PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (8)
VIII. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ
1. Các xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại
Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ truyền hình và nhu cầu hưởng thụ của công chúng truyền hình đã có những tác động mạnh mẽ đến truyền hình. Trước sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, trước hết là do thành tựu khoa học công nghệ mang đến như số hóa, công nghệ mobile, internet... đã làm thay đổi vị thế của truyền hình. Nền tảng ứng dụng công nghệ số sẽ đem lại cho truyền hình khả năng phát triển nội dung vượt trội, truyền hình internet, truyền hình mobile... với việc áp dụng các công nghệ truyền dẫn khác nhau để đưa nội dung truyền hình đến với các đối tượng khán giả đã chuẩn bị cho sự bùng nổ của các dịch vụ truyền hình cáp, kỹ thuật số mặt đất, vệ tinh, IPTV, truyền hình di động. Truyền hình Việt Nam sẽ bắt nhịp với thế giới với việc cho ra đời nhiều công nghệ hiện đại như HDTV, 3D TV, Connected TV...
1.1. Truyền hình Kỹ thuật số
Với truyền hình tương tác analog, nhược điểm lớn nhất của nó là tính tương tác kém, nội dung chương trình phụ thuộc vào kế hoạch phát sóng của đài, đôi khi điều này gây ra sự gò bó cho khách hàng. Nền tảng ứng dụng công nghệ số sẽ đem lại cho truyền hình khả năng phát triển nội dung vượt trội, giúp công chúng chủ động hơn trong việc lựa chọn những kênh thông tin mà mình quan tâm. Năm 1970 truyền hình Việt Nam phát chương trình đầu tiên khi truyền hình thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Năm 1986, khi Đài truyền hình Trung ương phát sóng chương trình truyền hình màu thì thế giới đã thụ hưởng thành quả trước đó 20 năm. Tuy nhiên, thời điểm Việt Nam bắt đầu thử nghiệm công nghệ truyền hình số vào những năm 2000, thì đó cũng là thời điểm công nghệ này đang từng bước phát triển tại Châu u và Bắc Mỹ. Càng về sau này, khoảng thời gian được áp dụng và thay đổi công nghệ truyền hình mới ở Việt Nam càng xích gần lại với thế giới. Khán giả truyền hình về cơ bản đã có thể thụ hưởng được tất cả các dịch vụ của truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp, vệ tinh, truyền hình di động, internet... Những dịch vụ này đang phát triển phổ biến trên thế giới.
Ở thời điểm 2009 - 2010 khán giả Việt Nam đã không đi sau thế giới khi thụ hưởng công nghệ truyền hình HD mà nay là truyền hình 3D do VTC, VTV cung cấp. Các công nghệ mới như IPTV hay truyền hình di động cũng không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Sự phát triển của công nghệ truyền hình với những thiết bị nghe nhìn ngày càng tiên tiến không chỉ đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống mà còn là động lực kích thích sự phát triển của thị trường truyền hình cả về quy mô và chất lượng.
Hiện nay, việc thúc đẩy số hóa truyền hình và phát triển những ứng dụng công nghệ cao là định hướng quan trọng và xuyên suốt của hệ thống truyền hình Việt Nam.
Cơ sở pháp lý cho số hóa truyền hình mặt đất tại Việt Nam là căn cứ vào Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng, phát thanh, truyền hình đến năm 2020 ". Quy định này đặt ra mục tiêu phấn đấu cho truyền hình Việt Nam đến năm 2015 phủ sóng truyền hình mặt đất tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân đều có thể thu, xem được các chương trình truyền hình quảng bá; mạng truyền hình cáp được triển khai tại 100% trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2020 sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ analog để chuyển sang phát sóng truyền hình công nghệ số, khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau, ngừng việc sử dụng truyền hình tương tự trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% cáp mạng dọc, các tuyến đường phố chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngầm hóa.
1.2. Truyền hình HD, 3D
Đó là quá trình tạo ra một hiệu ứng giả lập về chiều không gian thứ ba, chiều sâu, ngoài sự giới hạn về chiều cao, chiều rộng ở hình ảnh 2D trên những TV và HDTV công nghệ thông thường. Hình ảnh 3D được xây dựng dựa trên việc con người có thể cảm nhận được chiều sâu của vật thể, đối tượng bất kỳ trước mặt khi quan sát trực tiếp bằng mắt, tạo nên chiều sâu của hình ảnh thể hiện trong bộ não người, tạo ra những xúc cảm tâm lý rất đặc biệt. Truyền hình Việt Nam và thế giới sẽ hướng tới công nghệ 3D - công nghệ màn hình cho phép khán giả tại nhà có thể thưởng thức hình ảnh các chương trình TV, phim ảnh, trò chơi và nhiều nội dung khác với các hiệu ứng nổi.
1.3. Truyền hình di động
Dù là mới (thực sự chỉ mới được cung cấp ở một số nước phát triển] nhưng dịch vụ truyền hình trên điện thoại di động hiện đã có đến 4 chuẩn chính đang được các nhà khai thác cung cấp, gồm: Truyền hình mặt đất DVB-H (Digital Video Broadcast - Handheld], Truyền hình vệ tinh DMB (Digital Multimedia Broadcasting], Media - Flo và 3G (hoặc CDMA 20 00 l x EV - DO). Hiểu một cách đơn giản, truyền hình di động hiện có 2 chiều hướng, thứ nhất là xem truyền hình như bạn vẫn xem trên tivi ở nhà (Công nghệ DVB - H và DMB], thứ 2 là vào mạng internet xem tivi trên máy tính (Media Flo và 3G). Xét về mặt kỹ thuật, với công nghệ DVB - H và DMB chỉ cần có đài phát và thiết bị thu là có thể xem tivi trong khi với Media Flo và CDMA 2000 l x EV - DO thì người dùng phải phụ thuộc vào đường truyền dữ liệu (không phụ thuộc băng tần). Ở Việt Nam hiện nay, cả hai hình thức xem TV như trên đều đã được triển khai: DVB - H của Nokia và VTC; CDMA 2000 l x EV - DO của S-Fone.
Từ cuối năm 2009 lần lượt các hệ thống viễn thông Vinaphone, Mobifone, Viettel đã ra mắt mạng 3G và tung ra các gói truyền hình di động Mobile TV dành cho các thuê bao của mình. Với dịch vụ này khán giả có thể theo dõi các kênh truyền hình trực tiếp TV của VTV VTC, HTV, các đài địa phương, nhiều kênh truyền hình nước ngoài qua điện thoại. Ưu điểm của công nghệ viễn thông giúp cho các thuê bao điện thoại đồng nghĩa với khán giả truyền hình có thể lựa chọn xem những đoạn clip truyền hình trên nhiều lĩnh vực nội dung: Thời sự, giải trí, thể thao... có thể lưu trữ, gửi tặng người thân hoặc phản hồi tương tác. Tuy nhiên dịch vụ mobile TV trên hạ tầng viễn thông triển khai chưa lâu, mặt khác theo thống kê số lượng sử dụng 3G còn chưa nhiều nên hình thức này chưa được sử dụng phổ biến.
1.4. Truyền hình qua Internet
Khác với truyền hình cáp hay vệ tinh, truyền hình qua Internet không phụ thuộc vào thời gian phát sóng chương trình. Một trong những điểm mạnh của nó là truyền hình theo yêu cầu (Video on demand), cho phép người xem có thể thưởng thức bất cứ chương trình nào vào bất cứ thời điểm nào bằng phương thức lựa chọn và xem lại các chương trình đã phát trước đó hay có thể hát karaoke, chơi game, nghe nhạc... nên không phải lo bỏ lỡ chương trình yêu thích. Truyền hình qua Internet có khả năng truyền phát trên toàn cầu đến bất cứ nơi nào có kết nối Internet băng thông rộng và có thể tương tác với người dùng qua việc cho phép họ chọn nội dung theo ý muốn và chất lượng hình ảnh không thua gì chất lượng truyền thống.
Thông thường truyền hình qua Internet được cung cấp đến khách hàng dựa trên công nghệ IPTV (Internet Protocol Television): Tín hiệu truyền hình được chuyển hóa thành tín hiệu IP truyền qua hạ tầng mạng băng thông rộng đến thiết bị đầu cuối là bộ giải mã set-top-box và chuyển thành tín hiệu hình ảnh phát trên TV. IPTV phát triển trên nền tảng và hạ tầng Internet hỗ trợ cho người dùng thuê bao ADSL có tốc độ đạt tiêu chuẩn trong lúc truyền hình cáp phải triển khai hệ thống dây truyền tín hiệu.
Về phương thức thanh toán, có thể phân chia như sau: Thuê bao trọn gói, trả theo số lượng chương trình đã xem (Pay - per - view) hoặc trả theo tổng thời gian thực đã sử dụng dịch vụ (Pay - per - minute).
Bên cạnh hình thức theo dõi truyền hình tương tự analog, truyền hình cáp và vệ tinh, sự phát triển của truyền hình qua Internet tại Việt Nam cũng cho thấy dấu hiệu của khả năng phát triển công nghệ truyền hình tích hợp Internet, trước tiên là loại hình qua giao thức IP (IPTV). Theo "Sách Trắng về công nghệ thông tin - truyền thông" tháng 9 năm 2012 thế giới có 2.405.518.376 người sử dụng Internet, chiếm 34,3% tổng dân số thế giới. Trong đó, Việt Nam có gần 32 triệu hộ gia đình có kết nối Internet, chiếm 33,9% tổng dân số. Đó là chưa kể tới hơn 16 triệu thuê bao điện thoại 3G có khả năng theo dõi truyền hình di động.
Hiện tại, ở Việt Nam đã có một số dịch vụ truyền hình qua Internet như iTV là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu do FPT Telecom cung cấp; dịch vụ MyTV của VASC (thuộc VNPT), Sài Gòn TV là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet sử dụng đường truyền băng thông rộng ADSL của VNPT cung cấp ở thị trường TP. HCM; VipTV là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu ở Hải Phòng do VNPT Hải Phòng cung cấp.
2. Một số xu hướng phát triển khác của truyền hình hiện đại
2.1. Xu hướng truyền hình mở, truyền hình tương tác
Nội dung các chương trình truyền hình như Khởi Nghiệp, Làm giàu không khó, Sức sống mới (VTV), Nói và làm, Chào buổi sáng, Tôi và chúng ta (HTV), Talk 9 (VTC1), Talk Việt Nam (VTV4)... gần đây không còn nằm trong phạm vi đóng của một kịch bản khô cứng dựng sẵn mà đã mở ra cho khán giả cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến. Ở chương trình bình luận thể thao trên VTV3, những tin nhắn góp ý, bình luận nội dung các MC đang nói hay dự đoán của khán giả được hiển thị phía dưới màn hình tivi ngay khi chương trình đang được phát sóng trực tiếp. Chương trình Nói và Làm hàng tháng trên truyền hình TP. HCM thu hút nhiều người xem bởi chương trình này như một phiên chất vấn thu nhỏ của đại biểu HĐND thành phố với lãnh đạo các ban ngành về những câu chuyện đời sống vừa mang tính thời sự như đất đai, giáo dục, nhà ở... Giám đốc Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Nam cho rằng: "Giờ đây việc khán giả xem đài thụ động tiếp nhận một chiều không còn hợp thời. Người xem truyền hình ngày càng đông, số lượng kênh truyền hình ngày càng nhiều thì xu hướng "mở" - có tương tác, có giao lưu giữa chương trình với khán giả - là điều tất yếu".
Truyền hình tương tác tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện đúng nghĩa ở một vài chương trình như gameshow Vui cùng Hugo, Stinky và Stomper...] chương trình thể thao truyền hình trực tiếp như Cuồng nhiệt với thể thao... Ngoài ra, tương tác gián tiếp như V- Clip 45, Bài hát Việt, Ngôi sao Tiếng hát truyền hình...
2.2. Xu hướng chuyển đổi vai trò vị thế khán giả
Xu hướng chuyển đổi vai trò vị thế khán giả cũng là yếu tố khác biệt trong nội dung truyền hình hiện đại. Ngày nay, thông tin đang tràn ngập mọi nơi: Điện thoại di động, máy ảnh số, blog (mạng xã hội), email, chat... tất cả đều đang tạo thuận lợi cho việc kiến tạo nội dung ở mức độ trong hai thập niên trước đây chúng ta không thế nào hình dung nổi, đó chính là sự tham gia làm báo của mọi người, ở mọi nơi và vào mọi lúc. Truyền hình cũng như tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng khác đang đối mặt với một áp lực mới về nội dung được "tạo ra bảy người sử dụng" hay còn gọi là "báo chí công dân" - một mảng chủ đạo trong sự phát triển của báo chí.
Muốn có được nhiều khán giả hơn thì phải tạo ra sự tham gia. Sự tham gia của người dân vào truyền hình đã càng ngày càng rõ ràng. Ví dụ như kênh VTV6 với chương trình Nút REC của tôi, khán giả tự gửi clip và có website để khán giả đưa ý kiến của mình hoặc gửi SMS qua di động. Hầu như chương trình nào cũng có sự tương tác rất cao. Dần dần xu hướng này trở nên rất thịnh hành và nhận được sự tham gia của nhiều người trong xã hội.
Rất có thể trong tương lai gần một phần rất lớn hàm lượng nội dung chương trình truyền hình sẽ được hình thành bởi chính những người sử dụng là khán giả truyền hình. Và nếu như khán giả là thành tố quan trọng tạo ra nội dung tác phẩm phát sóng thì chính họ sẽ là người chi phối định hướng nội dung của kênh sóng, chương trình, ảnh hưởng tới hình thức thể loại tác phẩm và cách thức thực hiện. Đương nhiên, một thế loại tác phẩm được sử dụng sẽ mang dạng thức sinh động, biến hóa và tránh sự khô cứng, đơn điệu.
Ở thời điểm này, những nội dung hình ảnh mà khán giả cung cấp như các tin tức thời sự, các vấn đề sự kiện mà chính khán giả (người dân] phát hiện trong cuộc sống dù được phát trên sóng truyền hình chưa nhiều, nhưng luôn có sức hút đặc biệt. Cơ hội được có mặt tại những bối cảnh, trong những thời điểm mà phóng viên chuyên nghiệp không thể có mặt cùng với việc công cụ ghi hình ngày càng đơn giản thuận tiện đã giúp cho khán giả thay đổi vị thế của mình. Từ vị thế của người "chuyên nhận" và thậm chí là "bị phải nhận" đã trở thành "người cho" và hơn nữa là "người nắm giữ quyền cho hay không".
2.3. Xu hướng chuyên môn hóa, phát triển các chương trình truyền hình chuyên biệt
Quá trình chuyên môn hóa cũng là một xu hướng không kém phần quan trọng của truyền hình hiện đại. Đó là một phương thức trong đó có một ấn phẩm báo chí tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống nhằm vào một đối tượng công chúng xác định cụ thể. Trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên môn hóa, tạo cơ hội cho những tổ chức này tìm được vị trí xã hội của mình, hướng đến một tầng lớp dân cư hoàn toàn xác định, tác động hiệu quả đến người đọc, người nghe và người xem. Việc ra đời các chương trình truyền hình chuyên biệt, kênh dành cho sức khỏe, kênh phim... đã giúp nâng cao hiệu quả của các thông tin đối với đối tượng chính mà chương trình hướng đến. Quá trình chuyên biệt hóa truyền hình giúp thiết lập những chương trình chuyên sâu vào một lĩnh vực, giúp công chúng có thể dễ dàng lựa những nội dung phù hợp và thụ hưởng những giá trị thông tin sâu sắc hơn. Trong tương lai việc khu biệt đối tượng và lựa chọn cho mình một lĩnh vực để kinh doanh truyền thống là một xu hướng tất yếu của truyền hình. Nếu lấy mốc là tháng 4 / 2 0 0 7 khi kênh dành cho thiếu nhi VTV6 ra mắt đến nay đã có hơn chục kênh truyền hình "Made in Vietnam" mới hoặc đã đưa ra làm tin mới. Trong đó kênh VTV9 mang đậm chất Nam Bộ với mục đích phục vụ khán giả vùng Đông Nam Bộ và vùng sông Hậu đã phục vụ có hiệu quả.
Trên hệ thống truyền hình cáp và kỹ thuật số tình hình lại càng "rôm rả". Cụ thể HTVC lần lượt ra đời kênh HTVC phụ nữ, HTVC du lịch và cuộc sống, HTVC mua sắm và tiêu dùng. SCTV vừa bổ sung thêm kênh Sao TV (dành cho thiếu nhi] Yeahl TV (dành cho giới trẻ), thử nghiệm kênh Nhịp cầu mua sắm. Hệ thống truyền hình cáp VCTV cũng ra mắt hai kênh là 02TV (kênh truyền hình về sức khỏe và cuộc sống], TV shopping (kênh mua sắm)... Dù là đài địa phương nhưng Bình Dương mới phát triển thêm kênh BTV4 (phim truyện), BTV9 (văn hóa - lịch sử - du lịch). Hầu hết các kênh đều có những "chiêu" riêng biệt để thu hút khán giả. Chương trình Siêu mẫu Mỹ (phát sóng lúc 2 0 h l5 thứ sáu, chủ nhật hàng tuần], American Idol (2 0 h l5 thứ năm, thứ bảy hàng tuần) trên kênh HTV2 khiến nhiều bạn trẻ thích thú, hai chương trình này tiếp tục được HTV2 mua bản quyền cho năm tiếp theo. Phim truyền hình nước ngoài và những chương trình thiếu nhi, khoa học giáo dục được lồng tiếng đang là "đặc sản" trên HTV3.
Xây dựng nhiều chương trình trực tiếp (live), trực tiếp hóa truyền hình nhằm thay đổi thói quen người xem. Nhằm phát huy thế mạnh trực quan sinh động cũng như độ tin cậy của khán giả xem TV, truyền hình ngày càng đầu tư hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để xây dựng chương trình trực tiếp. Có thể thấy ở Việt Nam trước đấy rất hiếm các chương trình truyền hình trực tiếp bởi tính chất truyền dẫn phức tạp và tốn kém của nó. Những năm trở lại đây, các chương trình truyền hình trực tiếp bắt đầu xuất hiện nhiều, trung bình có ít nhất 3 - 5 chương trình trực tiếp vào cuối tuần dành cho khán giả như: Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ... Hay tiêu biểu như tường thuật trực tiếp các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ; tường thuật trực tiếp những chương trình
văn hóa xã hội mang tầm cỡ quốc tế... Đường truyền trực tiếp ngày càng nhanh, mạnh và khán giả được thụ hưởng toàn bộ giá trị thông tin nhanh nhất, chính xác và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, với những sự kiện nóng hổi truyền hình hiện đại cũng xông pha đưa tin ngay tại hiện trường, cập nhật kịp thời không kém so với các loại hình báo chí khác. Ví dụ như cầu truyền hình trực tiếp từ các nước về sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nóng hổi hay những sự kiện thể thao... được khán giả trong nước hết sức quan tâm.
2.4. Xu hướng xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo
Dưới áp lực của môi trường cạnh tranh, tất cả các cơ quan truyền hình luôn phải nỗ lực nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm nội dung. Nội dung luôn là vấn đề trọng tâm, vừa là nền tảng, vừa là động lực cho các hoạt động phát triển truyền hình. Xu hướng phát triển sản xuất chương trình truyền hình có những thay đổi về thể loại, phương thức sản xuất, quy trình sản xuất, cũng như đối tượng khán giả. về kinh tế, đầu tiên phải kể đến xu hướng mở rộng các kênh sản xuất chương trình, xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình. Xã hội hóa lĩnh vực truyền hình bao gồm xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình và xã hội hóa truyền dẫn phát sóng. Với mục tiêu cao nhất là phát triển sự nghiệp truyền hình cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ truyền hình chất lượng cao. Phục vụ lợi ích và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong đó có công nghệ truyền dẫn cũng đã có tác động quan trọng vào nhận thức và hướng đi của truyền hình hiện đại trong việc triển khai các hoạt động xã hội hóa.
Xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo là một xu thế tất yếu, xu hướng này đã được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập. Vì không ai sản xuất chương trình truyền hình chỉ để cho mình xem cả. Phải sản xuất cho công chúng xem và phục vụ nhu cầu xem của công chúng. Nhu cầu xem ngày càng đa dạng, càng cao, thì truyền hình càng phải nỗ lực hơn đế thỏa mãn điều ấy.
Cùng với những thành tựu kinh tế, điều kiện sống của xã hội được phát triển sau gần 30 năm đổi mới, nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao, không chỉ có ăn ngon mặc đẹp mà còn được thưởng thức giải trí, đó cũng là một lợi thế cạnh tranh của truyền hình. Mở rộng hợp tác với các công ty truyền thông trong sản xuất chương trình truyền hình, phát huy lợi thế của truyền hình để cạnh tranh vào thị trường giải trí. Truyền hình đã trở thành một rạp hát khổng lồ, đa năng giúp cho công chúng có thể tìm thấy tất cả những loại hình sân khấu, giải trí phù hợp với nhu cầu của mình. Và để rồi thay vì đến các địa điểm vui chơi, giải trí, công chúng có thể lựa chọn địa điểm hình thức ở nhà để thực sự thư giãn đầu óc với vòng quay Chiếc nón kỳ diệu, hay cùng hồi hộp với Đấu trường 100, Ai là triệu phú,...
Tóm lại, nhu cầu của công chúng không chỉ cung cấp thông tin thời sự chính trị mang dấu ấn của báo chí nữa, mà đòi hỏi truyền hình phải tích cực, năng động, sáng tạo trong sản xuất chương trình. Xã hội hóa sản xuất chương trình để phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công chúng. Tuy nhiên nhu cầu ở đây không phải là một phép tính cộng thuần túy, nhu cầu của các cá nhân. Bởi nếu không sẽ sa vào thỏa mãn nhu cầu phi văn hóa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top