PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (4)
Chương 4: PHÁT THANH (BÁO NÓI)
I. KHÁI NIỆM
Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin về những sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan qua âm thanh trong phát thanh là lời nói, tiếng động, âm nhạc, các loại tiếng động khác trong phát thanh làm nền hoặc minh họa cho lời nói như tiếng gió, mưa, sấm sét, nước chảy, chim hót, tiếng ồn ào do động cơ, tiếng nói chuyện,... Nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và sóng truyền thanh, tác động vào thính giác của công chúng.
Radio là hình ảnh - tạo ra hình ảnh, sự kiện trong tâm trí cá nhân người nghe; Radio là thân mật riêng tư - người trình bày chương trình phát thanh là trao đổi chứ không phải là "loan báo"; Radio dễ tiếp nhận, dễ mang theo và không đắt tiền; Radio là trực tiếp - tạo đường dây mở trong quá trình sản xuất, truyền tải; Radio có ngôn ngữ riêng - nghiêng về cách nói đời thường; Radio có tính tức thời,Radio có tính lựa chọn - nhằm vào từng nhóm đối tượng; Radio gợi lên cảm xúc - sức mạnh biểu cảm của giọng nói; Radio làm công việc thông tin giáo dục rất hiệu quả; Radio là âm nhạc.
Thuật ngữ phát thanh (radio) gồm có hai loại:
- Phát thanh qua làn sóng điện (vô tuyến}
- Truyền thanh qua hệ thống dây dẫn (hữu tuyến)
Nhưng trong quá trình phát triển của phát thanh thì phát thanh qua làn sóng điện là loại hình cơ bản và quan trọng nhất tạo nên chất lượng và sức mạnh to lớn trong phát thanh. Nhờ phát thanh qua sóng cho nên thông điệp được chuyển đến bất cứ nơi nào trên hành tinh.
Tùy theo mục đích, người ta chia phát thanh thành các loại: phát thanh thương mại, phát thanh quảng cáo, phát thanh giáo dục, phát thanh chính trị - xã hội. Hầu như các nước trên thế giới đều có hệ thống phát thanh của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ công cộng, phục vụ mục đích chính trị, xã hội của nhà nước đó.
Ngoài đài phát thanh quốc gia, còn có phát thanh tư nhân tồn tại và phát triển theo quy mô của các công ty, tập đoàn truyền thông.
Các tổ chức khác như tôn giáo, xã hội nghề nghiệp, các trường đại học cũng có thể lập ra đài phát thanh riêng của mình.
Về phương diện kỹ thuật, phát thanh được chia làm hai loại: AM và FM. AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequence Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh sóng cực ngắn.
Hiện nay phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn hơn và tầm hoạt động cũng xa hơn so với các đài FM. Nhưng xét về chất lượng sóng thì loại phát thanh này kém hơn vì ảnh hưởng do nhiễu. Đài FM thì phát sóng thẳng và trong không gian ngắn và hẹp hơn nên không bị nhiễu do vậy chất lượng tín hiệu tốt hơn. Xét về kinh tế thì đài FM có vốn đầu tư thấp hơn so với đài AM. Do vậy, đài FM hiện nay được phát triển rộng hơn vì có phạm vi phủ sóng nhỏ thích hợp với các trung tâm đô thị lớn, các khu vực đông dân cư, trong các phương tiện giao thông (ôtô, bus,...].
II. ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁT THANH
1. Đặc trưng
Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình kênh điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú (như lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp. Nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thổng âm thanh để tác động vào thính giác người nghe. Vì thế nó có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, đối tượng tác động rộng rãi nhất, người nghe không cần biết chữ, miễn là có khả năng nghe và hiểu được ngôn ngữ của lời nói được chuyển tải trên sóng phát thanh.
Thứ hai, thông điệp trên sóng phát thanh có thể len lỏi vào mọi tầng lớp cư dân khắp mọi nai, đặc biệt đối với những dân tộc ít người chỉ có tiếng nói mà chưa có văn tự. Do đó, báo phát thanh có thể cứu sống, nuôi dưỡng hàng ngàn ngôn ngữ không có ký tự trên thế giới đang có nguy cơ diệt vong.
Thứ ba, do chuyển tải thông điệp nhờ sóng điện từ, cho nên báo phát thanh có tính tức thì và tính tỏa khắp. Tức là ngay lập tức, thông điệp có thể tác động đến hàng triệu người trên khắp hành tinh, vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ, vượt qua mọi cản trở hàng rào thuế vụ, hải quan, biên phòng... Đó là ưu thế lý tưởng của báo chí.
Thứ tư, cơ chế tác động linh hoạt, khả năng tiếp nhận mọi nơi mọi lúc, tiện lợi cho người nghe, đặc biệt đối với nhóm công chúng phụ nữ và các nước nghèo, vùng sâu vùng xa. Báo phát thanh không chỉ tác động nhanh chóng tức thì, tỏa khắp mà còn thuận lợi cho mọi đối tượng.
Thứ năm, chưa một loại hình báo chí nào lại rẻ tiền như báo phát thanh. Điều này đặc biệt có lợi cho các nước nghèo và những nhóm công chúng dân cư nghèo.
Thứ sáu, là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền nhờ việc sử dụng thế giới âm thanh, báo phát thanh có thể tạo dựng lên bức tranh sống động về cuộc sống hôm nay cả về diện mạo và chiều sâu trong ký ức con người, kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.
