PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (3)
VI. PHÂN LOẠI BÁO IN
Hầu hết các nước trên thế giới đều phân loại báo in theo các
lĩnh vực như: Chức năng, nhiệm vụ thông tin, lĩnh vực thông tin, nhóm đối tượng công chúng, thời gian xuất bản... Dưới đây là các loại báo in thông dụng:
1. Các loại báo
1.1. Nhật báo
Nhật báo, thuật ngữ chỉ những tờ báo định kỳ xuất bản hàng
ngày. Các tòa soạn nhật báo có thể ấn định giờ phát hành sản phẩm trong một ngày.
Các tờ nhật báo phải đảm bảo việc thông tin nhanh nhạy, kịp
thời những sự kiện, vấn đề xảy ra hàng ngày trong đời sống xã
hội để đáp ứng nhu câu của độc giả. Điều này đòi hỏi đội ngũ những người làm nhật báo luôn phải nhạy bén chính trị, thao tác sáng tạo tác phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm nhanh, chính xác, chân thực, khách quan.
Nhật báo thường được phân theo các lĩnh vực thông tin như:
chính trị - xã hội, văn hóa - văn nghệ, giáo dục, khoa học - kinh tế - kỹ thuật, giới tính, lứa tuổi, đối ngoại, thể thao - giải trí...
1.2. Tuần báo
Tuần báo là thuật ngữ chỉ các tờ báo có định kỳ xuất bản mỗi tuần một số. Việc ấn định ngày nào xuất bản trong tuần phụ thuộc vào sự quy định của mỗi tòa soạn.
Do xuất bản thưa kỳ nên tổ chức hoạt động xuất bản tuần báo không đòi hỏi gấp gáp như xuất bản nhật báo. Các tờ tuần báo thường chú trọng tổ chức thông tin phân tích, tổng hợp, bình luận và đưa ra xu hướng, dự báo về các sự kiện, vấn đề thời sự. Cơ cấu hoạt động tòa soạn của các tờ tuần báo thường gọn nhẹ hơn tòa soạn nhật báo. Việc xây dựng bộ máy hoạt động tòa soạn gọn nhẹ, đủ đáp ứng việc xuất bản mỗi tuần một kỳ.
Tuần báo cũng được phân loại theo các lĩnh vực thông tin như: chính trị - xã hội, văn hóa - văn nghệ, giáo dục, khoa học - kinh tế - kỹ thuật, giới tính, lứa tuổi, đối ngoại, thể thao - giải trí...
1.3. Báo thưa kỳ
Báo thưa kỳ là thuật ngữ chỉ những tờ báo xuất bản nhiều kỳ trong tuần hoặc trong tháng. Việc tổ chức thông tin trên các tờ báo thưa kỳ vừa mang tính chất của nhật báo lại vừa mang tính chất của tuần báo. Các tòa soạn xuất bản báo càng mau kỳ thì tính chất xử lý thông tin và quy trình xuất bản ấn phẩm không khác gì việc xuất bản nhật báo.
Báo thưa kỳ cũng được phân loại theo các lĩnh vực thông tin như: chính trị - xã hội, văn hóa - văn nghệ, giáo dục, khoa học - kinh tế - kỹ thuật, giới tính, lửa tuổi, đối ngoại, thể thao - giải trí...
2. Các loại tạp chí
Tạp chí là diễn đàn lý luận, khoa học, nghiệp vụ chuyên biệt. Trên thế giới và ở Việt Nam, tạp chí thường được phân loại theo 2 nhóm sau:
2.1. Nhóm tạp chí thông tin lý luận khoa học chuyên ngành
Các tạp chí loại này thường do các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội và các ngành khoa học tổ chức xuất bản. Các tạp chí loại này chủ yếu đi sâu vào bàn bạc, trao đổi, phổ biến các kiến thức lý luận và thực tiễn mang tính chất chuyên ngành. Độc
giả của các loại tạp chí này chủ yếu là những nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, chuyên môn có kiến thức chuyên môn, am hiểu các chuyên ngành, lĩnh vực đặc thù. Đội ngũ sáng tạo tác phẩm của các tạp chí loại này cũng rất đa dạng, họ là những chính trị gia, nhà chuyên môn, nhà khoa học có kiến thức lý luận và thực tiễn, do vậy bài viết của họ thường có chiều sâu, đúng thuật ngữ, lý giải được các vấn đề xã hội đang đặt ra. Các tác phẩm của họ thường được đánh giá ở góc độ là sản phẩm khoa học. Các công trình khoa học khi được công bố trên các tạp chí lý luận khoa học chuyên ngành đều có giá trị pháp lý để đánh giá thành tích hoạt động khoa học của các nhà khoa học, chuyên môn.
