C3. Tôi đã phát triển hệ thống phân loại da và câu hỏi trắc nghiệm như thế nào?
3. Tôi đã phát triển hệ thống phân loại da và câu hỏi trắc nghiệm như thế nào?
Nhiều người hỏi tôi rằng liệu tôi có thể nói cho họ biết loại da của họ khi tôi nhìn vào da họ không. Tôi nói được, vì tôi đã nhìn da của hàng nghìn người. Tuy nhiên, là một nhà khoa học, tôi cần sự chắc chắn. Vì thế với bệnh nhân của tôi, tôi thường kiểm tra lại bằng việc cho họ trả lời bảng câu hỏi trắc nghiệm. Một số trường hợp, các câu trả lời trắc nghiệm sẽ cho biết những yếu tố tiền sử của họ mà tôi không nhìn thấy được bằng mắt thường. Điều này thường hay xảy ra ở những người trẻ tuổi, khi mà da mặt họ chưa biểu hiện những hậu quả của phơi nắng, gen và quá trình chăm sóc.
Bảng câu hỏi này thực sự toàn diện. Mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng nó tập hợp được nhiều thông tin hơn so với việc bạn đi kiểm tra trực tiếp ở các trung tâm thẩm mỹ. Vì thế tôi thường để các bệnh nhân của tôi làm trắc nghiệm để biết được những thứ họ cần, từ đó tôi mới cung cấp các liệu pháp điều trị phù hợp.
Vì các bệnh nhân của tôi biết hàng tháng tôi vẫn viết bài về các thành phần chăm sóc da ở cột "Đánh giá mỹ phẩm" trên tạp chí Skin and Allergy News, nên tuần nào cũng có hàng tá câu hỏi xin lời khuyên của tôi về chế độ chăm sóc da thích hợp cho họ. Tôi đã trả lời liên tục trong nhiều năm liền. Vì thế qua thời gian, các tiêu chuẩn đã xuất hiện và hình thành trong suy nghĩ của tôi, đó chính là 4 yếu tố để đánh giá da. Kết quả là cách phân loại 16 loại da được ra đời.
Lúc đầu để xác định loại da của bệnh nhân, tôi thường hỏi họ các câu hỏi mà qua thời gian được tổng hợp thành bảng câu hỏi trắc nghiệm Baumann. Khi bệnh nhân thực hiện chế độ chăm sóc da tôi khuyên và các sản phẩm tôi giới thiệu, tôi có thể nhìn thấy và đánh giá được kết quả. Từ đó tôi có thể tinh lọc và cải thiện để đảm bảo rằng chúng thực sự hiệu quả cho mỗi loại da khác nhau. Trong quá trình đó tôi đã nghiên cứu rất nhiều sản phẩm và các thành phần chăm sóc da để hướng dẫn mọi người sử dụng cho các chế độ chăm sóc da giúp giải quyết những vấn đề đặc biệt của da họ.
Tôi đã kiểm tra từng câu hỏi trắc nghiệm trên rất nhiều bệnh nhân để đảm bảo rằng các câu hỏi sẽ đưa ra được những kết quả chính xác. Hơn nữa rất nhiều đồng nghiệp của tôi cũng sử dụng các câu hỏi này. Vì thế, khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, có một điều chắc chắn là bạn sẽ khám phá ra loại da của bạn một cách chính xác.
Bảng Câu Hỏi Phân Loại Da Baumann
PHẦN 1. DA DẦU VÀ DA KHÔ
Phần này sẽ đánh giá mức độ tiết dầu và khả năng giữ nước của da. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức trước đó của mọi người về da dầu hay khô thường không chính xác. Hãy gạt bỏ những suy nghĩ đó và đánh giá da của bạn theo bảng câu hỏi sau:
1. Sau khi rửa mặt, không bôi bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm, chống nắng, toner, phấn phủ hoặc các sản phẩm nào khác, khoảng 2 đến 3 giờ sau soi gương dưới đèn sáng, bạn cảm thấy trán và gò má của mình:
