CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GTTD

CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận

a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Nếu gọi giỏ trị hàng hoỏ là W thỡ W = c + v + m. Đó là những chi phí lao động thực tế của xó hội để sản xuất hàng hoá. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hoá, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, được kí hiệu là k; công thức tính k = c + v. Như vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đó tiờu dựng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản. Nếu dùng k để chỉ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thỡ cụng thức W = c + v + m sẽ chuyển hoỏ thành W = k + m.

Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hoá có sự khác nhau cả về chất và lượng. Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí về tư bản; cũn giỏ trị hàng hoỏ là chi phớ thực tế của xó hội để sản xuất ra hàng hoá. Chi phí thực tế là chi phí về lao động xó hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phớ thực tế, tức là giỏ trị của hàng hoỏ, vỡ W = k+m thỡ k =W-m. Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn thực tế của lỗ lói kinh doanh nờn họ ra sức tiết kiệm chi phí bằng mọi cách.

b. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận và bản chất của lợi nhuận

1) Lợi nhuận. Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa nên sau khi bán hàng theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lại đủ số tiền đó ứng ra mà cũn thu lại được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền này là lợi nhuận (ký hiệu là p). Lợi nhuận là giỏ trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Công thức tính lợi nhuận là p =W-k. Khi đó, công thức W =k+m sẽ chuyển thành W =k + p, có nghĩa là giá trị hàng hoá tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.

2) Bản chất của lợi nhuận. Lợi nhuận là hỡnh thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản sánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cỏi khỏc nhau giữa m' và p' là ở chỗ, khi núi m là hàm ý so sỏnh nú với v, cũn khi núi p lại hàm ý so sỏnh với (c + v); p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, tuỳ thuộc và giá cả bán hàng hoá do quan hệ cung-cầu quy định. Nhưng xột trờn phạm vi toàn xó hội, tổng số lợi nhuận luụn ngang bằng tổng số giỏ trị thặng dư.

Tỷ suất lợi nhuận và những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

1) Tỷ suất lợi nhuận. Khi giá trị thặng dư chuyển hoỏ thành lợi nhuận thỡ tổng số giỏ trị thặng dư chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước; nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p', thỡ p' = . Trên thực tế, người ta thường tính p' hàng năm bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm (P) và tổng tư bản ứng trước (K) theo công thức p' hàng năm =

Xét về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỉ suất giá trị thặng dư: p'

Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc nhiều yếu tố như tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, tiết kiệm tư bản bất biến v.v

2) Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. Ta đó biết p' = (1); m' = nên m = m'.v. Thay m = m'.v vào (1) ta có p' = (2). Tỷ suất lợi nhuận của một lượng tư bản tăng hay giảm, do đó, phụ thuộc vào các yếu tố sau.

Một là phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư; Tỷ suất lợi nhuận là hỡnh thỏi chuyển hoỏ của tỷ suất giỏ trị thặng dư nên giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau. Sự phụ thuộc ấy thể hiện ở chỗ trong công thức (2), nếu là một đại lượng không đổi thỡ p' tỉ lệ thuận với m'. Vớ dụ, nếu m'=100%, với một tư bản 8000c+2000v sẽ thu được 2000m thỡ p' =20% và nếu m'=200%, cũng tư bản đó sẽ thu được 4000m và p' sẽ là 40%. Do đó, những biện pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư cũng là những biện pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Hai là phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển tư bản. Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản (n) tăng thỡ khối lượng tư bản hoạt động trong năm sẽ lớn (mặc dù khối lượng tư bản ứng trước không thay đổi) làm cho khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó tỉ suất lợi nhuận hàng năm cũng tăng lên. Ví dụ, với một tư bản ứng trước 10000 đơn vị tiền tệ, nếu tốc độ chu chuyển của tư bản là n = 1, ta cú 8000c + 2000v + 2000m và p' = 20%; n = 2 thỡ cũng số tư bản như trên ta có 8000c + 2000v + 4000m và p' = 40%. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vũng chu chuyển và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Do đó, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đều tỡm mọi cỏch rỳt ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông hàng hoỏ của mỡnh.