2. Đặc điểm
Báo phát thanh có 4 đặc điểm sau:
- Tỏa sóng rộng khắp
- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời
- Sống động, riêng tư, thân mật
- Sử dụng âm thanh tổng hợp (lời nói, tiếng động, âm nhạc)
III. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁT THANH
1. Ưu điểm của phát thanh
Nhiều người nghĩ rằng phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất, cập nhật nhất, là phương tiện cơ động nhất có thể nghe được dù là khi ở trong xe hay lúc vào bếp. Họ cho rằng, báo in đi sau phát thanh và truyền hình.
Mặc dù, những kênh truyền hình lớn như: CNN (Hoa Kỳ), BBC News24 (Anh), VTV (Việt Nam) phát sóng suốt 24h trong ngày, truyền hình vẫn được coi là phương tiện truyền thông tổng hợp cần phải có một số lượng lớn người vận hành nó, khả năng phản ánh nhanh nhạy với tin tức nóng hổi của nó đôi khi còn bị cản trở bởi những đòi hỏi kỹ thuật. Có trường hợp khi có một câu chuyện thời sự xảy ra, các kênh truyền hình lại quay về cách thức của phát thanh và phát những đoạn phỏng vấn qua điện thoại với những nhân chứng và người phóng viên trong khi những thiết bị kỹ thuật qua vệ tinh cần thiết bị phải mất nhiều giờ để có được hình ảnh động và chất lượng âm thanh tốt.
Mọi người nghe tin tức phát thanh khi họ cần biết một cách nhanh chóng điều gì đang diễn ra. Họ nhận ra rằng, bởi vì phát
thanh rất đơn giản và ngắn gọn nên nó cập nhật và đi thẳng ngay vào việc nói về sự kiện.
+ Tốc độ và tính đơn giản
Phát thanh có thể làm tốt nhất vai trò của nó khi phát sóng trực tiếp hay đề cập một sự việc đang xảy ra. Bởi kỹ thuật phát thanh không phức tạp nên một câu chuyện thời sự mới xảy ra có thể được phát lên sóng sau vài giây và được cập nhật tiếp tục theo sự tiến triển của nó. Phát thanh làm tốt nhất những vấn đề thời sự cần phải được nhanh chóng đưa tin. Nó có một sự linh hoạt mà không phương tiện truyền thông nào khác có được bởi phát thanh chỉ cần ít người để thực hiện việc đưa tin đó.
Phát thanh có thể đơn giản chỉ cần một người với một chiếc điện thoại, không camera, đèn chiếu hay trợ giúp sản xuất. Thông thường, chỉ cần một người với một chiếc micro hay chiếc điện thoại. Bạn cần luôn luôn cố gắng để tận dụng những tài sản quý báu của radio đó là tốc độ và sự đơn giản.
+ Tạo nên hình ảnh
Phát thanh là phương tiện tốt nhất để kích thích trí tưởng tượng. Bằng cách làm những gì tốt nhất mà phát thanh đã làm * đưa lên sóng hình ảnh hiện trường nhanh chóng và mô tả sự kiện sao cho thính giả như nhìn thấy những gì đang diễn ra - bạn đang sử dụng những phương tiện uy lực nhất mà bạn sở hữu: sự tức thời và hình ảnh.
Thính giả luôn luôn cố tưởng tượng ra cái họ đang nghe và cái
đang được mô tả. Những hình ảnh chứa cảm xúc - như giọng nói nghẹn ngào của một bà mẹ đang khẩn khoản cầu xin thông tin từ đứa con nhỏ bị mất tích. Hình ảnh trên sóng phát thanh không bị giới hạn bởi cỡ của màn hình, chúng tùy theo cỡ mà bạn muốn.
+ Một người với một người
Phát thanh là một phương tiện mang tính cá nhân. Người nói luôn nói trực tiếp với thính giả. Khi phóng viên, biên tập viên nói trên sóng phát thanh không phải họ đang nói với nhiều người thông qua một hệ thống địa chỉ công chúng khổng lồ mà đang nói với một người theo cách như đang trò chuyện với người đó.
Phát thanh cũng cho phép thể hiện đầy đủ cảm xúc khác nhau của giọng nói, từ niềm tin, sự tức giận và nỗi đau đến sự cảm thông.
+ Tính địa phương
Sức mạnh lớn nhất của tin tức địa phương là nó mang đến cho đài một ý nghĩa, tính chất thực sự của địa phương. Đài phát thanh địa phương hướng tới một nhóm công chúng không nhỏ. Trong một bối cảnh mà tính cạnh tranh đang ngày càng tăng, tin tức là một trong rất ít thứ làm cho đài địa phương nghe thật đặc biệt và gần gũi với thính giả. Trong thực tế, tin tức xung quanh khu vực dù nhỏ hẹp cũng quan trọng đối với người nghe như tin tức trên toàn cầu.
2. Hạn chế của phát thanh
- Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian
Khi đọc báo, người đọc có thể chủ động xem những tác phẩm mà mình quan tâm ở bất cứ trang nào. Không giống như vậy, thính giả phát thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin radio. Họ phải nghe chương trình một cách tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động. Các nhà nghiên cứu phát thanh gọi là "chỉ nghe một lần" (với ý nghĩa là một chương trình phát thanh, thính giả chỉ được nghe mỗi thông tin phát ra một lần theo trình tự thời gian). Chỉ có phương tiện biểu đạt chính là lời nói. Với truyền hình, khán giả có thể tiếp nhận thông tin theo kiểu "tai nghe mắt thấy". Hình ảnh động và âm thanh tổng hợp trên truyền hình thực sự tạo sức hấp dẫn tuyệt vời cho khán giả. Trong khi đó phát thanh chỉ có lời nói, tiếng động, âm nhạc. Điều này làm hạn chế phát thanh trong các chương trường hợp phản ánh sự kiện như lễ hội, các cuộc thi đấu, các bài viết giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc phục vụ cho du lịch, hoặc các phóng sự sự kiện: đua thuyền, đua xe... Thính giả nghe đài còn chịu sự tác động tiêu cực vì môi trường tiếng ồn, thời tiết xấu...
IV. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁT THANH
1. Trên thế giới
Công nghiệp hóa trong thế kỷ XIX thúc đẩy các ngành kỹ thuật phát triển đã tạo cơ sở vật chất cho sự đổi mới của truyền thông đại chúng. Vào đầu thế kỷ XX, sự thay đổi lớn lao về nhận thức là truyền thông phát triển nhờ kỹ thuật không ngừng được nâng cao.
Năm 1895, nhà bác học Nga Alexandre S.Popop đã phát minh ra anten vô tuyến điện ngày 7 tháng 5 năm đó, ông giới thiệu máy thu sóng điện tử đầu tiên tại Hội nghị vật lý và hóa học tại Saint Peterbourg. Cùng thời gian ấy, nhà bác học Ý G.Marconi tiến hành thí nghiệm truyền tín hiệu vô tuyến điện đầu tiên với khoảng cách 400m, ròi 2.000m. Ngay khi mới chào đời, radio đã đứng trước chân trời rộng mở của sự phát triển. David Slandes nhấn mạnh: "Radio đã chứng tỏ sự tồn tại của một thế giới kiến thức - nơi người ta chia nhau một kho chung các ý tưởng. Sự hoàn thiện các công cụ truyền thông đã đẩy nhanh đến mức ghê gớm sự phổ biến mọi ý tưởng mới". Radio là sự kết hợp chặt chẽ các nhà khoa học, kỹ sư chế tạo, nhà sản xuất công nghiệp đã tạo ra sự bùng nổ về kỹ thuật truyền thông.
Ngày 1 5 / 4 / 1 9 1 2 : Những máy radio nghiệp dư bắt được tín hiệu kêu cứu (SOS) do tàu chở khách Titanic phát đi.
Năm 1913: Các máy thu thanh băng galen có thể nghe được những buổi truyền thanh ca nhạc hàng tuần đầu tiên được phát đi từ một căn nhà phụ của lâu đài Lacken (Bỉ).
Năm 1915: Phát thanh quốc tế đầu tiên, hàng ngày một bản tin tức phát đi từ nước Đức.
Năm 1917: Những người Bôn-sê-vích (Nga) sử dụng radio để tác động đến thái độ của người Đức trong cuộc đàm phán Hiệp ước Bust-Litovsk.
Năm 1920: Thao diễn đầu tiên về truyền tin radio tại Australia.
+ Các máy thu thanh có đèn và tai nghe chạy bằng pin thay ắc quy được sản xuất tại Pháp.
+ Ngày 1 6 /8 / 1 9 2 0 : Từ Moskva phát đi chương trình phát thanh cho toàn thể các đài phát thanh Xô Viết.
+ Tháng 10 năm 1920 thành lập đài BBC (British Broadcasting Company), 6 công ty chia nhau 60% số vốn, còn lại chia cho 200 doanh nghiệp tư nhân.
+ Đài Phát thanh Trung Quốc ra đời tại Thượng Hải.
Năm 1923: Phát thanh đều đặn xuất hiện đầu tiên tại Đức, Bỉ, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Australia.
Năm 1925: Liên Hợp quốc phát thanh (UIR) được thành lập tại Gèneve do Hội Quốc liên bảo hộ (SDN).
Ngày 2 3 / 0 2 / 1 9 2 7 : Một đạo luật thứ hại tại Hoa Kỳ liên kết vấn đề phát thanh với bản bổ sung đầu tiên của Hiến pháp và thành lập ủy ban Phát triển liên bang (FRC: Federal Radio Commission). Từ nay muốn phát thanh phải có giấy phép.
Tháng 1 0 /1 92 9 : Đài phát thanh Quốc tế Moskva bắt đầu phát trên sóng ngắn bằng tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh theo đúng nhiệm vụ ghi trong kế hoạch 5 năm đầu tiên.
Năm 1930: Đài phát thanh thành phố Agen báo động cho dân chúng cơn lũ đột ngột của sông Garoune và sau đó chính đài này bị cuốn trôi.
Năm 1933: Hội viên của UIR họp tại Lurcene (Thuỵ Sỹ) thoả thuận phân chia các sóng.
Ngày 2 3 / 9 / 1 9 3 6 : Công ước về sử dụng truyền thanh và lợi ích của hoà bình được ký kết tại Gèneve (Thuỵ Sỹ).
- Tường thuật vụ cháy "Lâu đài pha lê" (Crystal palall) tại Luân Đôn kèm theo lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh là các thông tin đặc biệt đầu tiên của BBC.
Năm 1937: Quảng cáo đem lại 70 triệu đô la cho các đài phát thanh thương mại của Mỹ.
Năm 1939: Nước Đức phát thanh ra thế giới với 26 thứ tiếng.
Quá trình phát triển kỹ thuật phát thanh trên thế giới có hai bước nhảy vọt quan trọng. Đó là những năm 1940 FM ra đời phát triển và cuối thế kỷ XX phát thanh công nghệ số DAB ra đời và hiện nay đang đi vào cuộc sống.
- Phát thanh FM ra đời đánh dấu bước nhảy vọt quan trọng về chất lượng sóng và chi phí đầu tư, khai thác nhẹ hơn, gọn nhẹ hơn.
- Đến năm 2000, có 34 nước và khu vực trên thế giới phát thử và thường xuyên phát thanh số. Singapore là nước đi đầu về phát thanh số ở khu vực châu Á. Có hai vấn đề nan giải của phát thanh số trên thế giới là lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp và sản xuất radio với giá phải chăng.
2. Ở Việt Nam
- Ngày 07/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam được thành lập đánh dấu sự ra đời của ngành phát thanh Việt Nam. Từ đó, bên cạnh báo in, báo chí cách mạng Việt Nam có thêm loại hình báo chí mới: báo nói - báo phát thanh.
- Thời kỳ kháng chiến chống pháp, Đài tiếng nói Nam Bộ đặt tại Liên khu V, Đồng Tháp Mười, Tây Nam Bộ, Đài Sài Gòn - Gia Định là những Đài phát thanh khu vực. Trong điều kiện đặc biệt, Tiếng nói Nam Bộ đã xưng danh là Đài Tiếng nói Việt Nam để đảm bảo tiếng nói quốc gia được phát đi liên tục.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đài phát thanh Giải phóng, tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1962-1 975), cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, cán bộ, nhân viên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng đã tiếp quản toàn bộ hệ thống phát
thanh của chính quyền Sài Gòn, Đài Phát thanh Giải phóng hoàn thành sứ mệnh lịch sử, một bộ phận xây dựng Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, một bộ phận trở thành cơ sở 2 của Đài Tiếng nói Việt Nam và sau này là cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các Đài phát thanh địa phương được thành lập sau năm 1954:
- Ngày 14/10/1954 , Đài Phát thanh Hà Nội được thành lập. Đây là đài địa phương đầu tiên ra đời.
- Đài Truyền thanh Vĩnh Linh được thành lập với mạng lưới tăng âm có công suất cực lớn và hệ thống loa truyền thanh chạy dọc giới tuyến hơn 10km với hàng chục cột loa, mỗi cột có hơn 40 loa công suất lớn. Nhiệm vụ số một của Đài Truyền thanh Vĩnh Linh là tiếp âm chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và lấn áp chương trình phát thanh của ngụy quyền Sài Gòn chĩa ra miền Bắc.
- Từ năm 19 54 đến 197 5 có 11 Đài phát thanh tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được thành lập, phát triển góp phần tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Chính phủ. Đó là Hà Nội, Vĩnh Linh, Hải Phòng, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.
- Từ năm 1975 đến nay, 51 ròi 63 đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên tục ra đời, cùng với các đài phát thanh địa phương thành lập trước đó đã tạo thành hệ thống bốn cấp từ trung ương đến cơ sở. Đó là Đài Phát thanh Quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam), đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đài phát thanh, truyền thanh huyện, thị xã và đài phát thanh cơ sở.
- Cuối năm 1997, hai đài phát sóng phát thanh xây dựng ở Nam bộ và Bắc bộ lớn nhất từ trước đến nay đưa vào khai thác, sử dụng, sớm phát huy kết quả, nâng tổng công suất phát sóng từ 2700kW lên 9406kW, tăng gấp 4 lần trước đó và gấp hơn 9000 lần so với ngày thành lập. Hàng ngày, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng 141 giờ chương trình, 63 đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sóng ngắn và sóng FM của Đài Quốc gia và địa phương đã phủ sóng Tiếng nói Việt Nam đến 87% dân số cả nước.
V. SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
- Thính giả cần ở chương trình phát thanh:
+ Thông tin có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ + Thông tin mà chúng ta biết là họ cần
+ Tin tức về một địa phương
+ Không gian để thảo luận rộng rãi
+ Được giải trí
- Một chương trình phát thanh cần có:
+ Bản tin
+ Những tác phẩm: Phóng sự, phản ánh, ghi chép, tường thuật + Phỏng vấn phòng thu
+ Phỏng vấn từ xa
+ Tác phẩm kết hợp phòng thu và hiện trường.
+ Ý kiến qua đường điện thoại
- Quá trình sản xuất các chương trình phát thanh tổng thể: + Tìm kiếm, khai thác các câu chuyện, khách mời hiện trường
sự việc
+ Xây dựng kết cấu chương trình
+ Ghi âm phỏng vấn hiện trường
+ Chọn âm thanh gốc
+ Viết và ghi chép những chú thích liên quan
+ Hòa âm
- Một số các dạng chương trình phát thanh thường sử dụng:
Hiện nay đài quốc gia và các đài phát thanh địa phương đang áp dụng đa dạng các loại chương trình. Đó là chương trình thời sự, chương trình chuyên đề, chương trình thông tin và âm nhạc, chương trình ca nhạc... Trong khuôn khổ cuốn sách này chúng tôi chủ yếu tập trung giới thiệu một số dạng phổ biến thường gặp.
+ Chương trình thời sự tổng hợp: Chức năng nhiệm vụ của chương trình thời sự là phản ánh nhanh, toàn diện về các vấn đề, sự kiện thời sự. Mỗi chương trình phát thanh thời sự thường kết hợp với việc phản ánh sâu những vấn đề thời sự nóng bỏng mà thính giả mong đợi. Kết cấu một chương trình thời sự tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam, sau nhạc hiệu và giới thiệu nội dung thường có:
- Bản tin thời sự
- Bài có tính chất định hướng
- Tiết mục (Ví dụ: Vấn đề hôm nay, Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa...)
- Thông tin dự báo thời tiết.
Bản tin gồm 2 phân:
Tin trong nước và tin quốc tế. Tiêu chí của phần tin trong nước là khái quát những vấn đề, sự kiện thời sự trên nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng...
Phần tin quốc tế phản ánh những vấn đề, sự kiện thời sự nổi bật đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế, đặc biệt là những sự kiện xảy ra ở nước ngoài có liên quan đến Việt Nam.
Bài mang tính định hướng: Bài viết mang tính định hướng dư luận, được coi là phần trọng tâm của chương trình thời sự. Có thể một bài phóng sự vấn đề làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông ở nông thôn, hoặc một bài điều tra về những tiêu cực trong xây dựng cầu đường, hay một bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh....
- Tiết mục
+ Dạng thứ nhất thường xuất hiện cố định vào một ngày trong tuần và duy trì tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài.
+ Dạng thứ hai chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất định, gắn với những sự kiện chính trị trọng đại (hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc, ngày bầu cử), sự kiện lịch sử (ngày thành lập Đảng 3/2...) hoặc sự kiện có ý nghĩa xã hội rộng lớn khác.
- Bản tin dự báo thời tiết:
Bản tin dự báo thời tiết thường được bố trí ở cuối chương trình phát thanh. Tuy nhiên, vào thời điểm thời tiết có những biến động phức tạp thì bản tin này có thể được đưa lên vị trí đầu chương trình, thậm chí còn xuất hiện vài ba lần trong trường hợp thời tiết có những biến động thất thường.
* Chương trình phát thanh đặc biệt
Khi có sự kiện trọng đại như khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc, khai mạc kỳ họp Quốc hội, mít tinh kỷ niệm Quốc khánh 2/9... hoặc khi có những hoạt động thể dục thể thao lớn, chương trình văn hóa văn nghệ đặc sắc... thì đài phát thanh sẽ tổ chức thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt. Phương thức được lựa chọn để thực hiện chương trình này thường là phát thanh trực tiếp. Đây là phương thức cho phép chuyển tải thông tin nhanh nhất, linh hoạt nhất đến công chúng thính giả. Những yếu tố như: tầm cỡ của sự kiện, khả năng thông tin nhanh chóng tức thời, phương thức thực hiện linh hoạt, phong cách thể hiện độc đáo... có thể tạo nên sức hấp dẫn của chương trình đối với người nghe.
Chương trình phát thanh đặc biệt thường có những đặc điểm: + Sự kiện mà chương trình đề cập thường có quy mô lớn + Phạm vi ảnh hưởng rộng
+ Hình thức thể hiện mới mẻ, sinh động
+ Kết cấu chương trình linh hoạt
+ Quá trình thực hiện diễn ra đồng thời với tiến trình của sự kiện + Sổ đông thính giả có nhu cầu tiếp nhận
+ Những người thực hiện chương trình thường là những phóng viên có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp
+ Điều kiện phương tiện kỹ thuật cho phép...
+ Về Cấu trúc chương trình, tùy theo nội dung, quy mô, tính chất của sự kiện mà các biên tập viên xây dựng nên một chương trình có cấu trúc khác nhau.
Thời điểm thực hiện và phát sóng những chương trình phát thanh đặc biệt là bất thường nên lượng thính giả đón nghe khó xác định. Để thu hút được số đông thính giả vào chương trình, các biên tập viên thường chọn hình thức quảng bá trước chủ đề, nội dung, thời điếm phát sóng... Đối với những chương trình có hình thức giao lưu, trao đổi, trong quá trình thực hiện, người dẫn còn giới thiệu cả tên của những người thực hiện, tên của khách mời, số điện thoại của ban biên tập... để thính giả tiện theo dõi và có thể tham gia vào chương trình.
* Chương trình thông tin âm nhạc
Ờ nhiều đài phát thanh, nhưng chương trình chuyên về tin tức thời sự thường đứng độc lập với chương trình âm nhạc. Trên thực tế, có những thính giả lại muốn tiếp nhận tin tức thời sự trong một trạng thái nhẹ nhàng mà hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều đài phát thanh đã chọn cách kết hợp linh hoạt giữa thông tin thời sự với âm nhạc ngay trong một chương trình với tên gọi đúng như sự kết hợp đó - Thông tin và m nhạc. Đây là chương trình phát thanh có kết cấu mở, hình thức thể hiện linh hoạt và sinh động nên dễ tạo được dấu ấn trong lòng thính giả.
Thông thường người ta xây dựng chương trình Thông tin và m nhạc có thời lượng 60 phút, trong đó khoảng 5 0% thời lượng dành cho tin tức, 5 0% còn lại là thời lượng dành cho âm nhạc. Tuy nhiên, phần tin tức và âm nhạc không nằm độc lập thành hai phần riêng biệt mà được bố trí đan xen vào nhau, hỗ trợ cho nhau để phát huy hiệu quả.
* Chương trình phát thanh chuyên đề
Nếu chương trình thời sự lấy hình thức thông tin nhanh và diện phản ánh rộng làm tiêu chí hàng đầu thì tiêu chí của chương trình chuyên đề lại là thông tin chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm về những vấn đề mang tính thời sự. Nói cách khác, nhiệm vụ của chương trình chuyên đề là phản ánh những vấn đề thời sự theo chiều sâu.
Chương trình chuyên đề lựa chọn vấn đề, sự kiện tiêu biểu nhất, có ý nghĩa nhất làm đối tượng phản ánh. Chương trình chuyên đề có thể dành toàn bộ thời lượng để phản ánh sâu sắc một chủ đề cụ thể. Ví dụ: Nạn chặt phá rừng, nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái, làm thế nào để phát triển cây tiêu mà rừng không bị phá, tìm giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông... Do vậy, chương trình chuyên đề thường được xây dựng theo một trong hai dạng sau đây:
Dạng 1: Sử dụng nhiều thể loại báo chí. về hình thức, đây là chương trình có kết cấu tương tự như kết cấu chương trình thời sự. Dạng này có đặc điểm là sử dụng nhiều thể loại báo chí để truyền tải nội dung. Kết cấu chương trình gồm có:
- Bản tin chuyên đề
- Bài chuyên đề (phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh, điều tra...)
- Tiết mục (là hình thức thông tin mang tính định kỳ. Mỗi tiết mục có góc độ tiếp cận riêng về khía cạnh của chủ đề. Hình thức thể hiện có thể là một thể loại báo chí hoặc thể loại thuộc lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật). Hoặc một số thông tin có liên quan đến chủ đề của chương trình.
Các tác phẩm trong chương trình phát thanh chuyên đề thường có mối liên kết khá chặt chẽ. Chẳng hạn trong một bản tin chuyên đề, tin quan trọng nhất, đáng chú ý nhất luôn đóng vai trò làm bối cảnh để dẫn dắt người nghe đến với nội dung của chương trình.
Dạng 2: Nhấn mạnh tính chất thông tin. Đây là chương trình đề cập trực diện đến một nội dung thông tin cụ thể. Theo đó, mỗi chương trình chỉ lựa chọn một chủ đề hoặc có khi chỉ là một khía cạnh của chủ đề và chỉ xuất hiện duy nhất một thể loại (tọa đàm, tường thuật, ghi nhanh...) nên chủ đề đặt ra thường được giải quyết một cách sâu sắc, triệt để.
VI. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
Nói đến phương thức sản xuất chương trình phát thanh là nói đến các phương pháp, cách thức để chuyển tải nội dung thông tin của đài phát thanh đến công chúng thính giả. Có 2 phương thức sản xuất chính là: dàn dựng thu thanh trước và phát thanh trực tiếp.
- Phương thức dàn dựng thu thanh trước: Là phương thức sản xuất chương trình gồm 3 công đoạn tách rời: Tổ chức biên tập, thu thanh, phát sóng. Đây là phương thức sản xuất được áp dụng rất sớm và phổ biến ở các đài phát thanh. Vì lý do này, một số tác giả nghiên cứu gọi đây là phương thức truyền thống. Đặc điểm rõ rệt của phương thức này là:
- Là phương thức sản xuất chương trình có nhiều công đoạn, các công đoạn này được thực hiện tách biệt nhau. Trong đó, phát sóng là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất. Khâu này chỉ diễn ra sau khi đã có sản phẩm là chương trình phát thanh hoàn chỉnh.
+ Toàn bộ nội dung chương trình đều được soạn thảo từ trước trên văn bản. Cùng với đó, toàn bộ file lưu trữ âm thanh,
băng đĩa tư liệu các loại (bao gồm ý kiến phát biểu, tiếng động, âm nhạc...) đều được lựa chọn và biên tập kỹ lưỡng, đầy đủ về cơ sở và đảm bảo chất lượng âm thanh trước khi đưa vào phòng thu để dàn dựng.
+ Các chương trình sản xuất theo phương thức này thường có kết cấu và chủ đề chặt chẽ vì người sản xuất có thời gian lựa chọn, biên tập, sửa chữa, xử lý thông tin, hạn chế sai sót.
+ Mỗi chương trình có thể giải quyết sâu sắc một chủ đề cụ thể.
+ Phương thức này phù hợp với những chương trình có sự dàn dựng, phá âm phức tạp nhưng không đòi hỏi tính thời sự cấp bách.
+ Thể hiện chương trình, chủ thể là phát thanh viên.
+ Ở mỗi công đoạn của quy trình sản xuất, tính độc lập của cá nhân được đề cao hơn vai trò của tập thể.
* ưu điểm
Do không bị chi phối bởi yếu tố thời sự cấp bách nên quá trình thực hiện có một số ưu điểm nổi bật:
+ Chủ động về thời gian thực hiện.
+ Có thể sửa chữa biên tập, cắt gọt để chương trình đảm bảo nội dung an toàn và hình thức kết cấu chặt chẽ.
+ Cho phép thực hiện những chương trình đòi hỏi có sự dàn dựng công phu, pha âm phức tạp.
* Hạn chế
+ Quy trình sản xuất phải qua nhiều công đoạn nên thông tin đến với người nghe thường chậm, không phát huy được thế mạnh của tờ báo điện tử.
+ Chương trình bị "đóng khung" trong băng thành phần nên khó bổ sung những thông tin mới phát sinh tại thời điểm phát sóng.
+ Vì nội dung chủ yếu được truyền tải qua giọng đọc của phát thanh trong studio nên khó tái hiện được không khí chân thực của hiện trường.
+ Những người thực hiện chương trình thường bị lệ thuộc vào phương tiện kỹ thuật trong phòng thu, vì vậy họ ít có cơ hội sáng tạo trong thế hiện kỹ năng nghề nghiệp.
- Phương thức phát thanh trực tiếp: Thực tế hiện nay vẫn đang tồn tại một số quan điểm chưa thống nhất về phát thanh trực tiếp. Trong cuốn "Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp" của Đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội, 2005), phát thanh trực tiếp được định nghĩa như sau: "Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát thanh hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh hiện đại".
Định nghĩa trên đây mới đề cập đến ưu điểm, lợi thế của phát thanh trực tiếp và điều kiện vật chất để thực hiện mà chưa nêu được bản chất của phương thức này.
Trong cuốn "Báo phát thanh" Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin (Hà Nội, 2 002 ) tác giả Lương Phán khẳng định; "Đọc thẳng trước máy vẫn chưa phải là phát thanh trực tiếp, bởi vì nguồn tín từ nơi xảy ra sự kiện còn phải được sản xuất rồi vận chuyển từ thực địa về phòng thu, có khi còn phải nằm chờ rồi mới được lên sóng". Tác giả cho rằng: "Phát thanh trực tiếp là công nghệ sản xuất chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhắm chuyển đến cho người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra có thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình". Trên thực tế, đề cập đến phát thanh trực tiếp ở góc độ như vậy là rất gần với quan điểm của những người làm phát thanh ở Thuỵ Điển. Tiêu chí mà họ đưa ra cho phát thanh trực tiếp là:
+ Sóng phát thanh đồng hành với sự kiện.
+ Hấp dẫn thính giả với một chút riêng tư.
+ Tiếp cận sự kiện ở những góc nhìn mới mẻ.
Từ những quan niệm trên, có thế đi tới khái niệm: Phát thanh trực tiếp là phương thức sản xuất chương trình trong đó quá trình sản xuất, quá trình phát sóng diễn ra đồng thời với quá trình diễn ra sự kiện.
- Hoàn cảnh sử dụng: Phát thanh trực tiếp là phương thức sản xuất chương trình có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, làm phát thanh trực tiếp đòi hỏi sự đầu tư lớn về công sức, tài chính, phương tiện kỹ thuật... Hơn nữa, lựa chọn phương thức phát thanh trực tiếp cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn một phương pháp, cách thức làm việc đầy nguy cơ và rủi ro, với nhiều tình huống bất ngờ xảy ra ngoài kịch bản. Thực tế, những người tham gia vào ê kíp thực hiện phải hết sức linh hoạt, năng động và nhạy bén trong xử lý tình huống. Cho nên, không phải sự kiện nào cũng có thể và nên làm trực tiếp. Kinh nghiệm ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho thấy, chỉ có những sự kiện đặc sắc, những vấn đề nóng bỏng, những chủ đề được nhiều người quan tâm... mới trở thành đối tượng lựa chọn của phương thức này. Do vậy, yếu tố đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của chương trình phát thanh trực tiếp chính là sự đặc sắc của sự kiện, đề tài.
* Ưu điểm:
+ Sản xuất chương trình theo phương thức này phát huy được tính thời sự cao nhất.
+ Tạo điều kiện thiết lập các ê kíp để phối hợp thực hiện gòn: Đạo diễn, trợ lý đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, khách mời, thính giả.
+ Đối với những chương trình phát thanh quan trọng, có quy mô lớn, được tổ chức thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau còn xuất hiện vai trò của tổng đạo diễn.
+ Là cơ hội để báo phát thanh bộc lộ tài năng.
+ Phương thức này đòi hỏi hệ thống phương tiện kỹ thuật hiện đại, trình độ khai thác ứng dụng công nghệ tin học cao và hệ thống liên lạc điện thoại thông suốt.
* Hạn chế:
+ Phương thức phát thanh trực tiếp thường xảy ra những sai sót. Sai sót có thế từ phía các phóng viên dẫn đến sự lệch pha thông tin, có thể lệch pha giữa thu và phát, có thể do sự thiếu ăn khớp giữa những người trong ê kíp thực hiện...
+ Vì phải theo dõi một chương trình quá dài, người nghe thường khó tập trung, tạo nên tâm lý căng thẳng hoặc nhàm chán đối với người nghe.
Các biện pháp khắc phục hạn chế: + Cần xây dựng kịch bản chi tiết, rõ ràng, đầy đủ.
+ Có khả năng ứng phó nhanh trước những tính huống phát sinh.
+ Chuẩn bị đầy đủ các loại tư liệu dự phòng.
+ Những người tham gia thực hiện phải giàu kinh nghiệm. + Có trách nhiệm cao và thái độ làm việc nghiêm túc. + Có sự phân phối nhịp nhàng trong một ê kíp thực hiện. * Những nguyên tắc biên tập p há t thanh
+ Bám sát đặc trưng và tôn chỉ, mục đích của tờ báo nói.
Trong quá trình biên tập tác phẩm biên tập chương trình phát thanh, biên tập viên luôn phải xác định: sản phẩm tạo ra là dành cho người nghe chứ không phải cho người đọc. Mọi văn bản hay băng đĩa tư liệu tạo ra là cho tai nghe chứ không phải cho mắt nhìn... Do vậy, những phương pháp cơ bản trong công tác biên tập, đó là đơn giản, ngắn gọn, nóng hổi, thân mật ,sử dụng văn nói, viết cho người nghe một lần, hấp dẫn ngay từ đầu phải được áp dụng một cách hiệu quả.
* Những yêu cầu trong công tác biên tập
Biên tập chương trình phát thanh thực chất là hoạt động sáng tạo lần thứ hai đối với các tác phẩm phát thanh. Quá trình này thể hiện ờ bốn đặc điểm sau:
+ Thu ngắn đến độ cần thiết của tác phẩm, đảm bảo các yêu cầu về đặc điểm hoạt động Nói - Nghe.
+ Sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh đảm bảo hai yêu cầu: bám sát nhiệm vụ chính trị của bản thân đài và đáp ứng nhu cầu của người nghe.
+ Hình thành một đường dây thông tin liền mạch thông qua một kịch bản có tính chất phác thảo.
+ Khai thác băng phát biểu, bằng tiếng động, xác định phẩm chất các băng và lựa chọn có chủ ý các đoạn cắt xén, nền, ca khúc...
* Kỹ năng biên tập
+ Biên tập nội dung:
- Lược bỏ, bổ sung các yếu tố nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí.
- Lựa chọn các tác phẩm và tổ chức lại thành một thể thống nhất.
+ Biên tập hình thức:
- Nên hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương. Những từ này, trong chừng mực nào đó, có khả năng tăng cường sức biểu cảm của ngôn ngữ phát thanh. Tuy nhiên, về phạm vi giao tiếp, chúng chỉ có giá trị đối với địa phương nào đó nên có thể gây khó khăn cho rất nhiều thính giả sống ở các địa phương khác.
- Cần ưu tiên những từ thường dùng hơn những từ cũ và từ mới xuất hiện trong vốn từ vựng giao tiếp hàng ngày. Từ cũ chỉ có giá trị trong phạm vi hạn chế, nếu không phổ biến thì cần hạn chế sử dụng. Những từ này chỉ nên sử dụng khi xác định được đối tượng phục vụ rõ ràng. Đối với từ mới chưa phổ biến trong xã hội, cần thận trọng và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết nhưng nên có giải thích.
- Đối với những thuật ngữ chuyên ngành ít gặp, nên tìm cách diễn đạt sao cho quảng đại để quần chúng đều hiểu vì không phải ai cũng hiểu được các thuật ngữ kinh tế, khoa học. Nếu muốn dùng những từ này thì phải giải thích rõ ý nghĩa của từng từ.
- Từ trừu tượng là loại từ có thế gây ra nhiều cách hiểu nên tránh bằng mọi cách, những từ này nên dành cho các nhà văn nhà thơ.
- Từ khoa học, nếu không phải chương trình chuyên đề dành cho đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên biệt thì hết sức cẩn thận. Trường họp không tránh được thì phải giải thích ngay một cách rõ ràng.
- Giải thích rõ ngay từ lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản đối với những từ viết tắt, ngay cả khi từ đó đã tr ả nên quen thuộc.
- Tránh lạm dụng việc vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài. Nếu nhất thiết phải vay mượn thì chỉ nên chọn những từ ngữ có tính phổ cập rộng rãi.
- Viết cho phát thanh, cần sử dụng mẫu câu đơn giản gần với phong cách giao tiếp hàng ngày. Mẫu câu đơn giản thường là: chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ, trong đó không có đảo ngữ.
- Câu trong phát thanh thường là câu ngắn và câu đơn. Viết câu ngắn giúp người đọc dễ thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của câu đơn. Câu ngắn là câu được giới hạn ở số lượng âm tiết và mệnh đề.
- Nên sử dụng câu chủ động hơn câu bị động. Một văn bản phát thanh nếu thường xuyên sử dụng câu ở thể bị động sẽ làm tác phẩm thiếu logic, khiến cho người nghe mơ hồ, khó tiếp thu Câu chủ động dễ tạo được sự liên tưởng đối với người nghe.
* 9 tiêu chí đối với biên tập tác phẩm
+ Xóa bỏ từ rườm rà, vô ích.
+ Loại bỏ những chỗ trùng lặp.
+ Bỏ các chi tiết phụ dù ít nhiều có ý nghĩa.
+ Xóa bỏ những gì nằm ngoài chủ đề.
+ Cắt bỏ các chi tiết không mang lượng thông tin hoặc thiếu chính xác, không đầy đủ, mơ hồ thiếu xác định.
+ Loại bỏ những chi tiết cũ mà thính giả đã biết trước đó. + Ưu tiên cho những chi tiết liên quan đến cái chung hơn riêng.
+ Không nên mở đầu bằng công thức hoặc một trích dẫn dễ gây hiểu lầm hoặc khó hiểu với người nghe.
+ Cố gắng giữ lại khía cạnh con người của sự việc.
* Biên tập chương trình phát thanh
- Trước hết là biên tập bản tin. Thông thường các bản tin cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Lựa chọn những tin có giá trị: Tin mới, nóng hổi, đặc sắc, độc đáo...
+ Cố gắng đưa tin khi sự kiện đang xảy ra hoặc vừa xảy ra. + Sắp xếp các tin trong tin rõ ràng, mạch lạc.
+ Trước các mảng tin nên có lời dẫn phù hợp, hoặc sử dụng nhạc cắt để tạo sự nghỉ ngơi tích cực cho thính giả, đồng thời tạo ra bố cục rõ ràng và hợp lý cho bản tin.
+ Với những chương trình đọc thẳng hay phát trực tiếp, biên tập viên cần linh hoạt thay thế hoặc bổ sung những tin tức mới nhận được, để phát huy cao nhất tính thời sự, phát huy thế mạnh của loại hình.
- Với các bài viết như bình luận, phóng sự, ghi nhanh, điều tra, phỏng vấn... càn viết lời giới thiệu làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa của bài viết, tạo sự chú ý ngay từ đầu với thính giả. Trường hợp bài viết có tầm quan trọng đặc biệt, biên tập viên nên viết lời nhắc lại để thêm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
- Phần tiết mục được biên tập ngắn gọn có khả năng góp phần làm nổi bật chủ đề của chương trình phát thanh.
- Những thông tin dự báo thời tiết được đưa ngắn gọn, rõ ràng giúp thính giả nắm bắt và điều chỉnh các hoạt động lao động sản xuất hợp lý
- Biên tập chương trình phát thanh chuyên đề cần đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Xác định chủ đề, lập kế hoạch, đặt tên cho chương trình.
+ Lựa chọn tiết mục, xử lí thế loại, tổ chức lực lượng tham gia.
+ Xác định vi phạm nội dung chương trình: Chi tiết nào mới?
Thông tin nào có thể được đào sâu? Thông tin có mức độ ảnh hưởng trong khu vực địa phương? Thông tin này đã được đề cập ở các chương trình khác ở mức độ thế nào, có bị "lấn sân" không?
+ Hình thành văn bản, lựa chọn người thể hiện chương trình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top