a. Rất thô ráp, tróc vảy hoặc sạm lại
b. Căng
c. Đủ ẩm nhưng không phản chiếu lại ánh sáng
d. Bóng và phản chiếu lại ánh sáng
2. Trong các bức ảnh chụp, mặt bạn trông bóng:
a. Không bao giờ, hoặc chưa bao giờ để ý thấy điều đó
b. Thỉnh thoảng
c. Tương đối nhiều lần
d. Luôn luôn
3. Hai đến ba giờ sau khi bôi kem nền, nhưng không bôi phấn phủ, lớp trang điểm của bạn trở nên:
a. Tróc vảy, mốc, hoặc giả giả ở các vết nhăn
b. Trơn tru
c. Bóng
d. Bị chảy và bóng
e. Tôi không dùng kem nền
4. Khi ở trong môi trường khô, nếu không bôi kem dưỡng ẩm hoặc chống nắng, da mặt bạn sẽ:
a. Cảm thấy rất khô và nứt nẻ
b. Cảm thấy căng
c. Cảm thấy bình thường
d. Thấy bóng nhờn, hoặc tôi chưa bao giờ thấy cần phải dùng dưỡng ẩm
e. Không biết
5. Khi nhìn vào gương phóng đại, có bao nhiêu lỗ chân lông to kích thước bằng đầu cái ghim hoặc lớn hơn?
a. Không có
b. Chỉ có vài cái ở vùng chữ T (vùng trán và mũi)
c. Tương đối nhiều
d. Rất nhiều, vô số
e. Không biết (hãy nhìn kỹ lại và chỉ chọn e khi bạn không thể xác định được điều này)
6. Bạn tự đánh giá da bạn:
a. Khô
b. Bình thường
c. Hỗn hợp (có cả vùng da dầu và da khô trên mặt)
d. Dầu
7. Khi bạn dùng xà bông hoặc sữa rửa mặt tạo nhiều bọt, da mặt bạn:
a. Cảm thấy khô hoặc nứt nẻ
b. Cảm thấy hơi khô nhưng không nứt nẻ
c. Cảm thấy bình thường
d. Cảm thấy dầu
e. Tôi không dùng xà bông hoặc sản phẩm rửa tạo nhiều bọt (nếu vì khiến khô da, chọn câu a)
8. Nếu không dùng dưỡng ẩm, da bạn cảm thấy căng
a. Luôn luôn
b. Thỉnh thoảng
c. Hiếm khi
d. Không bao giờ
9. Bạn bị bít lỗ chân lông (mụn đầu đen và mụn đầu trắng)
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Thỉnh thoảng
d. Luôn luôn
10. Da mặt bạn dầu ở vùng chữ T (trán và mũi)
a. Không bao giờ
b. Thỉnh thoảng
c. Thường hay thế
d. Luôn luôn
11. Hai đến ba giờ sau khi bôi dưỡng ẩm, má bạn:
a. Rất thô ráp, tróc vảy, hoặc sạm lại
b. Mịn màng
c. Hơi hơi bóng
d. Bóng và nhờn, hoặc tôi không dùng dưỡng ẩm
Kết quả:
Đáp án a: 1 điểm; Đáp án b: 2 điểm ;Đáp án c: 3 điểm
Đáp án d: 4 điểm; Đáp án e: 2,5 điểm
Điểm số 34-44: da rất dầu (O)
Điểm số 27-33: da hơi dầu (O)
Điểm số 17-26: da hơi khô (D)
Điểm số 11- 16: da khô (D)
Điểm số: 27-44: DA DẦU (ký hiệu: O –Oily)
Điểm số: 11-26: DA KHÔ (ký hiệu: D- Dry)
PHẦN 2. NHẠY CẢM VÀ KHỎE
Phần này đánh giá khuynh hướng phát triển sần, mụn mủ, đỏ da, cơn đỏ bừng mặt, ngứa da và những dấu hiệu khác của da nhạy cảm
1. Da mặt bạn bị những sần đỏ, mụn mủ:
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Ít nhất tháng một lần
d. Ít nhất tuần một lần
2. Sản phẩm chăm sóc da (sữa rửa mặt, dưỡng ẩm, toner và sản phẩm trang điểm) làm mặt bạn nổi mụn, nổi ban đỏ, ngứa hoặc tê buốt:
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Thường hay thế
d. Luôn luôn
e. Tôi không dùng các sản phẩm chăm sóc da
3. Bạn đã từng được chẩn đoán bị trứng cá hoặc trứng cá đỏ:
a. Không
b. Bạn bè và người quen nói tôi bị như thế
c. Có
d. Có, tôi là một bệnh nhân nặng
e. Không rõ
4. Nếu bạn đeo trang sức không phải là vàng 14 cara, bạn bị nổi ban không?
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Thường hay thế
d. Luôn luôn
e. Không rõ
5. Kem chống nắng làm da bạn ngứa, nóng, nổi mụn hoặc đỏ tấy:
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Thường hay thế
d. Luôn luôn
e. Tôi không bao giờ dùng kem chống nắng
6. Bạn đã bao giờ được chẩn đoán bị viêm da cơ địa, Chàm, hoặc viêm da tiếp xúc (dị ứng da) chưa?
a. Không
b. Bạn bè nói tôi bị như thế
c. Có
d. Có, tôi là một bệnh nhân nặng
e. Không rõ
7. Bạn bị nổi mề đay ở vùng da đeo nhẫn thường xuyên như thế nào?
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Thường hay thế
d. Luôn luôn
e. Tôi không đeo nhẫn
8. Sữa tắm tạo bọt có hương thơm, dầu mát xa, kem dưỡng thể làm da bạn nổi mụn, ngứa, hoặc gây cảm giác khô da:
a. Không bao giờ
b. Hiếm khi
c. Thường hay thế
d. Luôn luôn
e. Tôi không dùng các sản phẩm đó (chú ý: chọn đáp án d nếu bạn không dùng chúng vì chúng gây nổi mụn, ngứa hoặc gây khô da)
9. Bạn có thể dùng xà bông của khách sạn thoa lên mặt hoặc lên người mà không vấn đề gì?
a. Đúng thế
b. Hầu như là không có vấn đề gì
c. Không, da tôi ngứa, bị đỏ hoặc nổi mụn
d. Tôi không thể sử dụng chúng vì trước tôi bị ngứa, đỏ,... nhiều lần rồi
e. Tôi không rõ vì tôi mang theo xà bông riêng
10. Đã từng có ai trong gia đình bạn được chẩn đoán viêm da dị ứng, chàm, hen, và/hoặc dị ứng chưa?
a. Không
b. Một thành viên trong gia đình
c. Vài thành viên trong gia đình
d. Nhiều thành viên bị
e. Không rõ
11. Điều gì xảy ra nếu bạn dùng xà phòng giặt?
a. Da tôi không sao cả
b. Da tôi cảm thấy hơi khô
c. Ngứa
d. Ngứa và nổi mẩn
e. Không rõ, hoặc chưa bao giờ dùng chúng
12. Mặt và/hoặc cổ bạn bị đỏ sau khi tập thể dục vừa phải, và/ hoặc khi stress hoặc có cảm xúc mạnh như giận giữ, thường xuyên như thế nào:
a. Không bao giờ
b. Thỉnh thoảng
c. Thường hay bị thế
d. Luôn luôn
13. Bạn có đỏ bừng mặt sau khi uống rượu?
a. Không bao giờ
b. Thỉnh thoảng
c. Thường hay bị
d. Luôn luôn hoặc tôi không uống rượu vì bị đỏ mặt
e. Tôi không bao giờ uống rượu
14. Bạn có bị đỏ mặt sau khi ăn đồ đậm gia vị hoặc nóng (nhiệt độ)?
a. Không bao giờ
b. Thỉnh thoảng
c. Thường hay bị
d. Luôn luôn
e. Tôi không bao giờ ăn đồ đậm gia vị hoặc nóng (chú ý: chọn d nếu bạn không ăn chúng vì chúng gây đỏ bừng mặt)
15. Có bao nhiêu mạch máu màu xanh, đỏ (hoặc chúng đã được điều trị trước đó) có thể thấy rõ trên mặt và mũi bạn?
a. Không có
b. Một ít (1 đến 3 trên toàn mặt gồm cả mũi)
c. Vài cái (4 đến 6 trên toàn mặt gồm cả mũi)
d. Nhiều (trên 7 trên toàn mặt gồm cả mũi)
16. Khuôn mặt bạn trông đỏ trong các bức ảnh
a. Không bao giờ, hoặc tôi chưa bao giờ để ý thấy thế
b. Thỉnh thoảng
c. Thường hay bị thế
d. Luôn luôn
17. Mọi người hỏi có phải bạn bị cháy nắng kể cả khi bạn không bị thế:
a. Không bao giờ
b. Thỉnh thoảng
c. Thường hay bị thế
d. Lúc nào cũng bị hỏi
e. Tôi bị cháy nắng thật ấy chứ
18. Bạn bị đỏ, ngứa, sưng do đồ trang điểm, kem chống nắng hoặc đồ dưỡng da:
a. Không bao giờ
b. Thỉnh thoảng
c. Thường hay bị thế
d. Luôn luôn
e. Tôi không dùng các sản phẩm này (chú ý: không dùng nếu vì lý do ở câu hỏi thì chọn d)
Kết quả:
Đáp án a: 1 điểm; Đáp án b: 2 điểm; Đáp án c: 3 điểm
Đáp án d: 4 điểm; Đáp án e: 2,5 điểm
Điểm số 34-72: Da rất nhạy cảm (đừng lo, tôi sẽ giúp bạn)
Điểm số 30-33: Da hơi nhạy cảm (làm theo hướng dẫn của tôi sẽ giúp bạn chuyển thành loại da khỏe)
Điểm số 25-29: Da hơi khỏe
Điểm số 18-24: Da rất khỏe (bạn rất may mắn)
Điểm số 30-77: Da nhạy cảm (ký hiệu: S- Sensitive)
Điểm số 18-29: Da khỏe (ký hiệu: R – Resistant)
PHẦN 3. NHIỄM SẮC TỐ ‒ KHÔNG NHIỄM SẮC TỐ (P – N)
Phần này sẽ đánh giá khuynh hướng da tạo sắc tố melanin làm nước da của bạn đen hơn hoặc tạo các đám nâu đen, tàn nhang, nám má, các vết thâm đen sau chấn thương...
1. Sau khi bị mụn hay viêm lỗ chân lông, da bạn có xuất hiện những vết màu nâu hoặc đen không?
a. Không bao giờ, hoặc tôi không thấy bao giờ
b. Đôi khi
c. Thường xuyên
d. Luôn luôn
e. Tôi không bao giờ bị mụn hay viêm lỗ chân lông
2. Nếu bị xây xát, những vết thâm tồn tại trên da bạn bao lâu?
a. Tôi không bị để lại vết thâm hoặc tôi chưa bao giờ thấy có
b. Một tuần
c. Một vài tuần
d. Hàng tháng trời
3. Có bao nhiêu vết đen xuất hiện trên mặt bạn khi bạn có bầu, uống thuốc tránh thai hàng ngày hoặc khi thực hiện liệu pháp thay thế hooc-môn (HRT)?
a. Không có vết nào
b. Một vết
c. Rất nhiều
d. Câu hỏi này không phù hợp với tôi (bởi tôi là nam giới, hoặc vì tôi chưa từng mang thai/dùng thuốc tránh thai hay liệu pháp HRT, hoặc tôi không rõ liệu tôi có vết đen không).
4. Bạn có vết đen nào trên môi hay vùng má không? Hoặc từng có mà bạn đã tẩy đi?
a. Không.
b. Tôi không rõ.
c. Có, chúng cũng mờ thôi.
d. Có, chúng rất đậm.
5. Những vết đen trên mặt bạn có sạm thêm khi tiếp xúc với ánh nắng không?
a. Tôi không có vết đen.
b. Tôi không rõ.
c. Cũng hơi sạm hơn một chút.
d. Rất nhiều.
e. Tôi dùng kem chống nắng cho mặt hàng ngày nên không bị. (Lưu ý: Nếu bạn thường xuyên sử dụng kem chống nắng vì sợ sẽ có vết đen thì hãy chọn câu d.)
6. Bạn đã từng bị chứng sạm da toàn thân hay những mảng da nâu/xám trên mặt bao giờ chưa?
a. Chưa.
b. Có, nhưng sau đó chúng biến mất.
c. Có, hiện tại tôi cũng đang bị thế.
d. Có, tôi đang bị rất trầm trọng đây.
e. Tôi không rõ.
7. Bạn có hoặc đã từng có những đốm nhỏ màu nâu (tàn nhang hay vết đen) trên mặt, ngực, lưng hay cánh tay không?
a. Không.
b. Có, một vài vết (từ 1 đến 5)
c. Có, rất nhiều (từ 6 đến 15)
d. Có, cả tỉ vết ấy chứ (từ 16 trở lên)
8. Khi phơi nắng lần đầu tiên sau một thời gian dài, da bạn:
a. Rát.
b. Rát, sau đó đen đi.
c. Đen đi.
d. Da tôi vốn đã tối màu, do đó không rõ là có đen đi hay không. (Bạn không thể chọn "Tôi chưa bao giờ phơi nắng". Hãy nghĩ đến hồi bé!)
9. Điều gì xảy ra khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng trong nhiều ngày liên tục?
a. Tôi bị cháy nắng và phồng rộp, nhưng da không bị đổi màu.
b. Da tôi hơi đen đi.
c. Da tôi bị đen đi rất nhiều.
d. Da tôi vốn đã tối màu, nên khó có thể thấy là đen đi hay không.
e. Tôi không rõ. (Một lần nữa, bạn không thể chọn "Tôi chưa ra nắng bao giờ." Nếu bạn thật sự không chọn được câu nào khác ngoài e, trước hết hãy thử nhớ lại hồi bé xem sao.)
10. Màu tóc tự nhiên của bạn là gì? (Nếu là tóc bạc, hãy chọn màu trước khi tóc bạn chuyển màu.)
a. Vàng
b. Nâu
c. Đen
d. Đỏ
11. Nếu có vết đen trên vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng, cộng thêm 5 điểm vào tổng số điểm của bạn.
Kết quả:
Đáp án a: 1 điểm; Đáp án b: 2 điểm; Đáp án c: 3 điểm
Đáp án d: 4 điểm; Đáp án e: 2,5 điểm
Nếu điểm của bạn vào khoảng 31-45, da bạn thuộc loại Nhiễm sắc tố (P).
Nếu điểm của bạn vào khoảng 10-30, da bạn thuộc loại Không nhiễm sắc tố (N).
PHẦN 4. NHĂN- CĂNG
Phần này sẽ đánh giá khuynh hướng và tình trạng nhăn của da bạn. Nhiều bệnh nhân của tôi thú nhận rằng họ đã không trung thực khi trắc nghiệm để được rơi vào loại da căng. Đừng làm vậy, vì như thế là bạn đang lừa dối chính mình để rồi không được hưởng lợi ích của chế độ chăm sóc da giúp ngăn ngừa nếp nhăn. Làm theo chỉ dẫn của tôi sẽ giúp bạn chuyển từ loại da nhăn thành loại da căng, vì thế bạn hãy trung thực và thực hiện những điều trị bạn cần.
Các câu hỏi từ số 2 đến số 7 có liên quan đến các thành viên khác trong gia đình, vì thế bạn hãy hỏi những người đó hoặc tìm những bức ảnh nếu có thể.
1. Bạn có nếp nhăn trên mặt không?
a. Không, ngay cả khi tôi cười, nhăn mặt hay nhướn lông mày.
b. Có, nhưng chỉ khi tôi cười, nhăn mặt hay nhướn lông mày.
c. Có, khi tôi có cử động mặt và một vài nếp nhăn cả khi tôi không làm gì.
d. Tôi có nếp nhăn ngay cả khi không cười, nhăn mặt hay nhướn lông mày.
2. Da mặt của mẹ bạn nhìn thế nào so với tuổi tác?
a. Trẻ hơn khoảng 5-10 tuổi
b. Như ở độ tuổi của bà.
c. Già hơn khoảng 5 tuổi.
d. Già hơn trên 5 tuổi.
e. Không phù hợp. Tôi là con nuôi hoặc tôi không thể nhớ.
3. Da mặt của bố bạn nhìn thế nào so với tuổi tác?
a. Trẻ hơn khoảng 5 -10 tuổi
b. Như ở độ tuổi của ông.
c. Già hơn khoảng 5 tuổi.
d. Già hơn trên 5 tuổi.
e. Không phù hợp. Tôi là con nuôi hoặc tôi không thể nhớ.
4. Da mặt của bà ngoại bạn nhìn thế nào so với tuổi tác?
a. Trẻ hơn khoảng 5 -10 tuổi
b. Như ở độ tuổi của bà ấy.
c. Già hơn khoảng 5 tuổi.
d. Già hơn trên 5 tuổi.
e. Không phù hợp. Tôi là con nuôi, tôi không biết bà ấy hoặc tôi không thể nhớ.
5. Da mặt của bà nội bạn nhìn thế nào so với tuổi tác?
a. Trẻ hơn khoảng 5-10 tuổi
b. Như ở độ tuổi của bà ấy.
c. Già hơn khoảng 5 tuổi.
d. Già hơn trên 5 tuổi.
e. Không phù hợp. Tôi là con nuôi, tôi không biết bà ấy hoặc tôi không thể nhớ.
6. Da mặt của ông nội bạn nhìn thế nào so với tuổi tác?
a. Trẻ hơn khoảng 5-10 tuổi
b. Như ở độ tuổi của ông ấy.
c. Già hơn khoảng 5 tuổi.
d. Già hơn trên 5 tuổi.
e. Không phù hợp. Tôi là con nuôi, tôi không biết ông ấy hoặc tôi không thể nhớ.
7. Da mặt của ông ngoại bạn nhìn thế nào so với tuổi tác?
a. Trẻ hơn khoảng 5-10 tuổi
b. Như ở độ tuổi của ông ấy.
c. Già hơn khoảng 5 tuổi.
d. Già hơn trên 5 tuổi.
e. Không phù hợp. Tôi là con nuôi, tôi không biết ông ấy hoặc tôi không thể nhớ.
8. Đã khi nào bạn phơi nắng thường xuyên trong khoảng hai tuần mỗi năm? Nếu có, đã bao nhiêu năm như thế? Hãy tính cả việc bị rám nắng do chơi tennis, câu cá, chơi golf, trượt tuyết hoặc những hoạt động ngoài trời khác. Bãi biển không phải là nơi duy nhất bạn có thể có làn da rám nắng.
a. Không bao giờ.
b. Khoảng 1 đến 5 năm.
c. Khoảng 5 đến 10 năm.
d. Hơn 10 năm.
9. Có khi nào bạn bị rám nắng trong một thời gian ngắn, khoảng 2 tuần mỗi năm, không? (Tính cả kỳ nghỉ hè nữa) Nếu có thì là bao lâu?
a. Không bao giờ.
b. Khoảng 1 đến 5 năm.
c. Khoảng 5 đến 10 năm.
d. Hơn 10 năm.
10. Dựa trên điều kiện khí hậu vùng sống, bạn có thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng không?
a. Rất ít, tôi thường sống ở những vùng âm u và ít nắng.
b. Thỉnh thoảng, tôi từng sống ở cả những vùng ít và nhiều nắng.
c. Trung bình, tôi sống tại vùng có lượng ánh nắng vừa phải.
d. Rất nhiều, tôi sống ở vùng nhiệt đới, miền Nam, hoặc vùng có rất nhiều nắng.
11. Bạn nghĩ trông mình thế nào so với tuổi của bạn?
a. Trẻ hơn khoảng 1 đến 5 tuổi.
b. Như ở tuổi của bạn.
c. Già hơn tuổi khoảng 5 năm.
d. Già hơn tuổi trên 5 năm.
12. Trong 5 năm qua, bạn có thường xuyên để da mình bị rám nắng một cách có chủ ý hoặc vô tình qua các hoạt động ngoài trời hay những hoạt động khác không?
a. Không bao giờ.
b. Tháng một lần.
c. Tuần một lần.
d. Thường xuyên.
13. Đã bao nhiêu lần bạn nằm phơi nắng rồi?
a. Không bao giờ.
b. Khoảng 1 đến 5 lần.
c. Khoảng 5 đến 10 lần.
d. Rất nhiều lần.
14. Từ khi sinh ra đến giờ, bạn đã hút thuốc (hoặc ngửi khói thuốc):
a. Chưa bao giờ.
b. Một vài bao.
c. Nhiều hoặc rất nhiều bao.
d. Tôi hút thuốc hàng ngày.
e. Tôi không hút thuốc nhưng tôi sống cùng/được nuôi dưỡng/làm việc với người thường xuyên hút thuốc trong sự kiện.
15. Hãy mô tả mức độ ô nhiễm không khí nơi bạn sống:
a. Không khí rất trong lành và sạch.
b. Một thời gian trong năm, nhưng không phải suốt cả năm, tôi sống ở nơi có không khí sạch.
c. Không khí hơi ô nhiễm.
d. Không khí rất ô nhiễm.
16. Bạn đã từng dùng loại kem chứa retinoid dành cho mặt như retinol, Renova, Retin-A, Tazorac, Differin hoặc Avage trong bao lâu?
a. Nhiều năm
b. Thi thoảng
c. Khi tôi bị mụn hồi trẻ
d. Chưa bao giờ dùng.
17. Bạn có thường xuyên ăn rau và hoa quả không?
a. Mỗi bữa
b. Một bữa mỗi ngày
c. Thi thoảng
d. Không bao giờ.
18. Thông thường, chế độ ăn của bạn có bao nhiêu phần trăm hoa quả và rau? (không tính nước hoa quả trừ khi là tươi)
a. 75-100%
b. 25-75%
c. 10-25%
d. 0-10%
19. Màu da tự nhiên của bạn là gì (không tính rám nắng hay nhuộm da)?
a. Đen
b. Trung bình
c. Trắng
d. Rất trắng
20. Bạn thuộc chủng người nào?
a. Mỹ Phi/Caribe/Da đen
b. Châu Á/Ấn Độ/Địa Trung Hải/Khác
c. Mỹ Latin/Tây Ban Nha
d. Capca
Kết quả:
Nếu bạn sáu lăm tuổi trở lên, hãy cộng thêm 5 điểm.
Điểm số 20-40: Da căng (ký hiệu T- Tight)
Điểm số 41-85: Da nhăn (ký hiệu W- Wrinkle)
BÀI TRẮC NGHIỆM TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ
Giờ đây bạn đã biết về loại da của mình, bạn có thể quay trở lại chương 1, chương 2 để đọc lại 4 yếu tố về da mà bạn có trong đó. Sau đó, bạn có thể đến chương viết về loại da của mình để học tất cả những điều bạn cần phải biết để chăm sóc da. Bây giờ tôi sẽ giải thích thêm một chút để bạn hiểu rõ hơn về kết quả trắc nghiệm da của mình
ĐIỂM SỐ DA DẦU - DA KHÔ (O/D)
Nếu điểm số O/D của bạn từ 11-16: bạn có da rất khô
Với da rất khô, bạn có thể bị thiếu yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên NMF. Yếu tố này bị giảm do tiếp xúc với tia UVA và tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách tránh tiếp xúc với ánh nắng. Nếu da bạn là khô và khỏe, khả năng bạn bị thiếu NMF nhưng trong trường hợp này không thể bổ sung hoặc thay thế.
Hyaluronic acid (HA) có tác dụng dưỡng ẩm và làm đầy da, lượng chất này giảm dần theo tuổi tác. Người nào đó có da khô và nhăn có thể là do thiếu HA.
Nếu bạn có da khô, lỗ chân lông nhỏ và rất ít bị trứng cá, có thể bạn đang có hiện tượng giảm tiết dầu. Lượng dầu tiết ra giảm dần theo tuổi tác (đặc biệt ở tuổi mãn kinh), và đó là vấn đề thường gặp nhất ở loại da Khô, khỏe.
Với da khô, nếu da bạn thường xuyên bị đỏ và ngứa, có thể là hàng rào da của bạn bị phá hủy. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có nguy cơ bị chàm và ban đỏ cao hơn người khác, đây là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.
Nếu điểm số O/D của bạn từ 17-26: bạn có da khô nhẹ
Điểm số dầu/khô (O/D) và nhạy cảm/khỏe (S/R) có thể tương tác với nhau. Nếu điểm S/R từ 30 trở lên, có thể thỉnh thoảng da bạn sẽ bị ngứa, tróc vảy và đỏ ‒ những điều này chỉ ra rằng hàng rào da của bạn đang có vấn đề...
Nếu điểm nhạy cảm/khỏe (S/R) nhỏ hơn 25, hàng rào da của bạn tương đối tốt. Vấn đề khô da chủ yếu là thiếu yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên NMF và/hoặc giảm tiết dầu.
Nếu điểm số O/D của bạn từ 27-33: bạn có da dầu nhẹ
Nếu điểm số nhạy cảm/khỏe (S/R) từ 30 trở xuống, bạn có độ ẩm da lý tưởng. Về cơ bản, bạn có hàng rào da khỏe mạnh, yếu tố NMF bình thường, và lượng dầu tiết ra vừa đủ, không quá nhiều để gây ra trứng cá. Tuy nhiên nếu điểm số nhạy cảm/khỏe (S/R) từ 34 trở lên, bạn có khả năng dễ bị trứng cá hoặc trứng cá đỏ.
Nếu điểm số O/D của bạn từ 34 trở lên: bạn có da rất dầu
Nếu điểm số S/R từ 30 trở xuống, bạn có thể gặp vấn đề da dầu nhưng hiếm khi bị trứng cá. Hầu như trứng cá chỉ xảy ra lúc bạn bị stress hoặc rối loạn nội tiết. Vì thế, biết được nguyên nhân gây trứng cá sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Nếu điểm số S/R từ 34 trở lên, bạn có thể bị trứng cá hoặc trứng cá đỏ. Tuy nhiên da dầu sẽ giúp bạn chịu được nhiều sản phẩm mà loại da khô - nhạy cảm không thể dùng được. Tôi sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn cho bạn trong các chương về da dầu - nhạy cảm.
ĐIỂM SỐ DA NHẠY CẢM – DA KHỎE (S/R)
Nếu điểm S/R lớn hơn 34: bạn thường sẽ gặp phải những vấn đề của một hoặc nhiều nhóm da nhạy cảm được mô tả ở chương 2 nhưng nghiêm trọng hơn.
Nếu điểm số S/R từ 25-33: có khả năng bạn sẽ gặp phải một số vấn đề điển hình của vài nhóm da nhạy cảm hoặc chỉ bị những vấn đề của một nhóm da nhạy cảm.
Nếu điểm số S/R từ 24 trở xuống: Bạn hiếm khi bị các vấn đề của da nhạy cảm được mô tả trong chương 2. Tuy nhiên ngay cả khi điểm S/R thấp và thuộc loại da khỏe, thì bạn vẫn có thể thỉnh thoảng bị trứng cá hoặc đỏ da. Trong trường hợp đó, tạm thời bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn dành cho da nhạy cảm. Ví dụ da bạn là khô, khỏe, không nhiễm sắc tố, nhăn (DRNW), nhưng gần đây do hậu quả của stress nên bây giờ bạn bị mọc trứng cá, lúc này bạn hãy làm theo chỉ dẫn của da khô, nhạy cảm, không nhiễm sắc tố, nhăn (DSNW) cho đến khi da bạn trở lại bình thường.
NHỮNG CHƯƠNG VỀ CÁC LOẠI DA
Trong khi chương về loại da của bạn (từ phần II trở đi) sẽ chứa tất cả các thông tin thiết yếu mà bạn cần, thì bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin bổ ích khác ở các chương của loại da gần giống với bạn. Vì thế nếu bạn muốn tìm hiểu, bạn nên đọc thêm các chương liên quan, điều đó sẽ giúp bạn bổ sung thêm những kiến thức khoa học về chăm sóc da, rất bổ ích cho loại da của mình.
Loại da nào gần giống với da bạn? Ví dụ da bạn là OSPT(dầu, nhạy cảm, nhiễm sắc tố, căng) thì da OSPW (dầu, nhạy cảm, nhiễm sắc tố, nhăn) gần giống với bạn, chỉ khác nhau yếu tố nhăn-căng. Những người da dầu, nhạy cảm sẽ gặp phải những vấn đề chung giống nhau, vì thế bạn nên đọc thêm các chương liên quan.
Nếu điểm số da của bạn ở ranh giới của hai loại da khác nhau, bạn có thể chọn đọc cả hai loại đó. Ví dụ người điểm số da dầu/da khô (O/D) nằm giữa 26-28, bạn có da hỗn hợp. Tôi cung cấp chế độ chăm sóc cho da hỗn hợp trong cả chương da dầu và da khô. Vì thế, nếu điểm số O/D là 27,tức là bạn rơi vào loại da ORPT (số 5) thì bạn cũng nên tham khảo chương DRPT (số 13) về loại da "hàng xóm" của mình.
Ví dụ, da bạn thuộc loại số 8 OSNW (dầu, nhạy cảm, không nhiễm sắc tố, nhăn) nhưng có điểm số giáp ranh với da khô. Bạn không gặp vấn đề khô da ‒ ngoại trừ trong mùa đông. Lúc này, bạn hãy làm theo hướng dẫn dành cho loại da gần giống với bạn nhất là da số 4 DSNW (khô, nhạy cảm, không nhiễm sắc tố, nhăn). Sau đó khi thời tiết ấm trở lại, bạn sẽ quay về với chế độ cũ của OSNW. Hoặc nếu bạn chuyển đến sống ở vùng có khí hậu rất khô làm da bạn trở thành loại da khô lâu dài, hãy đọc các chương da khô để biết cách giữ ẩm cho da mình.
Đây là một ví dụ khác: Bạn thuộc loại da khỏe (R), chưa bao giờ bị mụn hoặc nổi ban đỏ ‒ cho đến khi bạn bị stress. Stress làm da bạn trở nên giống như da nhạy cảm. Nếu điều đó xảy ra với bạn, hãy đọc các chương về da nhạy cảm để biết cách làm dịu da và chống stress.
Điều cuối cùng: các yếu tố môi trường và thói quen sống ảnh hưởng rất nhiều đến điểm số nhăn/căng (W/T). Nếu bạn là da căng (T) (chẳng hạn DRPT) nhưng điểm số "mấp mé" da nhăn (W), bạn nên làm theo những hướng dẫn dành cho loại DRPW để phòng nhăn, đó là cách giúp bạn giữ được làn da căng của mình.
Bây giờ bạn đã biết về loại da của mình, hãy đến chương viết về nó, ở đó sẽ có mọi thứ bạn cần.
(Hết phần I: Cuộc cách mạng về phân loại da)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top