Ba là tiết kiệm tư bản bất biến. Trong công thức p' = , nếu m và v là những đại lượng không đổi, thỡ tỷ suất lợi nhuận sẽ vận động ngược chiều với tư bản bất biến. Vỡ thế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản tỡm mọi cỏch tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất; thay nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền; giảm chi tiêu bảo hiểm lao động, môi trường, giảm tiêu hao vật tư, năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải trong tiờu dựng sản xuất và tiờu dựng cỏ nhõn của xó hội để sản xuất hàng hoá.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận nói trên được các nhà tư bản khai thác triệt để. Song, vỡ điều kiện cụ thể của mỗi ngành sản xuất khác nhau nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các nhành sản xuất khác nhau lại thu được tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh hỡnh thành tỷ suất lợi nhuận bỡnh quõn.

2. Lợi nhuận bỡnh quõn và giỏ cả sản xuất

a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hỡnh thành giỏ trị thị trường

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các nhà máy trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh trong nội bộ ngành được thực hiện thụng qua cỏc biện phỏp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoỏ sản xuất, nõng cao chất lượng hàng hoỏ, cải tiến mẫu mó v.v làm cho giỏ trị cỏ biệt của hàng hoỏ do nhà mỏy sản xuất ra thấp hơn giỏ trị xó hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hỡnh thành giỏ trị xó hội của hàng hoỏ, tức là giỏ trị thị trường của hàng hoá, làm cho điều kiện sản xuất trung bỡnh của một ngành thay đổi, giá trị xó hội của hàng hoá giảm xuống, chất lượng hàng hoá được nâng cao, chủng loại hàng hoá phong phú v.v.

b. Sự cạnh tranh giữa cỏc ngành và sự hỡnh thành lợi nhuận bỡnh quõn

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà máy tư bản, kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tỡm nơi đầu tư có lợi hơn. Trong xó hội, cú nhiều ngành sản xuất khỏc nhau với cỏc điều kiện sản xuất không giống nhau, do đó, lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau, mà mục đích của các nhà tư bản là lợi nhuận cao nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỉ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.

Ví dụ, trong sản xuất tư bản chủ nghĩa có ba nhà tư bản đều có 100 tư bản đầu tư vào ba ngành sản xuất khác nhau. Ngành cơ khí có ; Ngành dệt may có ; Ngành thuộc da có . Tỷ suất giá trị thặng dư là m' =100%. Do điều kiện sản xuất khác nhau, khác nhau nên giá trị hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận (P') của ba nhà tư bản sẽ là

Gcơ khí = 80c + 20v +20m =120, P'cơ khí = , P'cơ khí = 20%.

Gdệt may = 70c +30c +30m = 130, P'may = , P'may = 30%

Gthuộc da = 60c + 40v + 40m = 140, P' thuộc da = , P' thuộc da = 40%

Nhận xột. Nhỡn vào tỷ suất lợi nhuận của ba nhà tư bản trên, ta thấy nhà tư bản sản xuất da có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (P' = 40%), nhà tư bản sản xuất dệt may cú tỷ suất lợi nhuận trung bỡnh (P' = 30%), cũn nhà tư bản sản xuất cơ khí có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất (P' = 20%). Mục đích của các nhà tư bản luụn luụn tỡm nơi có tỷ suất lợi nhuận cao để đầu tư, vỡ vậy cỏc nhà tư bản sản xuất cơ khí di chuyển tư bản và sức lao động từ ngành cơ khí sang ngành da. Kết quả là làm cho quy mô sản xuất của ngành cơ khớ bị thu hẹp lại cũn quy mụ của ngành thuộc da ngày càng mở rộng.

Tại ngành da, do quy mô mở rộng đó làm cho sản phẩm da cung lớn hơn cầu (sản phẩm ế sẽ tồn đọng) không bán được, lập tức thị trường giảm giá bán sản phẩm ra, tỷ suất lợi nhuận P' cũng theo đó mà giảm từ 40% xuống 30%. Tại ngành cơ khí, do quy mô bị thu hẹp nên đó làm cho sản phẩm cơ khí cầu lớn hơn cung, hàng hoá cơ khí sẽ khan hiếm. Khi hàng hoá khan hiếm, người bán sẽ nâng giá. Khi giá bán sản phẩm cơ khí tăng, tỉ suất lợi nhuận P' sẽ tăng từ 20% lêm 30%.