2.2. Nhóm tạp chí thông tin giải trí và chỉ dẫn
Chức năng chính của nhóm tạp chí này là bàn luận, phổ biến
kiến thức về các vấn đề giải trí và thông tin tiêu dùng. Loại tạp chí này thường có nhiều độc giả. Các tạp chí thuộc nhóm này thường được sử dụng nhiều hình ảnh để minh họa và được đầu tư in rất đẹp.
3. Các loại ấn phẩm báo chí
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm báo in vừa chứa đựng tính chất của các loại báo lại vừa mang tính chất của các loại tạp chí. Cụ thể gồm các loại ấn phẩm báo chí cơ bản như:
- Nguyệt san: Đây là định danh ấn phẩm báo chí xuất bản theo chu kỳ mỗi tháng một số.
- Bán nguyệt san: Là ấn phẩm báo chí được định danh theo chu kỳ xuất bản 15 ngày một số.
- Đặc san: Là những ấn phẩm báo chí được xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ và được xuất bản trong những điều kiện cụ thể như các dịp lễ tết, các sự kiện chính trị trọng đại...
- Phụ san: Là những ấn phẩm phụ của các tờ báo chính do các cơ quan báo chí xuất bản. Nó có thế được xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ. Nội dung của các tờ phụ san là đi sâu vào những vấn đề bạn đọc quan tâm, những sự kiện, vấn đề mà các tờ báo, tạp chí chính thức không có điều kiện đăng tải đầy đủ. ở nước ta có một số tờ phụ san của các tòa soạn, chủ yếu dành cho lứa tuổi thiếu nhi như: Phụ san Nhi đồng, Mực tím, Rùa Vàng của báo Khăn Quàng đỏ (Thành đoàn TP.HCM).
- Nội san: Là những ấn phẩm báo chí xuất bản lưu hành nội bộ tại địa phương, cơ quan, tổ chức xã hội. Nó có thể định kỳ hoặc không định kỳ phát hành và chủ yếu do các cơ quan, viện nghiên cứu, trường học... xuất bản.
- Chuyên san: Là những ấn phẩm báo chí có nội dung chuyên
sâu về một vấn đề, đề tài, lĩnh vực. Nó có thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ, thường là số phụ của các tờ báo, tạp chí.
- Tập san: Loại này vừa mang tính chất của sách, tạp chí, lại vừa mang tính chất của báo. Nội dung thông tin thường được tổ chức sâu rộng theo tính chất của ấn phẩm. Tập san thường được xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ. Nó có thể phát hành phổ biến rộng rãi trong xã hội hoặc lưu hành nội bộ.
- Tuần san: Không giống tuần báo, tuần san thường được sử dụng khổ giấy nhỏ, nó có thể là ấn phẩm phụ hoặc chính của một đơn vị báo chí. Loại này vừa mang tính chất của báo lại vừa mang tính chất của tạp chí. Các tờ tuần san thường tổ chức nội dung theo chuyên đề thông tin và kỹ năng xử lý thông tin thiên về phân tích, bình luận, lý giải các sự kiện, vấn đề xã hội.
- Quý san: Loại này thường do các cơ quan báo chí xuất bản mau kỳ hoặc thưa kỳ ấn hành theo quý. Nó có thế định kỳ hoặc không định kỳ xuất bản. Nội dung thông tin thường mang tính chất tổng kết các chiến dịch truyền thông của cơ quan báo chí. Nó như một cuốn tài liệu đánh giá kết quả truyền thông của cơ quan báo chí định kỳ theo từng quý.
- Niên san: Loại này vừa mang tính chất của sách lại vừa mang tính chất của tạp chí. Nó có thể định kỳ hoặc không định kỳ xuất bản. Nội dung thông tin thường mang tính chất tổng kết các chiến dịch truyền thông của cơ quan báo chí trong một năm. Nó như một cuốn tài liệu đánh giá kết quả truyền thông của cơ quan báo chí định kỳ theo từng năm.
- Chuyên đề: Thường là những ấn phẩm phụ của các tờ báo, tạp chí chính. Nó đề cập chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ mà tờ báo, tạp chí chính thông tin. Nó có thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ.
- Phụ trương: Thường là những ấn phẩm phụ của các tờ báo, tạp chí chính. Nó đề cập chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó thuộc chức năng, nhiệm vụ mà tờ báo, tạp chí chính thông tin. Nội dung thông tin của các tờ phụ trương cũng có thể là các vấn đề về quảng cáo và dịch vụ xã hội. Nó có thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ.
