các hình thức trắc ng

 Gíơi thiệu các hình thức trắc nghiệm, các nguyên tắc ra đề thi trắc nghiệm, yêu cầu và mức độ

I. Các hình thức trắc nghiệm khách quan

          Trong chương trình giáo dục phổ thông, có 4 hình thức trắc nghiệm cơ bản được sử dụng khi kiểm tra thường xuyên, định kì, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học – cao đảng :

- Trắc nghiệm đúng – sai : Chỉ gồm 2 lựa chọn là đúng hoặc sai.

- Trắc nghiệm điền khuyết : Căn cứ vào dữ liệu, thông tin đã cho hoặc đã biết để điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài (có thể phần điền khuyết là một số câu trả lời ngắn của một câu hỏi).

- Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép đôi) : Với hai nhóm đối tượng đã cho, phải ghép nối một đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng của nhóm thứ hai thỏa mãn yêu cầu của bài.

- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn : là trắc nghiệm bao gồm hai phần :

Phần mở đầu (câu dẫn) : Nêu vấn đề và cách thực hiện.

Phần thông tin : nêu các câu trả lời (các phương án) để giả quyết vấn đề, trong các phương án này, chỉ có một phương án đúng, HS phải chỉ ra được phương án đúng.

Những năm trước, đề kiểm tra, thi kết hợp tự luận và trắc nghiệm đã sử dụng cả 4 hình thức trắc nghiệm trên, tuy nhiên,  năm 2007 với Vật lí, đề thi 100% trắc nghiệm và chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn (hiện nay đang thực hiện với 4 lựa chọn).

 II.Các nguyên tắc, yêu cầu, mức độ nhận thức khi ra đề kiểm tra và thi trắc nghiệm khách quan

          Phần này giúp các thầy, cô giáo nắm sâu sắc các nguyên tắc, yêu cầu các mức độ nhận thức khi ra đề trắc nghiệm, một mặc hướng dẫn cho HS chuẩn bị tốt nội dung để tham dự kiểm tra và thi theo hình thức trắc nghiệm, mặt khác có thể tự ra đề trắc nghiệm đảm bảo các yêu cầu chung :

- Việc ra đề thi dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở 6 mức độ : từ đơn giản đến phức tạp : Nhận biết, ghi nhớ tri thức ; Thông hiểu, lí giải ; Vận dụng ; Phân tích ; Tổng hợp ; Đánh giá, bình xét. Trước hết HS phải nhớ các kiến thức đơn giản, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Nội dung đề kiểm tra, thi phải bao hàm đầy đủ các mức độ khác nhau của nhận thức. Tuỳ theo tính chất, yêu cầu của mối kì thi để định ra lượng kiến thức dưa vào đề kiểm tra, thi phù hợp với từng mức độ nhận thức.

- Đề kiểm tra thi phải có độ khó hợp lí, phù hợp với thời gian làm bài của HS, tránh những đề thi hoặc đề kiểm tra trí nhớ đánh đố HS. Không nên ra đề kiểm tra, thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. Đề kiểm tra, thi phải đánh giá được khả năng lí giải, ứng dụng, phân biệt và phán doán của HS.

- Nội dung đề kiểm tra, thi tập trung đánh giá phạm vi kiến thức rộng, bao quát chương trình học, tránh tập trung nhiều vào những mảnh nhỏ kiến thức sẽ dẫn đến mảnh rời rạc, chắp vá trong kiến thức của HS.

a)Về kiến thức : với 6 mức độ nhận thức :

- Nhận biết : nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.

          HS phát biểu đúng một dịnh nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.

          Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các dộng từ :

+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

+ Nhận dạng (không cần giải thích) được các khái niệm, hình thể, vị trí tưong đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản.

+ Liệt kê, xác định các vị trí đối tượng, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố.

- Thông hiểu : Hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật ; giải thích được, chứng minh được, là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liện quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết.

Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các động từ :

+ Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đỗi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ, từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại).

+ Biểu thị minh, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của khái niệm, định nghĩa, định lí, định luật.

+ Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

+ Sắp xếp lại lời giải bài toán theo cấu trúc lôgic.

- Vận dụng : Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra : là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu trên.

Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các động từ :

+ So sánh các phương án giải quyết vấn đề.

+ Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sữa được.

+ Giải quyết các tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính chất đã biết.

+ Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẽ sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.

- Phân tích : Chia thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối liên hệ giữa các bộ phận, nhận biết và hiểu được nguyên lí cấu trúc của các bộ phận cấu thành. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẩn hình thái cấu trúc của thông tin, sự vật hiện tượng.

Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các động từ :

+  Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn để.

+ Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong đoàn thể.

+ Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng.

+ Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành.

- Tổng hợp : Sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.

Yêu cầu tạo ra được một chủ đề mới, một vấn đề mới. Một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.

Có thể cụ thể hoá mức độ tổng hợp bằng các động từ :

+ Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh.

+ Khái quát hoá những vấn đề riêng lẽ cụ thể.

+ Phát hiện những mô hình mới đối xứng, biến đổi, hoặc mở rộng mô hình đã biết ban đầu.

- Đánh giá :Bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một phương pháp, một nội dung kiến thức. Đây là một bước tiến mới trong việc lĩnh hội kiến thức đượcđặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng.

Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng được để đánh giá. Đây là mức độ cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu tố của mọi mức độ nhận thức trên.

Có thể cụ thể hoá mức độ tổng hợp bằng các động từ :

+ Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất các sự vật, sự kiện.

+ Nhận định nhân tố mới xuất hiện khi thay đối các mối quan hệ cũ.

+ Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.

+ Xác dịnh được các tiêu chí đánh giá khác nhau và vận dụng để đánh giá thông tin, sự vật, sự kiện.

          b) Về kỹ năng : với 2 mức độ : làm được (biết làm) và thông thạo (làm thành thạo).

 III.Những điểm cần lưu ý khi làm bài kiểm tra, thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan có ưu điểm rõ ràng là đánh giá phạm vi kiến thức rộng hơn hình thức tự luận. Với số lượng câu hỏi nhiều hơn tự luận, mỗi câu lại có 4 phương án trả lời, nên khối lượng kiến thức đưa vào đề kiểm tra và thi khá lớn, có thể đủ để dàn trải hầu hết các nội dung của chương trình học. Tự luận, mỗi câu hỏi, bài tập có thể rơi vào một vấn đề một mảng kiến thức nào đó. Đề bài có tổng hợp đi chăng nữa vẫn có thể có xác xuất “trúng tủ”. Do vậy, khi làm bài kiểm tra, thi theo hình thức tự luận, HS đã có thể “thành công”, tuy không nhiều, khi học tủ. Đề trắc nghiệm khách quan với khoảng 40 –90 câu hỏi có thể phủ khắp phạm vi kiến thức của một môn học trong chương trình THPT. Vì vậy thi bằng trắc nghiệm khách quan, HS không được “học tủ, học lệch” mà phải học đầy đủ, toàn diện và không được bỏ qua bất cứ kiến thức cơ bản nào có trong chương trình.

Với phạm vi bao quát rộng của đề kiểm tra, thi, HS khó có thể chuẩn bị tài liệu để sử dụng. Có thể khẳng định, nếu số đề kiểm tra, thi khác nhau trong phòng đủ lớn (mức tối đa là mỗi học sinh có một đề thi riêng, điều này rất dễ thực hiện với trợ giúp của CNTT với các phần mếm chuyên dụng) ; số lượng câu hỏi đủ lớn, yêu cầu học sinh phải cố gắng tập trung làm việc liên tục mới hoàn thành được đầy đủ bài, thì hiện tượng tiêu cực trong kỳ kiểm tra, thi sẽ được hạn chế rất nhiều. HS bắt buộc phải kiểm tra, thi bằng chính kiến thức của mình. Do vậy, việc chuẩn bị kiến thức cho HS phải được các trường THPT, các thầy giáo, cô giáo, quan tâm thật sự, việc giảng dạy phải đảm bảo  chính xác và đầy đủ, trách việc cắt xén những nội dung qui định trong SGK.

Kiểm tra, thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, chúng ta hay nói đến việc chọn theo xác xuất khi “quá bế tắc” vì không chắc chắn đưa ra phương án trả lời đúng. Thực tế, theo hình thức nào cũng có may rủi : tự luận có thể trúng tủ, theo hình thức trắc nghiệm có thể lựa chọn liều theo xác xuất một phương án không chắc chắn. Với kiểu đánh dấu có vẻ giản đơn khi làm đề trắc nghiệm khách quan, một số người tưởng rằng một HS không có chút kiến thức nào cũng có thể làm được bài nếu “vận may” giúp họ liên tục chọn được phương án đúng. Từ suy nghĩ đó, một số người thường hay nhầm tưởng đề trắc nghiệm khách quan tạo nên một may rủi nhiều hơn đề tự luận. Những học HS đánh dấu liều vào bài kiểm tra, thi mà không nắm được kiến thức liệu có thể có kết quả khả quan không ? Có thể khẳng định là không bao giờ. Một số người cho rằng đối với loại câu trắc nghiệm bốn phương án, nếu chọn ngẫu nhiên cũng có xác xuất đúng được 25%. Một sự nhầm lẫn nghiêm trọng dẫn đến một thất bại nặng nề. Đây không phải là 25% khả năng chọn đúng ngẫu nhiên cho toàn bộ bài, mà mỗi câu hỏi chỉ có 25% khả năng cho sự lựa chọn liều mà gặp may, chắc chắn là rất khó thành công. Với từng câu hỏi, khả năng chọn sai thường xảy ra thì tổng hợp toàn bài kết quả cũng chủ yếu là chọn sai. Chúng ta giả định kể cả khi có tầng xuất trả lời đúng đạt tối đa của xác xuất này (số câu thí sinh làm đúng chiếm khoảng 25% số câu hỏi), thì làm đúng 25% số câu hỏi vẫn chỉ được coi là cái ngưỡng của người “chưa đạt yêu cầu”. Các em HS không nên liều thử vận may khi còn rất nhiều cơ hội và thời gian để chuẩn bị kiến thức.

          - Làm đề trắc nghiệm khách quan, HS không nên tập trung quá nhiều thời gian cho một câu nào đó. Nếu chưa giải quyết được ngay thì nên chuyển sang câu khác, lần lượt đến hết, sau đó sẽ quay lại nếu còn thời gian. Đừng để xảy ra tình trạng “ vướng mắc” ở một câu mà bỏ qua cơ hội kiếm điểm ở những câu hỏi khác trong khả năng của mình ở phía sau. Các GV cần hướng dẫn HS khả năng nhận biết mức độ khó, dễ của các câu hỏi.

          - Cần lọc ra nhanh nhất những câu hỏi chỉ yêu cầu ở mức độ nhận biết để sử dụng thời gian làm loại câu này ít thời gian nhất. Cũng cần luôn nhớ rằng các câu hỏi trong đề đã được xáo trộn thứ tự ngẫu nhiên, nên không có thứ tự sắp xếp cho câu hỏi dễ, khó : Chẳng hạn, câu đầu tiên rất có thể là câu khó nhất và câu cuối cùng cũng có thể là câu dễ nhất.

          - Đối với những câu hỏi yêu cầu mức độ cao hơn nhận biết, nếu chưa nhìn ra ngay phương án đúng thì nên loại các phương án nhiễu dễ nhận được nhất. Thông thường trong 3 phương án nhiễu sẽ có một phương án nhiễu dễ nhầm với phương án đúng là khó nhận ra nhất. Do vậy, cần loại ngay hai phương án sai dễ nhận thấy. Ví dụ, có bốn phương án trả lời, chưa biết cái nào đúng thì loại trước hai phương án nhiễu dễ nhận được chính xác, còn lại, khi lựa chọn phương án trả lời sẽ nhanh và xác xuất trả lời đúng sẽ cao hơn (tăng từ 25% lên ít nhất là 50% khả năng chọn được phương án đúng).

          -Đối với những câu hỏi có phần trả lời là những kết quả phải thông qua các bước tính toán (kết quả là số hoặc biểu thức), HS cần hết sức linh hoạt và tỉnh táo. Nếu chỉ tập trung thực hiện theo hướng tính đến kết quả cuối cùng để kết luận thì hiệu quả có thể rất thấp, tốn nhiều thời gian không cần thiết, nhất là khi tính không đến các kết quả đã cho thì càng không có được kết luận chính xác. Cần suy luận để loại trừ những phương án nhiễu và rất có thể không nhất thiết phải tính toán vẫn chỉ ra được phương án đúng. Như vậy, nhìn vào các phương án, thí sinh đã phải phán đoán, loại được phương án sai thì mới kịp trả lời tất cả các câu và mới đạt được kết quả cao. Do vậy, việc rèn khả năng phán đoán, suy luận nhanh trên cơ sở nắm vững kiến thức đã được chuẩn bị đầy đủ là rất quan trọng và cần thiết cho HS thi theo hình thức trắc nghiệm để đạt kết quả cao.

            -----------------------------------------Hết---------------------------------------------- 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fgfg