Cuối cùng, cả ba nhà tư bản đều nhận được mức lợi nhuận là 30%. Lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận bỡnh quõn. Vậy, lợi nhuận bỡnh quõn là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhõn với tỷ suất lợi nhuận bỡnh quõn, khụng kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào. Sự hỡnh thành lợi nhuận bỡnh quõn đó làm cho quy luật giỏ trị thặng dư, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bị biến dạng. Quy luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thể hiện thành quy luật lợi nhuận bỡnh quõn.

Tỷ suất lợi nhuận bỡnh quõn là "con số trung bỡnh" của tất cả cỏc tỷ suất lợi nhuận khỏc nhau hay tỷ suất lợi nhuận bỡnh quõn là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xó hội. ' = hoặc ' = ; trong đó, là tổng giá trị thặng dư của xó hội, là tổng tư bản xó hội.

Khi hỡnh thành tỷ suất lợi nhuận bỡnh quõn, cú thể tớnh lợi nhuận bỡnh quõn từng ngành theo công thức = k. '; trong đó k là tư bản ứng trước của từng ngành.

c. Sự chuyển hoá của giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất

Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi lợi nhuận (p) chuyển hoỏ thành lợi nhuận bỡnh quõn ( ) thỡ giỏ trị hàng hoỏ chuyển thành giỏ cả sản xuất. Giỏ trị hàng hoỏ G = c + v + m chuyển thành giá cả sản xuất (k + ), tức là giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận bỡnh quõn.

Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất, giá cả sản xuất là phạm trù kinh tế tương đương với phạm trù giá cả. Giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả trên thị trường, giá cả sản xuất điều tiết giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay xung quanh giá cả sản xuất.

Khi giỏ trị hàng hoỏ chuyển thành giỏ cả sản xuất thỡ quy luật giỏ trị cú hỡnh thức biểu hiện là giá cả sản xuất; quy luật giá trị thặng dư cú hỡnh thức biểu hiện là quy luật lợi nhuận bỡnh quõn.

3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản

a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

- Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp. Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt. Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hoá. Như vậy, hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trỡnh thực hiện giỏ trị hàng hoỏ của tư bản công nghiệp. Công thức vận động của nó là T - H - T'.

Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra. Tính độc lập tương đối biểu hiện ở chỗ chức năng chuyển hoá cuối cùng của hàng hoá thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách rời khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác.

Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nú cú vai trũ và lợi ớch to lớn đối với xó hội, bởi 1) Nhờ cú thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này. 2) Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá, người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư. 3) Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.

- Lợi nhuận thương nghiệp. Tư bản thương nghiệp nếu chỉ giới hạn trong việc mua bán hàng hoá, (không kể việc chuyên chở, bảo quản, đóng gói) thỡ khụng tạo ra giỏ trị và giỏ trị thặng dư. Nhưng là tư bản, nó chỉ có thể hoạt động với mục đích thu lợi nhuận. Vậy, lợi nhuận thương nghiệp là gỡ; do đâu mà có?

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quỏ trỡnh sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bỏn hàng hoỏ cho mỡnh. Lợi nhuận thương nghiệp là hỡnh thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân. Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hoá thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp. Ví dụ, Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hoá với cấu tạo hữu cơ là 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao mũn hết trong một năm thỡ tổng giỏ trị hàng hoá là 720c + 180v +180m = 1080; Tỷ suất lợi nhuận là = 20%. Để lưu thông được số hàng hoá trên, giả định tư bản cụng nghiệp phải ứng thờm 100 nữa, tỷ suất lợi nhuận chỉ cũn là = 18%. Nếu việc ứng 100 này không phải là tư bản công nghiệp mà tư bản thương nghiệp ứng ra, thỡ nú cũng được hưởng một lợi nhuận tương ứng với 100 tư bản là 18. Vậy tư bản công nghiẹp phải bán hàng hoá cho tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giỏ trị 720c + 180v + (180m - 18m) = 1062. Cũn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hoá theo đúng giá trị, tức là 1080 để thu được lợi nhuận thương nghiệp là 18.

Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiẹp diễn ra theo quy luật tỉ suất lợi nhuận bỡnh quõn thụng qua cạnh tranh và thụng qua chờnh lệch giữa giỏ cả sản xuất cuối cựng (giỏ bỏn lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp).

b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

- Tư bản cho vay là hỡnh thức tư bản xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản. Điều kiện tồn tại của hỡnh thức tư bản này là sản phẩm trở thành hàng hoá và tiền tệ đó phỏt triển cỏc chức năng của mỡnh. Trước chủ nghói tư bản, hỡnh thức đặc trưng của tư bản cho vay là tư bản cho vay nặng lói. Trong xó hội tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức).

Tư bản cho vay có đặc điểm a) Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản. Đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng. b) Tư bản cho vay là một hàng hoá đặc biệt, vỡ khi cho vay người bỏn khụng mất quyền sở hữu, cũn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Và khi sử dụng thỡ giỏ trị của nú khụng mất đi mà cũn tăng lên; giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định. Lợi tức chính là gái cả của hàng hoá tư bản cho vay. c) Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Do vận động theo công thức T-T' nên nó gây ấn tượng hỡnh thức rằng tiền cú thể đẻ ra tiền.

Sự hỡnh thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hoá-tiền tệ đến một trỡnh độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động. Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó nó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xó hội.

- Lợi tức và tỷ suất lợi tức. Lợi tức (ký hiệu là z) là một phần của lợi nhuận bỡnh quõn mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Người cho vay và người đi vay thoả thuận với nhau về tỷ suất lợi tức.

Tỷ suất lợi tức (ký hiệu là z') là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định. Công thức tính z' = ; trong đó K là số tư bản cho vay.

Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận bỡnh quõn và quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay. Giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là 0

c. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

- Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa là hỡnh thức vận động của tư bản cho vay. Sự ra đời và tồn tại của tín dụng bắt nguồn từ đặc điểm của chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lơi đối với tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và nhu cầu vồn cho sản xuất và kinh doanh nhưng chưa tích luỹ kịp. Chính những diễn biến nói trên đó dẫn đến sự hỡnh thành quan hệ cung cầu tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay.

Những hỡnh thức cơ bản của tín dụng tư bản chủ nghĩa gồm a) tín dụng thương nghiệp (tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hoá với nhau) và b) tín dụng ngân hàng (tín dụng giữa những người có tiền cho những người sản xuất, kinh doanh vay tiền thông qua môi giới trung gian là các ngân hàng, trong đó, ngân hàng vừa đại diện cho người đi vay, vừa đại diện cho người cho vay).

- Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. Tư bản ngân hàng là loại xí nghiệp tư bản kinh doanh tư bản tiền tệ và làm môi giới cho người đi vay và người cho vay. Nghiệp vụ ngân hàng chia ra thành nghiệp vụ nhận gửi và nghiệp vụ cho vay. Ngân hàng vay tiền theo tỷ suất lợi tức thấp, cho vay theo tỷ suất lợi tức cao hơn. Ngân hàng đem một phần của số chênh lệch đó trang trải các chi phí cần thiết về nghiệp vụ của mỡnh, phần cũn lại là lợi nhuận ngõn hàng. Sự cạnh tranh giữa cỏc ngành trong xó hội tư bản chủ nghĩa làm cho lợi nhuận ngõn hàng cũng bằng lợi nhuận bỡnh quõn; nếu khụng, chủ ngõn hàng sẽ chuyển vốn sang kinh doanh cỏc ngành khỏc.

Ngoài nghiệp vụ trờn, ngõn hàng cũn đóng vai trũ "thủ quỹ" cho xó hội và làm trung tõm thanh toỏn cho cỏc nhà tư bản. Các nhà tư bản đều có tài khoản riêng, nghĩa là đều gửi vốn ở ngân hàng. Khi mua bán, thanh toán với nhau, họ chỉ cần gửi séc đến ngân hàng, Ngân hàng sẽ chuyển số tiền ghi trong séc từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán. Việc thanh toán này vừa tiện lợi, nhanh chóng, vừa giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông.

d. Công ty cổ phần. Tư bản giả và thị trường chứng khoán

- Công ty cổ phần. Sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và các quan hệ tín dụng đó làm xuất hiện cỏc cụng ty cổ phần- loại xớ nghiệp lớn mà vốn của nú hỡnh thành từ việc liờn kết nhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân thông qua việc phát hành cổ phiếu.

Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho người sở hữu nó được quyền nhận một phần thu nhập của công ty dưới hỡnh thức lợi tức cổ phiếu (cổ tức). Lợi tức cổ phiếu khụng cố định mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Về nguyên tắc, công ty cổ phần không hoàn lại vốn cho chủ cổ phiếu; cổ phiếu bị mất giá trị khi công ty bị phá sản. Cổ phiếu có nhiều loại cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đói, cổ phiếu ghi danh (cú ghi tờn người mua), cổ phiếu vô danh (không ghi tên người mua).

Cổ phiếu được mua bán trên thị trường theo giá gọi là thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu luôn biến động, một phần do sự biến động của tỷ suất lợi tức ngân hàng, một phần vỡ những đánh giá về tỡnh hỡnh hoạt động của công ty cổ phần, về lợi tức cổ phiếu dự đoán sẽ thu được.

Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông. Về mặt tổ chức và quản lý, đại hội cổ đông là cơ quan tối cao bầu ra hội đồng quản trị và quyết định phương hướng kinh doanh cùng những vấn đề quan trọng khác trong hoạt động của công ty. Phiếu biểu quyết trong đại hội cổ đông được quy định theo số lượng cổ phiếu, bởi vậy những nhà tư bản nắm được số cổ phiếu khống chế có khả năng thao túng mọi hoạt động của công ty.

Ngoài cổ phiếu, khi cần vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần cũn phỏt hành trỏi phiếu. Khỏc với cổ phiếu, trỏi phiếu cho người sở hữu nó có quyền được nhận một khoản lợi tức cố định và được hoàn trả vốn sau thời hạn ghi trên trái phiếu. Người mua trái phiếu không được tham gia đại hội cổ đông.

Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần là nguồn lợi lớn đối với các nhà tư bản. Nhờ nó mà tư bản được tập trung nhanh chóng và xuất hiện những xí nghiệp khổng lồ mà không một tư bản riêng lẻ nào đủ sức tạo nên. Đồng thời nó cũn tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển tư bản đầu tư, tăng tính linh hoạt và cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Tư bản giả và thị trường chứng khoán. Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hỡnh thức chứng khoỏn cú giỏ, nú mang lại thu nhập cho người sở hữu chứng khoán đó. Tư bản giả bao gồm hai loại chủ yếu cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành và trái phiếu do công ty hoặc ngân hàng hay nhà nước phát hành. Tư bản giả có các đặc điểm có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó; có thể mua bán được; bản thân tư bản giả không có giá trị, sự vận động của nó hoàn toàn tách rời sự vận động của tư bản thật, nó có thể tăng hay giảm mà không cần có sự thay đổi tương đương của tư bản thật.

- Thị trường chứng khoán. Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố, các loại chứng chỉ quỹ đầu tư v.v. Thị trường chứng khoán là loại thị trường mua bán các loại chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là loại thị trường rất nhạy với các biến động kinh tế, chính trị-xó hội, là " phong vũ biểu" của nền kinh tế. Giỏ cả chứng khoỏn tăng biểu hiện nền kinh tế phát triển, ngược lại biểu hiện nền kinh tế đang sa sút, khủng hoảng.

e. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa

- Sự hỡnh thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hỡnh thành chủ yếu trên hai con đường. Một là, thông qua cải cách, dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa như ở Đức, Ý, Nhật, Nga v.v. Hai là, thống qua cách mạng dân chủ tư sản, xoá bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa như ở Anh, Mỹ, Pháp v.v. Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Cả hai loại độc quyền ruộng đất nói trên đó ngăn cản tự do cạnh tranh trong nụng nghiệp. Về quan hệ xó hội đối với ruộng đất trong chủ nghĩa tư bản bao gồm ba giai cấp địa chủ (độc quyền sở hữu ruộng đất), tư bản kinh doanh nông nghiệp (độc quyền kinh doanh ruộng đất) và giai cấp công nhân nông nghiệp.

- Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho địa chủ dưới hỡnh thức địa tô. Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là một bộ phận lợi nhuận siờu ngạch ngoài lợi nhuận bỡnh quõn của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.

- Cỏc hỡnh thức địa tô tư bản chủ nghĩa

+ Địa tô chênh lệch. Nông nghiệp có một số đặc điểm khác với công nghiệp, như số lượng ruộng đất bị giới hạn; độ màu mỡ tự nhiên và vị trí địa lý của ruộng đất không giống nhau; các điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương ít biến động; nhu cầu hàng hoá nông phẩm ngày càng tăng. Do đó, xó hội buộc phải canh tỏc trờn ruộng đất xấu nhất (về độ màu mỡ và vị trí địa lý) nờn giỏ cả hàng hoỏ nụng phẩm được hỡnh thành trờn cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất chứ không phải ở điều kiện trung bỡnh như trong cụng nghiệp. Vỡ thế, canh tỏc trờn đất tốt và trung bỡnh sẽ cú lợi nhuận siờu ngạch. Phần lớn lợi nhuận siờu ngạch sẽ tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và chuyển hoá thành địa tô chênh lệch. Như vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siờu ngạch ngoài lợi nhuận bỡnh quõn thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bỡnh (ký hiệu Rcl). Địa tô chênh lệch có hai loại là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

a) Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiờn trung bỡnh, tốt và cú vị trớ gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.

Ví dụ 1, Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên trung bỡnh và tốt (giả sử cú P' = 20%).

Loại ruộng Tư bản đầu tư P' Sản lượng (tạ) Giá cả sản xuất

cá biệt Giá cả sản xuất chung Địa tô chênh lệch

Của 1 tạ Của tổng sản phẩm Của 1 tạ Của tổng sản phẩm

Tốt 100 20 6 20 120 30 180 60

Trung bỡnh 100 20 5 24 120 30 150 30

Xấu 100 20 4 30 120 30 120 0

Ví dụ 2, Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi như gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.

Vị trí ruộng đất Tư bản đầu tư P Sản lượng (tạ) Chi phí vận chuyển Tổng giá cả sản xuất cá biệt Giá cả sản xuất cá biệt 1tạ Giá cả sản xuất chung Địa tô chênh lệch

Của 1 tạ Của tổng sản phẩm

Gần thị trường 100 20 5 0 120 24 27 135 15

Xa thị trường 100 20 5 15 135 27 27 135 0

b) Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được nhờ thâm canh năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng đơn vị diện tích.

Ví dụ 3, Cần chú ý rằng, năng suất của lần đầu tư thêm phải lớn hơn năng suất của lần đầu tư trờn ruộng xấu, thỡ khi đó mới có được lợi nhuận siêu ngạch.

Loại ruộng Lần đầu tư Tư bản đầu tư P Sản lượng (tạ) Giá cả sản xuất cá biệt 1tạ Giá cả sản xuất chung Địa tô chênh lệch

1tạ Tổng sản lượng

Cùng một thửa ruộng Thứ 1 100 20 4 30 30 120 0

Thứ 2 100 20 6 20 30 180 60

Thứ 3 100 20 8 15 30 240 120

Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ đến khi hết thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tỡm cỏch nõng giỏ cho thuờ ruộng đất, tức là biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại (địa tô chênh lệch II) thành địa tô chênh lệch I. Tỡnh trạng này dẫn đến mâu thuẫn: nhà tư bản thuê đất muốn kéo dài thời hạn thuê, cũn địa chủ lại muốn rút ngắn thời hạn cho thuê. Do đó, trong thời gian thuê đất, nhà tư bản tỡm mọi cỏch quay vũng, tận dụng, vắt kiệt độ màu mỡ đất đai.

+ Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở gần hay xa. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bỡnh quõn, hỡnh thành nờn bởi chờnh lệch giữa giỏ trị nụng sản với giỏ cả sản xuất chung của nụng phẩm.

Ví dụ, Có hai tư bản trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100, cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ trong cụng nghiệp là 4/1. Giả sử m'=100%, thỡ giỏ trị sản phẩm và giỏ trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là: Trong công nghiệp 80c + 20v + 20m = 120; Trong nông nghiệp 60c + 40v + 40m = 140. Giá trị thặng dư dụi ra trong nụng nghiệp so với trong cụng nghiệp là 20. Số chờnh lệch này khụng bị bỡnh quõn hoỏ mà chuyển hoỏ thành địa tô tuyệt đối.

Cơ sở của địa tô tuyệt đối là so cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong cụng nghiệp. Cũn trong nguyờn nhõn tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ đọc quyền sở hữu ruộng đất đó ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hỡnh thành lưọi nhuận bỡnh quõn.

+ Địa tô độc quyền là hỡnh thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị. Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt. Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở khai thác kim loại, khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác chúng. Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao. Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: