn với các hàng hóa lặt vặt sẽ ảnh hưởng tới mua sắm hàng hóa giá trị cao. 

- Mua không có kế hoạch định trước (Maverick buying): mua sắm không theo một kế hoạch những thứ cần thiết một cách nhanh chóng, không qua thoả thuận trước, thường phải mua với giá cao 

- Nhìn chung mua sắm theo phương thức truyền thống là kém hiệu quả 

- Vì mua sắm truyền thống kém hiệu quả nên từ lâu các nhà quản trị doanh nghiệp luôn tìm các cách thức cải thiện, nâng cao hiệu quả quá trình này. 

- Công nghệ thông tin- viễn thông, thương mại điện tử là một cơ hội đặc biệt cho mục đích đó: Mua sắm điện tử  

- Mua sắm điện tử: Sự mua sắm điện tử hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp.

- Mục đích và lợi ích của mua sắm điện tử: 

• Tăng năng suất của các đại diện mua hàng 

• Giảm giá mua thấp thông qua tiêu chuẩn hoá sản phẩm, mua qua đấu thầu, chiết khấu giá do khối lượng lớn và tập hợp đơn mua  

• Cải thiện luồng thông tin và quản lý (Thông tin về nhà cung ứng, thông tin giá cả...) 

• Tối thiểu hoá mua sắm từ những nhà cung ứng không có hợp đồng 

• Hoàn thiện quá trình thanh toán và tiết kiệm (cho người bán) nhờ phương thức thanh toán hóa đơn điện tử trả ngay  

• Thiết lập quan hệ cộng tác có hiệu quả với các nhà cung cấp 

• Đảm bảo phân phối kịp thời, mọi lúc, mọi nơi 

• Giảm thời gian đặt hàng, thực hiện đơn hàng nhờ tự động hóa. 

• Giảm yêu cầu về kỹ năng và nhu cầu về đào tạo đối với các đại diện mua hàng 

• Giảm số lượng nhà cung cấp 

• Quá trình mua sắm đơn giản hơn và nhanh hơn 

• Tăng nhanh quá trình thỏa thuận và giải quyết bất đồng liên quan đến hóa đơn  

• Giảm chi phí xử lý quản lý cho mỗi đơn hàng đến 90% 

• Tìm được các nhà cung ứng và bán hàng có thể cung cấp hàng nhanh hơn, rẻ hơn  

• Tích hợp quá trình kiểm tra ngân sách vào trong quá trình thu mua 

• Giảm thiểu lỗi do con người trong quá trình mua và vận chuyển hàng hóa 

• Theo dỏi và điều chỉnh những hàng vi mua hàng 

- Một vài lưu ý về mua sắm điện tử: 

• Hệ thống e-procurement khá dễ triển khai 

• Ít xẩy ra xung đột kênh khi triển khai hệ thống này  

• Tồn tại nhiều gói phần mềm và các thành phần cơ sở hạ tầng khác cần cho hệ thống trên thị trường với giá cả hợp lý  

• MROs thường là mục đích đầu tiên của e-purchasing, tuy nhiên có thể sử dụng hệ thống này để cải thiện mua sắm các hàng hóa đầu vào trực tiếp. Các quá trình thường làm bằng tay, như tạo lập các thông số, yêu cầu báo giá, mời thầu, phát hành phiếu mua hàng, nhận hàng hoá, thanh toán...có thể xúc tiến nhanh hơn thông qua tự động hóa  

• Hệ thống mua sắm các hàng hóa đầu vào trực tiếp có hiệu quả nhất liên quan đến triển khai thương mại điện tử hợp tác gắn với chuỗi cung ứng (các phần sau)

- Quá trình mua sắm điện tử thể hiện qua sơ đồ sau:

Page 6 of 14

Sơ đồ mua sắm điện tử (nhìn từ người mua) 

Các hoạt động trước mua Các hoạt động sau mua

- Bên mua trong chợ điện tử: đấu giá ngược (đấu thầu):

• Một trong các phương pháp chính của mua sắm điện tử là thông qua đấu giá ngược (mô hình bỏ thầu hay đấu thầu) 

• Để tổ chức đầu thầu, người mua (công ty lớn) có thể mở một chợ điện tử của mình và mời các nhà cung ứng tiềm năng đến tham gia đấu thầu.  

• Mẫu (hay văn bản) mời tham gia đấu thầu được gọi là request for quote (RFQ).  

• Đấu thầu truyền thống nhiều thường là đấu thầu hạn chế. Đấu thầu điện tử là đấu thầu mở cho tất cả các nhà cung ứng cạnh tranh 

• Chính phủ và các công ty lớn thường áp dụng ủy quyền đấu thầu (qua bên thứ ba), điều này cho phép tiết kiệm chi phí đáng kể 

• Tiến hành đấu giá ngược 

• Số lượng các site đấu giá ngược ngày càng nhiều, nên các nhà cung ứng có thể không có khả năng theo dõi tất cả các site đấu giá. Vấn đề này được giải quyết bằng cách áp dụng các Danh mục trực tuyến (Online Directories). Các danh mục này liệt kê các văn bản mời thầu mở (Open requests for quote -RFQs). Cách giải quyết khác là sử dụng các trình ẩn phần mềm tìm kiếm (Monitoring Sofware agents). 

• Một phương thức khác là sử dụng nhà trung gian đấu thầu, tương tự như đấu giá thuận (Các site như General Electric GXS, A-Z Used Computers, Free Market..). Vì tiến hành đấu giá ngược là một quá trình rất phức tạp, nên việc sử dụng nhà trung gian được nhiều công ty lựa chọn 

• Quá trình đấu giá có thể kéo dài trong một ngày hay nhiều hơn 

• Người đấu giá có thể đưa giá ra một lần, nhưng người đấu giá có thể xem giá thấp nhất và ra giá lại vài lần 

•  

So sánh đấu thầu trước và sau khi có Interrnet

Quá trình đầu thầu trước khi có Internet Quá trình đầu thầu sau khi có Internet 

Người mua chuẩn bị mô tả sản phẩm cần mua trên giấy. Mô tả bao gồm các thông số, hình ảnh, tiêu chuẩn chất lượng, ngày nhận hàng và phương thức thanh toán Người mua tập hợp thông tin sản phẩm một cách tự động từ các nguồn trực tuyến và sắp đặt chúng trên cổng thông tin an toàn của công ty 

Người mua thông báo RFQ qua báo chí, thư trực tiếp, fax hoặc điện thoại Người mua gửi thư điện tử đến các nhà cung ứng được lựa chọn, mời họ xem các dự án thầu. Nhiều nhà cung ứng thường xuyên theo dõi các site mời thầu 

Các nhà cung ứng có quan tâm đến đầu thầu yêu cầu nhận được thông tin chi tiết hơn qua bưu điện hoặc người chuyển tin Người mua xác định các nhà cung ứng tương lai trong số những người trả lời thông báo RFQ trực tuyến và mời các nhà cung ứng tham gia đấu thầu dự án. Các nhà thầu tải thông tin từ trang Web  

Các nhà thầu chuản bị đề nghị. Họ có thể hỏi công ty về thông tin bổ sung. Đôi khi có các thay đổi về thông số. Các thay đổi này cần được thông báo đến tất cả các nhà thầu. Các nhà thầu tiến hành đấu thầu thời gian thực (real time) hoặc chậm sau (delayed). Yêu cầu về thông tin bổ sung được thực hiện trực tuyến. Các thay đổi về thông số được thông báo đến các nhà thầu qua mạng 

Các nhà thầu gửi đề nghị bằng giấy, thường làm thành nhiều bản sao, trước một thời điểm quy định nào đó Các nhà thầu gửi đề nghị trên các khuôn mẫu điện tử 

Đề nghị được đánh giá, thường bởi nhiều phòng ban chức năng. Việc liên lạc và thông báo được thực hiện qua thư từ hoặc fax Đề nghị được đánh giá, thường bởi nhiều phòng ban chức năng đồng thời, Việc liên lạc và thông báo và thỏa thuận để đạt được "thương vụ tốt nhất" được thực hiện qua mạng điện tử

Page 7 of 14

Người mua gửi hợp đồng đến người trúng thầu. Thông báo được thực hiện qua bưu điện Người mua gửi hợp đồng đến người trúng thầu. Thông báo được thực hiện trực tuyến

 Ví dụ đấu giá ngược: người đi tiên phong GE 's TPN 

• Cách mạng mua sắm tại GE-Trading Process Network (TPN) Post 

- Trong hệ thống trực tuyến này, bộ phận cung ứng nhận những yêu cầu điện tử từ những khách hàng nội bộ và gửi những gói thầu tới nhà cung cấp trên toàn thế giới thông qua Internet 

- Hệ thống tự động thu hút và gắn bó họ với những form điện tử yêu cầu 

• Lợi ích của TPN  

- Lao động trong quá trình mua sắm điện tử giảm 30% 

- Cắt giảm 50% nhân viên văn phòng trong các công việc liên quan đến quá trình mua sắm và bố trí lại nhân viên vào các công việc khác 

- Giảm thời gian hoàn thành một hợp đồng xuống còn một nửa 

- Lập hoá đơn tự động phù hợp với những đơn đặt hàng 

- Phòng mua sắm trên toàn thế giới có thể chia sẽ thông tin về những nhà cung cấp tốt nhất 

*** Một số phươgn pháp mua sắm điện tử khác: 

♦ Chợ điện tử nội bộ (cont.) 

• Một giải pháp cho vấn đề trên ở các công ty lớn là tích hợp các catalog của tất cả các nhà cung ứng đã được công ty đồng ý thông qua vào một catalog nội bộ duy nhất của công ty. Giá cả có thể được thỏa thuận trước hoặc được xác định bởi đấu thầu, sao cho đại diện mua hàng không phải tiến hành thỏa thuận giá cả mỗi khi đặt hàng 

• Sự tích hợp các catalog như vậy được gọi là chợ điện tử nội bộ.

♦ Chợ điện tử nội bộ (cont.) 

• Việc triển khai chợ điện tử thường được thực hiện nhờ phương pháp Mua sắm qua máy tính để bàn. 

• Mua sắm qua máy tính để bàn nghĩa là mua sắm trực tiếp từ chợ điện tử nội bộ mà không cần sự xem xét thông qua và sự can thiệp của phòng thu mua. Để thanh toán thường sử dụng Thẻ thanh toán (Purchsing card). 

• Mua sắm qua máy tính để bàn làm giảm chi phí quản lý và chu trình mua sắm các sản phẩm đáp ứng yêu cầu bức thiết và các sản phẩm giá trị nhỏ. Cách tiếp cận này đặc biệt có hiệu quả đối với mua sắm MRO

♦ Mua hàng theo nhóm 

• Nhiều công ty, đặc biệt là các công ty nhỏ, tiến hành mua theo nhóm.  

• Mua theo nhóm: Tập hợp nhiều đơn đặt hàng từ nhiều người mua vào một tập mua sắm lớn để có thỏa thuận giá tốt hơn khi thoả thuận 

• Có 2 mô hình mua theo nhóm: tích hợp bên trong và tích hợp bên ngoài 

♦ Mua hàng theo nhóm - tích hợp bên trong: 

• Các công ty lớn, ví dụ GE, mua hàng tỷ USD MRO mỗi năm. Đơn đặt hàng đối với một số loại hàng hóa nhất định từ vài nhà máy của công ty được tích hợp tại website của công ty và được bổ sung một cách tự động.  

• Bên cạnh việc tiết kiệm nhờ quy mô (giá thấp do số lượng mua lớn), GE tiết kiệm được chi phí quản lý giao dịch (giảm từ 50-100USD xuống 5-10 USD /1 giao dịch.  

♦ Mua hàng theo nhóm - tích hợp bên ngoài: 

• Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tìm được đối tác để kết hợp đơn hàng

♦ Mua hàng theo nhóm - tích hợp bên ngoài (cont.) 

• Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tìm được đối tác để kết hợp đơn hàng, họ phải tìm đến nhà trung gian (bên thứ ba) 

• Sau khi kết hợp đơn hàng của nhiều doanh nghiệp, bên thứ ba tiến hành đàm phán với các nhà cung ứng nhằm đạt được giá tốt nhất hoặc tiến hành đấu thầu.  

• Rất nhiều site tổ chức dịch vụ nói trên, trong đó có Yahoo, AOL 

• Mua hàng theo nhóm ban đầu được áp dụng trong mua sắm MRO, hàng điện tử dân dụng, dần phổ biến sang mua các dịch vụ du lịch, lưu trú Web...

Page 8 of 14

♦ Mua từ nhà phân phối điện tử 

• Để mua các số lượng nhỏ người mua thường mua từ các nhà phân phối điện tử 

♦ Mua hàng hóa trực tiếp (Direct Goods) 

• Bên cạnh MRO, một phần hàng hóa trực tiếp có thể được mua sắm trên các chợ điện tử bên bán (Spot Purchasing), nhờ đó mà các công ty có thể tiến hành quá trình mua nhanh chóng, tiết kiệm, giảm tồn kho, duy trì sản xuất liên tục.  

• Phần lớn hàng hóa trực tiếp được mua thông qua các hợp đồng dài hạn với giá cả và các điều kiện mua bán khác được thỏa thuận trước (Sistematic Purchasing)  

♦ Trao đổi điện tử hàng lấy hàng (e-Bartering) 

• Trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau mà không qua tiền tệ trung gian 

• Một công ty dư thừa cái gì đó muốn đổi lấy hàng hóa, dịch vụ khác 

• Các công ty có thể thông tin quảng cáo về vấn đề nói trên, nhưng nhìn chung khó tìm được bạn hàng chính xác, tốt nhất là nhờ đến sự giúp đỡ của bên thứ ba 

• Trung gian trao đổi có thể tiến hành nắm bắt thông tin và kết nối nhu cầu một cách thủ công hoặc qua site sàn giao dịch.  

• Công ty giới thiệu vạt liệu dư thừa đến sàn giao dịch, nhận được điểm tín dụng, sử dụng yins dụng đó để mua các vật liệu khác cần thiết (trong khi chờ đợi vật liệu dư thừa được trao đổi) 

• Sản phẩm trao đổi hàng lấy hàng thường là không gian văn phòng, trang thiết bị, thậm chí cả pano quảng cáo.

2.3- Giao dịch qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI

2.3.1 Khái niệm chung 

EDI (Electronic Data Interchange) là sự truyền thông tin từ máy tính của doanh nghiệp này đến máy tính của doanh nghiệp kia, trong đó có sử dụng một số định dạng chuẩn nào đó. 

EDI là hình thức TMĐT đầu tiên được sử dụng trong doanh nghiệp, và đã tồn tại nhiều năm trước đây, trước khi chúng ta nói tới thuật ngữ TMĐT. Cho đến nay EDI vẫn là các giao dịch quan trọng bậc nhất trong TMĐT B2B 

Các dữ liệu giao dịch trong giao dịch B2B bao gồm các thông tin được chứa đựng truyền thống trong các hoá đơn, phiếu đặt hàng, yêu cầu báo giá, vận đơn và báo cáo nhận hàng. Dữ liệu thuộc 5 loại chứng từ kể trên chiếm tới 75% tổng tất cả các thông tin trao đổi giữa các đối tác thương mại ở Mỹ. 

2.3.2. Trao đổi thông tin doanh nghiệp và sự ra đời của EDI 

• Sự xuất hiện các tổ chức kinh doanh lớn vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự cần thiết phải tạo lập các loại tài liệu giấy tờ giao dịch doanh nghiệp chính thức.  

• Trong các năm 1950, các công ty bắt đầu sử dụng máy tính để bảo quản và xử lý các chứng từ giao dịch nội bộ, nhưng thông tin trao đổi giữa các doanh nghiệp vẫn tiếp tục được in ra giấy.  

• Doanh nghiệp A sử dụng một người hoặc một máy tính để tạo ra một mẫu giấy tờ, gửi mẫu đó đi, và doanh nghiệp đối tác B lại cần một người khác nhập dữ liệu vào máy tính (tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí cao, kém hiệu quả và thiếu tin cậy). 

• Vào những năm 1960, những doanh nghiệp có khối lượng giao dịch lớn bắt đầu trao đổi thông tin qua các phiếu đục lỗ hoặc băng từ.  

• Tiếp đó, Công nghệ truyền thông dữ liệu tiên tiến đã cho phép các đối tác thương mại truyền dữ liệu qua các đường dây điện thoại thay cho việc vận chuyển phiếu đục lỗ hoặc băng từ. 

• Khó khăn: một chương trình dịch thuật mà một đối tác viết ra có thể không phù hợp với đối tác kia, mỗi công ty tham gia vào quá trình trao đổi thông tin này phải đầu tư khá lớn vào phát triện hạ tầng cơ sở CNTT. Chỉ những công ty lớn mới có thể đầu tư, và lượng giao dịch phải thật lớn mới có thể tương xứng với chi phí đầu tư.

Page 9 of 14

• Vào năm 1968, một số lượng lớn các công ty vận tải Mỹ liên kết với nhau hình thành nên Uỷ ban điều phối dữ liệu vận tải (TDCC- Transportation Data Coordinating Committee), Uỷ ban này chịu trách nhiệm nghiên cứu các cách thức giảm thiểu khối lượng công việc giấy tờ mà các nhà vận chuyển phải thực hiện.  

• Uỷ ban này đã tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn bao gồm tất cả các thành phần dữ liệu được chứa một cách phổ biến trong các vận đơn, hoá đơn, tờ khai vận chuyển và các mẫu giấy tờ khác.  

• Thay cho việc in ra mẫu giấy, người vận chuyển có thể chuyển thông tin về chuyến hàng vào file dữ liệu máy tính tương thích với các định dạng chuẩn của TDCC.  

• Người vận chuyển (Shipper) có thể chuyển file dữ liệu đến bất kỳ một công ty đại lý vận tải (Freight company) nào đã chấp nhận định dạng chuẩn của TDCC.  

• Công ty đại lý vận tải có thể chuyển file dữ liệu ở định dạng chuẩn của TDCC đó thành dữ liệu phù hợp với việc sử dụng trong hệ thống thông tin của công ty mình.  

• Các công ty vận tải hưởng lợi ích từ việc tiết kiệm do không phải in ra giấy và xử lý giấy tờ, không phải nhập dữ liệu hai lần, không phải lo lắng về lỗi và các thủ tục sửa lỗi.  

2.3.3. Sự xuất hiện các chuẩn EDI rộng rãi hơn 

• Sau một thập kỷ cố gắng nhằm thiết lập các chuẩn EDI rộng rãi hơn, một số tổ hợp công nghiệp và công ty lớn của Mỹ quyết định cùng hợp lực tạo lập một hệ thống chuẩn chung cho nhiều ngành đối với các linh kiện điện tử, thiết bị cơ khí và nhiều loại sản phẩm được sử dụng phổ biến khác. 

• Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI- American National Standard Institute) là cơ quan điều phối đối với các tiêu chuẩn ở Mỹ. 

• Năm 1979, ANSI hình thành nên một uỷ ban mới có nhiệm vụ thống nhất các chuẩn EDI. Uỷ ban này mang tên Uỷ ban tiêu chuẩn được uỷ quyền X12 (ASC X12- Accredited Standard Committee X12).  

• Uỷ ban và các tiểu ban bao gồm các chuyên gia về hệ thống thông tin làm việc ở hơn 800 doanh nghiệp và tổ chức. Quy chế thành viên mở. 

• Tiêu chuẩn thông thường bao gồm các đặc tả cho vài trăm sets giao dịch (Transaction Sets), đó là tên của các định dạng (format) cho các trao đổi dữ liệu kinh doanh đặc thù. Bảng 1 dưới đây sẽ liệt kê một số sets giao dịch thuộc hệ ASC X12 sử dụng phổ biến nhất trong kinh doanh. 

Hình 1: Các set giao dịch ASC X12 sử dụng phổ biến 

104 Thông tin vận tải hàng không 829 Yêu cầu huỷ thanh toán 

110 Các chi tiết và hoá đơn vận tải hàng không 840 Yêu cầu báo giá 

125 Thông tin vận tải đường bộ đa cấp 846 Thông tin về tồn kho 

151 Giới thiệu lập file điện tử dữ liệu thuế doanh thu 847 Yêu cầu về vật liệu 

170 Thông báo và thông qua doanh thu hàng hoá 850 Phiếu đặt mua hàng 

... ......................... ... ........................... 

812 Điều chỉnh nợ/có 997 Giới thiệu chức năng 

813 Lập file điện tử dữ liệu thuế doanh thu 998 Huỷ sec 

• Mặc dù các chuẩn ASC X12 được các hãng lớn ở Mỹ nhanh chóng chấp nhận, các doanh nghiệp thuộc các nước khác trong nhiều trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng các chuẩn của quốc gia mình.  

• Vào giữa những năm 1980, Uỷ ban kinh tế châu Âu thuộc Liên hiệp quốc (United Nations Economic Commission for Europe) đã mời Bắc Mỹ và các chuyên gia EDI châu Âu cùng hợp tác xây dựng một bộ các chuẩn EDI chung dựa trên các kinh nghiệm thành công của các hãng Mỹ trong việc sử dụng các chuẩn ASC X12. 

• Năm 1987, Liên hiệp quốc đã công bố những chuẩn đầu tiên dưới tên gọi EDI cho quản trị, thương mại và vận tải (EDIFACT, hay UN/EDIFACT).

Page 10 of 14

• Một số sets giao dịch UN/EDIFACT sử dụng phổ biến được dẫn ra ở hình 2 

Hình 2: Các set giao dịch UN/EDIFACT sử dụng phổ biến 

BOPCUS Báo cáo về cân đối cân đối thanh toán giao dịch khách hàng IFTCCA Tính chi phí gửi và vận chuyển hàng 

CREADV Báo nợ QUOTES Yêu cầu báo giá 

CUSDEC Kê khai hải quan INVRPT Thông báo tồn kho 

DELFOR Lịch phân phối REMADV Nhận thông báo trả nợ 

HANMOV Vận chuyển và bảo quản hàng hoá STATAC Diễn giải tài khoản 

... ......................... ... ........................... 

ICSUM Bản tổng hợp gửi và tập trung hàng SUPRES Trả lời của nhà cung ứng

• Tổ chức ASC X12 đã đồng ý chuyển các chuẩn của Mỹ sang các chuẩn quốc tế UN/EDIFACT. Tuy nhiên, chưa xác định thời điểm cuối cùng cho việc hoàn thành việc dịch chuyển này. 

• Một số ý kiến phê phán các chuẩn EDI hiện hành cho rằng việc các chuẩn này dựa trên các mẫu chứng từ giấy làm cho việc tích hợp các dòng dữ liệu EDI vào các hệ thống thông tin định hướng quá trình kinh doanh trở nên khó thực hiện. 

• Việc chuyển đổi các sets giao dịch EDI hướng tới các quá trình kinh doanh thay cho các mẫu giao dịch qua giấy tờ có thể đòi hỏi phải thiết kế lại hoàn toàn các mẫu chuẩn, mà các mẫu này đã trở thành một bộ phận của cơ sở hạ tầng CNTT của nhiều tổ chức trong 30 năm qua.  

2.3.4. Nguyên lý hoạt động của EDI  

• Mặc dù ý tưởng cơ bản hình thành EDI là rất đơn giản, nhưng việc triển khai ứng dụng nó lại rất phức tạp. 

• Chúng ta mô tả các bước của quá trình mua này thông qua việc sử dụng hệ thống dựa trên giấy tờ truyền thống, sau đó chúng ta sẽ giải thích quá trình này có thể thay đổi bằng cách sử dụng EDI. 

• Trong cả hai ví dụ này, chúng ta giả định rằng người bán sử dụng phương tiện riêng của mình (thay vì sử dụng phương tiện của bên thứ 3) để vận chuyển máy đến cho người mua.  

Dòng thông tin quá trình mua trong hệ thống dựa trên giấy tờ 

2.3.4.1 Quá trình mua dựa trên giấy tờ 

• Nhà quản trị sản xuất làm một đơn Yêu cầu mua hàng và gửi đơn này đến Bộ phận mua hàng. Yêu cầu này sẽ mô tả chức năng của chiếc máy cần mua; 

• Bộ phận mua hàng sẽ liên hệ với những người bán, thương lượng về giá cả và thời hạn giao hàng. Khi đã lựa chọn được người bán, Bộ phận mua hàng sẽ hình thành một Phiếu đặt mua hàng và gửi phiếu này tới Phòng thư tín; 

• Bộ phận mua hàng cũng gửi bản sao Phiếu đặt mua hàng tới Bộ phận nhận hàng để bộ phận này có thể kế hoạch hoá việc nhận hàng khi có lịch trình cụ thể; Một bản copy Phiếu đặt mua hàng khác cũng được Bộ phận mua hàng gửi cho Bộ phận kế toán để chuẩn bị về vấn đề tài chính; 

• Phòng thư tín gửi Phiếu đặt mua hàng mà họ nhận được từ Bộ phận mua hàng đến Người bán thông qua bưu điện hoặc người đưa thư; 

• Phòng thư tín của phía Người bán hàng nhận được Yêu cầu mua hàng và gửi tờ yêu cầu này đến Bộ phận bán hàng; 

• Bộ phận bán hàng chuẩn bị Lệnh bán hàng và gửi tới Bộ phận kế toán, chuẩn bị Lệnh sản xuất gửi tới Bộ phận sản xuất. Lệnh sản xuất mô tả các đặc trưng của Chiếc máy và cho phép sản xuất; 

• Khi Chiếc máy hoàn thành, Bộ phận sản xuất thông báo cho Bộ phận kế toán và gửi Chiếc máy tới Bộ phận vận chuyển; 

• Bộ phận kế toán gửi tờ Hoá đơn bán hàng (bản chính) tới Phòng thư tín, và bản copy tới Bộ phận vận chuyển; 

• Phòng thư tín gửi Hoá đơn bán hàng (bản chính) tới Bên mua thông qua Bưu điện hoặc Người đưa thư; 

• Bộ phận vận chuyển của Người bán sử dụng Bản sao Hoá đơn bán hàng để lập Vận đơn và gửi Vận đơn cùng Chiếc máy tới Bên mua;

Page 11 of 14

• Phòng thư tín Bên mua nhận được Hoá đơn bán hàng, và gần như đồng thời Bộ phận mua hàng cũng nhận được Chiếc máy cùng với Vận đơn; 

• Phòng thư tín bên mua gửi Hoá đơn bán hàng (bản chính) tới Bộ phận kế toán, đồng thời gửi Bản sao Hoá đơn đến Bộ phận mua hàng để Bộ phận này biết rằng máy đã được gửi tới; 

• Bộ phận nhận hàng kiểm tra máy, đối chiếu với vận đơn và Phiếu đặt mua hàng. Nếu máy đảm bảo các yêu cầu, Bộ phận này làm Báo cáo nhận hàng và gửi Chiếc máy đến Đơn vị tác nghiệp; 

• Bộ phận nhận hàng gửi Báo cáo nhận hàng đến Bộ phận kế toán;  

• Bộ phận kế toán xem xét, kiểm tra tất cả các chi tiết trong Bản sao Phiếu đặt mua hàng, Báo cáo nhận hàng và Hoá đơn bán hàng (bản chính). Nếu mọi việc bình thường, Bộ phận kế toán phát hành Sec thanh toán và gửi Sec này tới Phòng thư tín; 

• Phòng thư tín bên mua gửi Sec tới Bên bán thông qua bưu điện hoặc người đưa thư; 

• Phòng thư tín bên bán nhận được Sec và chuyển sang Bộ phận kế toán; 

• Bộ phận kế toán so sánh các bản sao Hoá đơn bán hàng, Vận đơn và Lệnh bán hàng. Nếu mọi chi tiết đều bình thường, Bộ phận kế toán sẽ chuyển Sec thanh toán đã nhận được tới tài khoản của mình tại Ngân hàng và tiến hành hạch toán thanh toán nhận được.  

2.3.4.2 Quá trình mua dựa trên EDI 

• Các dòng thông tin trong trường hợp sử dụng EDI với ví dụ về quá trình mua của chúng ta được biểu diễn ở hình dưới đây 

Các dòng thông tin trong quá trình mua có sử dụng EDI

• Đơn vị tác nghiệp gửi một thông điệp điện tử đến Bộ phận mua hàng. Thông điệp này sẽ mô tả loại máy cần thiết phải mua; 

• Bộ phận mua hàng sẽ liên hệ với những người bán thông qua điện thoại, thư điện tử hoặc các trang Web, thương lượng về giá cả và thời hạn giao hàng. Khi đã lựa chọn được người bán, Bộ phận mua hàng sẽ gửi một thông điệp đến Bộ phận bán hàng của bên bán mà họ đã lựa chọn;  

• Máy tính phiên dịch EDI của người mua sẽ chuyển thông điệp này thành set giao dịch trong một Phiếu đặt mua hàng có định dạng tiêu chuẩn hoá, và sau đó gửi Thông điệp này đến người bán hàng thông qua mạng EDI; 

• Bộ phận mua hàng cũng gửi một Thông điệp điện tử đến Bộ phận nhận hàng để Bộ phận này có thể kế hoạch hoá việc nhận hàng, và gưỉ một Thông điệp khác đến Bộ phận kế toán, trong đó có các thông tin chi tiết như giá cả đã thoả thuận; 

• Máy tính phiên dịch EDI của người mua nhận được set giao dịch Hoá đơn bán hàng trước khi Bộ phận nhận hàng của họ nhận được máy, và chuyển các dữ liệu của hoá đơn vào định dạng phù hợp với hệ thống thông tin của người mua. Các dữ liệu hoá đơn lập tức trở nên hữu dụng đối với cả hai bộ phận kế toán và nhận hàng; 

• Khi Máy được vận chuyển đến, Bộ phận nhận hàng kiểm tra máy, đối chiếu với các thông tin hoá đơn trong hệ thống thông tin của họ. Nếu máy đảm bảo các yêu cầu đặt hàng ban đầu, Bộ phận nhận hàng gửi một thông điệp đến Bộ phận kế toán khẳng định rằng máy đã nhận được; 

• Hệ thống thông tin Bộ phận kế toán so sánh, kiểm tra tất cả các chi tiết trong dữ liệu Phiếu đặt mua hàng, ngày nhận hàng, giải mã set giao dịch Hoá đơn bán hàng nhận được từ người mua. Nếu mọi việc bình thường, Bộ phận kế toán thông báo cho Ngân hàng của họ giảm số dư trong tài khoản người mua, tăng số dư trong tài khoản người bán với lượng tiền như trong hoá đơn. Mạng EDI có thể cung ứng các dịch vụ thực hiện các nhiệm vụ nói trên.  

2.3.5 Các mạng giá trị gia tăng

Page 12 of 14

• Các bên đối tác có thể triển khai mạng EDI và các quá trình phiên dịch EDI bằng một vài cách thức khác nhau. Phân biệt 2 cách tiếp cận cơ bản: kết nối trực tiếp và kết nối gián tiếp.  

• Ba yếu tố cơ bản được thể hiện ở hình trên là: Mạng EDI (thay cho Bưu chính) kết nối hai công ty và hai máy tính phiên dịch chịu trách nhiệm biến đổi dữ liệu từ các định dạng sử dụng nội bộ công ty (người mua và người bán) thành các set giao dịch EDI chuẩn.  

2.3.5.1 Kết nối trực tiếp các đối tác thương mại  

• Kết nối EDI trực tiếp yêu cầu mỗi doanh nghiệp tham gia mạng EDI phải vận hành một máy tính phiên dịch riêng của mình.  

• Các máy tính này kết nối trực tiếp với nhau bằng các sử dụng modem và qua các đường dây điện thoại hoặc các đường thuê bao riêng.  

• Phương án kết nối qua điện thoại trở nên bất tiện khi các đối tác nằm ở các múi thời gian khác nhau với các giao dịch nhạy cảm về thời gian, và khi khối lượng giao dịch lớn.  

• Phương án sử dụng đường dây thuê bao riêng trở nên rất đắt đỏ đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi họ phải duy trì rất nhiều kết nối với những đối tác khác nhau. Các đối tác thương mại thường dùng các giao thức truyền thông khác nhau, điều này làm cho cả hai phương án kết nối trực tiếp đều khó thực hiện.  

Kết nối trực tiếp giữa các đối tác thương mại  

2.3.5.2 Kết nối gián tiếp các đối tác thương mại 

• Thay cho kết nối trực tiếp đến các đối tác thương mại, công ty có thể quyết định sử dụng dịch vụ của Mạng giá trị gia tăng (VAN).  

• VAN là một công ty chuyên cung ứng các thiết bị viễn thông, các phần mềm và các kỹ năng cần thiết để nhận, bảo quản và gửi các thông điệp điện tử có chứa các set giao dịch EDI.  

• Để sử dụng các dịch vụ của VAN, công ty cần phải lắp đặt một phần mềm phiên dịch EDI sao cho tương thích với VAN. Thông thường, VAN cung cấp luôn phần mềm này như một bộ phận trong thoả thuận vận hành của mình.  

• Để gửi một set giao dịch EDI đến đối tác, khách hàng của VAN kết nối với VAN bằng cách sử dụng đường dây thuê bao riêng hoặc đường dây điện thoại, sau đó gửi thông điệp đã được định dạng EDI đến VAN.  

Kết nối gián tiếp các đối tác thương mại

• VAN sẽ log thông điệp và chuyển thông điệp đến hòm thư nằm trong máy tính VAN của đối tác. Đối tác sẽ kết nối với VAN để nhận thông điệp gửi đến mình từ hòm thư. Cách tiếp cận này gọi là kết nối gián tiếp vì các đối tác gửi thông điệp qua VAN thay vì kết nối các máy tính của họ trực tiếp tới nhau.  

• Ưu điểm của việc sử dụng VAN là: 

+ Người sử dụng chỉ cần duy trì một giao thức truyền thông thay vì phải sử dụng nhiều giao thức như trong trường hợp trước; 

+ VAN ghi nhận các hoạt động thông điệp trong một audit log. Audit log (nhật ký kiểm tra) VAN này trở thành một bản ghi các giao dịch và điều này rất có ích khi phải giải quyết các tranh cãi nảy sinh giữa các đối tác;  

+ VAN có thể cung cấp việc phiên dịch giữa các set giao dịch khác nhau (ví dụ dịch từ set ASC X12 sang set UN/EDIFACT); 

+ VAN có thể thực hiện kiểm tra tính tự động tương thích để đảm bảo rằng set giao dịch có định dạng EDI riêng biệt. 

• Các mạng VAN cũng có rất nhiều nhược điểm: 

+ Chi phí lớn: Phần lớn các mạng VAN đòi hỏi đóng phí vận hành, phí bảo trì hàng tháng và phí giao dịch. Phí giao dịch dựa trên khối lượng giao dịch, độ dài giao dịch hoặc cả hai. Những đối tác thương mại có lượng giao dịch ít thường thấy khó khăn chi phải chi trả phí vận hành và phí bảo trì cố định hàng tháng. Ví dụ, chi phí ban đầu cho việc triển khai EDI, bao gồm phần mềm, phí vận hành và phần cứng có thể vượt quá 50.000$.

Page 13 of 14

+ Các công ty có thể sử dụng các mạng VAN khác nhau, không phải khi nào cũng dễ giao dịch với nhau. Mặc dù một số mạng VAN thực hiện dịch vụ trao đổi thông điệp với các mạng VAN khác, thì chi phí cho dịch vụ này là không thể dự đoán trước được.  

+ Lưu chuyển thông tin giữa các VAN không phải luôn luôn cho phép việc kiểm tra theo dõi một cách minh bạch các giao dịch làm cơ sở cho việc giải quyết các bất đồng.  

2.3.6 EDI qua Internet  

• Internet là một sự thay thế tiềm năng cho các đường thuê bao riêng và các kết nối qua điện thoại đắt đỏ mà DN đã sử dụng.  

• Các công ty không có khả năng triển khai EDI nhìn thấy ở Internet một công nghệ cho phép họ triển khai bán hàng cho các khách hàng lớn thường yêu cầu nhà cung ứng của mình phải có các năng lực EDI. 

• Cản trở lớn nhất đối với việc tiến hành EDI qua Internet là vấn đề an ninh và Internet thiếu khả năng cung cấp nhật ký kiểm tra (audit logs) và sự xác thực của bên thứ ba đối với việc chuyển và phân phối thông điệp. 

• Do các giao dịch EDI là các hợp đồng kinh doanh và đi kèm theo nó là một lượng tiền lớn, nên vấn đề chống phủ nhận là rất quan trọng. Khả năng này ngăn ngừa mỗi bên tham gia giao dịch phủ nhận hoặc từ chối sự tồn tại hay tính xác thực của giao dịch.  

• Trong qua khứ, chức năng chống phủ nhận được thực hiện bởi các nhật ký kiểm tra (audit logs) đối với kết nối EDI gián tiếp hoặc so sánh các sổ nhật ký thông điệp của các đối tác trong trường hợp áp dụng kết nối EDI trực tiếp.  

• EDI qua Internet còn được gọi là EDI mở vì Internet là một cấu trúc mạng mở. Nhiều trong số các nhà cung ứng EDI mới đã vượt qua EDI truyền thống và giúp các DN thực hiện trao đổi thông tin nhanh hơn so với các set giao dịch tiêu chuẩn. 

• Cấu trúc mở của Internet mang đến cho các đối tác thương mại những cơ hội không giới hạn trong việc cá biệt hoá (customizing) các trao đổi thông tin của họ. Các công cụ mới như Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML) giúp cho các DN trở nên mềm dẻo hơn trong việc trao đổi thông tin chi tiết.  

• Rất nhiều hãng mới bắt đầu các dịch vụ EDI trên Internet. Các hãng trước kia đã từng cung ứng dịch vụ VAN truyền thống cũng bắt đầu chuyển sang cung ứng các dịch vụ EDI qua Internet. 

Các nhóm EDI cách đây không lâu đã gặp gỡ nhau và giao cho Nhóm đặc nhiệm ASC X12 mới thực hiện một số nhiệm vụ lớn: 

- Chuyển đổi các thành phần dữ liệu và các cấu trúc set giao dịch EDI ASC X12 sang XML theo cách thức sao cho vẫn giữ được sơ đồ chuyển một-một tương ứng giữa ASC X12 và các yếu tố của dữ liệu XML mới; 

- Phát triển tên các yếu tố của dữ liệu XML cho phép những người đang sử dụng set giao dịch ASC X12 có thể tiếp tục vận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đã có khi chuyển sang sử dụng set giao dịch XML; 

- Đáp ứng các yêu cầu của các giao diện máy- máy và người- máy. 

- Các công nghệ như Mạng riêng ảo (VPNs- Virtual Private Networks) tạo khả năng đảm bảo an ninh, làm cho việc sử dụng mạng trở nên hấp dẫn hơn.  

2.3.7 EDI tài chính  

• Các set giao dịch EDI cung cấp các chỉ dẫn cho ngân hàng của các đối tác thương mại được gọi là EDI tài chính (FEDI).  

• Tất cảc các ngân hàng đều có khả năng thực hiện việc chuyển ngân quỹ điện tử (ETFs- Electronic Fund Tranfers), đó là sự chuyển động của tiền từ một tài khoản ngân hàng đến tài khoản khác.  

• Khi chuyển ngân quỹ điện tử xẩy ra giữa hai ngân hàng, chúng sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một Ngân hàng thanh toán bù trừ (Clearinghouse), ở Mỹ là Ngân hàng thanh toán bù trừ tự động (ACH- Automatic Clearing House).

Page 14 of 14

• Những ngân hàng có năng lực EDI là những ngân hàng được trang bị để thực hiện các trao đổi thanh toán và các dữ liệu chuyển ngân qua các mạng VAN.  

• Độ tin cậy của các EDI tài chính cũng còn là vấn đề. Ví dụ, nếu như lệnh chuyển một số tiền là 10 triệu $ bị chậm lại do trục trặc ở thiết bị định tuyến Internet, các đối tác thương mại có thể bị tổn thất do không được hưởng lãi suất trên số tiền của mình.  

Giải pháp hỗn hợp cho EDI tài chính  

• Một số công ty cung ứng các giải pháp EDI hỗn hợp, trong đó sử dụng Internet cho một bộ phận giao dịch. Ví dụ, gói phần mềm Bottomline Technologies PayBase cho phép các đối tác thương mại gửi các lệnh thanh toán qua mạng Ngân hàng thanh toán bù trừ tự động an toàn và gửi các thông tin mô tả thanh toán chi tiết trực tiếp tới đối tác thông qua Internet. Trong khi các thông tin mô tả thanh toán chi tiết không phải là công cụ thanh toán trung gian, thì các mối lo ngại về an ninh sẽ giảm bớt.  

• Một giải pháp hỗn hợp khác bao gồm các dịch vụ phiên dịch EDI-HTML. Các dịch vụ này được các ngân hàng và các công ty dịch vụ EDI cung cấp. Một ví dụ thuộc loại này là dịch vụ của hãng Northern Trusts NetTransact. Hãng này cung cấp một giao diện cho các doanh nghiệp nhỏ có kết nối với Internet, nhưng không có năng lực EDI.  

• Ví dụ, nếu như có một hãng có năng lực EDI sử dụng NetTransact gửi một set giao dịch hoá đơn bán hàng đến đối tác:  

+ Đối tác (người mua) này sẽ nhận một tài liệu HTML thay vì nhận một dữ liệu hoá đơn có định dạng ASC X12.  

+ Người mua hàng có thể đọc tài liệu HTML tại trình duyệt Web và sau đó tải tài liệu HTML đó xuống bộ phận kế toán hoặc xuống hệ thống theo dõi mua hàng của mình.  

+ NetTransact chuyển trả lời của người mua hàng đối với hoá đơn bán hàng thành một set giao dịch thanh toán có định dạng ASC X12 820, rồi chuyển nó tới người bán hoặc mạng VAN của người bán.  

+ Đối với người bán, giao dịch này xuất hiện toàn bộ là EDI. Đối với người mua, điều này hoàn toàn không khó hơn việc sử dụng phận mềm trình duyệt Web. Các doanh nghiệp ngày càng sử dụng các phương pháp kết nối với Internet như vậy để giảm chi phí. 

• Một số nhà khổng lồ EDI đang nghiên cứu cách kết nhập XML thành một phần của các set giao dịch EDI hoặc thay thế cho EDI.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: