PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (5)

VII. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÁT THANH

1.1. Công chúng - thính giả mới-yêu cầu mới

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, một thế hệ mới đã xuất hiện đó là "thế hệ Net". Chính nó đã làm thay đổi diện mạo công chúng truyền thông. Thế hệ Net không chỉ đông đảo về mặt số lượng chiếm khoảng gần 40% dân số thế giới mà còn là một thế hệ đặc biệt. Đó là thế hệ lớn lên với kỹ thuật số, nó vượt xa hơn các thế hệ trước trong việc sử dụng phương tiện truyền thông. Thế hệ công chúng mới này được mô tả như những người năng động, có tính lựa chọn cao, là những người tiêu dùng khó tính, nhưng cũng là những người đồng sản xuất sáng tạo, những người thận trọng, có đầu óc phản biện, "nghiện web", có khả năng thích ứng cao và lực lượng không ngừng thay đổi, đổi mới (theo Tapscott, D., 19 97 Growing up Digital: The Rise o f the Net Generation. McGraw - Hill.). Công chúng đang ngày cá tính, cá thể hóa hay được chia nhỏ. Đồng thời, công chúng đang trở nên khó đoán trước, không chỉ đa dạng mà còn biến đổi khó lường trong việc tiếp xúc với truyền thông. Công chúng muốn kiểm soát cách thức, thời điểm mà thông tin họ thu nhận được từ truyền thông. Công chúng đòi hỏi sự tiện lợi và họ sẵn sàng trả tiền để có việc tiếp cận nguồn tin theo cách tiện lợi nhất cho mình (Quinn và Filak 2005, tr.9).

Tuy nhiên, thế hệ mới dường như ít quan tâm đến truyền thông phát thanh, như thế hệ trước. Công chúng của phát thanh truyền thống đang già đi và trung niên hơn mặt bằng dân số (MacFarland 1997, tr.74; Ofcom 2006b; Arbitrion và Edison Media Research 2007, 2008).

Vào năm 1994, một nghiên cứu mới về thính giả của Anh cho thấy thính giả thường có xu hướng nghe một đài và nếu hứng thú, sẽ trung thành với đài đó, với chương trình cũng như phát thanh viên của đài đó. Nhưng 6 năm sau đó thì một nghiên cứu thính giả của Hargrave (2 000 ) nhận ra rằng, thính giả không còn trung thành với một đài cụ thể nào đó nữa. Trong quá khứ, thính giả có ít sự lựa chọn, còn ngày nay, thính giả được quyền lựa chọn vô vàn sự phong phú, đa dạng của các chương trình. Họ có quyền lựa chọn cho mình bất cứ một chương trình nào mà mình yêu thích. Do vậy, để thu hút sự quan tâm chú ý của công chúng cũng như phục vụ nhu cầu, thói quen, sở thích của họ, phát thanh phải tự đổi mới mình cả về phương diện kỹ thuật và nội dung chương trình.

1.2. Phát thanh kỹ thuật số

Trong thời đại kỹ thuật số, công chúng đã được nghe phát thanh qua nhiều cách như: phát thanh kỹ thuật sổ, phát thanh qua mạng, phát thanh qua điện thoại di động. Lịch sử phát triển của phát thanh gần một thế kỷ (thế kỷ XX), công nghệ phát thanh chỉ dừng lại ở kỹ thuật tương tự (analog) nhưng chỉ trong nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, kỹ thuật số (digital) đã chiếm ưu thế. Cùng với các phương pháp mã hóa đã tạo ra một cuộc cách mạng phát thanh đó là phát thanh kỹ thuật số (Digital Audio Broadcasting, viết tắt là DAB). Phát thanh kỹ thuật số là giải pháp kỹ thuật tổng thể để truyền tín hiệu dưới dạng số từ studio đến máy phát và sau đó ăngten tới các máy thu dân dụng.

Phát thanh kỹ thuật (DAB) được phát triển vào giữa những năm 1980. Ở Anh kênh phát thanh kỹ thuật số được áp dụng vào năm 1995 - 3 năm trước khi truyền hình kỹ thuật số đầu tiên được ứng dụng (Lax 2003, tr.326; BBC 2006c, tr.2). Hiện nay, hơn 475 triệu thính giả trên thế giới có cơ hội đón nhận 800 đài phát thanh kỹ thuật số khác nhau và có khoảng 200 loại máy thu thanh kỹ thuật số cho mọi người lựa chọn (World DAB 2006).

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng phát thanh kỹ thuật số sẽ thay thế phát thanh FM và sẽ chiếm lĩnh thị trường phát thanh toàn cầu bởi những đặc tính về âm thanh nổi trội của nó. Vì phát thanh số là công nghệ hứa hẹn cho phép truyền các chương trình phát thanh không nhiễu và có chất lượng âm thanh trong vắt không thua kém đĩa CD tới thính giả nghe trong nhà hoặc đang nghe trên các phương tiện giao thông. Trong khi cả hai hệ AM và FM đều không thể cho một chất lượng âm thanh đồng đều trên toàn bộ diện tích phủ sóng, các đài kỹ thuật số có thể đảm bảo được điều này. Phát thanh kỹ thuật số không những cho phép các đài truyền âm thanh chất lượng cao, mà còn cho phép truyền các dữ liệu dưới dạng văn bản, ảnh, hình,... Máy thu thanh kỹ thuật số trở nên phương tiện đa năng giúp con người tiếp nhận nhiều loại thông tin khác nhau. Phát thanh kỹ thuật số khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phát thanh AM và FM như: nhiễu, méo trong truyền sóng, giao thoa và đặc biệt giải quyết vấn đề chật chội của dải tần số. Phát thanh số có thể được gọi là phát thanh độ nét cao (high definition radio), tương tự như truyền hình độ nét cao (high definition television). Hơn nữa, muốn phủ sóng cùng một vùng như nhau, máy phát thanh FM cần công suất 50.000W, trong khi máy phát thanh số DAB chỉ cần công suất 1.000W.

Với phát thanh kỹ thuật số, thính giả có thể chọn đài theo tên từ màn hình tinh thể lỏng trên máy thu thanh với âm thanh kỹ thuật số trong trẻo như CD. DAB đồng thời cũng có những chức năng mới như ngừng chương trình, nghe tua lại một chương trình trực tiếp (DigitalOne 2005). Phát thanh kỹ thuật số đồng thời cho phép nhiều hình thức tương tác, bao gồm cả khả năng tải nhạc, thu nhận thông tin về giao thông, tin tức và thể thao, đồng thời, màn hình cũng có những thông tin bổ trợ như tên ca sĩ, và bài hát đang được phát sóng.

Trong khi phát thanh kỹ thuật số cung cấp rất nhiều lợi ích, và ban đầu đã thu hút một lượng nhất định khán giả, vẫn còn nhiều trở ngại để phát thanh số có thể phát triển rộng khắp toàn cầu. Trong đó, những khó khăn đó là tầm phủ sóng, sự lựa chọn các dịch vụ và số lượng còn ít các đài analogue phát qua hệ kỹ thuật số, nhận thức của công chúng về phát thanh kỹ thuật số cũng như ích lợi của nó và thực trạng máy thu thanh kỹ thuật số còn đắt tiền.

Xét về mặt kỹ thuật, DAB đang đương đầu với việc chưa có một hệ thống tiêu chuẩn hóa. Thêm vào đó, trong vòng 10 năm qua, DAB dần dần bị tụt hậu, đặc biệt là về kỹ thuật mã hóa âm thanh và khả năng multimedia. Bởi vậy, trong nghiên cứu của Ala - Fossi (2008, tr.13), rất ít chuyên gia phát thanh châu u nghĩ rằng trong vòng 10 năm tới phát thanh kỹ thuật số DAB có cơ hội trở thành kênh thống trị trong ngành công nghiệp phát thanh ở châu u. Thậm chí, ở những nước đi đầu trong phát thanh kỹ thuật số như Anh và Đan Mạch, phát thanh kỹ thuật số cũng được cho rằng sẽ cân phải đi kèm với DRM hoặc DMB.

Vào năm 2006, Hàn Quốc mở rộng khái niệm từ DAB sang DMB, và trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ DMB mặt đất và DMB vệ tinh, tiếp sau là Đức vào tháng 6 năm 2006. Theo Bae (2006, tr.1518), T-DMB được Diễn đàn Quốc tế về phát thanh kỹ thuật số coi là đạt tiêu chuẩn quốc tế vào tháng 12 năm 2004. Cả DMB mặt đất và DMB vệ tinh đều cung cấp dịch vụ hướng dẫn chương trình điện tử (EPGs), để thính giả, khi đang nghe kênh này vẫn biết được ở kênh khác, chương trình gì đang được phát sóng.

1.3. Phát thanh qua vệ tinh

Từ năm 1990, thính giả ở Mỹ đã có điều kiện để nghe các chương trình phát thanh trực tiếp từ hệ thống vệ tinh (YVaren 2005, tr.166], và cho đến nay, Sirius và XM Radio vẫn là 2 tập đoàn thống trị ngành phát thanh qua vệ tinh ở Mỹ.

Vì phát thanh qua vệ tinh là một dạng của phát thanh kỹ thuật số, chúng cung cấp chất lượng âm thanh trong trẻo, rõ ràng hơn nhiều so với phát thanh analogue, khi thính giả nghe qua một chiếc ăngten nhỏ. Đặc điểm này cho phép thính giả nghe liên tục một kênh phát thanh, qua mọi địa hình, địa điểm (WorldSpace 2006b). Thêm vào đó, vệ tinh cung cấp một hệ thống các chương trình phát thanh, với ít nhất 50 kênh phát thanh nói và âm nhạc, phát thanh qua vệ tinh cung cấp những chương trình phát thanh đặc biệt, không phổ biến trên các loại truyền dẫn khác, và có nhiều chương trình đặc biệt dành cho nhóm những thính giả đặc biệt, ví dụ như cộng đồng đồng tính luyến ái nam hay đông tính luyến ái nữ.

WorldSpace có 2 hệ thống vệ tinh là AfriStar và AsiaStar, phủ sóng hầu hết châu u, châu Á, và châu Phi. Mỗi vệ tinh có 3 chùm tia, mỗi chùm tia có thể cung cấp tối đa 80 kênh trực tiếp cho các máy thu thanh vệ tinh (WorldSpace 2006a).

Tuy nhiên, cần phải chú thích rằng, để nghe được các chương trình phát thanh vệ tinh từ XM Satellite Radio, Sirius Satellite Radio hay WorldSpace, thính giả cần phải có những máy thu chuyên cho phát thanh vệ tinh, và phải trả phí nhất định để có thể thu được chương trình.

1.4. Phát thanh qua điện thoại di động

Visual Radio (phát thanh hình ảnh) - là kỹ thuật do Nokia phát triển, cho phép thính giả dễ dàng tiếp cận và trao đổi tương tác với đài phát thanh, đồng thời cho phép các nhà sản xuất chương trình tương tác với thính giả thông qua chiếc điện thoại di động của họ. Đài phát sóng Visual Radio đầu tiên ra đời đầu tiên vào ngày 4 /3 / 2 0 0 5 tại Phần Lan. Với Visual Radio, nội dung thông tin hình ảnh được chuyển tải trên màn hình của chiếc điện thoại di động, như tên bài hát, tên ca sĩ, thậm chí là các slideshow. Tuy dịch vụ này tương tự như dịch vụ mà phát thanh kỹ thuật số DAB cung cấp cho các thính giả của mình, về cơ bản, chất lượng âm thanh vẫn là âm thanh FM. Điều đáng nói là, Visual Radio của Nokia không phải là dòng chảy phát thanh mà thính giả nhận được vẫn là qua sóng FM. Kênh hình ảnh tương tác được chuyển đến cho thính giả qua hệ thống điện thoại di động thông qua tín hiệu Internet không dây hai chiều (two-way wireless Internet connections).

Về phương diện kỹ thuật, có thể chuyển tải âm thanh kỹ thuật số qua hệ thống điện thoại di động, sử dụng công nghệ 3G, tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật này dựa trên phương thức truyền thông một người đến một người, hơn là từ một người đến nhiều người, và là cách thức khá tốn kém để truyền phát thanh. Nói cách khác, đấy là cách tốn kém để có thể hưởng thụ thông tin và giải trí, đáng nhẽ ra là không mất tiền. Bởi lẽ đó, vai trò của Visual Radio chỉ là sự bổ sung lựa chọn cho thính giả, nhất là những nhóm có nhu cầu đặc biệt mà thôi.

1.5. Phát thanh qua mạng Internet

Truyền dẫn kỹ thuật số bắt đầu được áp dụng vào phát thanh vào những năm cuối 1990, và vào những năm cuối của thế kỷ XX, phát thanh qua mạng xuất hiện. Đó là cách thức sản xuất và truyền dẫn chương trình phát thanh thông qua hệ thống kết nối mạng: không cần truyền dẫn phát sóng.

RealRadiol.O được công ty Progressive Networks phát triển bằng cách định dạng nén file âm thanh để có thể truyền dẫn dễ dàng qua mạng Internet. Vào những năm đầu 1995, ít lâu sau ngày Internet ra đời, bản đầu tiên của RealRadio đã ra mắt. Dần dần, cùng với sự phát triển của phần mềm, RealRadio nhanh chóng trở thành cách truyền dẫn âm thanh qua mạng Internet, và chẳng bao lâu sau, những đài phát sóng tiên phong sử dụng phần mềm này để sản xuất và truyền dẫn chương trình.

Công ty Progressive Networks nhanh chóng trở thành RealNetworks, và sau đó hàng loạt công ty cạnh tranh với nó xuất hiện. Việc truyền tải (streaming) âm thanh qua mạng, được coi như ngang bằng giá trị với thời điểm lời nói đầu tiên được phát lên không trung vào năm 1906... (Priestman 200 2,p.7).

Cho đến nay, không có tài liệu nào nói về đài phát thanh qua mạng đầu tiên. Đến năm 1996, đã có 178 đài phát thanh qua mạng tồn tại, và BBC Online chính thức cung cấp đầy đủ các dịch vụ nghe - nhìn - đọc qua mạng vào ngày 15/12/1997 . Số lượng các đài phát thanh qua mạng tăng lên nhanh chóng vào những năm tiếp theo. Trong khi phát thanh kỹ thuật số chỉ phát triển phần lớn ở các nước phát triển Tây u thì phát thanh qua mạng đã nở rộ ở mọi nơi trên thế giới. Do sự phát triển mạnh mẽ của các đài phát thanh qua mạng trong những năm gần đây, các trang web mang tính tổng hợp, chỉ dẫn đã xuất hiện cung cấp thông tin, địa chỉ hàng ngàn đài phát thanh qua mạng để công chúng lựa chọn, như trang live-radio.net, live365.com...

Khoa học công nghệ còn cho phép thính giả tải các chương trình phát thanh/truyền hình để nghe vào một thời điểm khác thích hợp. Podcasting giúp cho thính giả nhận các chương trình mới nhất ngay khi chúng được chuyển tải trên mạng. Podcasts khác với các ứng dụng của truyền dẫn âm thanh qua mạng ở chỗ, phần mềm này được tạo ra chủ yếu để cho công chúng tải chương trình về thiết bị âm thanh cá nhân của mình và sử dụng vào thời gian thích hợp.

Để có thể tải và nghe được chương trình podcast, thính giả cần kết nối Internet, và một phần mềm podcast thường sẵn có trên mạng, không mất tiền như iTunes, juice và Doppler (BBC 2007). Theo Ofcom (2006a, tr.58), đây chính là lí do để các podcast thành công rực rỡ trong năm 2005.

Sự phát triển của các thiết bị nghe âm thanh cá nhân là cơ hội cho podcast phát triển. Ở Anh, có khoảng 27,3% thanh niên có máy nghe nhạc MP3, trong đó 18,4% những người sử dụng thiết bị nghe nhạc MP3 để download các chương trình phát thanh (theo số liệu thống kê của năm 2007). Hiện nay, ở các nước phát triển như Anh, Mỹ chỉ bằng một thiết bị nhỏ "dongle" (cắm vào máy tính), công chúng có thể kết nối Internet bất cử nơi nào. Họ có thể nhận được sóng điện thoại di động - ít nhất là tín hiệu 3G: không cần sự kết nối trực tiếp nào với đường điện thoại. Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ tạo đà cho sự phát triển của Internet, và vô hình chung, tạo cơ hội cho phát thanh qua mạng phát triển.

2.1. Xây dựng các chương trình phát thanh mở

Mục đích là để thông tin nhanh giúp thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình, làm tăng tính gần gũi của phát thanh làm cho phát thanh giống như người bạn, một diễn đàn nơi mà mọi người có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến. Kinh nghiệm của các đài phát thanh lớn là khi thực hiện được công việc này thì sẽ tạo ra sức hút rất lớn với công chúng.

Các chương trình mở có đặc điểm là thông tin ở đó không chỉ do phóng viên cung cấp mà do cả công chúng, những người tham gia vào chương trình qua trao đổi cung cấp do vậy nguồn tin sẽ đa dạng. Hơn thế thông tin ở đây có tính chân thực, khách quan và có khả năng thu hút thính giả theo dõi nhiều hơn.

Khi có sự góp mặt, đóng góp công sức của công chúng theo dõi vào chương trình thì sẽ có nhiều thông tin mới, thông tin đắt giá được khai thác, và hơn thế trách nhiệm về thông tin được chia đều cho cả phóng viên lẫn người trực tiếp cung cấp.

Khi các chương trình mở được thực hiện đòi hỏi phải có một êkíp thực hiện chuyên nghiệp, có trình độ, có khả năng ứng biến cao và các phương tiện, trang thiết bị hiện đại.

2.2. Thay đổi trong cách thức truyền thông tin

- Thông tin nhanh và chính xác

Nhanh, chính là lợi thế của phát thanh so với các loại hình báo chí khác. Nếu như báo in bị hổng thông tin 24 giờ thì từ số ra ngày hôm trước tới số ra ngày hôm sau, các sự kiện, sự việc diễn ra trong thời gian giữa 2 số báo sẽ phải lưu lại cho tới số sau.

Truyền hình thì cần yếu tố cần thiết cho việc ghi hình, việc truyền dẫn do các công đoạn thực hiện phức tạp hơn, có nhiều công đoạn xử lý và phụ thuộc vào nhiều yếu tố máy móc mới có thể đem thông tin tới cho công chúng được.

Còn thông tin trên phát thanh thì có thể chảy liên tục trong suốt khoảng thời gian phát sóng, Thông tin của phát thanh được cung cấp liên tục và có thể đưa ra cho công chúng ở mọi lúc, mọi nơi. Từ việc cung cấp cho công chúng những thông tin ngắn gọn ban đầu hay đưa ra những lời bình luận, đánh giá ban đầu. 'Phát thanh còn có thể cung cấp thông tin bên ngoài thông qua trật tự tuyến tĩnh về thời gian, theo tiến trình phát triển của sự kiện, sự việc.

Muốn thông tin nhanh thì người làm phát thanh phải giỏi về nghiệp vụ và có sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật. Các công đoạn, thao tác thực hiện phải chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, chủ động đối phó và xử lí thông tin. Có hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật sẽ giúp cho công việc của phóng viên có thể diễn ra nhanh và thuận lợi, tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả của tác phẩm báo chí trên phát thanh.

Cách cung cấp thông tin nhanh nhất là phát thẳng tức là thông tin được truyền tới thính giả cùng lúc với sự kiện đang diễn ra... Phương thức phát thanh trực tiếp hiện nay đang ngày càng phổ biến hơn trong phát thanh hiện đại.

Đế chuyển từ phương thức sản xuất thông thường, truyền thống sang phát thanh trực tiếp thì cần có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, phương tiện kỹ thuật. Do đó cần được đầu tư đồng bộ, có một êkíp làm việc ăn ý, chuyên nghiệp.

Khi sản xuất chương trình mà phải in ra băng từ thì việc thực hiện một chương trình phát thanh trực tiếp sẽ khó thực hiện do muốn lấy được một đầu băng đúng chỗ phải quay đi quay lại nhiều lần. Phát thanh hiện đại ngày nay đã khắc phục nhược điểm đó bằng cách sử dụng vi tính thiết bị số cho phép tính thời gian chính xác đến từng % giây.

Thông tin nhanh nhưng cần phải chính xác bởi đó là yếu tố làm nên hình ảnh đẹp cho phát thanh, tạo nên niềm tin cho công chúng vào phát thanh. Thông tin chính xác chính là đáp ứng yêu cầu thông tin sự thật của công chúng, là sự tôn trọng của phóng viên đối với công chúng của mình.

- Viết ngấn, nói ngân, nói rõ

Thông tin trên phát thanh là thông tin chỉ trôi qua một lần, không thế đọc lại như trên báo in. Cộng với việc theo dõi bằng thính giác có giới hạn về số lượng, tốc độ âm thanh. Do vậy một người làm phát thanh chuyên nghiệp phải nắm rõ được đặc điểm này để có thể tạo ra một chương trình phát thanh hấp dẫn. Khi nói trên phát thanh cần coi đó như là một cuộc trò chuyện, là một cuộc trò chuyện với bạn tri kỉ.

Ngôn ngữ chuẩn cho phát thanh là ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nếu như trên báo in thì công chúng đọc bằng mắt và văn bản được soạn thảo để nói cho nhiều người nghe thì còn phát thanh là viết cho tai nghe, viết đề nói chứ không để đọc.

Văn bản viết cho phát thanh là văn bản viết dành riêng cho phát thanh chứ không thể sao chép hay copy từ báo in sang. Văn bản phát thanh cần rõ ràng, tránh lối nói vòng vèo, quanh co.

Khi trình bày văn bản cho phát thanh cần tuân theo quy tắc chung như: không in lên 2 mặt, phải đánh dấu các ý quan trọng, căn lề, làm tròn số...

Các tin phát thanh hiện đại thường chỉ dài 1 phút: Phóng sự thu thanh thì từ 5 - 6 phút; phỏng vấn từ 3 - 4 phút; bình luận từ 2 - 3 phút là hợp lí...

Khi đã viết ngắn rồi thì nên nói ngắn tức là lời dẫn cần hợp lí, vừa đủ.

Khi nói cần rõ ràng bởi giọng đọc là phương tiện chính để truyền tải nội dung của tác phẩm phát thanh tới thính giả, góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm đó. Các phần mục, đoạn trong tác phẩm phát thanh không được phân cách bằng cách ngắt hơi, dừng hơi của người đọc. Do vậy để đảm bảo tính chính xác của thông tin nên đọc rõ.

- Khai thác, sử dụng triệt để đặc điểm của phát thanh

Việc khai thác triệt để các yếu tố bổ trợ trong phát thanh nhằm tránh tình trạng đài phát thanh là nơi đọc báo cho công chúng nghe. Phải biến chương trình phát thanh thành một chương trình sinh động, hấp dẫn chứ không phải là đọc dịch từ báo in mà ra.

Các yếu tố bổ trợ đắc lực cho lời phát thanh là:

+ Tiếng động hiện trường:

Tiếng động hiện trường có hai dạng cơ bản: Tiếng động thực của hiện trường và tiếng động được lưu giữ trong các băng dữ liệu. Để có thế có được chất lượng âm thanh tốt thì phải luôn có kho dự trữ âm thanh.

Phát thanh sử dụng tiếng động hiện trường nhằm tạo sự hấp dẫn cho nội dung, tính chân thực, thuyết phục cho thông tin. Khi tiếng động hiện trường được sử dụng tốt sẽ tạo ra giao diện lớn đối với thính giả, tạo sự sinh động cho tác phẩm. Nó giúp truyền tải ý đồ của tác giả và khả năng liên tưởng của độc giả được nâng cao hơn. Do không được phụ trợ bởi hình ảnh nên có thế tạo ra khả năng hình dung, tưởng tượng cho thính giả, điều đó được coi là một thành công.

+ Âm nhạc: Âm nhạc được sử dụng trong phát thanh nhằm tạo tính linh hoạt mềm mại cho thông tin và giúp thông tin đến với công chúng dễ dàng hơn. Theo nhà nghiên cứu của úc thì trong một chương trình phát thanh thì âm nhạc chiếm tới 35 - 4 5 % là phù hợp nhất. Âm nhạc có thể làm thành một chương trình riêng hoặc làm nền cho các chương trình khác. Nhạc cắt, nhạc hiệu, nhạc nền... giúp cho các chương trình thêm đa dạng, làm nên cái riêng, cái đặc trưng, là yếu tố hỗ trợ tạo khả năng thu hút cao hơn cho các chương trình.

Trong chương trình phát thanh hiện đại do có các phương tiện kỹ thuật số mà âm nhạc được xử lí và cắt, ghép một cách trơn tru quá, đang làm giảm dần đi tính hấp dẫn của những âm thanh mộc mạc.

- Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thông tin chiến đấu

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới việc thành bại của chương trình phát thanh. Khi xây dựng kịch bản cho chương trình phát thanh thì nên chú ý kết hợp các yếu tố sao cho thật phù hợp

Để phản ánh cuộc sống đa dạng, đáp ứng được yêu cầu thông tin của công chúng thì phát thanh phải lựa chọn thông tin để phản ánh sao cho thật hiệu quả. Thông tin ấy không chỉ thiên về một lĩnh vực mà phải phản ánh đa diện về cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thông tin. Do đó việc kết hợp các yếu tố trên là vô cùng quan trọng.

Nếu thông tin đời thường cung cấp cho công chúng thông tin về cuộc sống xung quanh thì thông tin giải trí đáp ứng nhu cầu tinh thần và thông tin chiến đấu sẽ định hướng cho dư luận về những vấn đề có tầm quan trọng...

Khi khai thác đầy đủ thông tin trên thì phát thanh đã làm được nhiệm vụ là trở thành một người tri kỉ, một người dẫn đường, phù hợp với nhiều đối tượng thính giả, thuộc mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp...

Việc dung hoà tính thời sự và giải trí sẽ giúp cho người nghe dễ tiếp thu và không chịu áp lực khi theo dõi thông tin. Chỉ có xây dựng một kịch bản hay thì mới thu hút được thính giả.

Trên đây là các xu hướng phát triển của báo Phát thanh hiện đại. Tuy nhiên đây chỉ là những xu hướng phát triển chung, còn tuỳ từng trường hợp, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể sẽ xuất hiện các xu hướng khác nhau. Để phát thanh phát triển thì không nên áp dụng một cách khô cứng khuôn mẫu mà phải biết chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top