- Bản tin: Là những tờ tin đăng tải các sự kiện thông qua thể loại tin bằng chữ viết hoặc hình ảnh chụp hoặc đồ họa. Các cơ quan, tổ chức xã hội đều có thế xuất bản bản tin lưu hành nội bộ hoặc phổ biến rộng rãi trong xã hội, tùy theo tính chất và mục đích xuất bản.
Các bản tin lưu hành nội bộ của nước ta rất nhiều, tập trung ở các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, làm nhiệm vụ thông tin tin tức hoạt động của các cơ quan, xí nghiệp, trường học, tổ chức đoàn thể xã hội...
Bản tin phổ biến rộng rãi ở nước ta là các bản tin của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) (có một số bản tin mật). TTXVN ra đời tháng 9 /1 9 4 5 và được coi là ngân hàng tin tức quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngoài 20 tờ báo, tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, TTXVN còn xuất bản hơn 10 bản tin phổ biến hoặc lưu hành nội bộ, định kỳ xuất bản hàng ngày, tuần, tháng, với số lượng phát hành lớn, như các tờ: Tin tức, Dân tộc và miền núi, Tin trong nước, Tin thế giới...
Thông tin trong những ấn phẩm báo chí cũng đề cập đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị - xã hội, văn hóa - văn nghệ, giáo dục...
Ở nước ta, còn nhiều quan niệm khác nhau về phân loại báo in, tuy nhiên, những loại báo in truyền thống, phổ biến đang được phát triển và lưu hành rộng rãi trong đời sống xã hội.
VII. QUY TRÌNH XUẤT BẢN BÁO IN
Một sản phẩm báo in hoàn thiện đến được tay độc giả phải trải qua nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất. Quy trình xuất bản một sản phẩm báo in bao gồm các công đoạn sau:
1. Lập kế hoạch xuất bản báo
Đó là công việc dự thảo kế hoạch nội dung, hình thức cho số báo sắp xuất bản để ban biên tập và các bộ phận chuyên môn trong tòa soạn cùng bàn bạc, thảo luận, tổ chức thực hiện xuất bản báo đạt được mục đích, mục tiêu đề ra.
Công việc lập kế hoạch xuất bản báo in thường do ban (phòng) thư ký tòa soạn thực hiện. Kế hoạch xuất bản được ví như kim chỉ nam soi sáng cho tờ báo, tạp chí thông tin đúng, trúng, hấp dẫn. Kế hoạch xuất bản cần lập theo biểu mẫu và càng chi tiết, cụ thể thì việc tổ chức xuất bản báo càng hiệu quả. Kế hoạch xuất bản báo, tạp chí có thể được lập dài hạn hoặc ngắn hạn; cũng có thể lập mang tính chất tổng thể hoặc chi tiết tới từng trang, mục, thể loại tác phẩm.
Ở nước ta, kế hoạch xuất bản ở mỗi tòa soạn báo được lập ra dựa trên cơ sở định hướng thông tin chung của Đảng và Nhà nước trong từng thời điểm cụ thể. Thư ký tòa soạn là một trong những người có nhiệm vụ phải lĩnh hội định hướng thông tin để dự thảo kế hoạch xuất bản cho các số báo đúng và trúng. Để đưa ra được các ý tưởng tốt cho kế hoạch xuất bản, người lập phải dựa trên cơ sở những tiêu chí cơ bản khi tổ chức nội dung, hình thức báo in. Bản dự thảo kế hoạch xuất bản báo phải được ban biên tập và các ban chuyên môn góp ý, bổ sung hoàn thiện trước khi triển khai thực hiện.
2. Tạo tác phẩm
Kế hoạch xuất bản báo phải được triển khai đến các cá nhân, bộ phận chuyên môn trong tòa soạn để cùng phối hợp thực hiện. Ban biên tập cùng đại diện các ban có liên quan cùng bàn bạc, thảo luận, góp ý, sửa chữa, đưa ra các phương án thực hiện tốt nhất. Có những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của kế hoạch tuyên truyền, đó là điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng, kinh tế, năng lực chuyên môn của người thực hiện, những sự kiện bất thường....Việc tổ chức thực hiện kế hoạch xuất bản không chỉ
triển khai tới những thành viên các ban nghiệp vụ mà còn phải triển khai đến các bộ phận khác trong tòa soạn như bộ phận trị sự, in, phát hành để cùng phối hợp thực hiện.
Trong tổ chức thực hiện kế hoạch xuất bản, khâu tạo tác phẩm (bao gồm sáng tạo tác phẩm báo chí và sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật) có tính chất quyết định chất lượng nội dung mỗi số báo. Khâu này do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, thông tin viên thực hiện. Với các tờ báo, phóng viên là lực lượng chính yếu tạo nên các tác phẩm cho tờ báo, cộng tác viên là lực lượng tham gia vào nội dung tờ báo. Với các tờ tạp chí, cộng tác viên là lực lượng chính yếu tham gia vào diễn đàn lý luận, phổ biến kiến thức trên các tạp chí. Hiện thực là nguồn đề tài vô tận để đội ngũ này tạo ra những tác phẩm bổ ích cho công chúng. Ở công đoạn này, các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật chưa hoàn thiện (chưa qua biên tập, duyệt, lên trang). Hầu hết các tòa soạn đều cơ cấu bộ phận phóng viên hay bộ phận tiếp nhận đơn thư, tác phẩm của bạn đọc, cộng tác viên. Người phụ trách bộ phận này chịu trách nhiệm biên tập lần thứ nhất các tác phẩm của phóng viên và cộng tác viên, sau đó chuyển bộ phận thư ký tòa soạn đề tổ chức xuất bản ấn phẩm.
3. Tổ chức sản xuất sản phẩm
Sau khi bộ phận tạo ra tác phẩm hoàn thiện, bộ phận tổ chức xuất bản (ban thư ký tòa soạn) sẽ tiếp nhận tất cả các tác phẩm để đưa vào số, trang báo, tạp chí sắp xuất bản. Công đoạn này bao gồm các phần việc như: tổ chức nội dung các trang báo, tạp chí; biên tập; thiết kế, trình bày ấn phẩm; in sản phẩm (chế bản, bình bản, phơi bản, in, gia công sản phẩm).
4. Phát hành sản phẩm
Đây là công đoạn cuối trong quy trình sản xuất báo in. Việc phát hành báo in chủ yếu bằng hình thức trao tay, thông qua hệ thống bưu cục, các công ty phát hành báo, các đại lý bán báo lẻ, bán dạo... Do tính chất trao tay nên việc phát hành báo in bị chi phối bởi các yếu tố khách quan, chủ quan, làm ảnh hưởng đến sự phát tán thông tin thời sự. Điều này là một trong những yếu thế của báo in so với các loại hình báo chí khác. Các tòa soạn liên hệ với hệ thống bưu cục trong nước và quốc tế chuyển phát các tờ báo đến những địa chỉ đặt mua báo, Các tòa soạn càng có mối quan hệ đặt mua báo rộng thì thu lại lợi nhuận càng lớn. Các công ty phát hành báo chí có thể kiếm lời khá nhiều từ việc nhận phần trăm phát hành phí từ các tòa soạn. Các tòa soạn cũng có thể làm việc với các đại lý báo lẻ, người bán báo dạo để phát hành. Thông thường cách làm này thu lợi nhuận không cao, nhất là ở các nước chậm phát triển, người dân chưa có thói quen bỏ tiền cá nhân để mua báo đọc.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, hỗ trợ cho việc phát hành báo in rất tốt. Nhiều tòa soạn báo đã áp dụng phương pháp truyền, in và phát hành sản phẩm cùng một thời gian ở nhiều điểm khác nhau, do vậy đáp ứng khá tốt sự phát tán sản phẩm cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả.
5. Phản hồi và xử lý thông tin phản hồi
Đây là công đoạn quan trọng giúp cho các tòa soạn nắm bắt và đánh giá được hiệu quả thông tin của từng ảnh, tin, bài, ảnh... trong mỗi số báo xuất bản. Việc phản hồi từ phía độc giả về thông tin mà các tờ báo đăng tải sẽ góp phần quan trọng giúp cho báo chí thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội. Các ý kiến phản hồi từ phía độc giả sẽ khơi gợi cho tòa soạn những ý tưởng mới về tổ chức thông tin, đồng thời cải thiện chất lượng nội dung, hình thức sản phẩm báo chí để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng.
VIII. SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÁO VÀ TẠP CHÍ
Stt
Sự khác biệt
Báo
Tạp chí
1
Về thời gian xuất bản
- Báo chủ yếu là những thông tin phản ánh, mang tính thời sự (kịp
thời, chính xác, đầy đủ). Ví dụ như báo Nhân dân, báo Tuổi
trẻ, báo Thanh niên...
- Tạp chí chủ yếu là những thông tin lý luận khoa học, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành. Ví dụ như: Tạp chí cộng sản, Tạp chí Hóa học, Tạp chí Công nghiệp...
2
Về nhiệm vụ thông tin
- Nhiệm vụ thông tin của báo trong mọi thời kỳ là cổ vũ, động viên kịp thời các phong trào quần
chúng cách mạng.
- Nhiệm vụ cổ động của báo là thông tin tới nhiều người biết các sự kiện đã, đang, sẽ xảy ra trong đời sống xã hội.
- Nhiệm vụ của tạp chí chủ yếu là tuyên truyền. Tuyên truyền đế nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, nêu mối liên hệ của vấn đề với mục đích nói nhiều ý cho một số người đến nhận thức, bàn bạc cùng tập trung giải quyết tốt vấn đề đó với thực tiễn.
3
Mô hình tòa soạn
- Mô hình toà soạn báo thường có cấu tạo các phòng, ban, bộ phận chuyên môn phức tạp, nhằm đáp ứng việc xuất bản báo, nhất là các tờ báo ra mau kỳ.
- Mô hình tòa soạn của các tạp chí gọn nhẹ hơn (ngoại trừ các tạp chí lớn, xuất bản mau kỳ, số trang nhiều... thường tập trung ở những tờ tạp chí chuyên về các vấn đề của xã hội như thể thao, giới tính, mốt thời trang)
- Có những tạp chí xuất bản tháng một kỳ cả tòa soạn chỉ cần một phòng (gồm cả tổng biên tập, các BTV, kỹ thuật
4
Về đối tượng phục vụ
- Đối tượng công chúng thường đa dạng, với nhiều trình độ nhân thức khác nhau.
- Đối tượng tập trung theo lĩnh vực chuyên biệt, nhất là các tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
5
Về nội dung phản ánh
- Là tất cả sự kiện, vấn đề nảy sinh trong xã hội cần được giới thiệu, thông báo, hướng dẫn dư luận kịp thời.
- Do dung lượng về thời gian xuất bản, cũng như dung lượng trên mặt báo có hạn nên báo không có điều kiện đi sâu và nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu phản ánh.
- Là các vấn đề sự kiện cần đi sâu nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đưa ra giải pháp tháo gỡ hoặc phổ biến những kinh nghiệm, học thuật mang tính khoa học chuyên ngành
6
Về tổ chức nội dung
Kế hoạch nội dung thường theo định hướng nội dung các sự kiện đã, đang, sẽ xảy ra trong thực tiễn mà tờ báo đó phải thông tin đến công chúng nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, đầy đủ.
- Kế hoạch nội dung được hoàn thiện trên cơ sở các tác phẩm sáng tạo của phóng viên, cộng tác viên và việc định hình các trang, mục trên báo.
- Thường sử dụng phong phú thế loại tác phẩm và chuyên trang, chuyên mục.
Kế hoạch nội dung theo những vấn đề của hiện thực mà công chúng đang quan tâm , có nhiệm vụ thông tin, định hướng, đưa ra giải pháp thích họp.
- Nội dung thường có kết cấu theo dạng thức sau:
• Những vấn đề mang tính lí luận, nghiệp vụ khoa học chuyên ngành.
• Phổ biến kiến thức kinh nghiệm. •Thông tin tin tứ c khoa học. - Sử dụng thể loại tác phẩm hạn chế, thường chủ yếu sử dụng các thể loại chính luận như bình luận, chuyên luận hoặc tin tức khoa học, thế loại bài báo hoặc điều tra khoa học...
7
Về đội ngũ sáng tạo
- Chủ yếu là phóng viên, cộng tác viên tích cực ở các cơ sở.
- Chủ yếu là lực lượng cộng tác viên, họ là những nhà khoa học, chuyên môn thông hiếu các vấn đề nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, phổ- biến kiến thức.
- Biên tập viên là những người biên tập vững về nghiệp vụ chuyên ngành.
8
Về thời gian xuất bản
- Thời gian của báo thường nhanh hơn (đảm bảo tính thời sự]. Việc xuất bản theo
chu ki của hằng ngày hay nhiều kỳ trong tuần, tháng tùy theo yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan báo
- Định kỳ phát hành của tạp chí dài hơn báo. Những tạp chí xuất bản mau kỳ nhất thường là 15 ngày 1 kỳ. Thường thì các tạp chí xuất bản tháng 1 kỳ. Cũng có một số tờ cá biệt, xuất bản 2 tháng hoặc mỗi quý 1 số.
9
Về phạm vi phát hành
- Khả năng phát hành báo có lợi thế do đối tượng đọc đa dạng. Do đó phạm vi phát hành rộng rãi trong nước, quốc tế.
Phát hành ở phạm vi hẹp, nhất là các tạp chí chuyên ngành. Ngoại trừ các tạp chí về các vấn đề xã hội, có khả năng phát hành rộng trong nước và quốc tế, nhưng số này rất ít.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top